BÀI HỌC 16
Bênh vực sự thật về cái chết
‘Chúng ta phân biệt lời thần khải nào là thật, lời thần khải nào là giả’.—1 GIĂNG 4:6.
BÀI HÁT 73 Xin giúp chúng con dạn dĩ
GIỚI THIỆU *
1, 2. (a) Sa-tan lừa gạt người ta bằng những cách nào? (b) Chúng ta sẽ xem xét điều gì trong bài này?
Sa-tan, “cha sự nói dối”, đã lừa gạt người ta từ thời ban đầu của lịch sử nhân loại (Giăng 8:44). Trong số những lời nói dối của hắn có sự dạy dỗ sai lầm về cái chết và sự sống sau khi chết. Sự dạy dỗ ấy dẫn đến nhiều phong tục phổ biến và mê tín dị đoan. Điều này khiến nhiều anh em chúng ta phải “tranh chiến quyết liệt vì đức tin” khi có người trong gia đình hoặc trong cộng đồng qua đời.—Giu 3.
2 Khi đối mặt với thử thách như thế, điều gì giúp anh chị giữ vững lập trường để bênh vực điều Kinh Thánh dạy về cái chết? (Ê-phê 6:11). Làm thế nào anh chị có thể an ủi và làm vững mạnh một anh em đồng đạo đang bị áp lực tham gia phong tục làm buồn lòng Đức Chúa Trời? Bài này sẽ xem xét sự hướng dẫn Đức Giê-hô-va ban cho chúng ta. Trước hết, hãy xem Kinh Thánh nói gì về cái chết.
SỰ THẬT VỀ TÌNH TRẠNG NGƯỜI CHẾT
3. Lời nói dối đầu tiên dẫn đến hậu quả nào?
3 Đức Chúa Trời không có ý định cho con người chết. Nhưng để sống mãi mãi, A-đam và Ê-va phải vâng lời Đức Giê-hô-va, đấng ban cho họ một mệnh lệnh đơn giản: “Về cây biết điều thiện và điều ác, con không được phép ăn, vì vào ngày con ăn, chắc chắn con sẽ chết” (Sáng 2:16, 17). Rồi Sa-tan xuất hiện. Hắn nói với Ê-va qua con rắn: “Các người sẽ không chết đâu”. Đáng buồn là bà đã tin lời nói dối của hắn và ăn trái của cây ấy. Sau đó, chồng bà cũng ăn (Sáng 3:4, 6). Vì thế, tội lỗi và sự chết đã vào gia đình nhân loại.—Rô 5:12.
4, 5. Sa-tan tiếp tục lừa gạt nhân loại như thế nào?
4 A-đam và Ê-va đã chết, đúng như lời Đức Giê-hô-va phán. Nhưng Sa-tan không ngừng nói dối về cái chết. Hắn 1 Ti 4:1.
bắt đầu đưa ra những lời nói dối khác, trong đó có lời nói dối cho rằng khi một người qua đời, phần xác của họ chết nhưng phần hồn thì tiếp tục sống, có lẽ trong cõi thần linh. Những hình thức khác nhau của lời nói dối ấy đã lừa gạt vô số người cho đến tận ngày nay.—5 Tại sao nhiều người bị lừa gạt đến vậy? Những lời nói dối của Sa-tan về cái chết đánh vào cảm xúc tự nhiên của con người. Vì được tạo ra để sống mãi mãi, chúng ta không muốn chết (Truyền 3:11). Chúng ta xem sự chết là kẻ thù.—1 Cô 15:26.
6, 7. (a) Sa-tan có thành công trong việc giấu kín sự thật về cái chết không? Hãy giải thích. (b) Biết sự thật về cái chết giải thoát chúng ta khỏi nỗi sợ hãi như thế nào?
