BÀI HỌC 9
Tình yêu thương và công lý vào thời Y-sơ-ra-ên xưa
“Ngài yêu sự công chính và chuộng công lý. Trái đất đầy tình yêu thương thành tín của Đức Giê-hô-va”.—THI 33:5.
BÀI HÁT 3 Sức mạnh, hy vọng và niềm tin cậy của chúng con
GIỚI THIỆU *
1, 2. (a) Tất cả chúng ta đều mong muốn điều gì? (b) Chúng ta có thể tin chắc điều gì?
Ai trong chúng ta cũng muốn được yêu thương và được đối xử công bằng. Nếu bị đối xử bất công và thiếu yêu thương hết lần này đến lần khác, có lẽ chúng ta cảm thấy vô dụng và tuyệt vọng.
2 Đức Giê-hô-va biết chúng ta khao khát được yêu thương và mong muốn có công lý (Thi 33:5). Hãy tin chắc rằng ngài rất yêu thương chúng ta và muốn chúng ta được đối xử công bằng. Chúng ta có thể thấy rõ điều này khi xem xét kỹ Luật pháp Đức Giê-hô-va ban cho dân Y-sơ-ra-ên qua Môi-se. Nếu anh chị cảm thấy đau buồn vì bị đối xử bất công và thiếu yêu thương, hãy xem Luật pháp Môi-se * tiết lộ thế nào về lòng quan tâm của Đức Giê-hô-va dành cho dân ngài.
3. (a) Theo Rô-ma 13:8-10, chúng ta học được gì khi xem xét Luật pháp Môi-se? (b) Bài này sẽ giải đáp những câu hỏi nào?
3 Khi xem xét Luật pháp Môi-se, chúng ta thấy Đức Giê-hô-va là đấng đầy lòng quan tâm và yêu thương. (Đọc Rô-ma 13:8-10). Trong bài này, chúng ta sẽ xem xét một số điều luật được ban cho dân Y-sơ-ra-ên và tìm lời giải đáp cho những câu hỏi sau: Tại sao có thể nói tình yêu thương là nền tảng của Luật pháp Môi-se? Tại sao có thể nói Luật pháp Môi-se đẩy mạnh công lý? Những người được ban cho quyền hành phải thực thi Luật pháp Môi-se như thế nào? Và Luật pháp Môi-se đặc biệt bảo vệ những ai? Lời giải đáp cho những câu hỏi này có thể mang lại sự an ủi, niềm hy vọng và giúp chúng ta đến gần hơn với Cha yêu thương trên trời.—Công 17:27; Rô 15:4.
MỘT BỘ LUẬT DỰA TRÊN TÌNH YÊU THƯƠNG
4. (a) Tại sao có thể nói tình yêu thương là nền tảng của Luật pháp Môi-se? (b) Nơi Ma-thi-ơ 22:36-40, Chúa Giê-su nhấn mạnh những điều răn nào?
4 Chúng ta có thể nói tình yêu thương là nền tảng của Luật pháp Môi-se vì tình yêu thương chi phối mọi điều Đức Giê-hô-va làm (1 Giăng 4:8). Trọn bộ luật pháp được ban cho dân Y-sơ-ra-ên dựa trên hai điều răn cơ bản là yêu thương Đức Chúa Trời và yêu người lân cận (Lê 19:18; Phục 6:5; đọc Ma-thi-ơ 22:36-40). Vì thế, chúng ta có thể tin chắc rằng mỗi điều răn trong hơn 600 điều răn của Luật pháp Môi-se đều giúp chúng ta hiểu thêm một khía cạnh nào đó về tình yêu thương của Đức Giê-hô-va. Hãy xem một số ví dụ.
5, 6. Đức Giê-hô-va muốn các cặp vợ chồng làm gì, và ngài biết rõ điều gì? Hãy cho ví dụ.
5 Chung thủy với người hôn phối và nuôi dạy con cái. Đức Giê-hô-va muốn các cặp vợ chồng vun đắp tình yêu thương bền chặt với nhau trong suốt cuộc đời (Sáng 2:24; Mat 19:3-6). Thực tế, ngoại tình là một trong những tội tàn nhẫn nhất. Vì thế, điều răn thứ bảy trong Mười Điều Răn cấm phạm tội ngoại tình (Phục 5:18). Khi ngoại tình, một người “phạm tội với Đức Chúa Trời” và giáng đòn đau đớn trên người hôn phối (Sáng 39:7-9). Có lẽ người bị phản bội cảm thấy tổn thương trong suốt quãng đời còn lại.
