Mắt anh chị hướng về đâu?
“Con ngước mắt hướng về ngài, lạy đấng ngự ngôi trên trời!”—THI 123:1.
1, 2. Việc mắt chúng ta tiếp tục hướng về Đức Giê-hô-va có nghĩa gì?
Chúng ta đang sống trong “một thời kỳ đặc biệt và rất khó đương đầu”. Đời sống sẽ còn khó khăn hơn nữa trước khi sự bình an thật hé rạng trên đất (2 Ti 3:1). Vì thế, hãy tự hỏi: “Mình đang hướng về đâu để được giúp đỡ và chỉ dẫn?”. Có lẽ chúng ta sẽ trả lời ngay là “Đức Giê-hô-va”, và đó là câu trả lời đúng nhất.
2 Việc hướng về Đức Giê-hô-va có nghĩa gì? Làm thế nào để chắc chắn rằng mắt chúng ta tiếp tục hướng về ngài khi đối mặt với thử thách? Nhiều thế kỷ trước, một người viết Thi thiên cho thấy chúng ta cần hướng mắt về Đức Giê-hô-va để được giúp đỡ trong những lúc khó khăn. (Đọc Thi thiên 123:1-4). Ông ví việc chúng ta hướng về Đức Giê-hô-va với việc một tôi tớ hướng về chủ của mình. Ý của người viết Thi thiên là gì? Một tôi tớ hướng về chủ không chỉ để được bảo vệ và có thức ăn, nhưng để luôn nhận biết ý muốn của chủ và làm theo. Tương tự, mỗi ngày chúng ta cần học hỏi Lời Đức Chúa Trời để biết ý muốn của ngài đối với cá nhân mình và hành động phù hợp. Chỉ khi làm thế, chúng ta mới chắc chắn rằng Đức Giê-hô-va sẽ giúp đỡ trong những lúc khó khăn.—Ê-phê 5:17.
3. Điều gì có thể khiến mắt chúng ta không còn chăm chú hướng về Đức Giê-hô-va?
3 Dù biết tầm quan trọng của việc tiếp tục hướng về Đức Giê-hô-va, nhưng có lẽ đôi khi chúng ta bị phân tâm. Điều này đã xảy ra cho bạn thân của Chúa Giê-su là Ma-thê. Kinh Thánh cho biết cô “mải lo nhiều việc” (Lu 10:40-42). Nếu điều đó có thể xảy ra với một người trung thành khi Chúa Giê-su có mặt, thì chúng ta không nên ngạc nhiên nếu mình rơi vào tình huống tương tự. Vậy điều gì có thể khiến mắt chúng ta không còn chăm chú hướng về Đức Giê-hô-va? Trong bài này, chúng ta sẽ xem hành động của người khác có thể làm mình phân tâm như thế nào. Cũng hãy xem làm sao để tiếp tục chú tâm vào Đức Giê-hô-va.
MỘT NGƯỜI TRUNG THÀNH ĐÁNH MẤT ĐẶC ÂN
4. Tại sao có thể chúng ta ngạc nhiên khi Môi-se đánh mất đặc ân vào Đất Hứa?
4 Môi-se đã hướng về Đức Giê-hô-va để được hướng dẫn. Thật vậy, “ông luôn kiên định như thể nhìn thấy đấng vô hình”. (Đọc Hê-bơ-rơ 11:24-27). Kinh Thánh cho biết: “Trong dân Y-sơ-ra-ên chưa bao giờ xuất hiện một nhà tiên tri nào giống như Môi-se, là người mà Đức Giê-hô-va biết mặt đối mặt” (Phục 34:10). Nhưng dù có mối quan hệ mật thiết với Đức Giê-hô-va, Môi-se đã đánh mất đặc ân vào Đất Hứa (Dân 20:12). Điều gì khiến Môi-se vấp ngã?
5-7. Vấn đề nào đã xảy ra không lâu sau khi dân Y-sơ-ra-ên rời khỏi Ai Cập, và Môi-se xử lý tình huống ra sao?
5 Chưa đầy hai tháng sau khi dân Y-sơ-ra-ên rời khỏi Ai Cập, một vấn đề nghiêm trọng đã xảy ra trước khi họ đến núi Si-nai. Dân chúng phàn nàn về việc không có nước uống. Họ bắt đầu cằn nhằn Môi-se, và tình hình trở nên nghiêm trọng đến mức Môi-se kêu cầu Đức Giê-hô-va: “Con nên làm gì với dân này đây? Một chút nữa thôi là họ sẽ ném đá con!” (Xuất 17:4). Đức Giê-hô-va đáp lời bằng cách ban cho Môi-se chỉ dẫn rõ ràng. Ngài bảo ông cầm cây gậy và đập vào tảng đá tại Hô-rếp, rồi nước sẽ chảy ra. Kinh Thánh cho biết: “Môi-se làm điều đó trước mắt các trưởng lão Y-sơ-ra-ên”. Dân Y-sơ-ra-ên uống thỏa thuê, và vấn đề được giải quyết.—Xuất 17:5, 6.
