BÀI HỌC 24
“Xin khiến lòng con trọn vẹn để kính sợ danh ngài”
“Xin khiến lòng con trọn vẹn để kính sợ danh ngài. Giê-hô-va Đức Chúa Trời của con ôi, con ca ngợi ngài hết lòng”.—THI 86:11, 12.
BÀI HÁT 7 Đức Giê-hô-va, ngài là sức mạnh của chúng con
GIỚI THIỆU *
1. Kính sợ Đức Chúa Trời có nghĩa gì, và tại sao những người yêu mến Đức Giê-hô-va cần kính sợ ngài?
Tín đồ đạo Đấng Ki-tô yêu mến và kính sợ Đức Chúa Trời. Trong bài này, chúng ta sẽ thảo luận tầm quan trọng của việc kính sợ Đức Chúa Trời. Nhưng kính sợ ngài có nghĩa gì? Những người kính sợ Đức Chúa Trời có lòng tôn kính sâu xa đối với ngài. Họ không muốn làm buồn lòng Cha trên trời vì sợ gây tổn hại cho tình bạn với ngài.—Thi 111:10; Châm 8:13.
2. Dựa trên lời của vua Đa-vít được ghi nơi Thi thiên 86:11, chúng ta sẽ xem xét hai điều nào?
2 Đọc Thi thiên 86:11. Khi suy ngẫm câu này, anh chị có thể thấy rõ vua Đa-vít hiểu được tầm quan trọng của việc kính sợ Đức Chúa Trời. Hãy xem làm thế nào chúng ta có thể áp dụng lời cầu nguyện này của Đa-vít. Trước hết, chúng ta sẽ thảo luận một số lý do mình cần có lòng kính sợ sâu xa đối với danh của Đức Chúa Trời. Sau đó, chúng ta sẽ xem làm sao để thể hiện lòng kính sợ ấy trong đời sống hằng ngày.
TẠI SAO NÊN KÍNH SỢ DANH ĐỨC GIÊ-HÔ-VA?
3. Có lẽ trải nghiệm nào đã giúp Môi-se tiếp tục kính sợ danh của Đức Chúa Trời?
3 Hãy hình dung Môi-se cảm thấy thế nào khi ông núp trong một khe đá và thấy ánh sáng còn lưu lại sau khi sự vinh quang của Đức Giê-hô-va đi ngang qua. Đây có lẽ là trải nghiệm đáng kinh ngạc nhất đối với một người vào trước thời Chúa Giê-su xuống trái đất. Môi-se đã nghe những lời sau, hẳn là từ một thiên sứ: “Giê-hô-va, Giê-hô-va, Đức Chúa Trời thương xót và trắc ẩn, chậm nóng giận, giàu tình yêu thương thành tín và sự chân thật, thể hiện tình yêu thương thành tín đến ngàn đời, tha Xuất 33:17-23; 34:5-7). Có lẽ Môi-se đã nghĩ đến sự việc đó khi dùng danh Giê-hô-va. Không ngạc nhiên khi sau này ông cảnh báo dân Y-sơ-ra-ên là hãy “kính sợ danh vinh hiển và đáng tôn kính” của Đức Chúa Trời.—Phục 28:58.
thứ lỗi lầm, sự phạm pháp và tội lỗi” (4. Việc suy ngẫm về những đức tính nào của Đức Giê-hô-va có thể thúc đẩy chúng ta kính sợ ngài nhiều hơn?
4 Khi nghĩ đến danh Giê-hô-va, chúng ta cũng cần suy ngẫm về đấng mang danh ấy. Chúng ta cần nhớ đến những đức tính của ngài, chẳng hạn như quyền năng, khôn ngoan, công bằng và yêu thương. Việc suy ngẫm về các đức tính này và những đức tính khác có thể thúc đẩy chúng ta kính sợ ngài nhiều hơn.—Thi 77:11-15.
