Đi đến nội dung

Đi đến mục lục

Quan sát thế giới

Quan sát thế giới

Quan sát thế giới

“Khi làm tổng thống tôi thấy mình cần cầu nguyện”.—ÔNG BARACK OBAMA, TỔNG THỐNG HOA KỲ.

Khi được hỏi về cách để bày tỏ lòng tự hào dân tộc, 56% người dân tuổi từ 10 đến 24 ở Argentina nói rằng họ muốn mặc áo của đội tuyển bóng đá quốc gia.—BÁO LA NACIÓN, ARGENTINA.

Một nghiên cứu cho biết: “Khoảng 1/3 lương thực để con người dùng đã bị thất thoát và lãng phí trên toàn cầu, ước tính 1,3 tỉ tấn mỗi năm”.—TỔ CHỨC LƯƠNG THỰC VÀ NÔNG NGHIỆP LIÊN HIỆP QUỐC, Ý.

“Ngày nay, chiến tranh và tin tức về chiến tranh xuất hiện trên khắp đất, do đó quân đội của Tổ quốc chúng ta nên luôn sẵn sàng để bảo vệ nhân dân và những gì mà người Nga và giáo hội xem là thánh trước bất cứ tuyên bố nào của kẻ thù bên ngoài”.—GIÁO TRƯỞNG KIRILL, NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU GIÁO HỘI CHÍNH THỐNG GIÁO NGA.

Một công ty bảo hiểm ở Đức cho biết trong năm 2010 tai nạn giao thông xảy ra nhiều nhất từ 7 giờ đến 8 giờ sáng. Một người có chức vụ trong công ty nói: “Một trong những cách hữu hiệu nhất để ngăn chặn tình trạng trên là dự tính đủ thời gian đi đến nơi làm việc”.—BÁO PRESSEPORTAL, ĐỨC.

Những lãnh đạo trẻ ở Malaysia

Một cuộc thi nổi tiếng trên truyền hình Malaysia được tổ chức để chọn một Imam (lãnh đạo Hồi giáo) giỏi. Cuộc thi mang tên “Imam Muda” hoặc “Lãnh đạo trẻ” và được quay ở Kuala Lumpur. Các thí sinh, tuổi từ 18 đến 27 xuất thân từ nhiều gốc gác, bị loại dần cho đến khi chỉ còn một người. Ngoài giải thưởng gồm tiền và một ô-tô mới, người chiến thắng cũng được mời nhận chức vụ của Imam, một suất học bổng đi học ở Ả-rập Xê-út và một chuyến hành hương miễn phí đến thành phố Mecca. Các thí sinh phải hiểu rõ trách nhiệm của một Imam, có thể tranh luận về tôn giáo, những vấn đề thời sự và trích dẫn được Kinh Koran. Người sáng lập cuộc thi này cho biết mục tiêu của ông là “thu hút giới trẻ” đến với đạo Hồi.

Thiếu thận trọng khi lên mạng

Nhiều người dùng mạng xã hội không nhận thấy những hậu quả có thể xảy ra khi để lộ thông tin cá nhân. Sự thiếu thận trọng khi lên mạng có thể khiến một người chịu hậu quả sau này. Báo Sydney Morning Herald trích lời của ông hiệu trưởng Timothy Wright: “Công nghệ hiện đại dẫn đến việc những lời thiếu suy nghĩ, vu khống, các hình ảnh không thích hợp hay việc tiết lộ chi tiết đời tư của người nào đó, được lưu giữ lâu dài và bất cứ ai cũng có thể truy cập”. Ông Wright nói: “Những lỗi lầm mà một người phạm lúc 15 tuổi vẫn lưu lại và 10 năm sau chủ tương lai của người ấy vẫn có thể có thông tin đó”.