Đi đến nội dung

Đi đến mục lục

Bạn còn nhớ không?

Bạn còn nhớ không?

Bạn có đọc kỹ những số Tháp Canh năm vừa qua không? Hãy thử trả lời những câu hỏi sau:

Chúng ta nên đối xử với những tín đồ được xức dầu như thế nào?

Chúng ta quý trọng đức tin của họ, nhưng không dành quá nhiều sự chú ý cho họ. Chúng ta tránh “tâng bốc người khác” (Giu 16, chú thích). Chúng ta sẽ không hỏi những câu hỏi cá nhân về hy vọng của họ.—w20.01, trg 29.

Điều gì giúp anh chị tin chắc Đức Giê-hô-va chú ý đến mình?

Kinh Thánh cho biết ngài chú ý đến anh chị ngay từ khi anh chị chưa sinh ra. Ngài lắng nghe lời cầu nguyện của anh chị. Ngài biết tư tưởng và lòng của anh chị, và hành động của anh chị ảnh hưởng đến ngài (1 Sử 28:9; Châm 27:11). Đức Giê-hô-va kéo anh chị đến với ngài.—w20.02, trg 12.

Hãy nêu ví dụ cho thấy khi nào nên nói và không nên nói.

Chúng ta vui mừng nói về Đức Giê-hô-va. Chúng ta lên tiếng khi thấy một người đang lạc vào con đường nguy hiểm về thiêng liêng. Các trưởng lão cho lời khuyên khi cần. Chúng ta không muốn gặng hỏi người khác thông tin về hoạt động ở những nước bị cấm đoán, và cũng không tiết lộ về những điều ấy. Chúng ta không nói về những vấn đề cần giữ kín.—w20.03, trg 20, 21.

Châu chấu được nói đến nơi Giô-ên chương 2 khác với châu chấu nơi Khải huyền chương 9 như thế nào?

Giô-ên 2:20-29 nói rằng Đức Chúa Trời đuổi châu chấu đi và hứa là sẽ bù đắp cho những thiệt hại mà chúng gây ra. Sau này, ngài đổ thần khí xuống. Những điều này được ứng nghiệm khi quân Ba-by-lôn xâm lược Y-sơ-ra-ên và vào thời kỳ sau đó. Khải huyền 9:1-11 nói đến những người được xức dầu vào thời chúng ta được ví như châu chấu. Họ công bố sự phán xét của Đức Chúa Trời đối với thế gian gian ác này, và điều đó khiến những kẻ ủng hộ thế gian rất khó chịu.—w20.04, trg 3-6.

Vua phương bắc thời nay là ai?

Đó là Nga và các đồng minh. Họ bắt bớ dân Đức Chúa Trời khi cấm đoán công việc rao giảng và cho thấy họ thù ghét các Nhân Chứng. Vua phương bắc cũng tranh giành quyền lực với vua phương nam.—w20.05, trg 13.

Phải chăng chín đức tính được liệt kê nơi Ga-la-ti 5:22, 23 là tất cả những khía cạnh của “bông trái của thần khí”?

Không. Thần khí thánh giúp chúng ta sinh ra những đức tính tốt khác nữa, chẳng hạn như công chính (Ê-phê 5:8, 9).—w20.06, trg 17.

Một mối nguy hiểm của việc đăng bình luận, hình ảnh và video của mình lên mạng xã hội là gì?

Những gì đăng lên mạng có thể khiến người khác nghĩ anh chị đang khoe khoang, chứ không khiêm nhường.—w20.07, trg 6, 7.

Tín đồ đạo Đấng Ki-tô có thể học được gì từ ngư dân thành thạo?

Họ thả lưới ở nơi và thời điểm có thể đánh bắt được cá. Họ được huấn luyện để dùng công cụ phù hợp. Họ can đảm làm việc dù thời tiết thay đổi. Chúng ta cũng có thể làm như thế trong thánh chức.—w20.09, trg 5.

Chúng ta có thể giúp học viên Kinh Thánh ngày càng yêu thương Đức Giê-hô-va qua một số cách nào?

Chúng ta có thể khuyến khích họ đọc Kinh Thánh mỗi ngày và suy ngẫm những gì mình đọc. Và chúng ta có thể dạy họ cách cầu nguyện.—w20.11, trg 4.

Từ “mọi người” trong câu “Trong Đấng Ki-tô mọi người đều sẽ được sống” bao gồm những ai?—1 Cô 15:22.

Ý của sứ đồ Phao-lô không phải là mọi người sẽ được sống lại. Từ “mọi người” mà ông nói đến trong câu này bao gồm những tín đồ được xức dầu, là những người “đã được nên thánh, hợp nhất với Đấng Ki-tô Giê-su” (1 Cô 1:2; 15:18).—w20.12, trg 5, 6.

Các tín đồ được xức dầu sẽ làm gì sau khi ‘biến đổi trong nháy mắt, trong lúc tiếng kèn cuối cùng trỗi lên’?—1 Cô 15:51-53.

Họ sẽ cùng với Đấng Ki-tô cai trị các nước bằng cây gậy sắt (Khải 2:26, 27).—w20.12, trg 12, 13.