Cyril Lucaris—Một người quý trọng Kinh Thánh
Cyril Lucaris—Một người quý trọng Kinh Thánh
Đó là một ngày hè năm 1638. Các ngư dân ở Biển Marmara gần Constantinople (Istanbul thời nay), thủ đô của Đế Quốc Ottoman, kinh hoàng khi thấy một thi thể nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Khi đến gần nhìn rõ hơn, họ kinh sợ nhận ra rằng xác người bị bóp cổ chết là xác của đại thượng phụ Constantinople, người đứng đầu Giáo Hội Chính Thống. Đây là cái chết bi thảm của Cyril Lucaris, một nhân vật tôn giáo nổi danh của thế kỷ 17.
LUCARIS đã chết trước khi thấy được mơ ước của ông—sự ra mắt của bản dịch Kinh Thánh phần tiếng Hy Lạp bằng tiếng Hy Lạp phổ thông—trở thành hiện thực. Một mơ ước khác của Lucaris cũng không được thực hiện—đó là thấy được Giáo Hội Chính Thống quay về với “tính đơn giản của phúc âm”. Người này là ai? Ông đã đụng đầu với những trở ngại nào trong các nỗ lực đó?
Sửng sốt trước sự thiếu học thức
Cyril Lucaris sinh năm 1572 trong lãnh thổ Candia (ngày nay là Iráklion), Crete, thời đó bị Venice chiếm đóng. Là người có tài năng, ông theo học tại Venice và Padua ở Ý, rồi đi chu du nhiều nơi trong nước đó và các nước khác. Bực tức vì sự tranh giành giữa các phe phái bên trong giáo hội và thu hút bởi những phong trào cải cách ở Âu Châu, có lẽ ông đã thăm viếng Geneva, lúc đó đang ở dưới ảnh hưởng của thuyết Calvin.
Trong khi viếng thăm Ba Lan, Lucaris thấy rằng những người Chính Thống ở đó, cả mục sư lẫn giáo dân, đều ở trong tình trạng tồi tệ về thiêng liêng vì thiếu học thức. Về lại Alexandria và Constantinople, ông lo sợ khi thấy ngay cả các bục giảng—chỗ đọc Kinh Thánh—đã bị tháo dỡ khỏi một số nhà thờ!
Năm 1602, Lucaris đi đến Alexandria, nơi đây ông nối nghiệp người bà con, Đại Thượng Phụ Meletios, trong chức vụ đó. Rồi ông bắt đầu liên lạc thư từ với những nhà thần học có đầu óc cải cách ở Âu Châu. Trong một lá thư, ông viết rằng Giáo Hội Chính Thống vẫn còn thực hành nhiều điều sai lầm. Trong các lá thư khác, ông nhấn mạnh việc giáo hội cần thay thế dị đoan bằng “tính đơn giản của phúc âm” và chỉ dựa vào thẩm quyền của Kinh Thánh mà thôi.
Lucaris cũng lo sợ vì thẩm quyền thiêng liêng của các Ma-thi-ơ 15:6) Ông tiếp thêm rằng, theo ý ông, thì sự thờ hình tượng là điều rất tai hại. Ông nhận định rằng cầu khấn “các thánh” là sỉ nhục Đấng Trung Bảo, Chúa Giê-su.—1 Ti-mô-thê 2:5.
Giáo Phụ được tôn trọng ngang hàng với lời của Chúa Giê-su và các sứ đồ. “Tôi không còn chịu nổi khi nghe người ta nói rằng những lời bình luận thuộc truyền thống con người quan trọng ngang với Kinh Thánh”, ông viết. (Buôn bán ngôi đại thượng phụ
Vì Lucaris có những ý tưởng đó và ác cảm đối với Giáo Hội Công Giáo La Mã, nên những người ủng hộ việc thống nhất với người Công Giáo bên trong Giáo Hội Chính Thống, cùng những thầy tu Dòng Tên đã thù hận và bắt bớ ông. Dù gặp chống đối, nhưng vào năm 1620, Lucaris vẫn được chọn làm đại thượng phụ địa phận Constantinople. Vào thời đó, thể chế đại thượng phụ của Giáo Hội Chính Thống ở dưới quyền chi phối của Đế Quốc Ottoman. Chính phủ Ottoman sẵn sàng cách chức một đại thượng phụ và phong chức một người mới để đánh đổi lấy tiền.