5, 6. (a) Danh của Đức Chúa Trời có nghĩa gì? (b) Theo Xuất Ai Cập 3:13, 14 và Ê-sai 64:8, Đức Giê-hô-va thực hiện bất cứ điều gì ngài muốn bằng cách nào?
5 Chúng ta biết điều gì về ý nghĩa của danh Giê-hô-va? Nhiều học giả đồng ý rằng danh Giê-hô-va dường như có nghĩa là “Đấng làm cho trở thành”. Ý nghĩa này nhắc chúng ta nhớ là không điều gì có thể ngăn cản Đức Giê-hô-va thi hành ý muốn của ngài, và ngài có thể làm cho mọi điều xảy ra đúng như ý muốn đó. Như thế nào?
6 Đức Giê-hô-va trở thành bất cứ điều gì cần thiết để hoàn thành ý định của ngài. (Đọc Xuất Ai Cập 3:13, 14). Chúng ta thường được khuyến khích là suy ngẫm về khả năng đáng kinh ngạc ấy của Đức Chúa Trời. Đức Giê-hô-va cũng có thể khiến các tôi tớ ngài là những người bất toàn trở thành bất cứ điều gì cần thiết để phụng sự ngài và hoàn thành ý định của ngài. (Đọc Ê-sai 64:8). Qua những cách này, Đức Giê-hô-va khiến cho ý muốn của ngài được thực hiện. Chẳng điều gì có thể ngăn cản ý định của ngài trở thành hiện thực.—Ê-sai 46:10, 11.
7. Chúng ta có thể vun đắp lòng biết ơn với Cha trên trời bằng cách nào?
7 Chúng ta có thể vun đắp lòng biết ơn với Cha trên trời bằng cách suy ngẫm về những điều ngài làm và những điều ngài giúp chúng ta thực hiện để thi hành ý muốn ngài. Chẳng hạn, Thi 8:3, 4). Khi suy ngẫm về những điều Đức Chúa Trời giúp chúng ta thực hiện để thi hành ý muốn ngài, chúng ta gia tăng lòng tôn kính sâu xa với ngài. Danh Giê-hô-va thật đáng kính sợ thay! Danh ấy nói lên tất cả các khía cạnh về phẩm chất của Cha trên trời, cũng như tất cả những gì ngài đã, đang và sẽ thực hiện.—Thi 89:7, 8.
khi suy ngẫm về các kỳ công sáng tạo, chúng ta vô cùng thán phục những gì Đức Giê-hô-va tạo ra (“TÔI SẼ LOAN BÁO DANH ĐỨC GIÊ-HÔ-VA”
8. Phục truyền luật lệ 32:2, 3 cho biết Đức Giê-hô-va có quan điểm nào về danh ngài?
8 Ngay trước khi dân Y-sơ-ra-ên vào Đất Hứa, Đức Giê-hô-va dạy Môi-se một bài hát (Phục 31:19). Sau đó, ông phải dạy lại cho dân chúng bài hát ấy. (Đọc Phục truyền luật lệ 32:2, 3). Khi suy ngẫm câu 2 và 3, chúng ta thấy rõ Đức Giê-hô-va không muốn danh ngài bị giấu kín và bị xem là thánh khiết đến mức không được phép thốt lên. Ngài muốn mọi tạo vật thông minh biết danh ngài! Quả là đặc ân cho dân Y-sơ-ra-ên được nghe Môi-se dạy về Đức Giê-hô-va và danh vinh hiển của ngài! Điều Môi-se dạy đã củng cố đức tin của dân chúng và khiến họ tươi tỉnh, chẳng khác nào cơn mưa nhẹ nhàng trên cây cối. Làm thế nào để đảm bảo là việc dạy dỗ của chúng ta cũng giống như thế?
