Đi đến nội dung

Đi đến mục lục

Làm sao nói chuyện với cha mẹ?

Làm sao nói chuyện với cha mẹ?

Giới trẻ thắc mắc

Làm sao nói chuyện với cha mẹ?

“Một lần tôi rất cố gắng nói cho cha mẹ biết cảm xúc của mình, nhưng không diễn đạt được và bị cha mẹ ngắt lời. Tôi phải lấy hết can đảm để bày tỏ cảm xúc của mình nhưng cuối cùng cũng chẳng được gì!”.—Rosa. *

Trước kia, bạn thường tìm đến cha mẹ để xin lời khuyên. Bạn kể cho cha mẹ nghe mọi chuyện, từ chuyện lớn đến chuyện nhỏ. Bạn hay bày tỏ suy nghĩ và cảm xúc của mình và luôn tin tưởng vào lời dạy của cha mẹ.

Nhưng bây giờ, bạn cảm thấy cha mẹ không còn hiểu mình. Một bạn gái tên Yến nói: “Vào một bữa ăn tối, tôi bắt đầu khóc và trút hết nỗi lòng mình. Cha mẹ tôi có lắng nghe nhưng dường như không thật sự hiểu”. Kết quả ra sao? Yến nói tiếp: “Tôi chạy về phòng và khóc nhiều hơn!”.

Trái lại, có thể bạn không muốn thổ lộ tâm tư với cha mẹ. Một bạn trai tên Chiến nói: “Em thường nói với cha mẹ về nhiều chuyện, nhưng có lúc em không muốn cha mẹ biết mọi điều em đang nghĩ”.

Liệu có sai khi không nói hết cho cha mẹ suy nghĩ của mình? Không hẳn thế, miễn là bạn không gian dối (Châm-ngôn 3:32). Dù cha mẹ dường như không hiểu bạn hoặc bạn không muốn thổ lộ, một điều chắc chắn là cả hai bên đều có nhu cầu nói chuyện với nhau.

Đừng bỏ cuộc!

Trò chuyện với cha mẹ có thể được ví như lái xe trên đường. Khi gặp rào cản, bạn không bỏ chuyến đi mà tìm đường khác. Chúng ta cùng xem một số trường hợp sau đây.

Rào cản #1: Bạn có chuyện cần nói, nhưng dường như cha mẹ không chú tâm nghe. Một bạn gái tên Lan cho biết: “Tôi thấy khó trò chuyện với cha. Đôi khi, tôi nói một hồi rồi cha hỏi: “Con vừa nói gì đó?””.

CÂU HỎI: Khi cần trình bày một vấn đề với cha, Lan có thể làm gì? Có ít nhất ba lựa chọn.

Lựa chọn A Lựa chọn B Lựa chọn C

Gào thét. Lan Không nói chuyện Đợi một dịp thuận lợi

có thể gào lên: với cha nữa. Lan sẽ nói lại. Lan có thể

“Cha, nghe con nè! bỏ cuộc, không kể nói chuyện trực tiếp

Chuyện quan trọng cho cha mẹ biết về với cha, hoặc viết thư

lắm!”. các vấn đề của mình để trình bày vấn đề.

nữa.

Theo bạn, Lan nên có lựa chọn nào? ․․․․․

Hãy xem xét mỗi lựa chọn đưa đến kết quả nào. Cha của Lan không chú tâm nghe nên không thấy con gái đang bực bội. Do đó, nếu Lan làm theo lựa chọn A, cha Lan sẽ không hiểu tại sao Lan gào lên như vậy. Với lựa chọn này, Lan không thể khiến cha chú ý đến mình hơn, mà còn tỏ ra bất kính với cha (Ê-phê-sô 6:2). Như vậy, lựa chọn này sẽ không mang lại kết quả.

Lựa chọn B có thể là dễ nhất, nhưng không phải là khôn ngoan nhất. Tại sao? Bởi vì “đâu không có nghị-luận, đó mưu-định phải phế; nhưng nhờ có nhiều mưu-sĩ, mưu-định bèn được thành” (Châm-ngôn 15:22). Lan cần nói cho cha mẹ biết mình đang gặp vấn đề gì để tìm ra giải pháp. Còn cha mẹ Lan muốn giúp con thì cũng cần biết chuyện của con. Không nói chuyện với nhau thì cả hai bên sẽ bị thiệt thòi.