Kẻ thù của Lucaris, phần lớn là những thầy tu Dòng Tên và ủy hội giáo tông lợi hại, có thẩm quyền tuyệt đối là Congregatio de Propaganda Fide (Thánh Bộ Truyền Bá Đức Tin), tiếp tục vu khống và lập mưu hại ông. “Nhằm đeo đuổi mục đích này, các thầy tu Dòng Tên sử dụng mọi thủ đoạn—sự xảo quyệt, vu khống, nịnh hót và nhất là hối lộ, là thứ vũ khí hữu hiệu nhất thời đó để tranh thủ ân huệ của giới cầm quyền [Ottoman]”, theo nhận định của sách Kyrillos Loukaris. Thế là vào năm 1622, Lucaris bị đày sang đảo Rhodes, và Gregory thuộc tỉnh Amasya mua chức đại thượng phụ bằng 20.000 đồng tiền bạc. Tuy nhiên, Gregory không thể đưa ra số tiền đã hứa, cho nên Anthimus thuộc địa phận Adrianople mua chức vụ này, nhưng rốt cuộc lại từ chức sau đó. Lạ thay, Lucaris lại được phục chức.
Lucaris quyết tâm dùng cơ hội mới này để giáo dục hàng giáo phẩm và giáo dân Chính Thống bằng cách xuất bản một bản dịch Kinh Thánh và các giấy nhỏ về thần học. Để thực hiện việc này, ông sắp đặt cho người mang máy in đến Constantinople dưới sự bảo vệ của đại sứ Anh Quốc. Tuy nhiên, khi máy đến nơi vào tháng 6 năm 1627, thì kẻ thù của Lucaris khép ông vào tội dùng máy trong các mục tiêu chính trị, và cuối cùng họ phá hủy máy in này. Bấy giờ Lucaris phải dùng máy in ở Geneva.
Bản dịch Kinh Thánh phần tiếng Hy Lạp
Lòng kính trọng sâu đậm của Lucaris đối với Kinh Thánh và quyền lực giáo hóa của nó khiến ông càng muốn làm cho lời Kinh Thánh dễ đến tay thường dân hơn. Ông ý thức rằng người dân thường không còn hiểu được ngôn ngữ trong nguyên bản Kinh Thánh tiếng Hy Lạp được soi dẫn. Vì vậy quyển sách đầu tiên mà Lucaris ủy nhiệm việc phiên dịch là Kinh Thánh phần tiếng Hy Lạp sang tiếng Hy Lạp thông dụng trong thời ông. Maximus Callipolites, một tu sĩ uyên thâm, bắt đầu dịch thuật vào tháng 3 năm 1629. Nhiều người Chính Thống Giáo xem việc dịch thuật Kinh Thánh là quá trớn, vô luận văn bản xưa tối nghĩa đối với độc giả đến mức nào. Để nhân nhượng họ, Lucaris cho in nguyên bản và bản dịch hiện đại thành hai cột song song, chỉ thêm vào vài lời ghi chú. Vì không lâu sau khi giao bản thảo thì Callipolites qua đời, nên Lucaris đích thân đọc bản in thử. Bản dịch này được in ra ít lâu sau khi Lucaris chết vào năm 1638.
Dù rằng Lucaris tỏ ra thận trọng, bản dịch đó đã gây nên làn sóng phản đối từ nhiều giám mục. Sự kiện Lucaris có lòng yêu mến Lời Đức Chúa Trời quá hiển nhiên trong lời tựa của bản dịch Kinh Thánh đó. Ông viết rằng Kinh Thánh, khi được trình bày bằng ngôn ngữ mà người dân nói, là “thông điệp ngọt ngào, ban cho chúng ta từ trời”. Ông khuyên dân chúng nên “hiểu biết và quen thuộc với toàn bộ nội dung [của Kinh Thánh]” và nói rằng không có cách nào khác để học “chính xác về những điều liên quan đến đức tin... trừ phi học qua các sách Phúc Âm thánh của Đức Chúa Trời”.—Phi-líp 1:9, 10.
Lucaris nghiêm khắc lên án những ai cấm học Kinh Thánh, cũng như những ai bác bỏ việc dịch thuật từ nguyên bản: “Nếu chúng ta nói hay đọc mà không hiểu, thì cũng như nói bông lông”. (So sánh 1 Cô-rinh-tô 14:7-9). Trong phần kết luận lời tựa, ông viết: “Trong khi quí vị đọc Phúc Âm thánh của Đức Chúa Trời trong tiếng mẹ đẻ, hãy hấp thu lợi ích rút ra từ việc đọc,... và cầu mong Đức Chúa Trời luôn soi sáng đường cho quí vị đi đến nơi tốt lành”.—Châm-ngôn 4:18.