9. Làm thế nào chúng ta có thể góp phần làm thánh danh Đức Giê-hô-va?
9 Khi rao giảng từng nhà hoặc làm chứng nơi công cộng, chúng ta có thể dùng Kinh Thánh để cho thấy danh riêng của Đức Chúa Trời. Chúng ta có thể mời họ xem những tài liệu tôn vinh Đức Giê-hô-va như ấn phẩm, video và các bài thu hút trên trang web của chúng ta. Tại nơi làm việc, trường học hoặc lúc di chuyển, chúng ta có thể tìm cơ hội để chia sẻ về Cha yêu dấu và những đặc tính của ngài. Khi chúng ta nói cho người khác về ý định của Đức Giê-hô-va dành cho nhân loại và trái đất, có lẽ lần đầu tiên họ hiểu ngài yêu thương chúng ta biết dường nào. Khi nói về Cha trên trời, chúng ta giúp làm thánh danh ngài. Chúng ta góp phần vạch trần những lời dối trá và vu khống về Đức Giê-hô-va mà có lẽ người khác được dạy trước đó. Những điều trong Kinh Thánh mà chúng ta chia sẻ là thông điệp giúp người khác tươi tỉnh nhất.—Ê-sai 65:13, 14.
10. Khi điều khiển cuộc học hỏi Kinh Thánh, tại sao chúng ta cần làm nhiều hơn là chỉ dạy về các tiêu chuẩn và đòi hỏi của Đức Chúa Trời?
10 Khi điều khiển cuộc học hỏi Kinh Thánh, chúng ta muốn giúp học viên biết và dùng danh Đức Giê-hô-va. Ngoài ra, chúng ta muốn giúp họ hiểu ý nghĩa của danh ấy. Chúng ta có thực hiện được điều này không nếu chỉ dạy học viên những hướng dẫn, tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời và các quy tắc về hạnh kiểm? Một học viên có thể học về luật pháp của Đức Chúa Trời, thậm chí quý trọng luật pháp đó. Nhưng người ấy có vâng lời Đức Chúa Trời vì yêu thương ngài không? Hãy nhớ là Ê-va biết rõ luật pháp của Đức Chúa Trời, nhưng bà không thật lòng yêu thương Đấng Lập Luật, và A-đam cũng vậy (Sáng 3:1-6). Thế nên, chúng ta phải làm nhiều hơn là chỉ dạy người khác về các tiêu chuẩn và đòi hỏi công chính của Đức Chúa Trời.
11. Khi dạy về luật pháp và tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời, làm thế nào chúng ta giúp học viên yêu mến Đấng Lập Luật?
11 Các đòi hỏi và tiêu chuẩn của Đức Giê-hô-va thật hữu ích và đáng chuộng (Thi 119:97, 111, 112). Nhưng có thể học viên Kinh Thánh không nhận thấy điều đó cho đến khi họ thấy được tình yêu thương của Đức Giê-hô-va nằm đằng sau những đòi hỏi và tiêu chuẩn ấy. Thế nên, chúng ta có thể hỏi học viên: “Tại sao Đức Chúa Trời đòi hỏi tôi tớ ngài làm điều này hoặc không làm điều kia? Điều đó cho chúng ta biết gì về ngài?”. Nếu giúp học viên nghĩ về Đức Giê-hô-va và củng cố tình yêu thương chân thành với danh vinh hiển của ngài, chúng ta có thể dễ động đến lòng họ hơn. Học viên sẽ không chỉ quý trọng luật pháp của Đức Giê-hô-va mà còn yêu mến chính Đấng Lập Luật (Thi 119:68). Đức tin của học viên sẽ lớn mạnh và nhờ thế, họ vượt qua được những thử thách cam go như lửa.—1 Cô 3:12-15.
