BÀI HỌC 32
Hãy củng cố đức tin của anh chị nơi Đấng Tạo Hóa
“Đức tin là... bằng chứng rõ ràng của những điều có thật nhưng không nhìn thấy được”.—HÊ 11:1.
BÀI HÁT 11 Công trình sáng tạo ngợi khen Đức Chúa Trời
GIỚI THIỆU *
1. Anh chị được dạy điều gì về Đấng Tạo Hóa?
Nếu được nuôi dạy trong chân lý, hẳn anh chị được học về Đức Giê-hô-va từ khi còn nhỏ. Anh chị được dạy rằng ngài là Đấng Tạo Hóa, ngài có những đức tính tuyệt vời, và ngài có một ý định yêu thương dành cho nhân loại.—Sáng 1:1; Công 17:24-27.
2. Một số người có quan điểm nào về những ai tin có Đấng Tạo Hóa?
2 Tuy nhiên, nhiều người không tin Đức Chúa Trời hiện hữu, chứ chưa nói đến việc tin ngài là Đấng Tạo Hóa. Họ tin rằng sự sống xuất hiện một cách ngẫu nhiên, rồi tiến hóa dần dần từ những dạng sống được gọi là đơn giản đến những dạng sống phức tạp hơn. Một số người tin điều này là người có trí thức. Có lẽ họ cho rằng khoa học đã chứng minh Kinh Thánh là sai và chỉ những ai ngu muội, kém thông minh hoặc ngây ngô mới tin có Đấng Tạo Hóa.
3. Tại sao củng cố đức tin của chính mình là điều quan trọng?
3 Quan điểm của một số người có tầm ảnh hưởng sẽ khiến chúng ta nghi ngờ Đức Giê-hô-va là Đấng Tạo Hóa yêu thương không? Điều này phụ thuộc phần lớn vào lý do chúng ta tin Đức Giê-hô-va là Đấng Tạo Hóa. Có phải vì chúng ta được bảo tin như thế hay vì chính chúng ta đã dành thời gian để xem xét bằng chứng? (1 Cô 3:12-15). Dù là Nhân Chứng bao lâu rồi, tất cả chúng ta đều cần tiếp tục củng cố đức tin. Nếu làm thế, chúng ta sẽ không bị lừa gạt bởi “các triết lý cùng những tư tưởng gian trá và rỗng tuếch” đến từ những người dạy dỗ trái với Lời Đức Chúa Trời (Cô 2:8; Hê 11:6). Để giúp chúng ta, bài này sẽ thảo luận (1) lý do nhiều người không tin có Đấng Tạo Hóa, (2) cách để củng cố đức tin nơi Đấng Tạo Hóa là Đức Giê-hô-va, và (3) cách để giữ đức tin mạnh mẽ.
TẠI SAO NHIỀU NGƯỜI KHÔNG TIN CÓ ĐẤNG TẠO HÓA?
4. Theo Hê-bơ-rơ 11:1 và chú thích, đức tin thật dựa trên điều gì?
4 Một số người nghĩ có đức tin nghĩa là tin vào một điều mà không có bằng chứng. Nhưng theo Kinh Thánh, đó không phải là đức tin thật. (Đọc Hê-bơ-rơ 11:1 và chú thích). Hãy lưu ý rằng đức tin nơi những hiện thực vô hình, như Đức Giê-hô-va, Chúa Giê-su và Nước Trời, đều dựa trên bằng chứng có sức thuyết phục (Hê 11:3). Một Nhân Chứng là nhà hóa sinh nói: “Đức tin của chúng ta không phải mù quáng, bỏ qua các sự kiện khoa học”.