6 Dù Sa-tan nỗ lực đến mấy thì sự thật về cái chết cũng không bị giấu kín. Thực tế ngày nay, nhiều người hơn bao giờ hết được biết và rao báo điều Kinh Thánh dạy về tình trạng người chết và hy vọng dành cho họ (Truyền 9:5, 10; Công 24:15). Những sự thật ấy an ủi chúng ta, giúp chúng ta hiểu rõ và không quá sợ hãi cái chết. Chẳng hạn, chúng ta không sợ người chết và cũng không sợ điều xấu sẽ xảy đến với họ. Chúng ta biết họ không còn sống và không thể làm hại người khác. Họ như thể đang chìm vào giấc ngủ sâu (Giăng 11:11-14). Chúng ta cũng biết người chết không hề ý thức về thời gian. Thế nên khi sống lại, ngay cả những người đã chết hàng thế kỷ cũng sẽ xem khoảng thời gian ấy chỉ là trong giây lát.
7 Hẳn anh chị đồng ý rằng sự thật về cái chết rất rõ ràng, đơn giản và hợp lý. Điều này thật tương phản với những lời nói dối vô lý của Sa-tan! Ngoài việc làm cho người ta lầm lạc, những lời nói dối đó còn vu khống Đấng Tạo Hóa. Để hiểu rõ hơn về những tổn hại do Sa-tan gây ra, hãy xem xét ba câu hỏi: Những lời nói dối của Sa-tan vu khống Đức Giê-hô-va như thế nào? Chúng làm suy yếu niềm tin vào sự hy sinh làm giá chuộc của Đấng Ki-tô ra sao? Chúng gây thêm sự khốn khổ và đau buồn cho con người như thế nào?
NHỮNG LỜI NÓI DỐI CỦA SA-TAN GÂY NHIỀU TAI HẠI
8. Những lời nơi Giê-rê-mi 19:5 cho thấy lời nói dối của Sa-tan về người chết vu khống Đức Giê-hô-va như thế nào?
8 Lời nói dối của Sa-tan vu khống Đức Giê-hô-va. Những lời nói dối về cái chết 1 Giăng 4:8). Anh chị cảm thấy thế nào về điều này? Quan trọng hơn, Đức Giê-hô-va cảm thấy ra sao? Suy cho cùng, ngài ghét mọi hình thức tàn nhẫn.—Đọc Giê-rê-mi 19:5.
bao gồm sự dạy dỗ sai lầm là người chết sẽ bị hành hạ trong hỏa ngục. Sự dạy dỗ như thế vu khống Đức Chúa Trời! Như thế nào? Qua sự dạy dỗ ấy, Sa-tan như thể đang gán cho Đức Chúa Trời, một đấng yêu thương, bản tính độc ác của hắn (9. Những lời nói dối của Sa-tan ảnh hưởng thế nào đến niềm tin vào sự hy sinh làm giá chuộc của Đấng Ki-tô được nói đến nơi Giăng 3:16 và 15:13?
9 Lời nói dối của Sa-tan làm suy yếu niềm tin vào sự hy sinh làm giá chuộc của Đấng Ki-tô (Mat 20:28). Lời nói dối khác của Sa-tan là con người có linh hồn bất tử. Nếu điều này là thật thì con người vốn đã có sự sống vĩnh cửu, và Đấng Ki-tô không cần hiến mạng sống làm giá chuộc cho chúng ta. Hãy nhớ rằng sự hy sinh của Đấng Ki-tô là biểu hiện tình yêu thương cao cả nhất dành cho nhân loại. (Đọc Giăng 3:16; 15:13). Hãy hình dung Đức Giê-hô-va và Con ngài cảm thấy thế nào về những sự dạy dỗ khiến người ta xem nhẹ món quà quý giá ấy!
