Đi đến nội dung

Đi đến mục lục

Tại sao tôi đã nói như thế?

Tại sao tôi đã nói như thế?

Giới trẻ thắc mắc

Tại sao tôi đã nói như thế?

Bài này sẽ giúp bạn biết

TẠI SAO đôi khi bạn nói điều không nên nói

LÀM GÌ khi lỡ lời

LÀM SAO chế ngự cái lưỡi

“Thường thì tớ kiểm soát tốt lưỡi của mình, nhưng đôi khi tớ lỡ lời và sau đó ước gì mình có thể độn thổ!”.​—Chase

“Đôi khi tớ nói điều mà có lẽ mọi người đều nghĩ nhưng không nên nói ra”.​—Allie

TẠI SAO VIỆC ĐÓ XẢY RA?

Câu Kinh Thánh then chốt: “Nếu ai không vi phạm trong lời nói thì ấy là người hoàn hảo” (Gia-cơ 3:2). Câu này có nghĩa gì? Không người nào hoàn toàn kiểm soát được lưỡi mình. Phần lớn chúng ta có thể hiểu lời tâm sự của Annette *: “Nhiều lần thay vì kiềm giữ lưỡi, mình lại buột miệng thốt ra những điều không nên nói”.

Kinh nghiệm bạn trẻ: “Một cô bạn tỏ ý thích vài bộ quần áo mình định bỏ. Không suy nghĩ, mình nói ngay: ‘Chúng không vừa với cậu đâu’. Cô ấy liền kêu toáng lên: ‘Sao? Cậu nghĩ tớ béo à?’”.—Corrine.

Để hiểu tại sao đôi khi bạn không kiềm chế được lời nói, hãy thử làm điều sau đây.

● Nhận ra điểm yếu của mình.

․․․․․ Tôi có khuynh hướng nói ra trong lúc nóng giận

․․․․․ Tôi thường nói năng thiếu suy nghĩ

․․․․․ Tôi thường không biết lắng nghe

․․․․․ Những điểm khác ․․․․․

Ví dụ: “Mình có khuyết điểm là nói đùa quá nhiều với những người xung quanh, và đôi khi lời nói của mình bị người ta hiểu sai”.—Alexis.

Nhận ra bạn dễ lỡ lời với người nào nhất.

․․․․․ Cha mẹ

․․․․․ Anh chị em ruột

․․․․․ Bạn bè

․․․․․ Người khác ․․․․․

Ví dụ: “Buồn thay, những người mình yêu thương nhất lại thường là người dễ bị mình vô tình làm tổn thương nhất. Có lẽ vì cảm thấy quá thoải mái với họ nên mình quên cẩn trọng trong lời nói”.—Christine, 20 tuổi.

LÀM GÌ KHI BẠN LỠ LỜI?

Câu Kinh Thánh then chốt: “Hãy gắng sức hòa thuận” (Rô-ma 14:19). Một cách để làm theo lời khuyên này là xin lỗi.

Kinh nghiệm bạn trẻ: “Khi chỉ mới mười tháng tuổi thì mẹ mình qua đời. Bố không chăm sóc nên vợ chồng dì đem mình về nuôi. Lúc khoảng 10 hoặc 11 tuổi, một hôm mình cảm thấy rất cô đơn, tức tối về việc mẹ đã chết và muốn làm gì đó cho hả giận. Vì vậy, khi dì nhờ làm giúp một việc, mình bắt đầu nổi cáu. Cuối cùng, mình buột miệng thốt ra những câu như: ‘Tôi ghét bà’, ‘Bà không phải là mẹ tôi’. Dì hoàn toàn ngỡ ngàng, đi vào phòng rồi đóng cửa lại. Sau đó mình nghe tiếng dì khóc. Mình cảm thấy vô cùng xấu hổ! Dì đã chăm sóc và làm tất cả mọi điều cho mình, thế mà mình lại đối xử tệ bạc với dì. Biết được sự việc, chồng dì đã nói chuyện và cho mình xem những câu Kinh Thánh nói về việc kiềm chế lưỡi. Sau đó, mình thật lòng xin lỗi dì. Mình nhận ra là mình đã sai”.—Karen.

Hãy ghi ra một lý do khiến bạn khó xin lỗi.

․․․․․

Tại sao việc xin lỗi giúp bạn cảm thấy nhẹ nhõm hơn?

․․․․․

Gợi ý: Hãy xem xét các nguyên tắc nơi Châm-ngôn 11:2 và Ma-thi-ơ 5:23, 24.

Dĩ nhiên, tốt hơn là đề phòng ngay từ đầu để không gây ra vấn đề, và sau này bạn không phải xin lỗi. Làm sao bạn có thể làm được điều này?

LÀM SAO CHẾ NGỰ CÁI LƯỠI?

Câu Kinh Thánh then chốt: “Phải mau nghe, chậm nói, chậm nóng giận” (Gia-cơ 1:19). Sau đây là một số lời khuyên sẽ giúp bạn áp dụng câu này.

Đọc các câu Kinh Thánh và tìm lời khuyên phù hợp với mỗi câu.

Châm-ngôn 12:16

Châm-ngôn 17:14

Châm-ngôn 26:20

Truyền-đạo 7:9

Phi-líp 2:3

1 “Đừng quan trọng hóa chính mình; như thế, bạn sẽ không dễ bị phật lòng”.—Danette.

2 “Tớ đi dạo. Đây là cơ hội được ở một mình một chút và có thời gian để bình tĩnh lại”.—Brielle.

3 “Trước đây, tớ nghĩ phải nói ra mọi điều mình không đồng ý. Nay tớ học được rằng tốt hơn là không cần bận tâm đến điều nhỏ nhặt”.—Celia.

4 “Nếu người nào đó la hét và bạn không đáp trả một lời, cuối cùng người đó sẽ mệt. Hãy kiên nhẫn. Đừng đổ thêm dầu vào lửa”.—Kerrin.

5 “Nhiều khi tớ giận một người nào đó và chỉ muốn nói ra hết ý nghĩ của mình. Nhưng đợi thêm một thời gian, tớ thấy rằng những lời tớ định nói thật vô ích. Tớ học được là không nên phản ứng ngay”.—Charles.

[Chú thích]

^ đ. 10 Một số tên trong bài này đã được thay đổi.

[Khung/​Các hình nơi trang 14]

AllieTrước khi nói điều gì, tớ tự hỏi: “Không biết điều này có cải thiện tình thế không? Điều mình sắp nói ảnh hưởng thế nào tới người kia?”. Nếu còn băn khoăn về những gì định nói, tốt hơn bạn không nên nói.

ChaseKhi muốn nói điều gì, tớ cố suy nghĩ xem lời ấy tác động thế nào đến những người xung quanh. Tớ nghĩ càng lớn mình càng kiềm chế lưỡi tốt hơn. Chắc chắn, ai cũng phải học qua kinh nghiệm.

[Khung nơi trang 15]

SAO KHÔNG HỎI CHA MẸ BẠN?

Không ai hoàn hảo, như Gia-cơ đã viết: “Hết thảy chúng ta đều vấp ngã nhiều lần”. Hãy hỏi cha mẹ về kinh nghiệm của họ trong việc chế ngự cái lưỡi. —Gia-cơ 3:2.

[Hình nơi trang 14]

“Một khi đã nặn kem đánh răng ra khỏi tuýp, bạn không thể bỏ nó vào trở lại. Lời nói của chúng ta cũng giống như thế. Một khi chúng ta thốt lên điều gây tổn thương cho người khác thì không thể rút lại”.—James.