6 Lời tường thuật cho biết Môi-se “đặt tên cho nơi này là Ma-sa và Mê-ri-ba, vì dân Y-sơ-ra-ên đã gây sự và vì họ đã thử Đức Giê-hô-va khi nói rằng: ‘Đức Giê-hô-va có ở giữa chúng ta hay không?’” (Xuất 17:7). Những tên gọi này rất phù hợp vì có nghĩa là “thử thách” và “gây sự”.
7 Đức Giê-hô-va cảm thấy thế nào về chuyện xảy ra tại Mê-ri-ba? Ngài xem hành động của dân Y-sơ-ra-ên không chỉ là chống lại Môi-se mà còn thách thức cương vị của ngài. (Đọc Thi thiên 95:8, 9). Rõ ràng dân Y-sơ-ra-ên đã có hành động sai trái. Vào dịp đó, Môi-se đã làm điều đúng. Ông hướng về Đức Giê-hô-va và cẩn thận làm theo chỉ dẫn của ngài.
8. Vấn đề nào đã xảy ra khi dân Y-sơ-ra-ên sắp kết thúc hành trình 40 năm trong hoang mạc?
8 Tuy nhiên, vấn đề tương tự nào đã xảy ra khoảng 40 năm sau, khi dân Y-sơ-ra-ên sắp kết thúc hành trình trong hoang mạc? Lúc đó, họ đến một nơi mà về sau được gọi là Mê-ri-ba. Nhưng khác * Dân Y-sơ-ra-ên lại phàn nàn về việc không có nước uống (Dân 20:1-5). Lần này, cách xử lý của Môi-se khác với lần trước.
với địa điểm trước, địa điểm này gần Ca-đe, sát biên giới Đất Hứa.9. Môi-se nhận được chỉ dẫn nào, nhưng ông lại làm gì? (Xem hình nơi đầu bài).
9 Môi-se phản ứng thế nào trước sự phản nghịch này? Một lần nữa, ông hướng mắt về Đức Giê-hô-va để được hướng dẫn. Nhưng lần này Đức Giê-hô-va không bảo Môi-se đập vào vách đá. Ngài bảo ông lấy cây gậy, triệu tập dân chúng trước vách đá và nói với vách đá (Dân 20:6-8). Tuy nhiên, thay vì nói với vách đá, Môi-se trút cơn giận bằng cách nói lớn tiếng với dân chúng đang tập hợp ở đó: “Hãy nghe, hỡi những kẻ phản nghịch! Các người đòi chúng tôi khiến nước từ vách đá này chảy ra cho các người sao?”. Sau đó, ông đập vào vách đá không chỉ một lần mà những hai lần.—Dân 20:10, 11.
10. Đức Giê-hô-va phản ứng thế nào trước hành động của Môi-se?
10 Đức Giê-hô-va nổi giận với Môi-se (Phục 1:37; 3:26). Tại sao? Có thể do nhiều yếu tố. Như được đề cập ở trên, có lẽ Đức Giê-hô-va nổi giận vì Môi-se không làm theo chỉ dẫn mới.
11. Khi đập vào vách đá, tại sao Môi-se có thể khiến dân Y-sơ-ra-ên nghĩ rằng nước chảy ra không phải do Đức Giê-hô-va làm phép lạ?
11 Có lẽ một yếu tố khác là đá ở vùng Mê-ri-ba đầu tiên là đá hoa cương cứng. Dù một người cố gắng đến mấy để đập vào đá này thì không ai nghĩ nước trong đó sẽ chảy ra. Tuy nhiên, đá ở vùng Mê-ri-ba thứ hai rất khác, phần lớn là đá vôi. Đá vôi mềm hơn đá hoa cương nên nước thường thấm vào và đọng lại bên dưới. Do đó, người ta có thể đục lỗ để lấy nước từ đá. Khi Môi-se đập thay vì nói với vách đá, chẳng phải dân chúng có cơ sở để cho rằng nước chảy ra là do tự nhiên, chứ không phải do Đức Giê-hô-va làm phép lạ sao? * Chúng ta không biết chắc.
MÔI-SE CHỐNG LẠI ĐỨC CHÚA TRỜI NHƯ THẾ NÀO?
12. Đức Giê-hô-va nổi giận với Môi-se và A-rôn có thể vì lý do nào khác?
