PHỎNG VẤN | TIẾN SĨ GENE HWANG
Một nhà toán học giải thích niềm tin của mình
Tiến sĩ Gene Hwang sinh năm 1950 tại thành phố Đài Nam, Đài Loan. Ông là giáo sư toán đã về hưu của trường Đại học Quốc gia Chung Cheng ở Đài Loan. Ông cũng là giáo sư danh dự của trường Đại học Cornell, Hoa Kỳ, nơi ông từng dạy và nghiên cứu chuyên ngành xác suất thống kê. Trong nhiều năm, ông là một trong những người có nhiều công trình khoa học được ghi nhận và xuất bản nhất trong ngành thống kê, một lĩnh vực mà hiện nay ông vẫn đang tham gia. Khi còn trẻ, ông tin rằng sự sống bắt đầu nhờ quá trình tiến hóa. Nhưng sau này, ông đã thay đổi quan điểm. Tạp chí Tỉnh Thức! đã phỏng vấn ông về công việc và niềm tin tôn giáo.
Lúc còn nhỏ, ông được học về điều gì?
Trường tôi dạy thuyết tiến hóa, nhưng không ai giải thích được sự sống tự nó bắt đầu như thế nào. Khi ba mẹ theo Lão giáo, tôi thường lắng nghe các thầy dạy và hỏi họ nhiều điều. Nhưng chỉ có vài câu trả lời làm tôi hài lòng.
Tại sao ông trở thành nhà toán học?
Khi học tiểu học, tôi bắt đầu đam mê toán. Niềm đam mê này kéo dài đến khi vào đại học, ở đó tôi đặc biệt thích các môn chuyên ngành toán và xác suất. Đối với tôi, một chứng minh toán học súc tích thì vừa đẹp vừa thú vị.
Ông bắt đầu quan tâm đến Kinh Thánh như thế nào?
Vào năm 1978, vợ tôi là Jinghuei bắt đầu tìm hiểu Kinh Thánh với Nhân Chứng Giê-hô-va, và thỉnh thoảng tôi tham gia thảo luận cùng họ. Lúc đó, chúng tôi đang sống ở Hoa Kỳ. Jinghuei vừa nhận bằng tiến sĩ vật lý, còn tôi thì đang nghiên cứu thống kê ở trường Đại học Purdue tại Indiana.
Ông nghĩ gì về Kinh Thánh?
Tôi ấn tượng khi đọc lời tường thuật trong Kinh Thánh về cách trái đất được sửa soạn để con người sống. Sáu giai đoạn sáng tạo được mô tả trong sách Sáng-thế Ký, dù bằng ngôn ngữ đơn giản, có vẻ phù hợp với những dữ kiện thực tế, không * Nhưng trong nhiều năm, tôi vẫn không thừa nhận là có một Đấng Tạo Hóa.
như các truyện thần thoại.Tại sao điều đó khó đối với ông?
Tin vào một Đấng Tạo Hóa đồng nghĩa với việc từ bỏ niềm tin thời thơ ấu
Vấn đề nằm ở cảm xúc của tôi. Tin vào một Đấng Tạo Hóa đồng nghĩa với việc từ bỏ niềm tin thời thơ ấu, vì Lão giáo không dạy rằng có một Đức Chúa Trời hay Đấng Tạo Hóa.
Nhưng sau đó quan điểm của ông đã thay đổi. Ông có thể cho biết lý do không?
Càng suy nghĩ về nguồn gốc của sự sống, tôi càng tin chắc rằng sự sống đầu tiên hẳn phải cực kỳ phức tạp. Ví dụ, nó phải có khả năng sinh sản, điều này đòi hỏi phải có thông tin di truyền và một cơ chế để sao chép chính xác thông tin đó. Đồng thời, ngay cả tế bào sống đơn giản nhất cũng cần các bộ máy phân tử để xây dựng nên tất cả những phần của một tế bào mới, cũng như cách thức khai thác và sử dụng năng lượng. Làm sao những cơ chế phức tạp như thế lại có thể được tổng hợp lại cách ngẫu nhiên từ những chất vô sinh? Là nhà toán học, tôi không thể chấp nhận giả thuyết đó. Không thể xảy ra quá nhiều sự ngẫu nhiên như vậy.
Điều gì đã thúc đẩy ông xem xét kỹ niềm tin của Nhân Chứng Giê-hô-va?
Tôi đã tìm hiểu Kinh Thánh với Nhân Chứng nhưng không đều đặn. Năm 1995, khi đến Đài Loan, tôi ngã bệnh và cần giúp đỡ. Từ Hoa Kỳ, vợ tôi liên lạc với các Nhân Chứng Giê-hô-va ở Đài Loan. Hai anh Nhân Chứng tìm thấy tôi đang kiệt sức bên ngoài một bệnh viện vì ở đó đã hết giường. Một Nhân Chứng đưa tôi đến khách sạn để nghỉ ngơi. Anh theo dõi tôi thường xuyên và sau đó đưa tôi đến một phòng khám bệnh.
Lòng quan tâm chân thành ấy đã khiến tôi vô cùng cảm động, và tôi cũng ngẫm nghĩ lại cách các Nhân Chứng Giê-hô-va đã nhiều lần thể hiện lòng tử tế với gia đình tôi vào những dịp khác. Tôi nhận ra rằng chính niềm tin của họ làm họ khác biệt. Vì vậy tôi bắt đầu học Kinh Thánh trở lại với Nhân Chứng. Năm sau đó tôi làm báp-têm.
Niềm tin của ông có mâu thuẫn với những nghiên cứu trong công việc không?
Không hề! Trong những năm gần đây, tôi đã cung cấp những hỗ trợ toán học cho các nhà khoa học nghiên cứu về chức năng của gen. Việc nghiên cứu về di truyền học đã giúp chúng ta hiểu rõ hơn về các cơ chế của sự sống, và sự hiểu biết đó đã làm tôi tràn đầy lòng thán phục trước sự khôn ngoan của Đấng Tạo Hóa.
Xin ông hãy nêu một ví dụ về sự khôn ngoan đó.
Hãy xem xét sự sinh sản. Một số sinh vật, chẳng hạn như a-míp, không có con đực và cái. Những vi sinh vật đơn bào này đơn giản tạo nên một bản sao thông tin di truyền của chúng, rồi phân chia, quá trình này được gọi là sinh sản vô tính. Nhưng phần lớn động thực vật thì sinh sản hữu tính bằng cách tổng hợp thông tin di truyền từ con đực và con cái. Tại sao sự sinh sản hữu tính thật kỳ diệu?
Tại sao một hệ thống sinh sản đã diễn ra suôn sẻ từ xa xưa, trong đó một sinh vật chỉ đơn giản phân chia làm hai, lại phát triển thành một hệ thống mà trong đó hai sinh vật kết hợp lại để tạo ra một sinh vật mới? Những cơ chế này đòi hỏi lấy một nửa thông tin di truyền từ con đực và một nửa từ con cái, rồi tổng hợp chúng lại, điều này vô cùng phức tạp và là một vấn đề lớn đối với các nhà sinh vật học theo thuyết tiến hóa. Theo tôi, sự sinh sản dựa trên giới tính là bằng chứng không thể chối cãi về sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời.
^ đ. 11 Để biết thêm thông tin về các giai đoạn sáng tạo, xem sách mỏng Sự sống—Do sáng tạo?, do Nhân Chứng Giê-hô-va xuất bản. Sách có trên www.pr418.com/vi.