“CHÚNG TA SẼ BƯỚC THEO DANH CỦA GIÊ-HÔ-VA ĐỨC CHÚA TRỜI”
12. Có lần Đa-vít đã không giữ cho lòng mình trọn vẹn như thế nào, và hậu quả là gì?
12 Một ý quan trọng trong bài Thi thiên 86:11 là “xin khiến lòng con trọn vẹn”. Vua Đa-vít được soi dẫn để viết lời này. Trong đời mình, ông hiểu được rằng thật dễ để cho lòng mình bị phân chia. Lần nọ, ông đang ở trên sân thượng và thấy vợ của người đàn ông khác đang tắm. Lúc đó, lòng của Đa-vít trọn vẹn hay bị phân chia? Ông biết rõ tiêu chuẩn của Đức Giê-hô-va: ‘Ngươi không được tham muốn vợ người khác’ (Xuất 20:17). Nhưng hẳn ông tiếp tục nhìn. Lòng ông đã bị phân chia, một bên là sự tham muốn người phụ nữ đó, Bát-sê-ba, còn bên kia là ước muốn làm vui lòng Đức Giê-hô-va. Dù đã yêu mến và kính sợ ngài nhiều năm nhưng Đa-vít vẫn chiều theo ham muốn ích kỷ. Trong trường hợp này, ông đã làm những điều vô cùng xấu xa. Đa-vít khiến cho danh ngài bị sỉ nhục. Ông cũng khiến cho những người vô tội, kể cả gia đình mình, chịu tổn thất nặng nề.—2 Sa 11:1-5, 14-17; 12:7-12.
13. Làm thế nào chúng ta biết lòng của Đa-vít lại trở nên trọn vẹn?
13 Đức Giê-hô-va giúp Đa-vít nhận ra lỗi lầm nghiêm trọng của mình, và ông có lại mối quan hệ mật thiết với ngài (2 Sa 12:13; Thi 51:2-4, 17). Đa-vít nhớ đến vấn đề và nỗi khốn khổ khi để lòng mình bị phân chia. Lời của ông nơi Thi thiên 86:11 cũng có thể được dịch là: “Xin ban cho con một lòng không bị phân chia”. Đức Giê-hô-va có giúp lòng của Đa-vít không còn bị phân chia không? Có. Vì sau này Kinh Thánh cho biết Đa-vít là người có ‘lòng trọn vẹn với Giê-hô-va Đức Chúa Trời mình’.—1 Vua 11:4; 15:3.
14. Chúng ta cần tự hỏi điều gì, và tại sao?
14 Gương của Đa-vít vừa mang lại sự khích lệ vừa là lời cảnh báo cho chúng ta. Việc ông phạm tội trọng đưa ra lời cảnh báo cho các tôi tớ thời nay của Đức Chúa Trời. Dù đã phụng sự Đức Giê-hô-va bao lâu đi nữa, chúng ta cũng cần tự hỏi: “Mình có đang kháng cự nỗ lực của Sa-tan trong việc khiến lòng mình bị phân chia không?”.
15. Làm thế nào lòng kính sợ dành cho Đức Chúa Trời có thể bảo vệ chúng ta khi thấy hình ảnh khêu gợi?
15 Chẳng hạn, nếu thấy hình ảnh khêu gợi trên mạng hoặc ti-vi, anh chị phản ứng thế 2 Cô 2:11). Hình ảnh đó có thể được ví như cái rìu mà một người dùng để bổ khúc gỗ lớn. Khi người ấy bổ lần đầu thì khúc gỗ không tách làm đôi ngay. Nhưng sau vài lần bổ thì cuối cùng khúc gỗ cũng bị phân ra làm hai. Tương tự, có lẽ một người không thấy rõ tác hại của hình ảnh khêu gợi ngay lập tức. Nhưng cuối cùng hình ảnh đó có thể khiến một người phạm tội, làm lòng người ấy phân chia và phá đổ lòng trọn thành của người ấy. Thế nên, đừng để bất cứ điều gì xấu xa “bổ vào” lòng mình! Hãy giữ cho lòng mình trọn vẹn để kính sợ danh ngài.
nào? Một người dễ lý luận rằng hình ảnh hoặc phim đó không hẳn là tài liệu khiêu dâm. Nhưng đó có phải là một điều mà Sa-tan dùng để phân chia lòng của anh chị không? (16. Khi đối mặt với cám dỗ, chúng ta nên tự hỏi những câu nào?
