CÂU CHUYỆN CUỘC ĐỜI
“Tôi không bao giờ đơn độc”
Nhiều hoàn cảnh trong đời sống có thể khiến chúng ta cô đơn: khi người thân yêu qua đời, khi chuyển đến nơi xa lạ và lúc sống một mình. Tôi đã trải qua tất cả các hoàn cảnh đó. Nhưng khi nhìn lại cuộc đời, tôi nhận ra rằng mình không bao giờ thật sự đơn độc. Tại sao tôi lại nói thế?
GƯƠNG MẪU CỦA CHA MẸ
Cha mẹ tôi là những người Công giáo sùng đạo. Nhưng khi học Kinh Thánh và biết tên của Đức Chúa Trời là Giê-hô-va, họ đều trở thành những Nhân Chứng sốt sắng. Cha tôi ngưng tạc tượng Chúa Giê-su. Thay vì thế, ông dùng kỹ năng thợ mộc để sửa tầng trệt của nhà chúng tôi thành Phòng Nước Trời đầu tiên ở San Juan del Monte, thuộc Manila, thủ đô của Philippines.
Sau khi tôi chào đời vào năm 1952, cha mẹ bắt đầu dạy tôi về Đức Giê-hô-va, giống như dạy bốn anh trai và ba chị gái của tôi. Trong thời gian tôi lớn lên, cha khuyến khích tôi đọc Kinh Thánh mỗi ngày một chương, và học cùng tôi nhiều ấn phẩm của tổ chức. Thỉnh thoảng, cha mẹ tôi mời giám thị lưu động và các anh đại diện văn phòng chi nhánh đến ở nhà chúng tôi. Cả gia đình tôi nhận được nhiều niềm vui và sự khích lệ từ những kinh nghiệm mà các anh ấy chia sẻ, nhờ thế chúng tôi đều được thúc đẩy để đặt việc phụng sự Đức Giê-hô-va lên hàng đầu trong đời sống.
Cha mẹ để lại cho tôi gương mẫu về đức tin. Sau khi người mẹ yêu dấu của tôi qua đời vì bị bệnh, tôi và cha bắt đầu làm tiên phong vào năm 1971. Nhưng sau đó, vào năm 1973 khi tôi 20 tuổi, cha qua đời. Việc mất cả cha lẫn mẹ khiến tôi cảm thấy trống rỗng và đơn độc. Nhưng hy vọng “chắc chắn và vững vàng” trong Kinh Thánh đã giúp tôi kiên cường và giữ vững về tinh thần lẫn thiêng liêng (Hê 6:19). Không lâu sau khi cha qua đời, tôi nhận nhiệm sở tiên phong đặc biệt trên một hòn đảo hẻo lánh là Coron, thuộc tỉnh Palawan.
ĐƠN ĐỘC TRONG CÁC NHIỆM SỞ KHÓ KHĂN
Tôi đến Coron năm 21 tuổi. Là một chàng trai ở thành phố, tôi rất ngạc nhiên khi phát hiện ra đảo này hầu như không có điện, nước máy, xe hơi hoặc xe máy. Dù hội thánh có một số anh, nhưng tôi không có bạn tiên phong để đồng hành, và đôi khi phải rao giảng một mình. Trong tháng đầu
tiên, tôi rất nhớ gia đình và bạn bè. Ban đêm, tôi nhìn lên bầu trời đầy sao và nước mắt cứ rơi. Tôi muốn rời bỏ nhiệm sở và trở về nhà.Trong những lúc đơn độc ấy, tôi trút đổ lòng với Đức Giê-hô-va. Tôi nhớ lại những ý tưởng khích lệ mà mình đọc trong Kinh Thánh và các ấn phẩm. Tôi thường nghĩ đến Thi thiên 19:14. Tôi nhận ra rằng nếu suy ngẫm về những điều làm vui lòng Đức Giê-hô-va, chẳng hạn như các việc làm và đức tính của ngài, thì Đức Giê-hô-va sẽ là “Vầng Đá và Đấng Cứu Chuộc” của mình. Bài Tháp Canh có tựa “Anh chị không bao giờ lẻ loi” a rất hữu ích với tôi. Tôi đọc đi đọc lại bài ấy. Nhờ đó, tôi xem những lúc ở một mình là những lúc có thời gian riêng với Đức Giê-hô-va, và là cơ hội quý giá để cầu nguyện, học hỏi và suy ngẫm.