5. Tại sao nhiều người không tin rằng sự sống đến từ Đấng Tạo Hóa?
5 Có lẽ chúng ta thắc mắc: “Nếu có bằng chứng thuyết phục cho thấy có Đấng Tạo Hóa, tại sao nhiều người không tin Đức Chúa Trời là nguồn của sự sống?”. Đơn giản là vì một số người chưa từng tự xem xét bằng chứng về điều này. Anh Robert, nay là Nhân Chứng Giê-hô-va, cho biết: “Vì sự sáng tạo chưa bao giờ được nhắc đến ở trường nên tôi nghĩ rằng không có Đấng Tạo Hóa. Mãi đến ngoài 20 tuổi tôi mới có cơ hội nói chuyện với Nhân Chứng Giê-hô-va và nghe những lý lẽ thuyết phục và hợp lý trong Kinh Thánh ủng hộ sự sáng tạo”. *—Xem khung “ Một thông điệp quan trọng dành cho cha mẹ”.
6. Tại sao một số người không tin có Đấng Tạo Hóa?
6 Một số người không tin có Đấng Tạo Hóa vì họ nói rằng họ chỉ tin những gì mình thấy. Nhưng thực tế họ tin vào điều mà họ không thấy, chẳng hạn như trọng lực, vì họ có bằng chứng là nó có thật. Loại Hê 11:1). Cần thời gian và nỗ lực để một người tự xem xét bằng chứng, nhưng nhiều người thiếu động lực để làm thế. Một người không tự xem kỹ bằng chứng có lẽ kết luận rằng không có Đức Chúa Trời.
đức tin được đề cập trong Kinh Thánh liên quan đến bằng chứng về những điều khác “có thật nhưng không nhìn thấy được” (7. Có phải tất cả những người trí thức đều phủ nhận việc Đức Chúa Trời tạo nên vũ trụ không? Hãy giải thích.
7 Sau khi xem xét bằng chứng, một số nhà khoa học đã được thuyết phục rằng Đức Chúa Trời tạo nên vũ trụ. * Giống như anh Robert được đề cập ở trên, có lẽ một số người cho là không có Đấng Tạo Hóa vì sự sáng tạo chưa bao giờ được dạy trong trường đại học. Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học đã tìm hiểu về Đức Giê-hô-va và yêu mến ngài. Như các nhà khoa học này đã làm, tất cả chúng ta cũng cần xây đắp đức tin nơi Đức Chúa Trời, dù mình có trình độ học vấn nào. Không ai có thể làm điều đó thay chúng ta.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ XÂY ĐẮP ĐỨC TIN NƠI ĐẤNG TẠO HÓA?
8, 9. (a) Giờ đây chúng ta sẽ xem xét câu hỏi nào? (b) Học về công trình sáng tạo sẽ mang lại lợi ích nào cho anh chị?
8 Làm thế nào anh chị có thể xây đắp đức tin của mình nơi Đấng Tạo Hóa? Hãy cùng xem bốn cách.
9Học về công trình sáng tạo. Anh chị có thể xây đắp đức tin nơi Đấng Tạo Hóa bằng cách quan sát loài vật, cây cối và các vì sao (Thi 19:1; Ê-sai 40:26). Càng học về những điều như thế, anh chị sẽ càng được thuyết phục rằng Đức Giê-hô-va là Đấng Tạo Hóa. Ấn phẩm của chúng ta thường có những bài giải thích về công trình sáng tạo. Đừng bỏ qua những bài như thế, cho dù anh chị thấy khó hiểu. Hãy cố gắng hấp thu trong khả năng của mình. Và đừng quên xem lại những video rất hay trên trang web jw.org nói về sự sáng tạo đã được trình chiếu tại hội nghị vùng vào những năm gần đây.
