Tôn trọng những người có quyền hành trên bạn
Tôn trọng những người có quyền hành trên bạn
“Hãy kính mọi người; yêu anh em; kính-sợ Đức Chúa Trời; tôn-trọng vua”.—1 Phi-e-rơ 2:17.
1, 2. Ngày nay, người ta xem quyền hành như thế nào? Tại sao?
MỘT bà mẹ than: “Trẻ con có hết mọi quyền. Chúng không coi cha mẹ ra gì”. Một nhãn dán sau xe đề “Hãy thách thức quyền hành”. Đó chỉ là hai trường hợp phản ảnh tình trạng mà hẳn bạn biết đang lan tràn ngày nay. Nói chung, sự bất kính đối với cha mẹ, thầy cô, chủ, và viên chức chính quyền là thông thường trên khắp thế giới.
2 Một số người chỉ nhún vai rồi nói: ‘Những người có quyền hành không đáng cho tôi kính trọng’. Đôi khi lời đó cũng đúng. Chúng ta thấy hàng loạt những tin tức nói về viên chức chính quyền tham nhũng, chủ tham lam, thầy cô bất tài và cha mẹ lạm quyền. Điều đáng mừng là ít có tín đồ Đấng Christ xem những người có quyền trong hội thánh theo cách đó.—Ma-thi-ơ 24:45-47.
3, 4. Tại sao tín đồ Đấng Christ nên tôn trọng những người có quyền hành?
3 Là tín đồ Đấng Christ, chúng ta có “lý do bắt buộc” (NW) phải tôn trọng những người có quyền hành ngoài đời. Sứ đồ Phao-lô khuyên tín đồ Đấng Christ “phải vâng-phục các đấng cầm quyền trên mình; vì chẳng có quyền nào mà không đến bởi Đức Chúa Trời, các quyền đều bởi Đức Chúa Trời chỉ-định”. (Rô-ma 13:1, 2, 5; 1 Phi-e-rơ 2:13-15) Phao-lô cũng cho thấy lý do chính đáng để vâng phục quyền hành trong gia đình: “Hỡi người làm vợ, hãy vâng-phục chồng mình, y như điều đó theo Chúa đáng phải nên vậy. Hỡi kẻ làm con, mọi sự hãy vâng-phục cha mẹ mình, vì điều đó đẹp lòng Chúa”. (Cô-lô-se 3:18, 20) Các trưởng lão hội thánh xứng đáng cho chúng ta tôn trọng bởi vì ‘thánh-linh đã lập họ làm kẻ coi-sóc, để chăn Hội-thánh của Đức Chúa Trời’. (Công-vụ 20:28) Chính vì kính trọng Đức Giê-hô-va mà chúng ta tôn trọng những người có quyền hành. Dĩ nhiên, việc tôn trọng uy quyền của Đức Giê-hô-va luôn luôn là điều quan trọng nhất trong đời sống chúng ta.—Công-vụ 5:29.
4 Nghĩ đến uy quyền tối cao của Đức Giê-hô-va, chúng ta hãy xem xét gương của một số người không tôn trọng những người có quyền hành và của một số người đã tôn trọng.
Bất kính dẫn đến việc bị từ bỏ
5. Mi-canh đã tỏ thái độ bất kính nào đối với Đa-vít, và hậu quả là gì?
5 Qua chuyện của Vua Đa-vít, chúng ta có thể hiểu cách Đức Giê-hô-va xem những người khinh bỉ quyền do Đức Chúa Trời ban cho. Khi Đa-vít thỉnh hòm giao ước về Giê-ru-sa-lem, vợ ông là Mi-canh “thấy Đa-vít múa nhảy trước mặt Đức Giê-hô-va, thì trong lòng khinh-bỉ người”. Mi-canh nên nhận biết Đa-vít không những là chủ gia đình mà còn là vua của cả nước. Tuy nhiên, bà đã bộc lộ cảm nghĩ một cách châm biếm: “Hôm nay vua Y-sơ-ra-ên được vinh-hiển thay, mà ở trần trước mặt các con đòi của tôi-tớ vua, làm như một kẻ không ra gì vậy!” Hậu quả là Mi-canh không bao giờ có con.—2 Sa-mu-ên 6:14-23.
6. Đức Giê-hô-va xem việc Cô-rê bất kính đối với những người xức dầu của Ngài như thế nào?