Với lựa chọn C, Lan không để rào cản khiến mình bỏ cuộc. Thay vì thế, Lan sẽ tìm cách nói với cha về vấn đề của mình vào dịp khác. Nếu viết thư cho cha, Lan sẽ cảm thấy nhẹ nhõm ngay. Viết trên mặt giấy cũng giúp Lan diễn đạt rõ ràng điều mà mình sẽ nói khi cha sẵn sàng lắng nghe. Khi đọc thư, cha của Lan sẽ hiểu những gì mà con gái cố gắng thổ lộ với ông. Nhờ thế, ông có thể hiểu vấn đề của con mình. Vì vậy, lựa chọn C rất có lợi cho cả Lan và cha.

Lan có lựa chọn nào khác? Hãy thử nghĩ một lựa chọn khác, viết ra bên dưới và cho biết lựa chọn ấy đưa đến kết quả nào.

․․․․․

Rào cản #2: Cha mẹ muốn nói chuyện, nhưng bạn không muốn. Một bạn gái tên Xuân nói: “Không gì khó chịu bằng khi bị cha mẹ hỏi dồn dập vừa lúc mình về đến nhà sau một ngày học vất vả. Tôi chỉ muốn quên đi chuyện ở trường, nhưng tức thì cha mẹ hỏi: “Ở trường, con học hành thế nào? Có vấn đề gì không con?””. Dù cha mẹ hỏi với ý tốt, nhưng Xuân tâm sự: “Khi mệt mỏi và căng thẳng, tôi chẳng có hứng thú để nói về chuyện học hành”.

CÂU HỎI: Trong tình huống này, Xuân có thể làm gì? Như trường hợ đầu tiên, Xuân có ít nhất ba lựa chọn.

Lựa chọn A Lựa chọn B Lựa chọn C

Từ chối nói Nói chuyện cách miễn Hoãn nói về chuyện

chuyện. Xuân nói: cưỡng. Xuân vẫn trả lời trường lớp nhưng vui

“Xin để con yên! những câu hỏi của vẻ nói về đề tài khác

Con không muốn cha mẹ nhưng với thái Xuân đề nghị với

nói chuyện!”. độ miễn cưỡng vì cảm cha mẹ là nói về

thấy căng thẳng. chuyện trường lớp

vào dịp khác, khi

tâm trạng thoải mái

hơn. Sau đó, Xuân có

thể thật lòng hỏi

thăm cha mẹ: “Kể cho

con nghe về công

việc của bố mẹ đi!

Mọi chuyện tốt chứ

bố mẹ?”

Theo bạn, Xuân nên có lựa chọn nào? ․․․․․

Một lần nữa, hãy xem xét mỗi lựa chọn đưa đến kết quả nào.

Xuân đang căng thẳng và không muốn nói chuyện. Nếu làm theo lựa chọn A, Xuân chẳng những không hết căng thẳng mà còn cảm thấy có lỗi vì đã nặng lời với cha mẹ.—Châm-ngôn 29:11.

Hơn nữa, cha mẹ của Xuân sẽ cảm thấy bị xúc phạm và không vui khi con chẳng nói chẳng rằng. Họ có thể nghĩ con mình đang giấu giếm điều gì đó, thậm chí tra hỏi để Xuân phải nói ra, và dĩ nhiên điều này càng làm Xuân khó chịu hơn. Như vậy, lựa chọn này không đem lại kết quả tốt.

Lựa chọn B rõ ràng là tốt hơn lựa chọn A. Xuân và cha mẹ ít ra cũng có nói chuyện. Tuy nhiên, do cuộc nói chuyện thiếu nhiệt tình, nên cả Xuân và cha mẹ không có được cái mình muốn, đó là cuộc trò chuyện cởi mở và thoải mái.

Nếu làm theo lựa chọn C, Xuân sẽ cảm thấy dễ chịu vì chuyện trường lớp được gác sang một bên. Cha mẹ Xuân cũng hài lòng vì được trò chuyện vui vẻ với con. Có lẽ lựa chọn này đem lại kết quả tốt nhất cho cả Xuân và cha mẹ vì hai bên đều áp dụng nguyên tắc nơi Phi-líp 2:4: “Chớ tìm lợi riêng cho mình nhưng hãy chú trọng đến lợi ích của người khác nữa”.—Bản Dịch Mới.

[Chú thích]

^ đ. 3 Một số tên đã đổi.

VÀI ĐIỀU ĐỂ SUY NGHĨ

▪ Chọn lúc thích hợp để nói chuyện, điều này quan trọng như thế nào?—Châm-ngôn 25:11.

