Đi đến nội dung

Đi đến mục lục

Bạn còn nhớ không?

Bạn còn nhớ không?

Bạn có đọc kỹ những số Tháp Canh gần đây không? Hãy thử trả lời những câu hỏi sau:

Tại sao Đức Giê-hô-va chấp thuận các cuộc chiến tranh của dân Y-sơ-ra-ên xưa?

Đức Giê-hô-va là đấng yêu thương. Dù vậy, có lúc ngài cho phép chiến tranh xảy ra khi sự gian ác và áp bức ảnh hưởng đến dân ngài. Chỉ có Đức Chúa Trời xác định ai tham chiến và khi nào cuộc chiến diễn ra.—w15 1/11, trg 4, 5.

Các bậc cha mẹ có thể làm những điều quan trọng nào để huấn luyện con ở tuổi thanh thiếu niên phụng sự Đức Giê-hô-va?

Điều trọng yếu là cha mẹ yêu thương con và thể hiện tính khiêm nhường qua gương mẫu. Một điều quan trọng khác là cha mẹ thể hiện sự thông sáng và cố gắng hiểu con ở tuổi thanh thiếu niên.—w15 15/11, trg 9-11.

Tại sao không nên xem giáo hoàng là người kế nhiệm Phê-rô?

Ma-thi-ơ 16:17, 18 không nói rằng sứ đồ Phê-rô, hay Phi-e-rơ, sẽ lãnh đạo hội thánh đạo Đấng Ki-tô. Kinh Thánh cho thấy Phê-rô không phải là người có quyền tối thượng. Thay vì thế, Kinh Thánh cho biết Chúa Giê-su là hòn đá chốt nơi góc nhà của hội thánh (1 Phi 2:4-8).​—w15 1/12, trg 12-14.

Chúng ta nên xem xét điều gì trước khi nói?

Để lời nói của mình có ích, chúng ta nên xem xét những điều sau: (1) Nói khi nào? (Truyền 3:7), (2) nói điều gì? (Châm 12:18) và (3) nói như thế nào? (Châm 25:15).—w15 15/12, trg 19-22.

Tín đồ đạo Đấng Ki-tô nên tránh một số dạng bất lương nào?

Các tín đồ đạo Đấng Ki-tô chân chính tránh nói dối và vu khống người khác. Họ không nói những lời giả dối và độc địa để làm tổn hại người khác. Họ cũng không lừa đảo hoặc trộm cắp.—wp16.1, trg 5.

Các “trưởng tế” được đề cập trong Kinh Thánh là ai?

Cụm từ “trưởng tế” có lẽ ám chỉ đến các thầy tế lễ có vai trò chính, bao gồm các thầy tế lễ thượng phẩm đã bị cách chức.—wp16.1, trg 10.

Chúng ta nên đối xử thế nào với một người dùng các món biểu tượng tại Lễ Tưởng Niệm?

Tín đồ đạo Đấng Ki-tô không tôn cao những người dùng các món biểu tượng. Một người thật sự được xức dầu sẽ không muốn được tôn cao; người ấy cũng sẽ không muốn cho mọi người biết vị thế của mình trước mắt Đức Chúa Trời (Mat 23:8-12).—w16.01, trg 23, 24.

Chúng ta có thể học được gì từ cách Áp-ra-ham trở thành bạn của Đức Chúa Trời?

Áp-ra-ham tiếp thu sự hiểu biết về Đức Chúa Trời, có lẽ từ Sem. Bên cạnh đó, Áp-ra-ham có được kinh nghiệm từ cách Đức Chúa Trời đối xử với ông và gia đình. Chúng ta có thể cố gắng làm điều tương tự.—w16.02, trg 9, 10.

Chương và câu trong Kinh Thánh đến từ đâu?

Một tu sĩ sống vào thế kỷ 13 là Stephen Langton đã chia Kinh Thánh thành các chương. Mới đầu, các nhà sao chép sách người Do Thái chia phần Kinh Thánh tiếng Hê-bơ-rơ thành các câu. Đến thế kỷ 16, học giả Robert Estienne đã làm điều tương tự với phần Kinh Thánh tiếng Hy Lạp.—wp16.2, trg 14, 15.

Có phải Sa-tan thật sự đem Chúa Giê-su đến đền thờ để cám dỗ ngài không?

Chúng ta không thể khẳng định điều này. Ma-thi-ơ 4:5 và Lu-ca 4:9 có thể được hiểu là Chúa Giê-su được đem đến đó trong một khải tượng hoặc ngài đã đứng ở một nơi cao thuộc khu vực đền thờ.—w16.03, trg 31, 32.

Bằng cách nào thánh chức của chúng ta có thể giống như sương?

Sương hình thành dần dần, làm tươi mát và duy trì sự sống. Sương là một ân phước từ Đức Chúa Trời (Phục 33:13). Nỗ lực tổng hợp của dân Đức Chúa Trời trong thánh chức cũng giống như thế.—w16.04, trg 4.