10. Những lời nói dối của Sa-tan về cái chết gây thêm sự khốn khổ và đau buồn cho con người như thế nào?
10 Lời nói dối của Sa-tan gây thêm sự khốn khổ và đau buồn cho con người. Khi mất con, những bậc cha mẹ có thể được giải thích rằng Chúa cần thêm một thiên thần nên đã mang con của họ lên trời. Lời nói dối độc địa này sẽ xoa dịu nỗi đau của họ hay sẽ khiến họ càng đau buồn? Giáo lý sai lầm về hỏa ngục từng được dùng để bào chữa cho sự tra tấn, bao gồm thiêu sống người chống lại giáo hội. Theo sách nói về Tòa án Dị giáo Tây Ban Nha, những người chịu trách nhiệm về hành vi tàn nhẫn này có lẽ tin rằng họ đang cho những người dị giáo “nếm thử trước việc bị hành hạ đời đời trong hỏa ngục” để những người đó có thể ăn năn trước khi chết và không bị quăng vào hỏa ngục. Tại một số nơi, người ta thờ cúng tổ tiên để thể hiện lòng hiếu kính hoặc muốn được phù hộ. Số khác muốn làm hài lòng tổ tiên để tránh bị trừng phạt. Đáng buồn là niềm tin dựa vào những lời dối trá của Sa-tan không mang lại niềm an ủi thật sự. Thay vì thế, chúng khiến người ta lo lắng, thậm chí là sợ hãi.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ BÊNH VỰC SỰ THẬT?
11. Người thân hay bạn bè có ý tốt có thể gây áp lực ra sao để chúng ta đi ngược lại Lời Đức Chúa Trời?
11 Tình yêu thương dành cho Đức Chúa Trời và Lời ngài thúc đẩy chúng ta quyết tâm vâng lời ngài ngay cả khi bị người thân hay bạn bè gây áp lực tham gia những thực hành trái với Kinh Thánh. Họ có thể muốn làm chúng ta xấu hổ bằng cách nói rằng chúng ta không yêu thương và bất kính với người đã khuất. Hoặc họ nói rằng hành động của chúng ta sẽ khiến người chết nổi giận và làm hại người còn sống. Làm thế nào để bênh vực sự thật? Hãy xem chúng ta có thể áp dụng những nguyên tắc Kinh Thánh sau như thế nào.
12. Niềm tin và phong tục nào liên quan đến người chết hoàn toàn trái với Kinh Thánh?
12 Hãy quyết tâm “tách biệt khỏi” niềm tin và phong tục trái với Kinh Thánh (2 Cô 6:17). Tại một nước thuộc vùng biển Ca-ri-bê, nhiều người tin rằng sau khi một người chết, “hồn ma” của người ấy có thể còn lảng vảng và trừng phạt những người đã đối xử tệ với mình. Một tài liệu tham khảo cho biết “hồn ma” đó thậm chí có thể “gây họa cho cộng đồng”. Một số nơi ở châu Phi có phong tục che phủ các tấm gương trong nhà của người chết và quay những bức hình của người ấy vào tường. Tại sao họ làm thế? Một số người cho rằng không nên để người chết nhìn thấy hình ảnh của chính mình! Là tôi tớ Đức Giê-hô-va, chắc chắn chúng ta không tin vào những phong tục trái với Kinh Thánh hoặc tham gia bất cứ thực hành nào cổ vũ những lời nói dối của Sa-tan!—1 Cô 10:21, 22.
13. Theo Gia-cơ 1:5, anh chị nên làm gì nếu không biết chắc mình có nên tham gia phong tục nào đó hay không?
13 Nếu anh chị không biết chắc mình có nên tham gia phong tục nào đó hay không, hãy cầu xin Đức Giê-hô-va ban sự khôn ngoan. (Đọc Gia-cơ 1:5). Sau đó, hãy nghiên cứu ấn phẩm của tổ chức. Nếu cần, hãy xin lời khuyên từ các trưởng lão. Họ sẽ không nói anh chị phải làm gì, nhưng có thể hướng anh chị đến nguyên tắc Kinh Thánh phù hợp, chẳng hạn như các nguyên tắc được nói trong bài này. Khi làm thế, anh chị đang rèn luyện “khả năng nhận thức” của mình, và khả năng ấy sẽ giúp anh chị “phân biệt điều đúng, điều sai”.—Hê 5:14.
