BÀI HỌC 34
Anh chị có vị thế đáng trọng trong hội thánh!
“Như thân thể là một nhưng có nhiều bộ phận, và tất cả các bộ phận của thân thể ấy tuy nhiều nhưng cùng một thân thể, thì thân thể Đấng Ki-tô cũng vậy”.—1 CÔ 12:12.
BÀI HÁT 101 Cùng hợp nhất phụng sự
GIỚI THIỆU *
1. Chúng ta có đặc ân nào?
Quả là đặc ân khi được thuộc về hội thánh của Đức Giê-hô-va! Chúng ta đang ở trong địa đàng thiêng liêng gồm những người hạnh phúc và hiếu hòa. Anh chị có vị thế nào trong hội thánh?
2. Phao-lô dùng minh họa nào trong một số lá thư được soi dẫn của ông?
2 Chúng ta có thể học được nhiều điều về đề tài này từ minh họa mà sứ đồ Phao-lô dùng trong một số lá thư được soi dẫn của ông. Trong mỗi lá thư ấy, ông ví hội thánh với thân thể con người. Phao-lô cũng ví những người trong hội thánh với các bộ phận của thân thể.—Rô 12:4-8; 1 Cô 12:12-27; Ê-phê 4:16.
3. Chúng ta sẽ xem xét ba bài học nào trong bài này?
3 Trong bài này, chúng ta sẽ xem xét ba bài học quan trọng từ minh họa của Phao-lô. Thứ nhất, mỗi người chúng ta đều có vị thế * trong hội thánh của Đức Giê-hô-va. Thứ hai, hãy xem chúng ta có thể làm gì nếu khó nhận ra vị thế của mình trong hội thánh. Thứ ba, cũng hãy xem tại sao chúng ta cần siêng năng làm tròn vai trò của mình trong hội thánh.
MỖI CHÚNG TA ĐỀU CÓ VAI TRÒ TRONG HỘI THÁNH
4. Rô-ma 12:4, 5 dạy chúng ta điều gì?
4 Bài học đầu tiên mà chúng ta rút ra từ minh họa của Phao-lô là mỗi người đều có vị thế đáng trọng trong gia đình của Đức Giê-hô-va. Ông mở đầu minh họa bằng những lời: “Như trong thân thể chúng ta có nhiều bộ phận, nhưng không phải mọi bộ phận đều có cùng chức năng; thì chúng ta cũng vậy, tuy có nhiều người nhưng đều hợp nhất trong một thân thể với Đấng Ki-tô, nhưng mỗi người chúng ta là một bộ phận lệ thuộc vào nhau” (Rô 12:4, 5). Ý của Phao-lô là gì? Dù có vai trò khác nhau trong hội thánh nhưng mỗi chúng ta đều quý giá.
5. Đức Giê-hô-va ban cho hội thánh “món quà” nào?
5 Khi nghĩ đến những người có vị thế trong hội thánh, có lẽ anh chị nghĩ ngay đến các anh dẫn đầu (1 Tê 5:12; Hê 13:17). Vì qua Đấng Ki-tô, Đức Giê-hô-va ban cho hội thánh “món quà là những con người” (Ê-phê 4:8). “Món quà” này bao gồm thành viên Hội đồng Lãnh đạo, những anh trợ giúp Hội đồng Lãnh đạo, thành viên Ủy ban Chi nhánh, giám thị vòng quanh, giảng viên lưu động, trưởng lão và phụ tá hội thánh. Tất cả những anh đó đều được thần khí thánh bổ nhiệm để coi sóc bầy chiên quý giá của Đức Giê-hô-va và làm vững mạnh hội thánh.—1 Phi 5:2, 3.
6. Theo 1 Tê-sa-lô-ni-ca 2:6-8, những anh được thần khí thánh bổ nhiệm cố gắng làm gì?
6 Các anh được thần khí thánh bổ nhiệm để đảm nhận những trách nhiệm khác nhau. Các bộ phận, chẳng hạn như tay và chân, đều làm việc để mang lại lợi ích cho cả thân thể. Tương tự, các anh làm việc siêng năng để mang lại lợi ích cho cả hội thánh. Họ không tìm sự vinh hiển cho mình, nhưng cố gắng khích lệ và làm vững mạnh các anh chị. (Đọc 1 Tê-sa-lô-ni-ca 2:6-8). Chúng ta biết ơn Đức Giê-hô-va vì đã ban những anh có tinh thần bất vị kỷ và hội đủ điều kiện về thiêng liêng như thế!