16 Ngoài những hình ảnh khêu gợi, Sa-tan còn dùng nhiều cám dỗ khác để khiến chúng ta làm điều sai trái. Chúng ta phản ứng thế nào? Rất dễ để một người nghĩ rằng những điều đó không hẳn là xấu. Chẳng hạn, chúng ta có thể lý luận: “Mình không bị khai trừ nếu làm việc này, nên chắc không phải là vấn đề nghiêm trọng đâu”. Lý luận như thế hết sức sai lầm. Chúng ta cần tự hỏi những câu như: “Sa-tan có đang cố dùng cám dỗ này để khiến lòng mình bị phân chia không? Nếu chiều theo ham muốn sai trái thì mình có khiến danh Đức Giê-hô-va bị sỉ nhục không? Hành động này giúp mình đến gần Đức Chúa Trời hơn hay khiến mình xa cách ngài?”. Hãy suy ngẫm những câu hỏi ấy. Cầu xin sự khôn ngoan từ Đức Chúa Trời để trả lời một cách thật lòng (Gia 1:5). Nhờ thế, chúng ta có thể được che chở và cương quyết kháng cự cám dỗ giống như Chúa Giê-su khi ngài nói: “Hỡi Sa-tan, hãy đi cho khuất mắt ta!”.—Mat 4:10.
17. Tại sao một tấm lòng bị phân chia hầu như không có giá trị? Hãy minh họa.
17 Một tấm lòng bị phân chia hầu như không Mat 22:36-38). Đừng bao giờ để cho Sa-tan khiến lòng anh chị bị phân chia!
có giá trị. Hãy hình dung một đội bóng có các cầu thủ không hòa thuận với nhau. Một số cầu thủ chỉ muốn bản thân mình được tôn vinh, số khác không muốn tuân theo luật chơi, còn số khác nữa thì xem thường huấn luyện viên. Một đội như thế rất khó giành thắng lợi trong trận đấu. Ngược lại, một đội có sự hợp nhất thì dễ giành chiến thắng hơn. Lòng của anh chị cũng giống như đội giành chiến thắng nếu cảm xúc, suy nghĩ và ước muốn của anh chị hợp nhất trong việc phụng sự Đức Giê-hô-va. Hãy nhớ rằng Sa-tan có dã tâm là làm cho lòng anh chị bị phân chia. Hắn muốn cảm xúc, suy nghĩ và ước muốn của anh chị mâu thuẫn với nhau và xung đột với tiêu chuẩn của Đức Giê-hô-va. Tuy nhiên, anh chị cần có một tấm lòng trọn vẹn để phụng sự ngài (18. Phù hợp với Mi-chê 4:5, anh chị quyết tâm làm gì?
18 Hãy cầu nguyện với Đức Giê-hô-va như Đa-vít đã cầu nguyện: “Xin khiến lòng con trọn vẹn để kính sợ danh ngài”. Hãy cố gắng hết sức để sống đúng với lời cầu nguyện đó. Mỗi ngày, hãy quyết tâm cho thấy các quyết định của anh chị dù lớn hay nhỏ đều chứng tỏ anh chị có lòng kính sợ sâu xa với danh thánh của Đức Giê-hô-va. Khi làm thế, anh chị sẽ đem lại sự ngợi khen cho danh ngài (Châm 27:11). Cùng với nhà tiên tri Mi-chê, tất cả chúng ta có thể đồng thanh nói: “Chúng ta sẽ bước theo danh của Giê-hô-va Đức Chúa Trời chúng ta đến muôn đời bất tận”.—Mi 4:5.
BÀI HÁT 41 Xin nghe lời cầu nguyện của con
^ đ. 5 Trong bài này, chúng ta sẽ xem xét hai câu trong lời cầu nguyện của vua Đa-vít được ghi nơi Thi thiên 86:11, 12. Kính sợ danh Đức Giê-hô-va có nghĩa gì? Tại sao chúng ta nên kính sợ danh ấy? Làm thế nào việc kính sợ Đức Chúa Trời có thể là sự bảo vệ cho chúng ta để không chiều theo cám dỗ?