Bản Tuyên Xưng Đức Tin
Sau khi đã khởi đầu việc dịch thuật Kinh Thánh, Lucaris mạnh dạn tiến thêm một bước nữa. Vào năm 1629, ông xuất bản ở Geneva một Bản Tuyên Xưng Đức Tin. Đó là lời tuyên ngôn các niềm tin cá nhân mà ông hy vọng Giáo Hội Chính Thống sẽ chấp nhận. Theo sách The Orthodox Church, Bản Tuyên Xưng đó “làm mất hết ý nghĩa của giáo lý Chính Thống về chức vị tu sĩ và các hội dòng thánh, và chê trách việc tôn sùng hình tượng và cầu khấn các thánh, xem đó là những hình thức thờ hình tượng”.
Bản Tuyên Xưng này gồm 18 điều khoản. Điều khoản thứ hai tuyên bố rằng Kinh Thánh được Đức Chúa Trời soi dẫn và thẩm quyền của nó vượt lên trên thẩm quyền của giáo hội. Điều khoản này nói: “Chúng tôi tin Kinh Thánh do Đức Chúa Trời ban cho... Chúng tôi tin rằng thẩm quyền của Kinh Thánh cao hơn thẩm quyền của Giáo Hội. Được Thánh Linh dạy dỗ hoàn toàn khác hẳn việc được người ta dạy dỗ”.—2 Ti-mô-thê 3:16.
Điều khoản thứ tám và thứ mười khẳng định rằng Chúa Giê-su Christ là Đấng Trung Bảo duy nhất, Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm và Đầu của hội thánh. Lucaris viết: “Chúng tôi tin rằng Chúa Giê-su Christ ngồi bên phải Cha ngài và ở đó ngài cầu thay cho chúng ta; chỉ một mình ngài thi hành chức vụ của thầy tế lễ và đấng trung bảo hợp pháp và chân chính”.—Ma-thi-ơ 23:10.
Điều khoản 12 tuyên bố rằng giáo hội có thể sai lạc, lầm lẫn chân với giả, nhưng ánh sáng của thánh linh có thể giải cứu giáo hội qua công sức của những người tuyên giảng trung thành. Trong điều khoản 18, Lucaris khẳng định rằng nơi luyện ngục chỉ là điều tưởng tượng: “Hiển nhiên là không thể chấp nhận Nơi Luyện Ngục tưởng tượng này”.
Phần phụ lục của Bản Tuyên Xưng chứa đựng một số câu hỏi và trả lời. Trong đó, Lucaris nhấn Khải-huyền 22:18, 19.
mạnh trước hết rằng mọi tín đồ nên đọc Kinh Thánh và không đọc Lời Đức Chúa Trời thì có hại cho một tín đồ Đấng Christ. Rồi ông nói thêm rằng phải tránh đọc các Ngụy thư.—Câu hỏi thứ tư là: “Chúng ta nên nghĩ gì về hình tượng?” Lucaris trả lời: “Chúng ta được Kinh Thánh của Đức Chúa Trời dạy dỗ, và Lời Ngài nói rõ ràng: ‘Ngươi không được làm hình tượng cho mình, hay một hình giống bất cứ vật gì ở trên trời, hay ở dưới đất; ngươi không được sùng bái chúng, cũng không được tôn thờ chúng; [Xuất Ê-díp-tô Ký 20:4, 5]’ bởi lẽ chúng ta phải thờ phượng không phải tạo vật mà chỉ một mình Đấng Tạo Hóa, Đấng làm ra trời và đất, và chỉ tôn thờ Ngài mà thôi... Chúng ta không chấp nhận sự thờ phượng và hầu việc [hình tượng], vì Kinh Thánh... cấm, e rằng chúng ta quên mất mà thay vì thờ phượng Đấng Tạo Hóa lại tôn sùng màu sắc và ảnh tượng và tạo vật”.—Công-vụ các Sứ-đồ 17:29.
Lucaris sống trong thời kỳ tăm tối về thiêng liêng; dù không thể nhận thức được đầy đủ mọi vấn đề sai lầm, * nhưng ông có những nỗ lực đáng khen; ông muốn Kinh Thánh làm thẩm quyền cho giáo điều của giáo hội cũng như giáo dục dân chúng về các dạy dỗ của Kinh Thánh.
Ngay sau khi Bản Tuyên Xưng này được phát hành, thì có một làn sóng chống đối mới, nổi lên nghịch lại Lucaris. Vào năm 1633, Cyril Contari, tổng giám mục giáo đô địa phận Beroea (hiện nay là Aleppo) là người có tư thù với Lucaris và được các thầy tu Dòng Tên ủng hộ, cố thương lượng với người Ottoman để mua chức đại thượng phụ. Tuy nhiên, mưu đồ này thất bại khi Contari không trả nổi số tiền. Lucaris vẫn giữ được chức vụ. Năm sau, Athanasius thuộc địa phận Tê-sa-lô-ni-ca trả 60.000 đồng tiền bạc để mua chức này. Lucaris lại bị cách chức. Nhưng chỉ trong một tháng, ông được gọi trở lại và phục chức. Đến lúc đó thì Cyril Contari đã thu góp được 50.000 đồng tiền bạc. Lần này thì Lucaris bị đày sang đảo Rhodes. Sau sáu tháng, các bạn ông phục hồi được chức cho ông.