Không lâu sau khi đến Coron, tôi được bổ nhiệm làm trưởng lão. Là trưởng lão duy nhất, hằng tuần tôi điều khiển Trường Thánh Chức Thần Quyền, Buổi họp công tác, Buổi học cuốn sách hội thánh và Buổi học Tháp Canh. Hằng tuần tôi cũng trình bày bài giảng công cộng. Một điều chắc chắn là tôi không còn thời gian để cảm thấy cô đơn!
Thánh chức của tôi ở Coron đạt được kết quả tốt và một số học viên Kinh Thánh của tôi đã báp-têm. Nhưng cũng có những khó khăn. Đôi khi, tôi phải cuốc bộ nửa ngày để đến khu vực rao giảng mà không biết mình sẽ qua đêm ở đâu khi đến nơi. Khu vực của hội thánh cũng bao gồm nhiều hòn đảo nhỏ hơn. Tôi thường đi xuồng máy vượt qua biển có bão để đến những nơi ấy, dù tôi không biết bơi! Trong mọi khó khăn đó, Đức Giê-hô-va che chở và nâng đỡ tôi. Sau này, tôi nhận ra rằng ngài đã trang bị cho tôi để đối phó với những khó khăn lớn hơn trong nhiệm sở tiếp theo.
PAPUA NEW GUINEA
Năm 1978, tôi được bổ nhiệm đến Papua New Guinea, ở phía bắc của nước Úc. Papua New Guinea có nhiều đồi núi và có diện tích tương đương với Tây Ban Nha. Tôi ngạc nhiên khi biết rằng nước này có khoảng ba triệu dân và hơn 800 ngôn ngữ. Điều tốt là đa số mọi người có thể nói tiếng Melanesian Pidgin, thường được gọi là Tok Pisin.
Tôi tạm thời được bổ nhiệm đến hội thánh tiếng Anh ở thủ đô Port Moresby. Nhưng sau đó, tôi chuyển sang hội thánh tiếng Tok Pisin. Tôi học một lớp dạy ngôn ngữ này và vận dụng những gì mình học vào công việc rao giảng, nhờ thế tôi học được nhanh hơn. Không lâu sau, tôi có thể trình bày bài giảng công cộng bằng tiếng Tok Pisin. Tôi rất ngạc nhiên vì mình chỉ mới đến Papua New Guinea chưa đầy một năm, nhưng đã được bổ nhiệm làm giám thị vòng quanh của các hội thánh tiếng Tok Pisin ở một số tỉnh rộng lớn.
Vì các hội thánh nằm cách xa nhau nên tôi phải tổ chức nhiều hội nghị vòng quanh và thường xuyên di chuyển. Lúc đầu, tôi cảm thấy rất lẻ loi vì sống ở một đất nước xa lạ có ngôn ngữ và phong tục rất mới đối với mình. Tôi không thể di chuyển giữa các hội thánh bằng đường bộ vì địa hình
núi non hiểm trở. Vì thế, hầu như tuần nào tôi cũng phải đi lại bằng máy bay. Đôi khi, tôi là hành khách duy nhất trong chiếc máy bay ọp ẹp có một động cơ. Tôi thấy những chuyến đi này cũng hồi hộp không kém việc đi lại bằng xuồng!Vì ít ai có điện thoại nên tôi liên lạc với hội thánh qua thư. Thông thường, trước khi thư đến tay họ thì tôi đã đến nơi, nên phải hỏi thăm để tìm những người công bố. Dù vậy, mỗi lần gặp các anh chị, tôi được chào đón nồng nhiệt nên cảm thấy mọi nỗ lực của mình thật đáng công. Tôi cảm nghiệm sự trợ giúp của Đức Giê-hô-va qua nhiều cách, và mối quan hệ với ngài ngày càng vững mạnh.
Trong lần đầu tiên tôi tham dự buổi nhóm họp trên đảo Bougainville, một cặp vợ chồng đã tươi cười, lại gần tôi và hỏi: “Anh có nhận ra chúng tôi không?”. Tôi nhớ là trong lần đầu đến Port Moresby, tôi đã làm chứng cho cặp vợ chồng này và bắt đầu cuộc học hỏi, rồi giao lại cho một anh địa phương chăm sóc. Giờ đây, cả hai đều đã báp-têm! Đây là một trong nhiều ân phước mà tôi nhận được trong ba năm ở Papua New Guinea.