7. Nhiều anh chị phụng sự trọn thời gian nhận được những ân phước nào?
7 Một số anh chị được bổ nhiệm làm giáo sĩ, tiên phong đặc biệt hoặc tiên phong đều đều. Trên khắp thế giới, có nhiều anh chị chọn thánh chức trọn thời gian làm sự nghiệp cho mình. Khi làm thế, họ giúp nhiều người trở thành môn đồ Chúa Giê-su. Dù các anh chị ấy thường có ít của cải vật chất, nhưng Đức Giê-hô-va ban cho họ đời sống tràn đầy ân phước (Mác 10:29, 30). Chúng ta quý trọng những anh chị ấy và biết ơn vì họ là một phần của hội thánh.
8. Tại sao mọi người công bố đều quý giá với Đức Giê-hô-va?
8 Phải chăng chỉ các anh được bổ nhiệm và những anh chị phụng sự trọn thời gian mới có vị thế trong hội thánh? Không phải vậy. Mọi người công bố đều quý giá với Đức Chúa Trời và hội thánh (Rô 10:15; 1 Cô 3:6-9). Thật ra, một trong những mục tiêu quan trọng nhất của hội thánh là đào tạo môn đồ (Mat 28:19, 20; 1 Ti 2:4). Tất cả những ai kết hợp với hội thánh, dù là người công bố đã báp-têm hay chưa báp-têm, đều cố gắng đặt công việc này lên hàng đầu trong đời sống.—Mat 24:14.
9. Tại sao chúng ta quý trọng các chị trong hội thánh?
9 Đức Giê-hô-va ban cho các nữ tín đồ vị thế đáng trọng trong hội thánh. Ngài Lu 8:2, 3; Công 16:14, 15; Rô 16:3, 6; Phi-líp 4:3; Hê 11:11, 31, 35). Thật biết ơn Đức Giê-hô-va vì trong hội thánh chúng ta có các chị cũng thể hiện những phẩm chất tuyệt vời ấy!
quý trọng những người vợ, người mẹ, góa phụ và các chị độc thân trung thành phụng sự ngài. Kinh Thánh đề cập đến gương nổi bật của những người nữ làm vui lòng Đức Chúa Trời. Họ đáng được khen vì nêu gương về đức tin, sự khôn ngoan, sốt sắng, can đảm, rộng rãi và làm việc lành (10. Tại sao chúng ta quý trọng các anh chị lớn tuổi?
10 Chúng ta cũng vui khi được phụng sự vai kề vai với nhiều anh chị lớn tuổi. Trong một số hội thánh, có những anh chị lớn tuổi đã dùng cả cuộc đời để phụng sự Đức Giê-hô-va. Những anh chị lớn tuổi khác có lẽ mới biết chân lý sau này. Dù trong trường hợp nào, hẳn các anh chị lớn tuổi phải chống chọi với vấn đề sức khỏe liên quan đến tuổi già. Những vấn đề này có thể khiến họ không làm được nhiều trong hội thánh và trong công việc rao giảng. Tuy nhiên, họ làm hết sức trong thánh chức và dồn hết năng lực để khích lệ cũng như huấn luyện người khác. Chúng ta được lợi ích từ kinh nghiệm của họ. Họ rất quý giá với Đức Giê-hô-va và chúng ta.—Châm 16:31.
11, 12. Anh chị được khích lệ ra sao từ những người trẻ trong hội thánh?
11 Cũng hãy nghĩ đến những người trẻ. Họ đối mặt với nhiều thử thách khi lớn lên trong thế gian dưới sự ảnh hưởng của Sa-tan Ác Quỷ và các triết lý gian ác của hắn (1 Giăng 5:19). Tuy nhiên, tất cả chúng ta đều được khích lệ khi thấy các em trẻ bình luận tại buổi nhóm họp, tham gia thánh chức và can đảm bênh vực niềm tin. Thật vậy, người trẻ có vị thế đáng trọng trong hội thánh.—Thi 8:2.
12 Tuy nhiên, một số anh chị thấy khó
tin là mình có vai trò quan trọng trong hội thánh. Điều gì có thể giúp mỗi chúng ta nhận ra vị thế của mình trong hội thánh? Hãy cùng xem.NHẬN RA VỊ THẾ CỦA MÌNH TRONG HỘI THÁNH
13, 14. Tại sao một số anh chị cảm thấy mình không có giá trị trong hội thánh?
13 Hãy xem bài học thứ hai rút ra từ minh họa của Phao-lô. Ông nêu một vấn đề mà nhiều người trong chúng ta gặp phải, đó là khó tin rằng mình có giá trị trong hội thánh. Ông viết: “Nếu chân nói: ‘Tôi không phải là tay nên chẳng thuộc về thân’, chẳng phải vì vậy mà nó không thuộc về thân. Nếu tai nói: ‘Tôi không phải là mắt nên không thuộc về thân’, chẳng phải bởi thế mà nó không thuộc về thân” (1 Cô 12:15, 16). Phao-lô muốn dạy chúng ta điều gì?