12 Đức Giê-hô-va nổi giận với Môi-se và A-rôn có thể vì một lý do khác. Hãy để ý điều Môi-se nói với dân chúng: “Các người đòi chúng tôi khiến nước từ vách đá này chảy ra cho các người sao?”. Bằng cách dùng từ “chúng tôi”, có thể Môi-se muốn nói đến ông và A-rôn. Đây là điều rất bất kính với Đức Giê-hô-va, nguồn của phép lạ đó. Thi thiên 106:32, 33 nói: “Bên dòng nước Mê-ri-ba, họ cũng trêu cơn giận ngài, và Môi-se chịu tai vạ là vì họ. Họ làm cho tinh thần người cay đắng, do đó môi người thốt ra những lời nông nổi” * (Dân 27:14). Dù sao đi nữa, hành động của Môi-se đã làm giảm đi sự vinh hiển mà Đức Giê-hô-va xứng đáng nhận được. Ngài phán với Môi-se và A-rôn: “Hai con đã chống lại mệnh lệnh của ta” (Dân 20:24). Quả là một tội trọng!
13. Tại sao phán quyết của Đức Giê-hô-va đối với Môi-se là hợp lý và nhất quán?
Lu 12:48). Trước đây, Đức Giê-hô-va đã không cho cả một thế hệ người Y-sơ-ra-ên vào xứ Ca-na-an vì sự chống nghịch của họ (Dân 14:26-30, 34). Thế nên, Đức Giê-hô-va đưa ra phán quyết tương tự đối với Môi-se vì ông đã chống lại ngài. Phán quyết đó là hợp lý và nhất quán. Giống như những kẻ chống nghịch khác, ông không được phép vào Đất Hứa.
13 Là những người dẫn dắt dân của Đức Giê-hô-va, Môi-se và A-rôn phải chịu trách nhiệm nhiều hơn (NGUYÊN NHÂN CỦA VẤN ĐỀ
14, 15. Nguyên nhân nào khiến Môi-se chống lại Đức Giê-hô-va?
14 Nguyên nhân nào khiến Môi-se chống lại Đức Giê-hô-va? Một lần nữa, hãy để ý Thi thiên 106:32, 33 nói: “Bên dòng nước Mê-ri-ba, họ cũng trêu cơn giận ngài, và Môi-se chịu tai vạ là vì họ. Họ làm cho tinh thần người cay đắng, do đó môi người thốt ra những lời nông nổi”. Dân Y-sơ-ra-ên chọc giận Đức Giê-hô-va nhưng Môi-se lại là người trở nên cay đắng. Việc thiếu tự chủ đã khiến ông nói mà không nghĩ trước hậu quả.
15 Môi-se đã để cho hành động của người khác khiến ông bị phân tâm và mắt ông không còn chăm chú hướng về Đức Giê-hô-va. Trong tình huống đầu, Môi-se đã xử lý vấn đề đúng cách (Xuất 7:6). Nhưng có lẽ sau nhiều thập kỷ dẫn dắt dân Y-sơ-ra-ên phản nghịch, ông trở nên mệt mỏi và tức giận. Chẳng phải Môi-se đã chú trọng đến cảm xúc của mình thay vì đến cách để tôn vinh Đức Giê-hô-va sao?
16. Tại sao chúng ta cần lưu ý đến hành động của Môi-se?
16 Nếu một nhà tiên tri trung thành như Môi-se có thể bị phân tâm và vấp ngã thì chúng ta cũng dễ rơi vào trường hợp đó. Như Môi-se, chúng ta sắp bước vào “vùng đất” mà Đức Giê-hô-va đã hứa, tức thế giới mới (2 Phi 3:13). Không ai trong chúng ta muốn đánh mất đặc ân tuyệt vời đó. Nhưng để đạt được điều này, mắt chúng ta cần chăm chú hướng về Đức Giê-hô-va và luôn làm theo ý muốn của ngài (1 Giăng 2:17). Chúng ta rút ra những bài học nào từ lỗi lầm của Môi-se?
TRÁNH ĐỂ HÀNH ĐỘNG CỦA NGƯỜI KHÁC GÂY PHÂN TÂM
17. Điều gì sẽ giúp chúng ta tránh để cơn giận khiến mình mất tự chủ?