MỘT GIA ĐÌNH NHỎ BẬN RỘN
Trước khi rời Coron vào năm 1978, tôi đã gặp một chị dễ thương và có tinh thần hy sinh, tên là Adel. Chị vừa làm tiên phong đều đều vừa nuôi dạy hai con là Samuel và Shirley. Chị cũng chăm sóc mẹ già. Vào tháng 5 năm 1981, tôi trở lại Philippines để kết hôn với Adel. Sau đó, chúng tôi làm tiên phong đều đều và cùng nhau chăm sóc gia đình.
Dù đã có vợ con, nhưng vào năm 1983, tôi được bổ nhiệm làm tiên phong đặc biệt và được phái đến đảo Linapacan, thuộc tỉnh Palawan. Cả gia đình chúng tôi dọn đến nơi hẻo lánh ấy, là nơi không có Nhân Chứng nào. Khoảng một năm sau, mẹ của Adel qua đời. Điều giúp chúng tôi chịu đựng sự mất mát này là tiếp tục bận rộn trong thánh chức. Chúng tôi có nhiều học viên tiến bộ đến mức không lâu sau chúng tôi cần một Phòng Nước Trời. Vì thế, chúng tôi tự xây một Phòng Nước Trời. Chỉ ba năm sau khi đến Linapacan, chúng tôi vui mừng khi thấy 110 người tham dự Lễ Tưởng Niệm, và sau này nhiều người trong số đó đã tiến bộ đến bước báp-têm.
Năm 1986, tôi được phái đến đảo Culion, nơi có trại phong. Sau đó, Adel cũng được bổ nhiệm làm tiên phong đặc biệt. Lúc đầu, chúng tôi lo lắng về việc rao giảng cho những người bị bệnh phong. Nhưng các anh chị ở địa phương trấn an chúng tôi rằng những bệnh nhân ấy đã được điều trị nên ít có nguy cơ lây nhiễm cho người khác. Một số bệnh nhân cũng tham dự nhóm họp tại nhà của một chị. Không lâu sau, chúng tôi đã thích nghi và thấy thỏa nguyện khi chia sẻ hy vọng trong Kinh Thánh cho những người cảm thấy bị Đức Chúa Trời và con người ruồng bỏ. Thật hạnh phúc khi thấy những người bị bệnh nặng tìm Lu 5:12, 13.
được niềm vui nhờ hy vọng có sức khỏe hoàn hảo trong tương lai!—Các con của chúng tôi thích nghi với cuộc sống ở Culion như thế nào? Vợ chồng tôi mời hai chị từ Coron đến đây sống, nhờ thế các con có bạn tốt. Samuel, Shirley và hai chị ấy đã giúp nhiều em nhỏ học Kinh Thánh, còn vợ chồng tôi thì học với cha mẹ của những em đó. Có thời điểm, chúng tôi học với 11 gia đình. Chẳng bao lâu sau, chúng tôi có nhiều học viên tiến bộ đến mức phải thành lập hội thánh mới!
Lúc đầu, tôi là trưởng lão duy nhất trong vùng này. Vì thế, văn phòng chi nhánh đã chỉ định tôi điều khiển các buổi nhóm họp hằng tuần cho tám người công bố ở Culion và cũng làm thế cho chín người công bố tại ngôi làng Marily, nằm cách Culion ba giờ đồng hồ đi xuồng. Sau đó, gia đình chúng tôi lại đi bộ qua vùng núi suốt nhiều giờ để điều khiển các cuộc học hỏi tại ngôi làng Halsey.
Cuối cùng, số người chấp nhận chân lý ở Marily và Halsey đã gia tăng nhiều đến mức chúng tôi phải xây Phòng Nước Trời ở cả hai địa điểm này. Tương tự như ở Linapacan, các anh em và những người chú ý ở địa phương đã cung cấp đa số vật liệu xây dựng và bỏ ra sức lao động. Phòng Nước Trời ở Marily có sức chứa 200 người và có thể nới rộng được, nhờ thế chúng tôi có thể tổ chức các hội nghị ở đó.