10. Hãy nêu một ví dụ cho thấy có một Đấng Tạo Hóa. (Rô-ma 1:20)
10 Khi học về công trình sáng tạo, hãy để ý những điều mình học được cho biết gì về Đấng Tạo Hóa. (Đọc Rô-ma 1:20). Chẳng hạn, có lẽ anh chị biết mặt trời cung cấp nhiệt cần thiết cho sự sống, nhưng cũng phát ra năng lượng có hại dưới dạng tia cực tím. Con người chúng ta cần được bảo vệ khỏi những tia này. Và chúng ta đang được bảo vệ! Bằng cách nào? Ngôi nhà trái đất có tấm khiên bảo vệ, đó là tầng khí ozone lọc bức xạ có hại. Khi những tia cực tím từ mặt trời càng mạnh thì lượng khí ozone càng tăng. Chẳng phải anh chị đồng ý rằng phải có một đấng đứng sau quy trình này và ngài là Đấng Tạo Hóa yêu thương và khôn ngoan sao?
11. Anh chị có thể tìm nơi đâu thông tin về sự sáng tạo giúp xây đắp đức tin? (Xem khung “ Một số tài liệu giúp xây đắp đức tin”).
11 Anh chị có thể tìm được nhiều thông tin về sự sáng tạo giúp xây đắp đức tin bằng cách dùng Cẩm nang tra cứu và nghiên cứu trên jw.org. Anh chị có thể bắt đầu bằng cách xem các bài và video trong loạt bài “Một sự thiết kế?”. Những bài và video ngắn này đề cập đến một số chi tiết đáng kinh ngạc về động vật và công trình sáng tạo khác, cũng như những ví dụ cho thấy các nhà khoa học cố sao chép những điều họ quan sát trong thiên nhiên.
12. Khi học hỏi Kinh Thánh, chúng ta nên để ý một số điều nào?
12Học hỏi Kinh Thánh. Nhà hóa sinh được đề cập ở trên lúc đầu bác bỏ ý tưởng là có một Đấng Tạo Hóa. Nhưng với thời gian, anh đã có đức tin. Anh nói: “Đức tin của tôi không chỉ dựa trên những điều tôi học về khoa học mà còn dựa trên việc học Kinh Thánh kỹ lưỡng”. Có lẽ anh chị đã có sự hiểu biết chính xác về những dạy dỗ trong Lời Đức Chúa Trời. Dù vậy, để xây đắp đức tin nơi Đấng Tạo Hóa, anh chị cần tiếp tục học hỏi Kinh Thánh (Giô-suê 1:8; Thi 119:97). Hãy để ý đến cách Kinh Thánh miêu tả chính xác về các sự kiện lịch sử. Cũng hãy lưu ý đến những lời tiên tri và sự hòa hợp về nội dung của Kinh Thánh. Làm thế sẽ giúp chúng ta củng cố niềm tin rằng có một Đấng Tạo Hóa yêu thương và khôn ngoan tạo ra chúng ta và ngài đã soi dẫn Kinh Thánh. *—2 Ti 3:14; 2 Phi 1:21.
13. Hãy nêu một ví dụ về sự khôn ngoan trong Lời Đức Chúa Trời.
1 Ti 6:9, 10; Châm 28:20; Mat 6:24). Lời cảnh báo đó vẫn hợp thời không? Một sách nói về thái độ của người ta thời nay (The Narcissism Epidemic) cho biết: “Nói chung, những người ham mê vật chất thì ít hạnh phúc và buồn nản nhiều hơn. Thậm chí những người chỉ đơn giản khát khao có nhiều tiền hơn cũng gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần; họ cũng gặp nhiều vấn đề về sức khỏe thể chất hơn”. Vậy lời cảnh báo của Kinh Thánh về việc tránh ham tiền thật hữu ích! Anh chị có thể nghĩ đến những nguyên tắc Kinh Thánh nào khác đã chứng tỏ là hữu ích không? Càng quý trọng lời khuyên của Kinh Thánh, chúng ta sẽ càng tin cậy nơi sự khôn ngoan vượt thời gian mà Đấng Tạo Hóa yêu thương cung cấp (Gia 1:5). Kết quả là đời sống của chúng ta sẽ hạnh phúc hơn.—Ê-sai 48:17, 18.
