Họ tình nguyện đến—Ghana
Anh chị có biết một anh hoặc chị nào chuyển đến nước khác, là nơi có nhu cầu lớn hơn về người công bố Nước Trời không? Đã bao giờ anh chị tự hỏi: “Điều gì thôi thúc họ phụng sự ở nước ngoài? Họ đã chuẩn bị ra sao cho việc này? Mình có thể phụng sự ở nước ngoài không?”. Dĩ nhiên, một cách tốt để có được lời giải đáp cho những câu hỏi trên là trò chuyện với những anh chị ấy. Giờ đây, chúng ta sẽ phỏng vấn họ.
ĐIỀU GÌ THÔI THÚC HỌ?
Điều gì đã khiến anh chị bắt đầu nghĩ đến việc phụng sự ở một nước khác có nhu cầu lớn hơn? Chị Amy hiện ngoài 30 tuổi và đến từ Hoa Kỳ. Chị kể: “Trong nhiều năm, tôi đã suy nghĩ về việc phụng sự ở nước ngoài, nhưng mục tiêu đó có vẻ xa vời đối với tôi”. Điều gì đã làm chị thay đổi quan điểm? Chị cho biết: “Vào năm 2004, một cặp vợ chồng đang phụng sự ở Belize đã mời tôi đến thăm họ và làm tiên phong chung với họ trong một tháng. Tôi đã làm thế và rất yêu thích việc phụng sự ở đó! Một năm sau, tôi chuyển đến Ghana để phụng sự với tư cách là tiên phong”.
Chị Stephanie hiện gần 30 tuổi và cũng đến từ Hoa Kỳ. Cách đây vài năm, chị đã xem xét kỹ về hoàn cảnh của mình và suy nghĩ: “Mình đang có sức khỏe tốt và không phải gánh vác trách nhiệm gia đình. Thực tế, mình có thể làm cho Đức Giê-hô-va nhiều hơn những gì mình đang làm hiện nay”. Việc tự đánh giá bản thân một cách trung thực đã thúc đẩy chị chuyển đến Ghana để mở rộng thánh chức. Anh Filip và chị Ida đến từ Đan Mạch là một cặp vợ chồng tiên phong đang ở tuổi trung niên. Họ luôn ao ước được chuyển đến một khu vực có nhu cầu lớn hơn. Họ tìm cách biến giấc mơ của mình thành hiện thực. Anh Filip chia sẻ: “Khi cơ hội đến, đó như thể là Đức Giê-hô-va nói với chúng tôi rằng: ‘Con hãy đi!’”. Vào năm 2008, họ đã chuyển đến phụng sự tại Ghana trong hơn ba năm.
1 Sử 17:1-4, 11, 12; 22:5-11). Chị Brook nói thêm: “Đức Giê-hô-va muốn chúng tôi gõ một cánh cửa khác”.
Anh Hans và chị Brook là một cặp vợ chồng tiên phong ngoài 30 tuổi, đang phụng sự ở Hoa Kỳ. Vào năm 2005, họ tham gia công tác cứu trợ sau cơn bão Katrina. Sau đó, họ nộp đơn để xin trợ giúp các dự án xây cất quốc tế nhưng không được mời. Anh Hans nhớ lại: “Rồi chúng tôi nghe một bài giảng tại hội nghị, trong đó có đề cập đến việc vua Đa-vít đã chấp nhận là ông không được phép xây dựng đền thờ, vì thế ông đã thay đổi mục tiêu. Điều này giúp chúng tôi nhận ra rằng không có gì sai khi thay đổi mục tiêu thần quyền” (Sau khi nghe kinh nghiệm thú vị từ những người bạn đã phụng sự ở các nước khác, anh Hans và chị Brook được thôi thúc để thử làm tiên phong ở nước ngoài. Vào năm 2012, họ đến Ghana và đã có thể phụng sự ở đó trong bốn tháng, qua việc trợ giúp một hội thánh ngôn ngữ ký hiệu. Dù họ phải trở về Hoa Kỳ, nhưng trải nghiệm trong việc phụng sự ở Ghana đã khiến họ càng có ước muốn mạnh mẽ là đặt quyền lợi Nước Trời lên hàng đầu trong đời sống. Kể từ đó, họ đã trợ giúp một dự án xây cất chi nhánh ở Micronesia.