14 Nếu so sánh mình với người khác trong hội thánh, anh chị sẽ không thấy được giá trị của mình. Một số người có tài dạy dỗ, óc tổ chức hoặc chăn chiên hữu hiệu. Có lẽ anh chị cảm thấy mình không có khả năng như họ. Điều đó cho thấy anh chị khiêm nhường và khiêm tốn (Phi-líp 2:3). Nhưng hãy cẩn thận, vì nếu tiếp tục so sánh mình với những người có khả năng nổi bật, anh chị sẽ thất vọng về chính mình. Thậm chí như Phao-lô đề cập đến, có thể anh chị sẽ cảm thấy mình không có vị thế trong hội thánh. Điều gì có thể giúp anh chị đối phó với cảm xúc như thế?
15. Theo 1 Cô-rinh-tô 12:4-11, chúng ta cần nhận ra điều gì về bất cứ khả năng nào mình có?
15 Hãy xem xét điều này: Vào thế kỷ thứ nhất, Đức Giê-hô-va ban các món quà thần khí thánh cho một số tín đồ, nhưng họ không nhận được món quà như nhau. (Đọc 1 Cô-rinh-tô 12:4-11). Dù họ được Đức Giê-hô-va ban các món quà và khả năng khác nhau, nhưng mỗi tín đồ đều quý giá. Ngày nay, chúng ta không được ban món quà thần khí thánh, nhưng nguyên tắc ấy vẫn áp dụng cho chúng ta. Có thể chúng ta có những khả năng khác nhau nhưng tất cả đều quý giá với Đức Giê-hô-va.
16. Chúng ta cần áp dụng lời khuyên nào của sứ đồ Phao-lô?
16 Thay vì so sánh mình với người khác, chúng ta cần áp dụng lời khuyên được soi dẫn của sứ đồ Phao-lô: “Mỗi người hãy tra xét hành động của chính mình, rồi sẽ có cớ để tự hào về mình mà không so sánh với người khác”.—Ga 6:4.
17. Chúng ta sẽ nhận được lợi ích nào nếu làm theo lời khuyên của Phao-lô?
17 Nếu làm theo lời khuyên ấy và xem xét hành động của chính mình, có thể chúng ta bắt đầu nhận ra mình có những khả năng mà người khác không có. Chẳng hạn, có thể một trưởng lão không có tài dạy dỗ trên bục nhưng lại rất hữu hiệu trong việc đào tạo môn đồ. Hoặc có thể anh không có óc tổ chức như một số trưởng lão khác, nhưng có tiếng là người hiếu khách hay được biết đến là người chăn yêu thương mà các anh chị cảm thấy thoải mái đến xin lời khuyên (Hê 13:2, 16). Khi thấy rõ khả năng của mình, chúng ta sẽ có lý do để vui về điều mình có thể làm cho hội thánh. Hơn nữa, chúng ta sẽ không ghen tị với những anh chị có khả năng khác với mình.
18. Làm thế nào chúng ta có thể trau dồi các kỹ năng mình có?
18 Dù có vị thế khác nhau trong hội thánh, tất cả chúng ta nên có ước muốn phụng sự tốt hơn và trau dồi kỹ năng của mình. Để giúp chúng ta đạt được điều đó, Đức Giê-hô-va huấn luyện chúng ta qua tổ chức của ngài. Chẳng hạn, tại buổi họp giữa tuần, chúng ta nhận được những chỉ dẫn về cách cải thiện thánh chức. Anh chị có tận dụng tối đa chương trình huấn luyện đó không?
19. Làm thế nào anh chị có thể vươn tới mục tiêu tham dự Trường dành cho người rao truyền Nước Trời?
19 Một chương trình huấn luyện tuyệt vời khác là Trường dành cho người rao truyền Nước Trời. Trường này dành cho các anh chị phụng sự trọn thời gian từ 23 đến 65 tuổi. Có lẽ anh chị cảm thấy mình sẽ không bao giờ đạt được mục tiêu học trường này. Nhưng thay vì liệt kê những lý do mình không thể học, hãy liệt kê những lý do mình muốn học. Sau đó, hãy lập kế hoạch để giúp mình hội đủ điều kiện. Với sự giúp đỡ của Đức Giê-hô-va và nỗ lực của bản thân, điều dường như không thể cũng có thể thành hiện thực!