6 Đức Giê-hô-va biết rõ cách vợ chồng đối xử với nhau như thế nào. Ngài đặc biệt muốn những người vợ Y-sơ-ra-ên được đối xử tử tế. Một người chồng tôn trọng Luật pháp sẽ yêu thương vợ và không ly dị vợ vì những lý do nhỏ nhặt (Phục 24:1-4; Mat 19:3, 8). Nhưng nếu vấn đề nghiêm trọng nảy sinh và người chồng quyết định ly dị thì anh ta phải đưa cho vợ một tờ ly dị. Tờ ly dị giúp người phụ nữ tránh bị kết tội oan là phạm tội gian dâm. Ngoài ra, trước khi đưa cho vợ tờ ly dị, dường như người chồng phải hỏi ý kiến các trưởng lão trong thành. Nhờ thế, các trưởng lão có cơ hội giúp vợ chồng hòa giải. Đức Giê-hô-va không luôn can thiệp khi một người nam Y-sơ-ra-ên ly dị vợ vì lý do ích kỷ. Tuy nhiên, ngài thấy những giọt nước mắt đau khổ của người vợ, và ngài cảm nhận nỗi đau ấy.—Mal 2:13-16.
7, 8. (a) Đức Giê-hô-va đòi hỏi điều gì nơi các bậc cha mẹ? (Xem hình nơi trang bìa). (b) Chúng ta rút ra những bài học nào?
7 Luật pháp Môi-se cũng cho thấy Đức Giê-hô-va rất quan tâm đến trẻ em. Ngài đòi hỏi cha mẹ chăm sóc con cái không những về nhu cầu thể chất mà còn cả về nhu cầu tâm linh. Cha mẹ cần tận dụng mọi cơ hội để giúp con quý trọng Luật pháp của Đức Giê-hô-va và học cách yêu mến ngài (Phục 6:6-9; 7:13). Một trong những lý do khiến dân Y-sơ-ra-ên bị Đức Giê-hô-va trừng phạt là vì họ đối xử tàn nhẫn với con cái (Giê 7:31, 33). Cha mẹ không được phép bỏ bê hay ngược đãi con cái, nhưng phải xem con là sản nghiệp, một món quà đến từ Đức Giê-hô-va.—Thi 127:3.
8 Bài học: Đức Giê-hô-va rất quan tâm đến cách vợ chồng đối xử với nhau. Ngài muốn cha mẹ yêu thương con cái và đòi hỏi cha mẹ phải chịu trách nhiệm trước mắt ngài về cách đối xử với con.
9-11. Tại sao Đức Giê-hô-va ban điều luật về việc tránh tham muốn những gì thuộc về người khác?
9 Tránh tham muốn. Điều răn cuối cùng trong Mười Điều Răn là tránh tham muốn những gì thuộc về người khác (Phục 5:21; ). Đức Giê-hô-va ban luật này để dạy dân ngài một bài học quan trọng: Họ cần phải cảnh giác lòng mình, bao gồm suy nghĩ và cảm xúc. Ngài biết rõ những hành động gian ác đều từ đó mà ra ( Rô 7:7Châm 4:23). Nếu một người Y-sơ-ra-ên để cho ham muốn sai trái nảy nở trong lòng, rất có thể họ sẽ không đối xử yêu thương với người khác. Vua Đa-vít đã mắc sai lầm đó. Nói chung, ông là người tốt. Nhưng vào một dịp nọ, ông đã tham muốn vợ của người khác, và tham muốn đó dẫn đến tội lỗi (Gia 1:14, 15). Đa-vít phạm tội ngoại tình, sau đó tìm cách lừa gạt chồng của người phụ nữ ấy, rồi âm mưu để ông ta bị giết.—2 Sa 11:2-4; 12:7-11.
10 Vì đọc được lòng con người nên Đức Giê-hô-va biết rõ khi một người Y-sơ-ra-ên vi phạm điều luật về lòng tham muốn (1 Sử 28:9). Điều luật này giúp dân Y-sơ-ra-ên biết họ cần tránh những suy nghĩ dẫn đến hành vi sai trái. Đức Giê-hô-va quả là người Cha khôn ngoan và yêu thương!