6 Một gương về việc trắng trợn không tôn trọng quyền lãnh đạo thần quyền mà Đức Chúa Trời chỉ định là gương của Cô-rê. Là người Kê-hát, ông được phụng sự Đức Giê-hô-va tại đền tạm, quả là một đặc ân lớn! Nhưng hắn chê trách Môi-se và A-rôn, những người Đức Chúa Trời đã chọn để lãnh đạo dân Y-sơ-ra-ên. Cô-rê hợp với những thủ lĩnh khác của Y-sơ-ra-ên và trơ tráo nói với Môi-se và A-rôn: “Cả hội-chúng đều là thánh, và Đức Giê-hô-va ngự ở trong; vậy sao các ngươi tự cao trên hội-chúng của Đức Giê-hô-va?” Đức Giê-hô-va đã xem thái độ của Cô-rê và những kẻ hùa theo hắn như thế nào? Đức Chúa Trời xem hành động của họ như là khinh bỉ chính Ngài vậy. Sau khi chứng kiến những người theo phe họ bị đất nuốt, Cô-rê và 250 thủ lĩnh bị hủy diệt bằng lửa đến từ Đức Giê-hô-va.—7. Các “sứ đồ siêu đẳng” có lý do nào để chỉ trích quyền hành của Phao-lô không?
7 Trong hội thánh tín đồ Đấng Christ vào thế kỷ thứ nhất, có những người khinh bỉ quyền hành thần quyền. “Sứ đồ siêu đẳng” trong hội thánh Cô-rinh-tô đã tỏ thái độ bất kính đối với Phao-lô. Họ chỉ trích khả năng ăn nói của ông: “Khi có mặt thì người yếu-đuối và lời nói chẳng có giá gì”. (2 Cô-rinh-tô 10:10; 11:5, Bản Dịch Mới) Dù Phao-lô là diễn giả nổi bật hay không, ông vẫn đáng được tôn trọng với tư cách là một sứ đồ. Nhưng lời lẽ của Phao-lô có thật sự đáng khinh không? Những bài diễn văn công cộng của ông được ghi trong Kinh Thánh là bằng chứng cho thấy ông là diễn giả có tài thuyết phục như thế nào. Kìa, cuộc thảo luận ngắn của Phao-lô với Vua Hê-rốt Ạc-ríp-ba II, một người ‘biết sự cãi-lẫy của người Giu-đa’, đạt được kết quả đến độ vua phải thốt lên: “Thiếu chút nữa ngươi khuyên ta trở nên tín-đồ Đấng Christ”! (Công-vụ 13:15-43; 17:22-34; 26:1-28) Thế mà những sứ đồ siêu đẳng ở Cô-rinh-tô đã chỉ trích là lời nói ông đáng khinh! Đức Giê-hô-va xem thái độ của họ như thế nào? Trong thông điệp gửi cho các giám thị ở hội thánh Ê-phê-sô, Chúa Giê-su Christ đã khen những người không chịu nghe theo “những kẻ tự-xưng là sứ-đồ mà không phải là sứ-đồ”.—Khải-huyền 2:2.
Tôn trọng bất kể sự bất toàn
8. Đa-vít tỏ ra tôn trọng quyền hành mà Đức Giê-hô-va đã ban cho Sau-lơ như thế nào?
8 Kinh Thánh có nhiều gương của những người tôn trọng người có quyền hành, ngay cả khi những người này lạm quyền. Đa-vít là một gương tốt trong số đó. Vua Sau-lơ, người mà Đa-vít phục vụ, trở lòng ghen ghét trước những thành đạt của Đa-vít nên đã tìm cách giết ông. (1 Sa-mu-ên 18:8-12; 19:9-11; 23:26) Nhưng sau đó, dù có cơ hội để giết Sau-lơ, Đa-vít nói: “Nguyện Đức Giê-hô-va giữ, chớ cho tôi tra tay vào kẻ chịu xức dầu của Ngài!” (1 Sa-mu-ên 24:4-7; 26:7-13) Đa-vít biết rằng Sau-lơ làm điều quấy, nhưng ông để cho Đức Giê-hô-va đoán xét Sau-lơ. (1 Sa-mu-ên 24:13, 16; 26:22-24) Ông đã không nói xấu hoặc hỗn với Sau-lơ.
9. (a) Đa-vít đã cảm thấy thế nào trong lúc bị Sau-lơ ngược đãi? (b) Làm sao chúng ta có thể cho rằng Đa-vít chân thành tôn trọng Sau-lơ?