SỰ ĐAU BUỒN, NỖI CÔ ĐƠN VÀ CÓ NIỀM VUI TRỞ LẠI
Năm 1993, khi các con đã lớn, vợ chồng tôi bắt đầu công việc vòng quanh ở Philippines. Năm 2000, tôi tham dự Trường Huấn luyện Thánh chức và được huấn luyện để làm giảng viên của trường này. Tôi cảm thấy không đủ khả năng, nhưng Adel luôn khích lệ tôi. Cô ấy nhắc tôi nhớ rằng Đức Giê-hô-va sẽ ban cho tôi sức mạnh để thi hành nhiệm vụ mới này (Phi-líp 4:13). Adel đã rút ra bài học đó từ kinh nghiệm của bản thân vì cô ấy cũng hoàn thành được nhiệm vụ trong khi đương đầu với vấn đề sức khỏe.
Năm 2006, khi tôi đang dạy một lớp, Adel được chẩn đoán mắc bệnh Parkinson. Chúng
tôi bị sốc! Khi tôi muốn ngưng làm giảng viên để chăm sóc cho cô ấy, Adel nói rằng: “Anh hãy tìm một bác sĩ điều trị bệnh này giúp em, và em biết là Đức Giê-hô-va sẽ giúp chúng mình tiếp tục nhiệm vụ này”. Trong sáu năm sau đó, Adel tiếp tục phụng sự Đức Giê-hô-va mà không phàn nàn. Khi không còn đi bộ được, cô ấy ngồi xe lăn để rao giảng. Khi hầu như không thể nói được nữa, cô ấy vẫn cố gắng bình luận một hoặc hai từ tại các buổi nhóm họp. Adel thường xuyên nhận được những lời thể hiện lòng quý trọng về gương chịu đựng tuyệt vời của mình cho đến khi qua đời vào năm 2013. Tôi đã có hơn 30 năm đồng hành với người vợ trung thành và đầy lòng yêu thương, nên khi cô ấy qua đời, cảm giác đau buồn và cô đơn một lần nữa lại bao trùm lấy tôi.Adel đã muốn tôi tiếp tục nhiệm sở của mình, nên tôi làm thế. Tôi luôn bận rộn phụng sự Đức Giê-hô-va, và điều này giúp tôi đương đầu với nỗi cô đơn. Từ năm 2014 tới năm 2017, tôi được bổ nhiệm đến thăm các hội thánh tiếng Tagalog ở những nước mà công việc của chúng ta bị cấm đoán. Sau đó, tôi đến thăm hội thánh tiếng Tagalog ở Đài Loan, Hoa Kỳ và Canada. Vào năm 2019, tôi dạy các lớp của Trường dành cho người rao truyền Nước Trời ở Ấn Độ và Thái Lan bằng tiếng Anh. Tôi có nhiều niềm vui trong tất cả các nhiệm sở này và cảm thấy hạnh phúc nhất khi bận rộn phụng sự Đức Giê-hô-va.
SỰ GIÚP ĐỠ KHÔNG Ở XA
Trong mỗi nhiệm sở, tôi trở nên gắn bó với các anh chị mà mình gặp, nên việc rời xa họ không hề dễ dàng. Nhưng vào những lúc như thế, tôi đã tập hoàn toàn nương cậy Đức Giê-hô-va. Hết lần này đến lần khác, tôi cảm nghiệm sự trợ giúp của ngài, và điều này giúp tôi sẵn sàng thích nghi với bất cứ sự thay đổi nào trong đời sống. Giờ đây, tôi đang làm tiên phong đặc biệt ở Philippines. Hội thánh mới đã trở thành gia đình luôn quan tâm và hỗ trợ tôi. Tôi cũng tự hào khi thấy Samuel và Shirley noi theo đức tin của Adel.—3 Giăng 4.
Thật vậy, tôi đã trải qua nhiều khó khăn thử thách trong đời sống, kể cả việc chứng kiến người vợ yêu dấu chịu đau đớn và chết khi mắc bệnh nặng. Tôi cũng phải thích nghi với nhiều hoàn cảnh mới. Nhưng tôi nhận thấy Đức Giê-hô-va “không ở xa mỗi người trong chúng ta” (Công 17:27). Tay của Đức Giê-hô-va không “ngắn quá”, nên ngay cả các tôi tớ của ngài ở những nơi hẻo lánh cũng được ngài trợ giúp và thêm sức (Ê-sai 59:1). Thật biết ơn vì Đức Giê-hô-va, Vầng Đá của tôi, luôn bên cạnh tôi trong suốt cuộc đời! Tôi không bao giờ đơn độc.
a Xem Tháp Canh ngày 1-9-1972, trg 521-527 (Anh ngữ).