11 Bài học: Đức Giê-hô-va nhìn sâu hơn vẻ bề ngoài của một người. Ngài biết rõ con người thật bên trong của chúng ta (1 Sa 16:7). Không một suy nghĩ, cảm xúc hay hành động nào có thể giấu kín được trước mắt ngài. Đức Giê-hô-va tìm điểm tốt nơi chúng ta. Nhưng ngài muốn chúng ta nhận ra và kiểm soát những suy nghĩ sai trái để tránh hành động sai trái.—2 Sử 16:9; Mat 5:27-30.
MỘT BỘ LUẬT ĐẨY MẠNH CÔNG LÝ
12. Luật pháp Môi-se nhấn mạnh điều gì?
12 Luật pháp Môi-se cũng nhấn mạnh rằng Đức Giê-hô-va yêu chuộng công lý (Thi 37:28; Ê-sai 61:8). Ngài nêu gương hoàn hảo cho chúng ta về cách đối xử công bằng với người khác. Khi dân Y-sơ-ra-ên vâng theo những điều luật của Đức Giê-hô-va, họ được ngài ban phước. Còn khi lờ đi tiêu chuẩn công chính của ngài thì họ phải gánh chịu hậu quả. Hãy xem xét thêm hai điều răn khác trong Mười Điều Răn.
13, 14. Hai điều răn đầu tiên trong Mười Điều Răn là gì, và dân Y-sơ-ra-ên nhận được lợi ích nào khi vâng theo những điều luật này?
13 Thờ phượng Đức Giê-hô-va một cách chuyên độc. Hai điều răn đầu tiên trong Mười Điều Răn đòi hỏi dân Y-sơ-ra-ên phải dành cho Đức Giê-hô-va sự sùng kính chuyên độc và cảnh báo họ về việc thờ thần tượng (Xuất 20:3-6). Những điều răn này được ban ra không phải vì lợi ích của Đức Giê-hô-va, nhưng vì lợi ích của dân ngài. Khi dân ngài giữ lòng trung thành, họ được thịnh vượng. Nhưng khi thờ thần của các nước khác, họ phải gánh chịu hậu quả.
14 Hãy nghĩ về dân Ca-na-an. Họ thờ thần tượng vô tri vô giác thay vì thờ Đức Chúa Trời thật và hằng sống. Hậu quả là họ tự hạ thấp phẩm giá của mình (Thi 115:4-8). Điều này được thấy rõ khi họ thực hành những điều gian dâm đồi bại và dâng con để tế thần trong sự thờ phượng. Tương tự thế, khi dân Y-sơ-ra-ên lờ đi Đức Giê-hô-va và chọn thờ thần tượng, họ đã tự hạ thấp mình và gây hại cho gia đình của họ (2 Sử 28:1-4). Những người được ban cho quyền hành thì bác bỏ tiêu chuẩn công bằng của Đức Giê-hô-va. Họ lạm quyền, áp bức người yếu đuối và cô thế (Ê-xê 34:1-4). Đức Giê-hô-va cảnh báo dân Y-sơ-ra-ên rằng ngài sẽ thi hành phán xét trên những kẻ đối xử tệ bạc với phụ nữ và trẻ em (Phục 10:17, 18; 27:19). Trái lại, Đức Giê-hô-va ban phước cho dân ngài khi họ trung thành và đối xử công bằng với người khác.—1 Vua 10:4-9.
15. Chúng ta học được gì về Đức Giê-hô-va?
15 Bài học: Đức Giê-hô-va không có lỗi khi những người tự nhận thờ phượng ngài lờ đi Ê-sai 49:15). Dù có lẽ ngài không can thiệp ngay lập tức, nhưng đến đúng thời điểm ngài sẽ buộc những kẻ phạm tội không ăn năn chịu trách nhiệm về cách họ đối xử với người khác.
các tiêu chuẩn công chính và gây hại cho dân ngài. Đức Giê-hô-va yêu thương chúng ta và biết những lúc chúng ta bị đối xử bất công. Ngài cảm nhận rõ nỗi đau của chúng ta hơn cả một người mẹ cảm nhận nỗi đau của con mình (LUẬT PHÁP PHẢI ĐƯỢC THỰC THI THẾ NÀO?
16-18. Luật pháp Môi-se chi phối những khía cạnh nào của đời sống, và chúng ta rút ra những bài học nào?
