KINH NGHIỆM
Kiên quyết không để mình nản lòng
“Ba ơi”. Đây là cách mà nhiều người trẻ tại Bê-tên thường gọi tôi. Ở tuổi 89, tôi thích được gọi như thế. Tôi xem cách xưng hô đầy tình cảm này là một phần của những ân phước từ Đức Giê-hô-va khi phụng sự trọn thời gian 72 năm. Dựa trên kinh nghiệm phụng sự của mình, tôi có thể đảm bảo với những người trẻ ấy rằng: “Việc các cháu làm sẽ được tưởng thưởng, nếu các cháu không nản lòng”.—2 Sử 15:7.
GIA ĐÌNH CỦA TÔI
Cha mẹ tôi rời Ukraine và đến định cư tại Canada. Họ sống ở thị trấn Rossburn thuộc tỉnh Manitoba. Mẹ tôi sinh 8 con trai và 8 con gái, không có cặp sinh đôi nào cả và tôi là người con thứ 14. Cha tôi rất yêu mến Kinh Thánh và đọc cho chúng tôi nghe vào mỗi sáng chủ nhật. Nhưng ông thấy các nhà lãnh đạo tôn giáo chỉ quan tâm đến việc moi tiền thay vì giúp đỡ người ta. Ông thường nói rằng: “Có ai trả tiền cho Chúa Giê-su để ngài đi rao giảng và dạy dỗ đâu?”.
Về sau, tám anh chị em của tôi, gồm 4 trai và 4 gái, đã theo chân lý. Chị của tôi là Rose làm tiên phong cho đến khi qua đời. Vào những ngày cuối đời, chị đã khuyến khích mọi người chú tâm vào Lời Đức Chúa Trời bằng cách nói: “Chúng ta sẽ gặp lại trong địa đàng nhé”. Anh trai của tôi là Ted trước đây truyền giảng về hỏa ngục. Sáng chủ nhật nào, anh ấy cũng thuyết giảng trên radio rằng những người phạm tội sẽ bị hành hạ đời đời trong hỏa ngục. Nhưng sau này anh trở thành một tôi tớ trung thành và sốt sắng của Đức Giê-hô-va.
SỰ NGHIỆP PHỤNG SỰ TRỌN THỜI GIAN BẮT ĐẦU
Vào tháng 6 năm 1944, một ngày nọ khi đi học về, tôi thấy trên bàn ăn có sách nhỏ tựa là Sự đổi mới của thế giới sắp đến. * Tôi đọc một trang, hai trang, rồi cứ mải miết đọc. Sau khi đọc hết sách, tôi quyết định sẽ phụng sự Đức Giê-hô-va, như Chúa Giê-su đã làm.
Nhưng tại sao lại có sách đó ở trên bàn? Anh trai tôi là Steve nói rằng có hai người đàn ông “bán sách” đã đến nhà chúng tôi. Anh kể: “Anh
mua nó vì giá chỉ có năm xu thôi”. Hai người ấy quay trở lại vào chủ nhật kế tiếp. Họ cho biết mình là Nhân Chứng Giê-hô-va và dùng Kinh Thánh để trả lời các câu hỏi mà người ta thắc mắc. Chúng tôi thích điều đó vì từ nhỏ cha mẹ đã dạy chúng tôi kính trọng Lời Đức Chúa Trời. Hai người ấy cũng nói rằng một hội nghị của Nhân Chứng sắp diễn ra ở Winnipeg, là nơi chị gái Elsie của tôi sống. Tôi quyết định tham dự hội nghị ấy.Tôi đạp xe qua chặng đường dài khoảng 320km để đến Winnipeg. Nhưng trên đường đi, tôi ghé Kelwood, là thị trấn của hai Nhân Chứng đã đến thăm gia đình tôi. Khi ở đây, tôi tham dự buổi nhóm họp và hiểu thế nào là một hội thánh. Tôi cũng nhận ra tất cả mọi người, dù là nam, nữ hay trẻ tuổi, đều phải đi giảng dạy từng nhà, như Chúa Giê-su đã làm.
Tại Winnipeg, tôi gặp anh trai là Jack. Anh ấy đã đi từ phía bắc Ontario đến tham dự hội nghị. Vào ngày đầu tiên của hội nghị, một anh thông báo sẽ có phần báp-têm. Anh Jack và tôi quyết định báp-têm tại hội nghị ấy. Chúng tôi quyết tâm làm tiên phong ngay khi có thể. Anh Jack tham gia thánh chức trọn thời gian sau hội nghị. Lúc ấy tôi mới 16 tuổi và phải đi học, nhưng năm sau đó tôi cũng làm tiên phong đều đều.