17 Đừng để cơn giận khiến mình mất tự chủ. Ngay cả khi phải nhiều lần đối mặt với cùng vấn đề, “chúng ta chớ bỏ cuộc trong việc làm điều lành, vì nếu không thoái chí nản lòng thì đến kỳ chúng ta sẽ gặt” (Ga 6:9; 2 Tê 3:13). Khi gặp hoàn cảnh gây bực bội hoặc nhiều lần va chạm về nhân cách, chúng ta có kiểm soát tính khí và lời nói của mình không? (Châm 10:19; 17:27; Mat 5:22). Khi người khác làm mình tức giận, chúng ta “hãy để điều đó cho cơn thịnh nộ”. Cơn thịnh nộ của ai? Của Đức Giê-hô-va. (Đọc Rô-ma 12:17-21). Nếu luôn hướng về Đức Giê-hô-va, chúng ta sẽ tôn kính ngài bằng cách để điều đó cho cơn thịnh nộ của ngài, kiên nhẫn chờ đợi Đức Giê-hô-va hành động khi ngài thấy cần. Ngược lại, nếu tìm cách trả đũa thì thật ra chúng ta không tôn kính Đức Giê-hô-va.
18. Chúng ta cần làm gì liên quan đến các chỉ dẫn?
18 Cẩn thận làm theo chỉ dẫn mới nhất. Chúng ta có trung thành làm theo chỉ dẫn mới nhất đến từ Đức Giê-hô-va Hê 13:17). Chúng ta cũng cẩn thận để “đừng vượt quá lời đã viết” (1 Cô 4:6). Khi làm thế, mắt chúng ta sẽ chăm chú hướng về Đức Giê-hô-va.
không? Nếu thế, chúng ta sẽ không luôn làm theo cách cũ mà trước đây mình từng làm. Ngược lại, chúng ta mau chóng làm theo mọi chỉ dẫn mới mà Đức Giê-hô-va cung cấp qua tổ chức của ngài (19. Điều gì giúp chúng ta tránh để lỗi lầm của người khác làm tổn hại mối quan hệ của mình với Đức Giê-hô-va?
19 Đừng để lỗi lầm của người khác làm tổn hại mối quan hệ với Đức Giê-hô-va. Nếu mắt chăm chú hướng về Đức Giê-hô-va, chúng ta sẽ không để cho hành động của người khác khiến mình cay đắng hoặc làm tổn hại mối quan hệ với ngài. Điều này đặc biệt quan trọng nếu chúng ta có trách nhiệm nào đó trong tổ chức Đức Chúa Trời, giống như Môi-se. Mỗi chúng ta cần “tiếp tục nỗ lực để được cứu rỗi, với lòng kính sợ và run rẩy”, nhưng hãy nhớ rằng Đức Giê-hô-va không dựa vào một tiêu chuẩn khắt khe, cứng nhắc để phán xét chúng ta (Phi-líp 2:12). Đúng hơn là càng có nhiều đặc ân thì càng chịu nhiều trách nhiệm trước mặt Đức Chúa Trời (Lu 12:48). Nhưng nếu chúng ta thật sự yêu mến Đức Giê-hô-va, không điều gì có thể làm chúng ta vấp ngã hoặc ngăn cách chúng ta khỏi tình yêu thương của ngài.—Thi 119:165; Rô 8:37-39.
20. Chúng ta nên quyết tâm làm gì?
20 Trong thời kỳ đầy khó khăn này, mong sao mắt chúng ta tiếp tục hướng về đấng “ngự ngôi trên trời” để hiểu ý muốn ngài. Chúng ta không bao giờ muốn để cho hành động của người khác ảnh hưởng đến mối quan hệ của mình với Đức Giê-hô-va. Những gì xảy ra cho Môi-se càng cho thấy tầm quan trọng của việc ghi nhớ điều ấy. Thay vì phản ứng thái quá trước sự bất toàn của những người xung quanh, chúng ta hãy quyết tâm để ‘mắt hướng về Giê-hô-va Đức Chúa Trời mình, cho đến khi được ngài ban ơn’.—Thi 123:1, 2.
^ đ. 8 Địa điểm này không phải là Mê-ri-ba gần Rê-phi-đim. Khác với địa điểm đầu tiên, địa điểm thứ hai này được nhắc đến cùng với Ca-đe, thay vì Ma-sa. Tuy nhiên, cả hai địa điểm này đều được đặt tên là Mê-ri-ba vì dân Y-sơ-ra-ên đã gây sự ở đó.—Xem bản đồ trong Phụ lục B3 của Kinh Thánh—Bản dịch Thế Giới Mới.
^ đ. 11 Giáo sư John Beck nói về lời tường thuật này như sau: “Theo một lời tương truyền của người Do Thái, những người phản nghịch đã chỉ trích Môi-se bằng cách nói: ‘Môi-se biết cấu tạo của hòn đá ấy! Nếu muốn chứng minh khả năng làm phép lạ thì ông ta hãy làm nước chảy ra từ hòn đá khác đi!’”. Dĩ nhiên, đó chỉ là lời tương truyền.