14. Làm thế nào chúng ta có thể tránh làm người khác vấp ngã?
14 “Hãy làm mọi việc vì sự vinh hiển của Đức Chúa Trời. Hãy tránh trở nên cớ gây vấp ngã” (1 Cô 10:31, 32). Khi quyết định có tham gia phong tục nào đó hay không, chúng ta cũng nên nghĩ xem quyết định của mình có thể ảnh hưởng thế nào đến lương tâm người khác, đặc biệt là anh em đồng đạo. Chúng ta không bao giờ muốn làm người khác vấp ngã! (Mác 9:42). Ngoài ra, chúng ta cũng muốn tránh làm mất lòng những người không cùng đức tin nếu có thể. Tình yêu thương sẽ thôi thúc chúng ta nói chuyện với họ một cách tôn trọng và điều này góp phần tôn vinh Đức Giê-hô-va. Chắc chắn chúng ta không muốn cãi cọ hoặc chế giễu phong tục của họ. Hãy nhớ rằng tình yêu thương có quyền lực rất lớn! Khi thể hiện tình yêu thương với thái độ ân cần và tôn trọng, chúng ta có thể làm mềm lòng những người chống đối.
15, 16. (a) Tại sao cho người khác biết về niềm tin của mình là điều khôn ngoan? Hãy nêu ví dụ. (b) Những lời của Phao-lô nơi Rô-ma 1:16 áp dụng cho chúng ta như thế nào?
15 Hãy cho người khác biết anh chị là Ê-sai 43:10). Nếu cho người thân và hàng xóm biết anh chị thờ phượng Đức Giê-hô-va, có thể anh chị sẽ dễ đối phó với những tình huống căng thẳng hơn. Anh Francisco sống ở Mozambique viết: “Khi tôi và vợ là Carolina học chân lý, chúng tôi nói với gia đình rằng mình sẽ không thờ cúng người chết nữa. Thử thách xảy đến khi chị của Carolina qua đời. Nơi chúng tôi sống có phong tục là tắm thi thể theo nghi thức tôn giáo, và người họ hàng gần nhất của người chết phải ngủ ba đêm tại nơi nước tắm thi thể được đổ ra. Người ta nghĩ làm thế sẽ khiến cho linh hồn người chết được khuây khỏa. Gia đình Carolina muốn cô ấy thực hiện nghi thức này”.
Nhân Chứng Giê-hô-va (16 Vợ chồng anh Francisco đương đầu ra sao trước áp lực đó? Anh Francisco cho biết: “Vì yêu thương Đức Giê-hô-va và muốn làm ngài vui lòng, chúng tôi từ chối thực hiện nghi thức ấy. Gia đình Carolina nổi giận lôi đình. Họ vu cho chúng tôi tội bất kính với người đã khuất và nói sẽ cắt đứt liên lạc và không giúp đỡ chúng tôi nữa. Vì trước đó đã giải thích niềm tin của mình với họ nên chúng tôi không bàn vấn đề này nữa khi họ đang tức giận. Một số người bà con thậm chí còn bênh vực chúng tôi, nói rằng chúng tôi đã giải thích niềm tin của mình rồi. Với thời gian, họ hàng của Carolina dịu xuống và chúng tôi đã hòa thuận lại với họ. Một số người còn đến nhà chúng tôi để xin ấn phẩm”. Mong sao chúng ta không bao giờ hổ thẹn khi giữ vững lập trường để có thể bênh vực sự thật về cái chết.—Đọc Rô-ma 1:16.
AN ỦI VÀ HỖ TRỢ NHỮNG NGƯỜI ĐANG ĐAU BUỒN
17. Làm thế nào chúng ta có thể trở thành người bạn chân thật của một anh em đồng đạo đang đau buồn?
17 Khi một anh em đồng đạo có người thân yêu qua đời, chúng ta nên cố gắng trở thành “người bạn chân thật... là anh em sinh ra cho lúc khốn khổ” (Châm 17:17). Làm thế nào để trở thành “người bạn chân thật”, đặc biệt đối với anh chị nào đó đang bị áp lực tham gia các phong tục trái với Kinh Thánh? Hãy xem hai nguyên tắc Kinh Thánh có thể giúp chúng ta an ủi những ai mất người thân.