RÚT RA NHỮNG BÀI HỌC
Tôi bắt đầu làm tiên phong cùng với anh Stan Nicolson tại Souris, một thị trấn thuộc tỉnh Manitoba. Tôi sớm nhận ra việc tiên phong không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió. Tiền của chúng tôi cạn dần, nhưng chúng tôi vẫn tiếp tục đi rao giảng. Lần nọ, sau khi đi thánh chức cả ngày, chúng tôi không còn xu nào trong túi và bụng đói cồn cào. Thật ngạc nhiên khi thấy một bao thức ăn lớn trước cửa nhà chúng tôi! Đến giờ chúng tôi vẫn không biết ai đã làm thế. Tối hôm ấy, chúng tôi ăn thỏa thuê. Quả là phần thưởng khi không để mình nản lòng! Thật ra, đến cuối tháng đó, tôi đã tăng cân.
Vài tháng sau, chúng tôi được bổ nhiệm đến thị trấn Gilbert Plains, cách Souris khoảng 240km về phía bắc. Vào thời đó, trên bục giảng của mỗi hội thánh đều có một biểu đồ lớn cho thấy công việc rao giảng từng tháng. Có một tháng khi hoạt động của hội thánh giảm xuống, tôi đã trình bày bài giảng nhấn mạnh rằng các anh chị cần phải làm tốt hơn. Sau buổi nhóm, một bác tiên phong lớn tuổi, có chồng không cùng đức tin, đã đến gặp tôi. Bác vừa khóc vừa nói: “Bác đã cố gắng hết sức, nhưng không thể làm nhiều hơn nữa”. Rồi đến phiên tôi khóc, và tôi xin lỗi bác ấy.
Giống như trường hợp của tôi, các anh trẻ đầy nhiệt huyết có thể mắc sai lầm như thế và cảm thấy thất vọng về bản thân. Nhưng tôi nhận ra rằng thay vì để mình nản lòng, chúng ta nên rút ra bài học từ lỗi lầm và tiến về phía trước. Những việc làm trung thành khác sẽ được tưởng thưởng.
CUỘC TRANH ĐẤU TẠI QUEBEC
Thật là một đặc ân khi 21 tuổi, tôi được tham dự khóa 14 của Trường Ga-la-át. Tôi tốt nghiệp vào tháng 2 năm 1950. Khoảng 1/4 học viên được gửi đến nơi mà các Nhân Chứng bị ngược đãi dữ dội là Quebec, một tỉnh nói tiếng Pháp ở Canada. Tôi được bổ nhiệm đến thị trấn Val-d’Or, nơi có mỏ vàng. Ngày nọ, nhóm chúng tôi đi rao giảng ở gần làng Val-Senneville. Một linh mục ở đây dọa sẽ dùng bạo lực nếu chúng tôi không nhanh chóng rời khỏi làng. Tôi đưa vụ việc này ra tòa, và linh mục ấy đã bị phạt. *
Vụ việc ấy cùng với những vụ tương tự đã góp phần vào “Cuộc tranh đấu tại Quebec”. Tỉnh Quebec nằm dưới sự kiểm soát của Giáo hội Công giáo La Mã trong hơn 300 năm. Hàng giáo phẩm và liên minh chính trị của họ bắt bớ Nhân Chứng Giê-hô-va. Thời điểm đó rất khó khăn và chúng tôi chỉ có ít người, nhưng chúng tôi không để mình bị nản lòng. Những người có
lòng thành tại Quebec đã hưởng ứng tin mừng. Tôi có đặc ân giúp nhiều người theo chân lý. Trong số đó có một gia đình gồm mười người đều phụng sự Đức Giê-hô-va. Gương can đảm của họ đã thúc đẩy những người khác rời khỏi Giáo hội Công giáo. Chúng tôi cứ tiếp tục rao giảng và cuối cùng giành chiến thắng!HUẤN LUYỆN ANH EM TRONG NGÔN NGỮ CỦA HỌ
Năm 1956, tôi được bổ nhiệm phụng sự tại Haiti. Hầu hết các giáo sĩ mới đều gặp khó khăn trong việc học tiếng Pháp, nhưng người dân ở đây vẫn lắng nghe. Giáo sĩ Stanley Boggus nói: “Chúng tôi ngạc nhiên là người ta cố gắng giúp chúng tôi diễn đạt điều mình muốn nói”. Lúc đầu, tôi có lợi thế vì từng học tiếng Pháp tại Quebec. Nhưng sau đó tôi nhận ra hầu hết các anh chị địa phương chỉ nói thổ ngữ Haiti. Thế nên, nếu muốn làm giáo sĩ hữu hiệu, chúng tôi phải học ngôn ngữ địa phương. Chúng tôi đã nỗ lực làm thế và được tưởng thưởng.