THỰC HIỆN NHỮNG BƯỚC ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC MỤC TIÊU
Anh chị đã chuẩn bị ra sao cho việc phụng sự ở nơi có nhu cầu lớn hơn? Chị Stephanie chia sẻ: “Tôi đã tra cứu những bài Tháp Canh liên quan đến việc phụng sự ở nơi có nhu cầu lớn hơn. * Tôi cũng nói chuyện với các trưởng lão trong hội thánh cũng như giám thị vòng quanh và vợ anh về ước muốn phụng sự ở nước ngoài. Đặc biệt, tôi thường xuyên đề cập đến mục tiêu ấy khi cầu nguyện với Đức Giê-hô-va”. Đồng thời, chị Stephanie đã giữ một đời sống đơn giản. Nhờ thế, chị dành dụm được một số tiền để tự trang trải các chi phí khi phụng sự ở nước ngoài.
Anh Hans kể lại: “Chúng tôi cầu nguyện với Đức Giê-hô-va để xin ngài hướng dẫn vì chúng tôi muốn đến nơi nào ngài chỉ định. Trong lời cầu
nguyện, chúng tôi cũng đề cập đến ngày cụ thể mà mình sẽ bắt đầu thực hiện kế hoạch”. Cặp vợ chồng này đã gửi thư đến bốn văn phòng chi nhánh. Sau khi nhận được hồi âm tích cực từ chi nhánh ở Ghana, họ đã đi đến và dự định thăm nơi đó trong hai tháng. Anh Hans nói: “Chúng tôi thích kết hợp với hội thánh nhiều đến mức chúng tôi đã ở lại lâu hơn”.Anh George và chị Adria là một cặp vợ chồng gần 40 tuổi đến từ Canada. Họ luôn nhớ rằng Đức Giê-hô-va ban phước cho những quyết định tốt, chứ không chỉ là ý định tốt. Vì thế, họ đã kiên quyết thực hiện các bước để đạt được mục tiêu của mình. Họ liên lạc với một chị đang phụng sự ở nơi có nhu cầu lớn hơn tại Ghana và hỏi chị ấy nhiều điều. Họ cũng viết thư cho chi nhánh ở Canada và Ghana. Chị Adria chia sẻ: “Chúng tôi cũng tìm cách để đơn giản hóa đời sống nhiều hơn nữa”. Những quyết định này đã giúp họ có thể chuyển đến Ghana vào năm 2004.
ĐỐI PHÓ VỚI THỬ THÁCH
Anh chị đã đối mặt với những thử thách nào sau khi chuyển đến nhiệm sở mới, và anh chị đương đầu bằng cách nào? Với chị Amy, thử thách đầu tiên là nỗi nhớ nhà. Chị tâm sự: “Mọi thứ đều lạ lẫm với tôi”. Điều gì đã giúp chị? Chị cho biết: “Người thân trong gia đình đã gọi điện nói rằng họ cảm kích với công việc phụng sự của tôi. Điều đó giúp tôi luôn nhớ đến lý do mình đã quyết định chuyển đến đây. Sau này, tôi bắt đầu trò chuyện qua video với gia đình. Vì có thể nhìn thấy nhau nên gia đình tôi không còn có vẻ xa xôi nữa”. Chị Amy nói rằng việc kết bạn với một chị địa phương có nhiều kinh nghiệm đã giúp chị Amy hiểu rõ hơn những phong tục khác nhau. Chị nói: “Bạn của tôi trở thành ‘người cố vấn’ bất cứ khi
nào tôi không hiểu lý do người ta phản ứng theo cách nào đó. Nhờ sự trợ giúp của chị ấy, tôi biết được mình nên làm gì và không nên làm gì. Điều này rất có lợi cho việc thi hành thánh chức một cách vui mừng”.Anh George và chị Adria cho biết khi chuyển đến Ghana lần đầu tiên, họ có cảm giác như mình đi ngược dòng thời gian. Chị Adria chia sẻ: “Chúng tôi dùng xô chậu thay cho máy giặt. Thời gian chuẩn bị một bữa ăn dường như lâu hơn gấp mười lần so với trước. Nhưng sau một thời gian, các tình huống có phần khó khăn đã trở thành những trải nghiệm mới của chúng tôi”. Chị Brook nói: “Bất chấp những trở ngại mà các tiên phong như chúng tôi phải đối mặt, chúng tôi có một đời sống đầy thỏa nguyện. Khi gộp lại tất cả những trải nghiệm đầy khích lệ mà mình có được, những điều đó như một bó hoa kỷ niệm tuyệt đẹp mà chúng tôi trân trọng”.
THÁNH CHỨC ĐẦY THỎA NGUYỆN
Vì sao anh chị muốn khuyến khích những người khác phụng sự ở nước ngoài? Chị Stephanie nói: “Thật vui thích khi rao giảng ở một khu vực mà bạn gặp được những người háo hức học về sự thật đến mức họ muốn thảo luận Kinh Thánh với bạn mỗi ngày. Việc đến và phụng sự ở nơi có nhu cầu lớn hơn thật sự là một quyết định khôn ngoan của tôi!”. Vào năm 2014, chị Stephanie kết hôn với anh Aaron. Hiện nay, họ đang phụng sự tại văn phòng chi nhánh ở Ghana.