18. Tại sao Chúa Giê-su khóc, và chúng ta học được gì từ gương của ngài?
18 “Khóc với người đang khóc” (Rô 12:15). Có lẽ chúng ta không biết phải nói gì với người đang đau buồn. Đôi khi, nước mắt có thể nói thay cho lời chúng ta muốn nói. Khi bạn của Chúa Giê-su là La-xa-rơ qua đời, Ma-ri, Ma-thê và những người khác khóc thương người em và người bạn yêu quý này. Bốn ngày sau Chúa Giê-su đến, và khi đó ngài cũng khóc, dù ngài biết sắp làm cho La-xa-rơ sống lại (Giăng 11:17, 33-35). Nước mắt của Chúa Giê-su phản ánh cảm xúc của Cha ngài và cũng nói lên tình yêu thương của Chúa Giê-su dành cho gia đình của người đã khuất. Chắc chắn điều này đã mang lại sự an ủi cho Ma-ri và Ma-thê. Tương tự, khi anh em cảm nhận được tình yêu thương và lòng quan tâm của chúng ta, họ biết rằng mình không đơn độc nhưng luôn có những người bạn ở bên và quan tâm hỗ trợ.
19. Khi an ủi một anh em đang đau buồn, chúng ta có thể áp dụng Truyền đạo 3:7 như thế nào?
19 “Có kỳ im lặng, có kỳ nói ra” (Truyền 3:7). Một cách khác để an ủi anh em đang đau buồn là lắng nghe. Hãy để anh chị ấy trút đổ lòng mình, và đừng buồn nếu họ thốt ra ‘lời thiếu suy nghĩ’ (Gióp 6:2, 3). Có lẽ anh chị ấy cũng đang đối phó với sự căng thẳng vì bị người thân không cùng đức tin gây áp lực. Thế nên, hãy cầu nguyện cùng với họ. Hãy nài xin “Đấng Nghe Lời Cầu Nguyện” ban cho họ sức mạnh và suy nghĩ sáng suốt (Thi 65:2). Nếu hoàn cảnh cho phép, hãy cùng đọc Kinh Thánh với họ hoặc một bài thích hợp từ ấn phẩm, chẳng hạn như một kinh nghiệm khích lệ.
20. Chúng ta sẽ thảo luận điều gì trong bài tới?
20 Quả là đặc ân được biết sự thật về cái chết và tương lai tuyệt vời đang chờ đón những người trong mồ tưởng niệm! (Giăng 5:28, 29). Vì thế, qua lời nói và hành động, chúng ta muốn can đảm bênh vực cho sự thật và chia sẻ với người khác mỗi khi có cơ hội. Bài tới sẽ xem xét một cách khác Sa-tan dùng để kìm kẹp người ta trong bóng tối về thiêng liêng: đó là ma thuật. Chúng ta sẽ xem tại sao mình cần tránh các thực hành và hình thức giải trí dính líu đến các quỷ.
BÀI HÁT 24 Hãy lên núi của Đức Giê-hô-va
^ đ. 5 Sa-tan và các quỷ lừa gạt người ta bằng những lời dối trá về tình trạng người chết. Những lời dối trá ấy dẫn đến nhiều phong tục trái với Kinh Thánh. Bài này sẽ giúp anh chị giữ lòng trung thành với Đức Giê-hô-va khi bị người khác gây áp lực để tham gia các phong tục ấy.
^ đ. 55 HÌNH ẢNH: Hai Nhân Chứng an ủi người họ hàng không cùng đức tin đang đau buồn vì mất người thân.
^ đ. 57 HÌNH ẢNH: Sau khi tra cứu về các phong tục tang lễ, một anh Nhân Chứng giải thích niềm tin của mình với người thân.
^ đ. 59 HÌNH ẢNH: Các trưởng lão an ủi và hỗ trợ một Nhân Chứng có người thân qua đời.