Đi đến nội dung

Đi đến mục lục

MỘT SỰ THIẾT KẾ?

Đuôi kỳ nhông

Đuôi kỳ nhông

Con kỳ nhông (Agama agama) có thể nhảy từ mặt phẳng ngang đến chỗ thẳng đứng một cách dễ dàng. Nếu bề mặt trơn thì nó bị trượt chân, nhưng vẫn có thể nhảy lên tường. Bằng cách nào? Đó là nhờ cái đuôi.

Hãy suy nghĩ điều này: Khi nhảy từ bề mặt gồ ghề—giúp kỳ nhông bám chặt—thì trước hết nó làm cho thân thể thăng bằng và giữ đuôi quặp xuống. Nhờ thế nó có thể nhảy đúng góc độ. Nhưng khi ở trên bề mặt trơn, nó thường bị trượt nên nhảy sai góc độ. Dù vậy, lúc ở trong không trung, nó sửa góc độ của thân thể bằng việc vẩy đuôi lên một cách có kỹ thuật. Nói về điều này, báo cáo của Đại học California, thành phố Berkeley, cho biết: “Để giữ việc đứng thẳng, loại bò sát này phải linh động điều chỉnh góc độ của đuôi”. Bề mặt càng trơn thì chúng càng phải dựng đuôi lên để “đáp xuống” an toàn.

Đuôi của kỳ nhông giúp các kỹ sư có thể thiết kế xe rô-bốt giữ thăng bằng tốt hơn. Xe này có thể được dùng để tìm những người sống sót sau trận động đất hoặc một thảm họa nào đó. Nhà nghiên cứu Thomas Libby nói: “Vì rô-bốt không thể giữ thăng bằng như động vật, nên điều gì giúp rô-bốt làm được điều này là tốt”.

Bạn nghĩ sao? Đuôi kỳ nhông do tiến hóa mà có? Hay đó là một sự thiết kế?