Chúng ta cần tổ chức Đức Giê-hô-va
Chúng ta cần tổ chức Đức Giê-hô-va
BẠN có bao giờ nghe người ta nói: “Tôi tin Đức Chúa Trời nhưng không tin ở tổ chức tôn giáo” không? Những người thường bày tỏ quan điểm tương tự là những người đã từng sốt sắng đi nhà thờ nhưng đã vỡ mộng vì tôn giáo họ không thỏa mãn nhu cầu thiêng liêng của họ. Mặc dù thất vọng về các tổ chức tôn giáo nói chung, nhiều người khẳng định họ vẫn muốn thờ phượng Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, họ cho rằng thờ phượng Ngài theo cách riêng của họ thì tốt hơn là kết hợp với một nhà thờ hoặc tổ chức khác.
Kinh Thánh nói gì? Đức Chúa Trời có muốn tín đồ Đấng Christ kết hợp với một tổ chức không?
Tín đồ Đấng Christ thời ban đầu được lợi ích nhờ có tổ chức
Vào Lễ Ngũ Tuần năm 33 CN, Đức Giê-hô-va đã đổ thánh linh, không phải trên vài tín đồ sống riêng biệt mà trên một nhóm đàn ông và đàn bà nhóm họp “tại một chỗ”, ấy là một phòng cao trong thành Giê-ru-sa-lem. (Công-vụ các Sứ-đồ 2:1) Lúc đó, hội thánh tín đồ Đấng Christ được thành lập và sau này trở thành một tổ chức quốc tế. Điều này chứng tỏ là một ân phước thật sự cho các tín đồ Đấng Christ thời ban đầu đó. Tại sao? Một lý do là họ đã được giao cho một công việc quan trọng—đó là cuối cùng rao giảng tin mừng về Nước của Đức Chúa Trời “khắp đất”. (Ma-thi-ơ 24:14) Trong hội thánh, những người mới vào đạo có thể học từ các tín hữu có kinh nghiệm để biết cách làm công việc rao giảng.
Chẳng bao lâu, thông điệp Nước Trời truyền ra ngoài phạm vi thành Giê-ru-sa-lem rất xa. Thời gian từ năm 62 đến 64 CN, sứ đồ Phi-e-rơ viết lá thư thứ nhất cho tín đồ Đấng Christ ở “rải-rác trong xứ Bông, Ga-la-ti, Cáp-ba-đốc, A-si và Bi-thi-ni”, các nơi này đều nằm ở Thổ Nhĩ Kỳ thời nay. (1 Phi-e-rơ 1:1) Cũng có các tín đồ ở Pha-lê-tin, Li-ban, Sy-ri, Chíp-rơ, Hy Lạp, Cơ-rết và Ý. Khi Phao-lô viết cho người Cô-lô-se vào năm 60-61 CN, tin mừng đã “được giảng ra giữa mọi vật dựng nên ở dưới trời”.—Cô-lô-se 1:23.
Một lợi ích thứ hai của việc kết hợp với một tổ chức là tín đồ Đấng Christ có thể khích lệ lẫn nhau. Khi kết hợp với hội thánh, tín đồ Đấng Christ có thể nghe những bài giảng truyền cảm, cùng nhau học Thánh Kinh, chia sẻ những kinh nghiệm củng cố đức tin, và cùng các tín hữu khác cầu nguyện. (1 Cô-rinh-tô, chương 14) Và những anh thành thục có thể “chăn bầy của Đức Chúa Trời”.—1 Phi-e-rơ 5:2.
Là thành viên của hội thánh, tín đồ Đấng Christ cũng có dịp quen biết nhau và rồi yêu thương nhau. Chẳng những không cảm thấy Công-vụ các Sứ-đồ 2:42; 14:27; 1 Cô-rinh-tô 14:26; Cô-lô-se 4:15, 16.
kết hợp với hội thánh là một gánh nặng, tín đồ Đấng Christ thời ban đầu nhờ đó mà được bồi dưỡng và vững mạnh—Một lý do khác tại sao cần có hội thánh hay tổ chức hợp nhất khắp thế giới là để phát huy sự hợp nhất. Tín đồ Đấng Christ học tập có “đồng một tiếng nói”. (1 Cô-rinh-tô 1:10) Điều này rất quan trọng. Thành viên của hội thánh đến từ nhiều quá trình học vấn và tầng lớp xã hội khác nhau. Họ nói những thứ tiếng khác nhau, và họ có những cá tính rõ ràng khác nhau. (Công-vụ các Sứ-đồ 2:1-11) Đôi khi có sự bất đồng ý kiến thật sự. Tuy nhiên, tín đồ Đấng Christ được giúp đỡ để giải quyết những sự bất đồng như thế trong hội thánh.—Công-vụ các Sứ-đồ 15:1, 2; Phi-líp 4:2, 3.