16 Luật pháp Môi-se chi phối nhiều khía cạnh trong đời sống của dân Y-sơ-ra-ên. Vì thế, điều thiết yếu là những người được bổ nhiệm phải xét xử một cách công bằng. Họ không chỉ thực thi các trách nhiệm liên quan đến sự thờ phượng mà còn xét xử các vụ án dân sự và hình sự. Hãy xem một số ví dụ.
17 Nếu một người Y-sơ-ra-ên giết người thì sẽ không bị đưa ra xử tử liền. Nhưng các trưởng lão trong thành của người ấy sẽ điều tra vụ việc xem người ấy có đáng bị tử hình không (Phục 19:2-7, 11-13). Các trưởng lão cũng giải quyết nhiều khía cạnh khác trong đời sống, chẳng hạn như những cuộc tranh chấp về tài sản hoặc bất đồng trong hôn nhân (Xuất 21:35; Phục 22:13-19). Khi các trưởng lão xét xử công bằng và dân chúng vâng theo Luật pháp, mọi người đều nhận được lợi ích và mang lại vinh hiển cho Đức Giê-hô-va.—Lê 20:7, 8; Ê-sai 48:17, 18.
18 Bài học: Mọi khía cạnh trong đời sống của chúng ta đều quan trọng đối với Đức Giê-hô-va. Ngài muốn chúng ta đối xử với người khác một cách công bằng và yêu thương. Ngài cũng để ý đến những gì chúng ta nói và làm, ngay cả ở nơi riêng tư.—Hê 4:13.
19-21. (a) Các trưởng lão và quan xét phải đối xử với dân Đức Chúa Trời như thế nào? (b) Luật pháp Môi-se bảo vệ người dân như thế nào, và chúng ta rút ra bài học gì?
19 Đức Giê-hô-va muốn bảo vệ dân ngài khỏi những ảnh hưởng của các nước láng giềng. Thế nên ngài đòi hỏi các trưởng lão và quan xét không được thiên vị khi thực thi Luật pháp. Dù vậy, họ không được đối xử với dân chúng một cách hà khắc hoặc cứng nhắc. Họ phải yêu chuộng công lý.—Phục 1:13-17; 16:18-20.
20 Vì yêu thương dân ngài nên Đức Giê-hô-va lập ra những điều luật để giúp họ tránh bị đối xử bất công. Chẳng hạn, nhờ có Luật pháp mà nguy cơ xét xử oan được giảm bớt. Một bị cáo có quyền biết ai là người cáo buộc mình (Phục 19:16-19; 25:1). Trước khi một người bị kết tội thì phải có ít nhất hai nhân chứng đưa ra bằng chứng buộc tội (Phục 17:6; 19:15). Nhưng nói sao về việc một người Y-sơ-ra-ên phạm tội mà chỉ có một người chứng kiến? Người ấy không nên nghĩ rằng mình sẽ được thoát tội. Đức Giê-hô-va thấy những gì họ đã làm. Luật pháp cũng chi phối quyền hành trong gia đình. Người cha được ban cho quyền hành nhưng quyền đó có giới hạn. Có một số vấn đề trong gia đình cần được các trưởng lão trong thành xét xử và đưa ra phán quyết cuối cùng.—Phục 21:18-21.
21 Bài học: Đức Giê-hô-va nêu gương hoàn hảo; ngài không bao giờ làm điều bất công (Thi 9:7). Ngài ban thưởng cho những ai trung thành ủng hộ tiêu chuẩn của ngài và trừng phạt những kẻ lạm quyền (2 Sa 22:21-23; Ê-xê 9:9, 10). Có lẽ một số người làm điều ác dường như thoát được sự trừng phạt, nhưng đến đúng thời điểm, Đức Giê-hô-va sẽ thực thi công lý (Châm 28:13). Nếu không ăn năn thì chẳng bao lâu họ sẽ nhận ra rằng “rơi vào tay Đức Chúa Trời hằng sống quả là điều đáng sợ”.—Hê 10:30, 31.
LUẬT PHÁP ĐẶC BIỆT BẢO VỆ NHỮNG AI?
22-24. (a) Luật pháp đặc biệt bảo vệ những ai, và chúng ta học được gì về Đức Giê-hô-va? (b) Xuất Ai Cập 22:22-24 đưa ra lời cảnh báo nào?