Để giúp anh em địa phương nhiều hơn, Hội đồng Lãnh đạo đã chấp thuận cho dịch Tháp Canh và những ấn phẩm khác sang thổ ngữ Haiti. Số người tham dự buổi nhóm họp trong khắp cả nước tăng vọt. Vào năm 1950, có 99 người công bố tại Haiti, nhưng con số này lên đến hơn 800 vào năm 1960! Lúc đó, tôi được bổ nhiệm vào Bê-tên. Năm 1961, tôi có niềm vui được tham gia dạy Trường thánh chức Nước Trời. Chúng tôi đã cung cấp sự huấn luyện cho 40 trưởng lão và tiên phong đặc biệt. Tại hội nghị vào tháng 1 năm 1962, chúng tôi khuyến khích anh em địa phương mở rộng thánh chức, và một số đã được bổ nhiệm làm tiên phong đặc biệt. Những điều này diễn ra thật đúng lúc vì sự chống đối bắt đầu nổi lên.
Ngày 23-1-1962, ngay sau kỳ hội nghị, tôi và giáo sĩ Andrew D’Amico bị bắt tại văn phòng chi nhánh. Tất cả tạp chí Tỉnh Thức! ngày 8-1-1962 (tiếng Pháp) đều bị tịch thu. Số Tỉnh Thức! này có trích từ các tờ báo của Pháp cho biết ở Haiti người ta thực hành tà thuật. Một số người * Nhưng anh em địa phương được huấn luyện vẫn thi hành tốt các trách nhiệm. Thật vui mừng khi thấy họ bền bỉ chịu đựng và tiến bộ về thiêng liêng. Giờ đây, họ thậm chí còn có Kinh Thánh—Bản dịch Thế Giới Mới trong thổ ngữ Haiti. Đây là điều mà trước kia chúng tôi chỉ dám mơ đến.
không thích những lời đó và nói rằng chi nhánh Haiti đã viết bài ấy. Vài tuần sau, các giáo sĩ bị trục xuất.VIỆC XÂY CẤT TẠI CỘNG HÒA TRUNG PHI
Sau khi phụng sự ở Haiti, tôi được bổ nhiệm làm giáo sĩ tại Cộng hòa Trung Phi. Về sau, tôi có đặc ân làm giám thị lưu động, rồi làm giám thị chi nhánh.
Vào thời đó, nhiều Phòng Nước Trời được xây rất đơn giản. Tôi học cách đi lượm rơm trong rừng và lợp mái. Người qua đường lấy làm lạ khi thấy tôi loay hoay làm công việc này. Anh em ở đây cũng được khuyến khích tham gia nhiều hơn vào việc xây cất và bảo trì Phòng Nước Trời. Các nhà lãnh đạo tôn giáo chế giễu chúng tôi vì nhà thờ của họ có mái tôn còn của chúng tôi thì không. Không để mình bị nản lòng, chúng tôi tiếp tục thờ phượng ở Phòng Nước Trời được lợp mái rơm. Một cơn bão lớn ập vào thủ đô Bangui đã chấm dứt những lời chế giễu. Mái tôn của một nhà thờ bị hất tung và rơi xuống đường, còn mái rơm của các Phòng Nước Trời vẫn nguyên vẹn. Để giám sát công việc Nước Trời tốt hơn, chúng tôi đã xây văn phòng chi nhánh mới và nhà giáo sĩ. Công việc này chỉ mất đúng 5 tháng. *
TÌM ĐƯỢC MỘT NGƯỜI BẠN ĐỜI SỐT SẮNG
Năm 1976, công việc Nước Trời bị cấm tại Cộng hòa Trung Phi. Tôi được bổ nhiệm đến một nước láng giềng là Chad và phụng sự tại thủ đô N’Djamena. Điều tốt là tôi đã gặp Happy, một chị tiên phong đặc biệt sốt sắng đến từ Cameroon. Chúng tôi kết hôn vào ngày 1-4-1978. Trong cùng tháng đó, nội chiến đã nổ ra và như nhiều người khác, chúng tôi chạy trốn về phía nam của đất nước. Khi trận chiến chấm dứt, chúng tôi quay về và thấy nhà mình đã trở thành trụ sở của một nhóm vũ trang. Không chỉ các ấn phẩm, mà cả áo cưới của Happy và quà cưới cũng bị mất hết. Nhưng chúng tôi không để mình bị nản lòng. Chúng tôi vẫn có nhau và hướng đến những công việc khác.