Những vấn đề quan trọng nào mà trưởng lão địa phương không thể giải quyết thì được chuyển đến các giám thị lưu động thành thục, như Phao-lô. Những vấn đề giáo lý quan trọng thì được chuyển đến một hội đồng lãnh đạo trung ương ở Giê-ru-sa-lem. Hội đồng lãnh đạo lúc đầu gồm có các sứ đồ của Chúa Giê-su Christ nhưng sau này bao gồm cả trưởng lão hội thánh ở Giê-ru-sa-lem. Mỗi hội thánh đều công nhận uy quyền mà Đức Chúa Trời ban cho hội đồng lãnh đạo và những người đại diện để tổ chức công việc truyền giáo, bổ nhiệm các anh vào các chức vụ thánh chức, và đi đến quyết định về những vấn đề giáo lý. Khi hội đồng lãnh đạo giải quyết một vấn đề thì các hội thánh chấp nhận quyết định đó và “đều mừng-rỡ vì được lời yên-ủi”.—Công-vụ các Sứ-đồ 15:1, 2, 28, 30, 31.
Đúng thế, Đức Giê-hô-va đã dùng một tổ chức vào thế kỷ thứ nhất. Còn ngày nay thì sao?
Chúng ta cần một tổ chức ngày nay
Giống như các tín đồ vào thế kỷ thứ nhất, Nhân Chứng Giê-hô-va ngày nay xem trọng sứ mệnh rao giảng tin mừng về Nước Trời. Một cách họ thực hiện việc này là phân phát Kinh Thánh và các sách giúp học Kinh Thánh; việc này đòi hỏi phải có tổ chức.
Các ấn phẩm đạo Đấng Christ phải được biên soạn kỹ, soát lại cho chính xác, in và sau đó được gửi đến các hội thánh. Rồi các tín đồ Đấng Christ còn phải tình nguyện đem các ấn phẩm đến cho những ai muốn đọc. Hàng triệu người nhận được thông điệp về Nước Trời bằng cách này. Những người công bố tin mừng cố gắng thực hiện công việc rao giảng một cách có trật tự, lo sao để không rao giảng quá nhiều một khu vực trong khi bỏ bê những khu vực khác. Tất cả điều này đòi hỏi phải có tổ chức.
Vì “Thiên Chúa không hề tây vị”, Kinh Thánh và ấn phẩm về Kinh Thánh phải được phiên dịch. (Công-vụ các Sứ-đồ 10:34, Nguyễn Thế Thuấn) Hiện nay tạp chí này có trong 132 thứ tiếng, và tạp chí song hành là Tỉnh Thức!, được xuất bản trong 83 thứ tiếng. Điều đó đòi hỏi phải có những ban dịch được tổ chức chu đáo trên khắp thế giới.
Thành viên của hội thánh được khuyến khích khi tham dự các buổi họp và hội nghị đạo Đấng Christ. Ở đó, họ nghe những bài giảng đầy khích lệ, cùng nghiên cứu Kinh Thánh với nhau, chia sẻ những kinh nghiệm xây dựng, và cùng với anh em tín hữu cầu nguyện. Và cũng giống như các anh em của họ vào thế kỷ thứ nhất, họ vui thích được các giám thị lưu động yêu thương thăm viếng để làm vững mạnh đức tin. Vì thế, tín đồ Đấng Christ ngày nay hợp thành “một bầy, và một người chăn”.—Giăng 10:16.
Tất nhiên, Nhân Chứng Giê-hô-va không hoàn toàn, cũng như anh em của họ thời ban đầu. Thế nhưng, họ làm việc với nhau trong sự hợp nhất. Do đó, công việc rao giảng về Nước Trời đang được thực hiện trên khắp đất.—Công-vụ các Sứ-đồ 15:36-40; Ê-phê-sô 4:13.
[Hình nơi trang 31]
Tín đồ Đấng Christ ngày nay hợp thành “một bầy, và một người chăn”