22 Luật pháp đặc biệt bảo vệ những người không có khả năng tự vệ, chẳng hạn trẻ mồ côi, góa phụ và ngoại kiều. Các quan xét ở Y-sơ-ra-ên được ban mệnh lệnh sau: “Anh em không được bóp méo công lý khi xét xử vụ việc của ngoại kiều hoặc trẻ mồ côi cha, không được lấy áo của góa phụ để làm tin” (Phục 24:17). Thật vậy, Đức Giê-hô-va cho thấy ngài quan tâm đến lợi ích của những người cô thế trong cộng đồng. Và ngài buộc những người ngược đãi họ phải chịu trách nhiệm về hành động của mình.—Đọc Xuất Ai Cập 22:22-24.
Lê 18:6-30). Các dân xung quanh dung túng hoặc thậm chí chấp nhận thực hành này. Nhưng dân Đức Giê-hô-va phải có cùng quan điểm với ngài, đó là xem những thực hành ấy là tội ác ghê tởm.
23 Luật pháp cũng bảo vệ những thành viên trong gia đình khỏi tội ác về tình dục qua việc cấm mọi hình thức của sự loạn luân (24 Bài học: Đức Giê-hô-va muốn những người có trách nhiệm phải thể hiện lòng quan tâm đến những người mà họ coi sóc. Ngài ghét tội ác về tình dục và muốn bảo đảm rằng tất cả mọi người, nhất là những người cô thế, phải được bảo vệ và đối xử công bằng.
LUẬT PHÁP MÔI-SE, “BÓNG CỦA NHỮNG ĐIỀU TỐT LÀNH SẼ ĐẾN”
25, 26. (a) Tại sao có thể nói tình yêu thương và công lý giống như hơi thở và sự sống? (b) Chúng ta sẽ thảo luận điều gì trong bài tới?
25 Tình yêu thương và công lý giống như hơi thở và sự sống; không thể có cái này mà thiếu cái kia. Khi tin chắc Đức Giê-hô-va đối xử công bằng với chúng ta, tình yêu thương của chúng ta dành cho ngài sẽ ngày càng sâu đậm. Rồi khi yêu thương ngài và quý trọng những tiêu chuẩn công chính của ngài, chúng ta sẽ được thôi thúc để yêu thương người khác và đối xử công bằng với họ.
26 Giao ước Luật pháp Môi-se giúp dân Y-sơ-ra-ên có mối quan hệ ngày càng mật thiết với Đức Giê-hô-va. Tuy nhiên, Luật pháp này không còn hiệu lực sau khi Chúa Giê-su hy sinh làm giá chuộc, và Luật này được thay thế bằng một điều tốt lành hơn (Rô 10:4). Sứ đồ Phao-lô miêu tả Luật pháp “là bóng của những điều tốt lành sẽ đến” (Hê 10:1). Bài tiếp theo của loạt bài này sẽ thảo luận một số điều tốt lành đó cũng như vai trò của tình yêu thương và công lý trong hội thánh đạo Đấng Ki-tô.
BÀI HÁT 109 Hãy tha thiết yêu thương từ đáy lòng
^ đ. 5 Đây là bài đầu tiên trong loạt bốn bài thảo luận về lý do chúng ta có thể tin chắc Đức Giê-hô-va quan tâm đến mỗi chúng ta. Ba bài còn lại sẽ có trong Tháp Canh tháng 5 năm 2019. Những bài này có tựa đề: “Tình yêu thương và công lý trong hội thánh đạo Đấng Ki-tô”, “Tình yêu thương và công lý—Khi đối mặt với sự gian ác” và “An ủi nạn nhân của sự lạm dụng”.
^ đ. 2 GIẢI NGHĨA: Hơn 600 điều luật mà Đức Giê-hô-va ban cho dân Y-sơ-ra-ên qua Môi-se được gọi là “Luật pháp”, “Luật pháp Môi-se” và “các điều răn”. Ngoài ra, năm sách đầu tiên của Kinh Thánh (Sáng thế đến Phục truyền luật lệ) cũng thường được nhắc đến là “Luật pháp”. Đôi khi từ này còn được dùng để nói đến toàn bộ phần Kinh Thánh tiếng Hê-bơ-rơ.
^ đ. 60 HÌNH ẢNH: Trong khi chuẩn bị bữa ăn, một người mẹ Y-sơ-ra-ên trò chuyện vui vẻ với các con gái. Phía sau là người cha đang huấn luyện con trai về cách chăm sóc bầy cừu.
^ đ. 64 HÌNH ẢNH: Các trưởng lão tại cổng thành yêu thương giúp một góa phụ và con của bà bị một thương nhân đối xử bất công.