Độc giả thắc mắc
Việc hai cây gậy được hiệp làm một như được miêu tả nơi Ê-xê-chi-ên chương 37 có nghĩa gì?
Đức Giê-hô-va ban cho Ê-xê-chi-ên một thông điệp mang lại hy vọng, đó là lời hứa về sự hợp nhất của dân Y-sơ-ra-ên sau khi được trở lại Đất Hứa. Thông điệp ấy cũng báo trước về sự hợp nhất của dân Đức Chúa Trời, bắt đầu xảy ra trong những ngày sau cùng.
Đức Giê-hô-va bảo nhà tiên tri của ngài là Ê-xê-chi-ên viết chữ lên hai cây gậy. Ông phải viết lên một cây gậy: “Cho Giu-đa, và cho con-cái Y-sơ-ra-ên là bạn người”. Ông cũng phải viết lên cây gậy kia: “Cho Giô-sép, ấy là cây gậy của Ép-ra-im, và của cả nhà Y-sơ-ra-ên là bạn người”. Hai cây gậy ấy sẽ “thành một cây” trong tay Ê-xê-chi-ên.—Ê-xê 37:15-17.
Phục 33:13, 17; 1 Vua 11:26). Chi phái này bắt nguồn từ Ép-ra-im, con trai của Giô-sép (Dân 1:32, 33). Giô-sép đã nhận được sự ban phước đặc biệt từ cha của ông là Gia-cốp. Do đó, thật thích hợp khi cây gậy tượng trưng cho vương quốc gồm mười chi phái được gọi là “cây gậy của Ép-ra-im”. Vào năm 740 TCN, một thời gian dài trước khi Ê-xê-chi-ên nói tiên tri, vương quốc Y-sơ-ra-ên ở phía bắc đã bị người A-si-ri bắt đi làm phu tù (2 Vua 17:6). Nhiều năm sau đó, đế quốc Ba-by-lôn đã thay thế đế quốc A-si-ri. Vậy nên, vào lúc Ê-xê-chi-ên ghi lại lời tiên tri về hai cây gậy, phần lớn những người Y-sơ-ra-ên ấy đã sống tản lạc trong khắp đế quốc Ba-by-lôn.
Từ “Ép-ra-im” tượng trưng cho điều gì? Vị vua đầu tiên của vương quốc Y-sơ-ra-ên ở phía bắc gồm mười chi phái là Giê-rô-bô-am, thuộc về chi phái Ép-ra-im, là chi phái nổi trội nhất (Vào năm 607 TCN, những người thuộc vương quốc Giu-đa ở phía nam gồm hai chi phái, và có lẽ cùng với bất cứ ai còn sót lại từ vương quốc phía bắc, đã bị lưu đày sang Ba-by-lôn. Các vua của vương quốc phía nam là những người thuộc chi phái Giu-đa. Các thầy tế lễ cũng sống ở Giu-đa vì họ phụng sự tại đền thờ ở Giê-ru-sa-lem (2 Sử 11:13, 14; 34:30). Thế nên, thật thích hợp khi vương quốc gồm hai chi phái được tượng trưng bởi cây gậy “cho Giu-đa”.
Khi nào hai cây gậy mang nghĩa tượng trưng này được hiệp lại với nhau? Đó là khi dân Y-sơ-ra-ên trở về Giê-ru-sa-lem để xây lại đền thờ vào năm 537 TCN. Những người đại diện của cả vương quốc gồm hai chi phái và vương quốc gồm mười chi phái đã cùng nhau trở về từ Ba-by-lôn. Không còn sự chia rẽ giữa dân Y-sơ-ra-ên (Ê-xê 37:21, 22). Một lần nữa, dân Y-sơ-ra-ên cùng hợp nhất thờ phượng Đức Giê-hô-va. Sự hợp nhất này cũng được hai nhà tiên tri là Ê-sai và Giê-rê-mi báo trước.—Ê-sai 11:12, 13; Giê 31:1, 6, 31.
Lời tiên tri của Ê-xê-chi-ên nêu bật sự thật quan trọng nào về sự thờ phượng thanh sạch? Đó là: Đức Giê-hô-va sẽ khiến những người thờ phượng ngài “cùng hiệp làm một” (Ê-xê 37:18, 19). Lời hứa về sự hợp nhất này đã thành hiện thực trong thời chúng ta chưa? Lời hứa này đã thành hiện thực. Lời tiên tri ấy bắt đầu được ứng nghiệm vào năm 1919 khi dân Đức Chúa Trời dần dần được tái tổ chức và hợp nhất lại. Sa-tan đã thất bại trong việc cố gắng chia rẽ họ vĩnh viễn.
Vào thời điểm đó, phần lớn những người được hợp nhất lại với nhau có hy vọng trở thành vua kiêm thầy tế lễ ở trên trời với Chúa Giê-su (Khải 20:6). Theo nghĩa tượng trưng, họ giống như cây gậy cho Giu-đa. Tuy nhiên, với thời gian, ngày càng nhiều người có hy vọng sống trên đất đã bắt đầu kết hợp với những người Giu-đa thiêng liêng ấy (Xa 8:23). Họ giống như cây gậy cho Giô-sép và họ không có hy vọng cai trị với Đấng Ki-tô.
Ngày nay, cả hai nhóm cùng hợp nhất phụng sự với tư cách là dân của Đức Giê-hô-va, dưới một Vua là Chúa Giê-su Ki-tô. Trong lời tiên tri của Ê-xê-chi-ên, ngài được Đức Giê-hô-va gọi là ‘Đa-vít, tôi-tớ ta’ (Ê-xê 37:24, 25). Chúa Giê-su cầu nguyện rằng tất cả môn đồ của ngài sẽ ‘trở nên một, như Cha ngài hợp nhất với ngài và ngài hợp nhất với Cha’ (Giăng 17:20, 21). * Chúa Giê-su cũng báo trước rằng bầy nhỏ gồm các môn đồ được xức dầu sẽ “thành một bầy” với “các chiên khác” của ngài. Tất cả họ sẽ ở dưới “một người chăn” (Giăng 10:16). Đúng như Chúa Giê-su miêu tả, ngày nay dân của Đức Giê-hô-va có sự hợp nhất về thiêng liêng, dù hy vọng của họ là sống trên trời hay trên đất!
^ đ. 6 Chúng ta thấy thú vị khi xem xét trình tự của các minh họa Chúa Giê-su đưa ra mà đã trở thành một phần của dấu hiệu về sự hiện diện của ngài. Trước tiên, ngài nói đến “đầy tớ trung tín và khôn ngoan”, là một nhóm nhỏ các anh được xức dầu sẽ đảm nhận việc dẫn đầu (Mat 24:45-47). Rồi ngài đưa ra các minh họa chủ yếu áp dụng cho tất cả những người có hy vọng lên trời (Mat 25:1-30). Cuối cùng, ngài nói về những người có hy vọng sống trên đất, là những người sẽ ủng hộ các anh em của Đấng Ki-tô (Mat 25:31-46). Tương tự, khi lời tiên tri của Ê-xê-chi-ên bắt đầu được ứng nghiệm trong thời hiện đại, lời tiên tri ấy áp dụng trước tiên cho những người có hy vọng lên trời. Dù vương quốc gồm mười chi phái thường không tượng trưng cho những người có hy vọng sống trên đất, nhưng sự hợp nhất được miêu tả trong lời tiên tri này nhắc chúng ta về sự hợp nhất giữa những người có hy vọng sống trên đất với những người có hy vọng lên trời.