Christine là một chị tiên phong hiện ngoài 30 tuổi đến từ Đức. Chị nói: “Đó quả là một trải nghiệm tuyệt vời”. Chị Christine từng phụng sự ở Bolivia trước khi chuyển đến Ghana. Chị nói thêm: “Khi sống xa gia đình, tôi luôn xin Đức Giê-hô-va giúp đỡ. Ngài trở nên có thật đối với tôi hơn bao giờ hết. Tôi cũng cảm nghiệm được sự hợp nhất nổi bật trong vòng dân của Đức Giê-hô-va. Việc phụng sự ở nước ngoài đã làm cho cuộc đời tôi thêm phong phú”. Mới đây, chị Christine đã kết hôn với anh Gideon, và họ cùng nhau tiếp tục phụng sự ở Ghana.
Anh Filip và chị Ida chia sẻ với chúng ta về điều họ đã làm để giúp các học viên Kinh Thánh tiến bộ: “Chúng tôi từng có ít nhất 15 cuộc học hỏi Kinh Thánh, nhưng chúng tôi đã giới hạn xuống còn 10 cuộc học hỏi để có thể dạy học viên kỹ lưỡng hơn”. Các học viên có nhận được lợi ích không? Anh Filip kể: “Tôi học với một thanh niên tên là Michael. Cậu ấy có thể học mỗi ngày và chuẩn bị bài tốt đến mức chúng tôi đã thảo luận xong sách Kinh Thánh dạy trong một tháng. Sau đó, Michael trở thành người công bố chưa báp-têm. Vào ngày đầu tiên đi rao giảng, cậu ấy hỏi tôi: ‘Em có một số cuộc học hỏi Kinh Thánh, anh có thể giúp em được không?’. Tôi ngạc nhiên nhìn cậu ấy. Rồi Michael giải thích rằng cậu ấy đã bắt đầu ba cuộc học hỏi Kinh Thánh và cần được giúp đỡ để điều khiển các cuộc học hỏi ấy”. Anh chị thử tưởng tượng xem, nhu cầu cần có người dạy lớn đến mức ngay cả học viên Kinh Thánh cũng là người dạy Kinh Thánh!
Chị Amy kể về cách mà chị nhanh chóng nhận ra một nhu cầu lớn: “Không lâu sau khi đến Ghana, chúng tôi rao giảng ở một ngôi làng nhỏ và tìm gặp những người khiếm thính. Chúng tôi đã tìm thấy không phải một người mà là tám người khiếm thính chỉ trong một ngôi làng!”. Với thời gian, chị Amy đã kết hôn với anh Eric, và cả hai cùng phục vụ với tư cách là tiên phong đặc biệt. Họ hỗ trợ một hội thánh ngôn ngữ ký hiệu để giúp đỡ một số trong hơn 300 người công bố và người chú ý bị khiếm thính ở đất nước này. Với anh George và chị Adria, việc phụng sự tại Ghana đã cho họ cơ hội trực tiếp cảm nghiệm công việc của giáo sĩ là thế nào. Vì vậy, họ rất vui mừng khi nhận được lời mời tham dự khóa 126 của Trường Ga-la-át! Hiện nay, họ đang phụng sự với tư cách là giáo sĩ ở Mozambique.
ĐƯỢC THÔI THÚC BỞI TÌNH YÊU THƯƠNG
Thật ấm lòng khi thấy nhiều anh chị đến từ các nước khác siêng năng làm việc chung vai sát cánh với những anh chị địa phương để tham gia vào việc gặt hái (Giăng 4:35). Ở Ghana, trung bình mỗi tuần có 120 người làm báp-têm. Như trường hợp của 17 anh chị chuyển đến Ghana là nơi có nhu cầu lớn hơn, hàng ngàn người rao giảng tin mừng trên khắp thế giới đã ‘tình-nguyện đến’ nhờ được thôi thúc bởi tình yêu thương dành cho Đức Giê-hô-va. Họ phụng sự ở những nơi có nhu cầu lớn hơn về người công bố Nước Trời. Những người làm việc tình nguyện như thế hẳn khiến Đức Giê-hô-va vui lòng biết bao!—Thi 110:3; Châm 27:11.
^ đ. 9 Chẳng hạn, xem bài “Bạn có thể phụng sự ở nơi cần thêm người công bố Nước Trời không?” trong Tháp Canh ngày 15-4-2009, và bài “Bạn có thể ‘qua xứ Ma-xê-đoan’ không?” trong Tháp Canh ngày 15-12-2009.