13 Khi học hỏi Lời Đức Chúa Trời, hãy để ý lời khuyên trong đó hữu ích thế nào. Chẳng hạn, từ lâu Kinh Thánh đã cảnh báo rằng việc ham tiền sẽ gây tai hại và “nhiều nỗi đau” (14. Học hỏi Kinh Thánh sẽ giúp anh chị biết điều gì về Đức Giê-hô-va?
14Hãy có mục tiêu đúng khi học hỏi, đó là để biết rõ hơn về Đức Giê-hô-va (Giăng 17:3). Khi học hỏi Kinh Thánh, anh chị sẽ thấy một nhân cách rõ ràng, và nhân cách này phù hợp với những phẩm chất được phản ánh trong công trình sáng tạo. Những phẩm chất này thuộc về một đấng có thật, chứ không phải đến từ trí tưởng tượng của một người (Xuất 34:6, 7; Thi 145:8, 9). Càng hiểu rõ về Đức Giê-hô-va, đức tin của anh chị nơi ngài sẽ gia tăng, tình yêu thương dành cho ngài sẽ sâu đậm hơn và tình bạn với ngài sẽ càng mạnh mẽ.
15. Anh chị nhận được lợi ích nào khi chia sẻ niềm tin với người khác?
15Hãy chia sẻ niềm tin nơi Đức Chúa Trời với người khác. Khi làm thế, chính đức tin của anh chị sẽ được củng cố. Nhưng nói sao nếu người mà anh chị làm chứng nêu câu hỏi về sự hiện hữu của Đức Chúa Trời và anh chị không biết trả lời thế nào? Hãy cố gắng tìm câu trả lời trong ấn phẩm của tổ chức và chia sẻ với người ấy (1 Phi 3:15). Anh chị cũng có thể nhờ một Nhân Chứng có kinh nghiệm giúp đỡ. Dù người kia có chấp nhận lời giải đáp từ Kinh Thánh hay không, anh chị sẽ vẫn nhận được lợi ích từ việc tra cứu. Đức tin của anh chị sẽ lớn mạnh. Kết quả là anh chị sẽ không bị chao đảo trước lời giả dối của những người có vẻ khôn ngoan và trí thức cho rằng không có Đấng Tạo Hóa.
HÃY GÌN GIỮ ĐỨC TIN!
16. Điều gì có thể xảy ra nếu chúng ta không tiếp tục xây đắp và gìn giữ đức tin?
16 Dù đã phụng sự Đức Giê-hô-va bao lâu, chúng ta cần tiếp tục xây đắp và gìn giữ đức tin nơi ngài. Tại sao? Vì nếu không cẩn thận, đức tin của chúng ta có thể bị suy yếu. Hãy nhớ rằng đức tin liên quan đến bằng chứng của những điều có thật nhưng không nhìn thấy được. Chúng ta dễ quên những điều mình không thấy. Vì thế, Phao-lô nói rằng việc thiếu đức tin là ‘tội lỗi dễ vướng mắc’ (Hê 12:1). Vậy, làm thế nào để tránh cạm bẫy đó?—2 Tê 1:3.
17. Chúng ta cần sự trợ giúp nào để gìn giữ đức tin?
17 Thứ nhất, hãy nài xin Đức Giê-hô-va ban thần khí thánh, và thường xuyên làm thế. Tại sao? Vì đức tin là khía cạnh của bông trái thần khí (Ga 5:22, 23). Chúng ta không thể xây đắp và gìn giữ đức tin nơi Đấng Tạo Hóa nếu không có sự trợ giúp của thần khí ngài. Nếu tiếp tục xin Đức Giê-hô-va ban thần khí, ngài sẽ ban cho chúng ta (Lu 11:13). Chúng ta có thể cầu nguyện cụ thể: “Xin cho [chúng con] thêm đức tin”.—Lu 17:5.