Tuy nhiên, vào năm 1638, các thầy tu Dòng Tên và những người Chính Thống hợp tác với nhau, buộc cho Lucaris tội mưu phản Đế Quốc Ottoman. Lần này, vua hồi giáo ra lệnh giết ông. Lucaris bị bắt giữ, và vào ngày 27 tháng 7 năm 1638, người ta đưa ông lên một chiếc thuyền nhỏ, như thể đưa đi lưu đày. Khi thuyền vừa ra ngoài khơi, thì ông bị bóp cổ. Họ chôn thi thể ông gần bờ biển, sau đó đào lên và ném xuống biển. Ngư dân tìm thấy xác ông và sau đó các bạn ông đem xác đi chôn cất.
Bài học cho chúng ta
Một học giả nói: “Nên nhớ rằng một trong mục tiêu chính [của Lucaris] là dạy bảo và nâng cao trình độ học thức của giới tăng lữ và giáo dân; trình độ này vào thế kỷ mười sáu và đầu thế kỷ mười bảy đã sa xuống mức cực kỳ thấp”. Nhiều trở ngại đã làm ông không đạt được mục tiêu. Ông bị cách chức năm lần. Ba mươi bốn năm sau khi ông chết, một hội nghị tôn giáo ở Giê-ru-sa-lem nguyền rủa niềm tin của ông là tà thuyết. Họ tuyên bố rằng “không phải bất cứ ai cũng nên đọc” Kinh Thánh, “mà chỉ những người xem xét kỹ những điều sâu sắc của thánh linh mới nên đọc, sau khi đã nghiên cứu thích đáng”—tức là, chỉ giới tu sĩ được cho là có học thức.
Một lần nữa, hàng giáo phẩm cầm quyền đã đàn áp những nỗ lực mang Lời Đức Chúa Trời đến tay bầy chiên. Họ dùng bạo lực để làm im lặng tiếng nói của người đã vạch ra một số sai lầm trong các niềm tin phi Kinh Thánh của họ. Họ chứng tỏ là những kẻ thù tệ hại nhất của tự do tôn giáo và chân lý. Buồn thay, đây là một lập trường vẫn còn tồn tại dưới nhiều hình thức ngay cả trong thời chúng ta. Đây là sự nhắc nhở khiến ta suy nghĩ nghiêm túc về các điều xảy ra khi những mưu đồ xúi giục bởi hàng giáo phẩm cản trở tự do tư tưởng và ngôn luận.
[Chú thích]
^ đ. 24 Trong Bản Tuyên Xưng, ông ủng hộ thuyết Chúa Ba Ngôi, các giáo lý về thuyết tiền định và thuyết linh hồn bất tử—tất cả các dạy dỗ này đều không dựa vào Kinh Thánh.
[Câu nổi bật nơi trang 29]
Lucaris đã có những nỗ lực đáng khen; ông muốn Kinh Thánh làm thẩm quyền cho giáo điều của giáo hội cũng như giáo dục dân chúng về các dạy dỗ của Kinh Thánh
[Khung nơi trang 28]
Lucaris và Bản Viết Tay Alexandrinus
Một trong những bộ sách quý của Thư Viện Anh Quốc là Bản Viết Tay Alexandrinus, bản Kinh Thánh từ thế kỷ thứ năm CN. Bản này lúc đầu có lẽ có 820 tờ, trong số đó 773 tờ đã được bảo tồn.
Trong khi Lucaris còn là đại thượng phụ địa phận Alexandria, Ai Cập, ông có một bộ sưu tập gồm nhiều sách. Khi trở thành đại thượng phụ địa phận Constantinople, ông mang theo Bản Viết Tay Alexandrinus. Vào năm 1624, ông tặng nó cho Vua Anh, James I, qua tay đại sứ Anh ở Thổ Nhĩ Kỳ. Ba năm sau, bản viết tay này được chuyển giao cho người kế vị, Charles I.
Vào năm 1757, Thư Viện Hoàng Gia của Vua được tặng cho nước Anh, và hiện nay bản viết tay quý giá này được trưng bày trong Phòng Triển Lãm John Ritblat của tân Thư Viện Anh Quốc.
[Nguồn tư liệu]
Gewerbehalle, Vol. 10
Hình lấy từ The Codex Alexandrinus in Reduced Photographic Facsimile, 1909
[Nguồn tư liệu nơi trang 26]
Bib. Publ. Univ. de Genève