DÙNG CÁC MÓN QUÀ MÌNH CÓ ĐỂ LÀM VỮNG MẠNH HỘI THÁNH
20. Chúng ta học được gì từ Rô-ma 12:6-8?
20 Bài học thứ ba mà chúng ta rút ra từ minh họa của Phao-lô được thấy nơi Rô-ma 12:6-8. (Đọc). Qua đoạn Kinh Thánh này, một lần nữa, Phao-lô cho thấy các tín đồ trong hội thánh được ban những món quà khác nhau. Nhưng ở đây, ông nhấn mạnh là chúng ta nên dùng bất cứ món quà nào mình có để làm vững mạnh hội thánh.
21, 22. Chúng ta học được gì từ anh Robert và anh Felice?
21 Hãy xem kinh nghiệm của anh tạm gọi là Robert. Sau khi phụng sự ở nước ngoài, anh được chỉ định phụng sự tại Bê-tên trong nước. Dù được trấn an là sự thay đổi này không phải vì anh thiếu
khả năng, nhưng anh nói: “Tôi vẫn có cái nhìn tiêu cực về bản thân. Trong nhiều tháng, tôi cảm giác như mình là người thất bại. Có những lúc tôi muốn ngưng phụng sự tại Bê-tên”. Điều gì đã giúp anh lấy lại niềm vui? Một trưởng lão khác nhắc anh rằng Đức Giê-hô-va huấn luyện chúng ta ở mỗi nhiệm sở trước để hữu dụng hơn trong nhiệm sở hiện tại. Anh Robert nhận ra mình cần ngưng nhìn lại phía sau và tập trung vào điều mình có thể làm ngay bây giờ.22 Anh Felice Episcopo đối mặt với thử thách tương tự. Anh cùng vợ tốt nghiệp Trường Ga-la-át năm 1956, và được bổ nhiệm làm giám thị vòng quanh ở Bolivia. Năm 1964, họ có con. Anh Felice nói: “Việc rời nhiệm sở là một thách đố đối với chúng tôi. Phải thừa nhận rằng tôi đã lãng phí khoảng một năm để than thân trách phận. Nhưng với sự giúp đỡ của Đức Giê-hô-va, tôi đã thay đổi thái độ và tập trung vào trách nhiệm làm cha”. Anh chị có cảm thấy giống như anh Robert và anh Felice không? Anh chị có nản lòng vì hiện tại mình không có những đặc ân giống như trước đây? Nếu vậy, anh chị sẽ vui hơn nếu thay đổi cái nhìn của mình, tập trung vào điều mình có thể làm ngay bây giờ để phục vụ Đức Giê-hô-va và anh em. Hãy luôn bận rộn, dùng các món quà và khả năng mình có để giúp người khác, và anh chị sẽ tìm được niềm vui khi làm vững mạnh hội thánh.
23. Chúng ta nên dành thời gian làm gì, và bài kế tiếp sẽ xem xét điều gì?
23 Mỗi chúng ta đều quý giá với Đức Giê-hô-va. Ngài muốn chúng ta thuộc về gia đình của ngài. Nếu dành thời gian suy ngẫm điều có thể làm để củng cố anh em và nỗ lực làm tròn vai trò của mình, chúng ta sẽ không cảm thấy mình vô giá trị trong hội thánh. Còn về quan điểm của chúng ta đối với các anh chị khác trong hội thánh thì sao? Làm thế nào để cho thấy chúng ta quý trọng họ? Bài kế tiếp sẽ xem xét đề tài quan trọng ấy.
BÀI HÁT 24 Hãy lên núi của Đức Giê-hô-va
^ đ. 5 Tất cả chúng ta đều muốn mình có giá trị trước mắt Đức Giê-hô-va. Nhưng đôi khi, chúng ta băn khoăn không biết mình có hữu dụng với ngài hay không. Bài này sẽ cho thấy mỗi chúng ta đều có vị thế đáng trọng trong hội thánh.
^ đ. 3 GIẢI NGHĨA: Vị thế mà chúng ta có trong hội thánh Đức Giê-hô-va nói đến vai trò của mình nhằm làm vững mạnh hội thánh. Vai trò đó không phụ thuộc vào chủng tộc, chi phái, tình trạng kinh tế, địa vị xã hội, văn hóa hay trình độ học vấn.
^ đ. 62 HÌNH ẢNH: Ba hình cho thấy điều xảy ra trước, trong và sau buổi nhóm họp. Hình 1: Một trưởng lão nồng ấm chào đón khách, một anh trẻ lo phần âm thanh và một chị trò chuyện với chị lớn tuổi. Hình 2: Cả người trẻ lẫn người lớn tuổi đều giơ tay bình luận trong Phần học Tháp Canh. Hình 3: Một cặp vợ chồng tham gia làm sạch sẽ Phòng Nước Trời. Một người mẹ dạy con bỏ tiền vào hộp đóng góp. Một anh trẻ phụ trách ấn phẩm, và một anh khích lệ một chị lớn tuổi.