Khoảng hai năm sau, lệnh cấm ở Cộng hòa Trung Phi được bãi bỏ. Chúng tôi trở lại đó và phụng sự trong công tác lưu động. Nhà của chúng tôi là một chiếc xe tải nhỏ có giường xếp, một thùng chứa được 200 lít nước, một tủ lạnh chạy bằng khí đốt nhiên liệu và một bếp ga. Việc đi lại không dễ dàng. Trong một chuyến đi, chúng tôi bị bắt dừng lại tại ít nhất 117 bốt cảnh sát.
Nhiệt độ thường tăng lên đến 50°C. Tại các hội nghị, nhiều khi chúng tôi khó có đủ nước để làm báp-têm. Thế nên, các anh em đi đào từng chút nước từ các lòng sông khô cho đến khi đủ nước làm báp-têm, thường là trong một cái thùng.
CÔNG VIỆC TẠI CÁC NƯỚC KHÁC Ở CHÂU PHI
Năm 1980, chúng tôi được bổ nhiệm đến Nigeria. Trong hai năm rưỡi ở đấy, chúng tôi giúp chuẩn bị xây cất một chi nhánh mới. Các anh đã mua một nhà kho hai tầng để tháo dỡ và lắp đặt tại nơi có chi nhánh mới. Vào một buổi sáng, tôi leo lên khá cao để phụ giúp tháo dỡ. Đến trưa, tôi leo xuống nhưng vì việc tháo dỡ đã làm thay đổi cấu trúc nên tôi bị hụt chân và ngã xuống đất. Tôi nghĩ tình trạng của mình khá nghiêm trọng. Tuy nhiên, sau khi chụp X quang và kiểm tra, bác sĩ nói với Happy: “Đừng lo. Anh ấy chỉ bị đứt một vài dây chằng và một hai tuần sau sẽ ổn”.
Năm 1986, chúng tôi chuyển đến Bờ Biển Ngà và phụng sự trong công tác lưu động. Công việc này đưa chúng tôi đến nước láng giềng Burkina Faso. Chúng tôi không bao giờ nghĩ rằng vài năm sau đó, Burkina sẽ là nhà của mình trong một thời gian.
Tôi rời Canada vào năm 1956. Nhưng 47 năm sau, vào năm 2003, tôi trở về Bê-tên tại Canada và lần này là cùng với Happy. Trên giấy tờ chúng tôi là người Canada, nhưng chúng tôi cảm thấy mình thuộc về châu Phi.
Rồi vào năm 2007, ở tuổi 79, tôi quay trở lại châu Phi! Chúng tôi được bổ nhiệm đến Burkina Faso và tôi trợ giúp với tư cách thành viên Ủy ban Quốc gia. Văn phòng này về sau trở thành văn phòng dịch thuật từ xa dưới sự giám sát của chi nhánh Benin. Vào tháng 8 năm 2013, chúng tôi được bổ nhiệm đến Bê-tên tại Benin.
Dù sức khỏe bị hạn chế, tôi vẫn yêu mến thánh chức. Trong ba năm qua, với sự trợ giúp của các trưởng lão và sự ủng hộ đầy yêu thương của vợ, tôi vui mừng chứng kiến hai học viên của mình báp-têm là Gédéon và Frégis. Giờ đây, họ đang sốt sắng phụng sự Đức Giê-hô-va.
Rồi vợ chồng tôi chuyển đến chi nhánh ở Nam Phi để tôi được gia đình Bê-tên chăm sóc sức khỏe. Nam Phi là nước thứ bảy tại châu Phi mà tôi có đặc ân được phụng sự. Vào tháng 10 năm 2017, chúng tôi nhận một ân phước tuyệt vời là được dự lễ dâng hiến trụ sở trung ương tại Warwick, New York. Đó là sự kiện vô cùng đáng nhớ!
Trong sách Niên giám năm 1994, nơi trang 255, nói: “Chúng tôi muốn khuyên tất cả những ai đã bền bỉ chịu đựng thi hành công việc trong nhiều năm rằng: ‘Hãy can đảm và đừng buông xuôi, vì những gì anh chị làm sẽ được tưởng thưởng’.—2 Sử 15:7”. Tôi và Happy quyết tâm theo sát lời khuyên này và khuyến khích người khác cũng làm thế.
^ đ. 9 Do Nhân Chứng Giê-hô-va xuất bản vào năm 1944, nhưng nay không còn ấn hành.
^ đ. 18 Xem bài “Mục sư tại Quebec bị kết án vì đe dọa Nhân Chứng Giê-hô-va” trong Tỉnh Thức! ngày 8-11-1953, trg 3-5 (Anh ngữ).
^ đ. 23 Xem chi tiết trong sách Niên giám của Nhân Chứng Giê-hô-va năm 1994, trg 148-150 (Anh ngữ).
^ đ. 26 Xem bài “Xây dựng trên nền vững chắc” trong Tỉnh Thức! ngày 8-5-1966, trg 27 (Anh ngữ).