Chúng ta là một gia đình
Bạn nghĩ thế nào về người có màu da hoặc thuộc chủng tộc khác với bạn? Bạn có xem họ ngang hàng với mình không? Đáng buồn thay, nhiều người nghĩ rằng một số chủng tộc nào đó thấp kém hơn chủng tộc của họ. Theo một tài liệu, “phân biệt chủng tộc” là “niềm tin cho rằng chủng tộc là yếu tố quyết định tính cách cũng như khả năng của con người, và những khác biệt về chủng tộc khiến cho một chủng tộc trở nên ưu việt”.
Niềm tin này gây nhiều hậu quả tai hại. Trong cuốn cẩm nang về tâm thần học (Handbook of Cultural Psychiatry), tác giả là giáo sư Wen-Shing Tseng nhận xét cảm nghĩ cho rằng chủng tộc mình ưu việt hơn các chủng tộc khác đã “bào chữa cho hành động xâm chiếm thuộc địa và bắt những dân tộc khác làm nô lệ”. Ông cũng cho biết thêm, người ta dựa vào chủng tộc để “bào chữa cho sự bất bình đẳng về xã hội, kinh tế và chính trị”. Thậm chí ngày nay, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc vẫn tồn tại ở nhiều nơi trên thế giới. Nhưng niềm tin gây nhiều hậu quả đau lòng ấy có đúng sự thật không? Khoa học và Kinh Thánh nói gì về vấn đề này?
Khoa học nói gì?
Những khám phá về di truyền học chứng minh phân biệt chủng tộc là sai lầm. Các nhà nghiên cứu về con người ở các lục địa đã nhận thấy rằng nếu chọn một cách ngẫu nhiên hai người từ bất cứ nơi nào trên thế giới, sự khác biệt ADN giữa hai người này chỉ trong khoảng 0,5% *. Trong 0,5% này, có 86% đến 90% khác biệt là trong vòng những người cùng chủng tộc. Vì vậy, trong 0,5% ấy, sự khác biệt giữa các chủng tộc chỉ là 14% hoặc ít hơn.
Nhật báo Nature cho biết vì “về mặt di truyền con người gần như đồng nhất... nên di truyền học có thể và nên là công cụ quan trọng để làm sáng tỏ cũng như lắng dịu vấn đề về chủng tộc”.
“Về mặt di truyền con người gần như đồng nhất”, hay gần như giống hệt nhau
Tư tưởng này không có gì là mới. Từ năm 1950, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc đã phát hành một loạt Ma-thi-ơ 15:19, 20.
các phát biểu của những nhà nhân chủng học, di truyền học và xã hội học về việc chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Nhưng tệ nạn này vẫn tồn tại. Rõ ràng, nhận thức về sự kiện thôi thì chưa đủ, mà cần phải động đến lòng con người. Chúa Giê-su đã nói: “Từ nơi lòng mà ra những ác-tưởng”.—Kinh Thánh nói gì?
Kinh Thánh được viết ra để tác động đến lòng con người. Chẳng hạn, Kinh Thánh cho biết một sự thật phù hợp với khoa học: “[Đức Chúa Trời] đã làm cho muôn dân sanh ra bởi chỉ một người và khiến ở khắp trên mặt đất”. Ngoài ra, Kinh Thánh còn nói: “Đức Chúa Trời chẳng hề vị-nể [“thiên vị”, Bản Dịch Mới] ai, nhưng trong các dân, hễ ai kính-sợ Ngài và làm sự công-bình, thì nấy được đẹp lòng Chúa” (Công-vụ 10:34, 35; 17:26). Điều này không làm bạn cảm thấy yêu mến Đức Chúa Trời sao?—Phục-truyền Luật-lệ Ký 32:4.
Giê-hô-va Đức Chúa Trời muốn chúng ta biểu lộ tình yêu thương với Ngài qua việc noi theo Ngài. Câu Ê-phê-sô 5:1, 2 nói: “Hãy trở nên kẻ bắt chước Đức Chúa Trời như con-cái rất yêu-dấu của Ngài; hãy bước đi trong sự yêu-thương”. “Bước đi trong sự yêu-thương” bao hàm việc yêu mến người ta giống như Đức Chúa Trời yêu mến họ, dù họ có màu da hoặc thuộc chủng tộc nào.—Mác 12:31.
Những người lòng đầy điều ác—bao hàm căm ghét và thành kiến về chủng tộc—sẽ không được Đức Chúa Trời chấp nhận là người thờ phượng Ngài (1 Giăng 3:15). Thật thế, chẳng bao lâu nữa Đức Chúa Trời sẽ loại trừ tất cả người ác khỏi trái đất. Chỉ những người vun trồng các đức tính giống như Ngài sẽ được sống trên đất. Bấy giờ, nhân loại thật sự là một gia đình—về mặt thể chất và hợp nhất thờ phượng Đức Chúa Trời.—Thi-thiên 37:29, 34, 38.
^ đ. 5 Tuy nhiên, những khác biệt khá ít ỏi về mặt di truyền giữa con người có thể có tầm quan trọng trong y học, vì một số bệnh dường như liên hệ đến sự di truyền.