Đi đến nội dung

Đi đến mục lục

Bạn còn nhớ không?

Bạn còn nhớ không?

Bạn còn nhớ không?

Bạn có thích đọc những số Tháp Canh mới đây không? Hãy thử xem bạn có thể trả lời các câu hỏi sau đây không:

Điều gì đã khiến cho Lễ Giáng Sinh dễ được tiếp nhận ở Hàn Quốc?

Có một niềm tin lâu đời ở Hàn Quốc và một số nước khác về một vị thần nhà bếp mà người ta tin là đến qua ống khói và mang theo quà vào tháng 12. Ngoài ra, sau Thế Chiến II, binh sĩ Hoa Kỳ phát quà và hàng cứu trợ tại các nhà thờ địa phương.—15/12, trang 4, 5.

Qua sự ứng nghiệm của Ê-sai 21:8, Đức Chúa Trời có “người canh” nào trong thời chúng ta?

Các tín đồ được thánh linh xức dầu, phục vụ với tư cách lớp người canh, cảnh giác người ta về ý nghĩa của các biến cố thế giới làm ứng nghiệm lời tiên tri trong Kinh Thánh. Họ cũng giúp các học viên Kinh Thánh nhận ra và tránh những giáo lý cùng những thực hành không dựa trên Kinh Thánh.—1/1, trang 8, 9.

“Anh em Ba Lan” là ai?

Họ là một nhóm tôn giáo nhỏ vào thế kỷ 16 và 17 ở Ba Lan; họ khuyến khích việc triệt để tôn trọng Kinh Thánh và vì thế bác bỏ những giáo lý phổ biến của giáo hội, như Chúa Ba Ngôi, báp têm cho trẻ con, và hỏa ngục. Cuối cùng, họ bị bắt bớ dữ dội và bị buộc phải tản mát đi các xứ khác.—1/1, trang 21-23.

Tại sao nên tin vào lời tiên tri Kinh Thánh thay vì những lời tiên đoán của các nhà tương lai học hoặc chiêm tinh gia?

Những người tự nhận là tiên tri gia chứng tỏ không đáng tin cậy vì họ lờ đi Đức Giê-hô-va và Kinh Thánh. Chỉ có lời tiên tri trong Kinh Thánh mới có thể giúp bạn biết được các biến cố phù hợp với ý định của Đức Chúa Trời như thế nào, giúp ích lâu dài cho bạn và gia đình.—15/1, trang 3.

Một số bằng chứng nào chứng tỏ chúng ta đang sống trong những ngày sau rốt?

Chúng ta có thể thấy ảnh hưởng của việc Sa-tan bị trục xuất khỏi trời. (Khải-huyền 12:9) Chúng ta sống trong thời kỳ của “vị vua” cuối cùng được đề cập nơi Khải-huyền 17:9-11. Con số các tín đồ chân chính được xức dầu của Đấng Christ đang giảm dần, song dường như một số những người này sẽ còn ở trên đất khi hoạn nạn lớn bắt đầu.—15/1, trang 12, 13.

Sách Ha-ba-cúc được viết vào năm nào, và tại sao chúng ta nên chú ý đến sách đó?

Sách Kinh Thánh này được viết vào khoảng năm 628 TCN. Nó bao hàm sự phán xét của Đức Giê-hô-va trên Giu-đa xưa và Ba-by-lôn. Sách này cũng viết về sự phán xét của Đức Chúa Trời sắp được thi hành trên hệ thống gian ác hiện nay.—1/2, trang 8.

Chúng ta có thể tìm ở đâu trong Kinh Thánh lời khuyên khôn ngoan của người mẹ về người vợ đảm đang?

Chương cuối cùng của sách Châm-ngôn, chương 31, là một nguồn khuyên bảo rất tốt.—1/2, trang 30, 31.

Tại sao chúng ta có thể biết ơn về việc Đức Giê-hô-va đã tiết lộ “ý của Đấng Christ” cho chúng ta? (1 Cô-rinh-tô 2:16)

Qua lời ghi chép của Phúc Âm, Đức Giê-hô-va giúp chúng ta biết được ý nghĩ, tình cảm, hoạt động và thứ tự ưu tiên của Chúa Giê-su. Điều này có thể giúp chúng ta giống Chúa Giê-su hơn, nhất là về tầm quan trọng chúng ta đặt vào công việc rao giảng cứu người.—15/2, trang 25.

Ngày nay Đức Chúa Trời có đáp lời cầu nguyện không?

Có. Mặc dù Kinh Thánh cho thấy Đức Chúa Trời không nhậm mọi lời cầu nguyện, những kinh nghiệm thời nay chứng tỏ Ngài thường đáp lời những ai cầu xin được an ủi và giúp đỡ về những vấn đề như giải quyết các khó khăn trong hôn nhân.—1/3, trang 3-7.

Chúng ta có thể làm gì để có được sức mạnh của Đức Chúa Trời?

Chúng ta có thể xin điều này qua lời cầu nguyện, học hỏi Kinh Thánh để có sức mạnh thiêng liêng, và được vững mạnh qua sự kết hợp với tín đồ Đấng Christ.—1/3, trang 15, 16.

Các bậc cha mẹ có thể làm gì để giúp con cái được nhiều lợi ích hơn từ các buổi họp đạo Đấng Christ?

Họ có thể giúp con cái tỉnh táo, có lẽ cho chúng ngủ một chút trước buổi họp. Con cái có thể được khuyến khích “ghi chép”, như đánh dấu trên tờ giấy mỗi khi nghe những từ hoặc tên quen thuộc.—15/3, trang 17, 18.

Chúng ta có thể học được một số điều gì qua gương của Gióp?

Gióp đặt mối quan hệ với Đức Giê-hô-va lên hàng đầu, cư xử công bằng với người đồng loại, cố gắng chung thủy với người hôn phối, quan tâm về sức khỏe thiêng liêng của gia đình, và trung thành chịu đựng thử thách.—15/3, trang 25-27.

Kinh Thánh có chứa đựng một bộ mã bí mật giúp chúng ta hiểu được thông điệp đã được mã hóa không?

Không. Người ta cũng có thể tuyên bố những sách thế tục nào đó có chứa một mật mã. Vì có những sự khác nhau về chính tả trong các bản chép tay tiếng Hê-bơ-rơ, nên cái được cho là mật mã sẽ vô ý nghĩa.—1/4, trang 30, 31.