18. Theo Thi thiên 1:2, 3, chúng ta có đặc ân nào?
18 Ngoài ra, hãy đều đặn học hỏi Lời Đức Chúa Trời. (Đọc Thi thiên 1:2, 3). Vào thời điểm bài Thi thiên này được viết, chỉ ít người Y-sơ-ra-ên có một bản trọn bộ Luật pháp Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, vua và các thầy tế lễ có thể có được một bản, và mỗi bảy năm có sắp đặt để “người nam, người nữ, trẻ em” và ngoại kiều sống trong vòng dân Y-sơ-ra-ên được nghe đọc Luật pháp Đức Chúa Trời (Phục 31:10-12). Vào thời Chúa Giê-su, chỉ vài người có những cuộn Kinh Thánh. Phần lớn được lưu giữ trong nhà hội. Trái lại, thời nay đa số người ta có thể có được một phần hoặc trọn bộ Kinh Thánh. Quả là đặc ân vô giá! Chúng ta có thể cho thấy mình quý trọng đặc ân đó bằng cách nào?
19. Chúng ta cần làm gì để giữ đức tin mạnh?
19 Chúng ta cho thấy mình quý trọng đặc ân có Lời Đức Chúa Trời bằng cách đều đặn đọc Lời ấy. Chúng ta cần có thời gian biểu để đọc và học Kinh Thánh, thay vì chỉ đọc lúc có thời gian. Khi theo sát nề nếp học hỏi, chúng ta có thể giữ đức tin mạnh.
20. Chúng ta nên quyết tâm làm gì?
20 Khác với “người khôn ngoan và trí thức” trong thế gian này, chúng ta có đức tin vững chắc dựa trên Lời Đức Chúa Trời (Mat 11:25, 26). Nhờ học hỏi sách thánh này, chúng ta biết tại sao tình trạng trên đất ngày càng suy đồi và Đức Giê-hô-va sẽ làm gì để giải quyết điều đó. Vậy, hãy quyết tâm củng cố đức tin của mình và giúp càng nhiều người càng tốt có đức tin nơi Đấng Tạo Hóa (1 Ti 2:3, 4). Chúng ta cũng hãy tiếp tục trông mong đến thời điểm khi mọi người trên đất sẽ đồng thanh nói những lời nơi Khải huyền 4:11: “Lạy Giê-hô-va Đức Chúa Trời chúng con, ngài xứng đáng nhận sự vinh hiển... vì ngài đã tạo nên muôn vật”.
BÀI HÁT 2 Giê-hô-va là danh Cha
^ đ. 5 Kinh Thánh cho biết rõ Giê-hô-va Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hóa. Nhưng nhiều người không tin điều đó. Họ khăng khăng cho rằng sự sống tự hình thành. Những gì họ nói sẽ không làm chúng ta lay chuyển nếu chúng ta nỗ lực củng cố đức tin nơi Đức Chúa Trời và Kinh Thánh. Bài này sẽ giải thích chúng ta làm điều đó bằng cách nào.
^ đ. 5 Tại nhiều trường học, sự sáng tạo thậm chí không được nhắc đến là một khả năng để lý giải cho nguồn gốc sự sống. Một số nhà giáo dục nói rằng nếu làm thế sẽ ảnh hưởng đến quyền tự do tôn giáo của học sinh.
^ đ. 7 Lời chia sẻ của nhiều người trí thức tin nơi sự sáng tạo, trong đó có các nhà khoa học, được đăng trên jw.org. Vào mục KINH THÁNH GIÚP BẠN > KHOA HỌC & KINH THÁNH > QUAN ĐIỂM VỀ NGUỒN GỐC SỰ SỐNG.
^ đ. 12 Chẳng hạn, xem bài “Khoa học và Kinh Thánh có hòa hợp không?” trong Tỉnh Thức! tháng 4-6 năm 2011 và bài “Những điều Đức Giê-hô-va báo trước đều thành hiện thực” trong Tháp Canh ngày 1-1-2008.