▪ Tại sao cố gắng trò chuyện với cha mẹ là đáng công?—Gióp 12:12.

[Khung/​Hình nơi trang 10]

CHA MẸ CÓ HIỂU LẦM BẠN KHÔNG?

Bạn có gặp trở ngại khi trò chuyện với cha mẹ không? Có thể cha mẹ hiểu khác ý mà bạn nói.

Khi bạn nói...

“Con không muốn nói về chuyện này”.

Cha mẹ hiểu lầm...

“Con chỉ nói về suy nghĩ và cảm xúc của con với bạn bè. Cha mẹ không quan trọng bằng bạn con”.

Khi bạn nói...

“Cha mẹ không hiểu con”.

Cha mẹ hiểu lầm...

“Cha mẹ già rồi và cổ hủ nữa, sẽ chẳng bao giờ hiểu được thế giới của con”.

[Khung/​Hình nơi trang 13]

Ý KIẾN CỦA VÀI BẠN TRẺ

“Tôi nói cho cha mẹ biết về một vấn đề gặp ở trường. Tôi không ngờ cha mẹ lại chăm chú lắng nghe đến thế. Nhờ sự giúp đỡ của cha mẹ, tôi đã dễ dàng giải quyết vấn đề”.​—Natalie.

“Nói chuyện với cha mẹ không phải lúc nào cũng dễ. Nhưng khi thổ lộ lòng mình, bạn sẽ cảm thấy như trút bớt gánh nặng”.​—Devenye.

[Khung nơi trang 13]

DÀNH CHO BẬC CHA MẸ

Là bậc cha mẹ yêu thương, hẳn bạn muốn biết: Con cái có thấy khó tâm sự với mình không? Hãy xem khi được phỏng vấn, một số em đã nói gì về lý do khiến các em không cởi mở nói chuyện với cha mẹ. Sau đó, hãy tự xét mình bằng những câu hỏi kế bên, và tra xem những câu Kinh Thánh được viện dẫn.

Hiếm khi em nói chuyện được với cha vì cha tất bật lo nhiều việc, nào là công ăn việc làm, nào là hội thánh. Dường như không dịp nào là thuận tiện để em nói chuyện với cha.​—Andrew.

“Tôi có vô tình làm cho con nghĩ là mình quá bận nên chẳng có thời gian trò chuyện với con không? Nếu có, tôi có thể làm gì để con không ngần ngại đến nói chuyện với tôi? Tôi có thể thường xuyên dành ra một thời gian cụ thể nào cho con?”.​—Phục-truyền Luật-lệ Ký 6:7.

Em vừa khóc vừa kể cho mẹ nghe về chuyện em cãi nhau với bạn ở trường. Thay vì an ủi, mẹ lại la rầy em. Từ đó, em không nói với mẹ về bất cứ chuyện quan trọng nào.​—Kenji.

“Khi con thổ lộ về một vấn đề, tôi phản ứng ra sao? Dù con cần được sửa trị, tôi có cố gắng lắng nghe với lòng cảm thông rồi mới khuyên bảo không?”.​—Gia-cơ 1:19.

Dường như lần nào cũng vậy, cha mẹ cứ hứa sẽ không la rầy khi em nói ra vấn đề, nhưng rồi cha mẹ vẫn tỏ ra bực bội. Em cảm thấy thất vọng về cha mẹ.​—Rachel.

“Nếu con kể chuyện gì dễ làm tôi phiền lòng, làm sao tôi có thể kiềm chế phản ứng của mình?”.​—Châm-ngôn 10:19.

Nhiều lần, em kể cho mẹ nghe chuyện riêng tư của mình, mẹ liền đi kể cho bạn bè của mẹ. Một thời gian dài, em đã mất niềm tin vào mẹ.—Chantelle.

“Tôi có tôn trọng cảm xúc của con bằng cách không kể lại cho người khác những chuyện riêng tư mà con tâm sự không?”.​—Châm-ngôn 25:9.

Có rất nhiều điều em muốn nói với cha mẹ, chỉ cần cha mẹ hỏi chuyện.​—Courtney.

“Tôi có chủ động hỏi chuyện con không? Khi nào là thích hợp nhất để nói chuyện?”.​—Truyền-đạo 3:7.

[Hình nơi trang 11]

Khi gặp rào cản, chưa hẳn bạn đã bị bế tắc. Hãy tìm đường khác để nói chuyện với cha mẹ!