9 Đa-vít có buồn khổ khi bị ngược đãi không? Đa-vít kêu than với Đức Giê-hô-va: “Người hung-bạo tìm hại mạng-sống tôi”. (Thi-thiên 54:3) Ông tỏ hết nỗi lòng với Đức Giê-hô-va: “Đức Chúa Trời tôi ôi! Xin giải-cứu tôi khỏi các kẻ thù-nghịch tôi... Những người mạnh dạn nhóm-hiệp nhau nghịch tôi; chẳng phải vì sự vi-phạm tôi, cũng chẳng vì tội-lỗi tôi. Mặc dầu tôi không lầm-lỗi, chúng nó chạy tới toan đánh; xin Chúa hãy tỉnh-thức để giúp-đỡ tôi, và hãy xem-xét”. (Thi-thiên 59:1-4) Bạn có bao giờ cảm thấy giống như vậy—là bạn không làm điều gì quấy với người có quyền, nhưng người đó lại cứ gây khó khăn cho bạn không? Đa-vít luôn kính trọng Sau-lơ. Khi Sau-lơ chết, thay vì mừng rỡ, Đa-vít đã làm một bài bi ca: “Khi còn sống, Sau-lơ và Giô-na-than yêu nhau đẹp nhau... Hai người vốn lẹ hơn chim ưng, mạnh hơn con sư-tử! Hỡi con gái Y-sơ-ra-ên, hãy khóc về Sau-lơ”. (2 Sa-mu-ên 1:23, 24) Quả là một gương tốt về việc tỏ lòng chân thành tôn trọng người được xức dầu của Đức Giê-hô-va, dù rằng Sau-lơ đã làm điều quấy với Đa-vít!
10. Phao-lô đã nêu gương mẫu tốt nào về việc tôn trọng quyền hành mà Đức Chúa Trời ban cho hội đồng lãnh đạo trung ương, và điều đó dẫn đến việc gì?
10 Trong kỷ nguyên tín đồ Đấng Christ, chúng ta cũng thấy có những gương mẫu nổi bật của những người tôn trọng quyền hành mà Đức Chúa Trời ban cho. Thí dụ, hãy xem gương của Phao-lô. Ông tỏ ra tôn trọng những quyết định của hội đồng lãnh đạo trung ương hội thánh tín đồ Đấng Christ vào thế kỷ thứ nhất. Trong lúc Phao-lô viếng thăm Giê-ru-sa-lem lần cuối, hội đồng lãnh đạo trung ương đã khuyên ông làm lễ tinh sạch cho chính mình để những người khác thấy rằng ông không có ác cảm với Luật Pháp Môi-se. Phao-lô có thể lý luận: ‘Những anh đó trước kia đã bảo tôi rời Giê-ru-sa-lem khi mạng sống tôi bị đe dọa. Bây giờ họ muốn tôi tỏ ra trước công chúng là tôi tôn trọng Luật Pháp Môi-se. Tôi đã viết thơ cho những người Ga-la-ti khuyên họ không phải làm theo Luật Pháp. Nếu tôi đến đền thờ, những người khác có thể hiểu lầm tôi, nghĩ rằng tôi có sự thỏa thuận với lớp người chịu cắt bì’. Tuy nhiên, hẳn là Phao-lô đã không lý luận như thế. Vì không có gì vi phạm đến nguyên tắc tín đồ Đấng Christ, nên ông tôn trọng và làm theo lời khuyên của hội đồng lãnh đạo trung ương trong thế kỷ thứ nhất. Ngay sau đó thì Phao-lô đã phải được cứu khỏi đám đông Do Thái, và rồi phải ở tù hai năm. Cuối cùng thì ý muốn của Đức Chúa Trời đã thành. Phao-lô làm chứng trước những quan quyền ở Sê-sa-rê và rồi được đưa đến Rô-ma để làm chứng trước mặt Sê-sa.—Công-vụ 9:26-30; 21:20-26; 23:11; 24:27; Ga-la-ti 2:12; 4:9, 10.
Bạn có tỏ lòng tôn trọng không?
11. Chúng ta tỏ lòng tôn trọng những nhà cầm quyền ngoài đời như thế nào?
11 Bạn có tỏ lòng tôn trọng đúng mức đối với những người có quyền hành không? Tín đồ Đấng Christ được phán dặn là “phải trả cho mọi người điều mình đã mắc:... kính kẻ mình đáng kính”. Thật vậy, sự kiện chúng ta vâng phục những người “cầm quyền trên mình” bao hàm không phải chỉ việc trả thuế, mà còn phải tôn trọng những nhà cầm quyền bằng hạnh kiểm và lời nói. (Rô-ma 13:1-7) Trước những viên chức chính phủ có vẻ khắt khe, chúng ta phản ứng thế nào? Trong bang Chiapas, Mexico, giới thẩm quyền trong một cộng đồng đã tịch thu đất ruộng của 57 gia đình Nhân Chứng Giê-hô-va bởi vì những tín đồ Đấng Christ này không tham gia vào những buổi lễ tôn giáo nào đó. Tại những phiên họp được mở ra để giải quyết vấn đề, các Nhân Chứng ăn mặc sạch sẽ và trang nhã, luôn luôn nói năng kính cẩn và đàng hoàng. Hơn một năm sau, người ta đã quyết định trả đất lại cho họ. Thái độ của họ đã khiến những người chứng kiến kính nể đến độ họ cũng muốn trở thành Nhân Chứng Giê-hô-va!
12. Tại sao người vợ tỏ lòng “cung-kính” người chồng không tin đạo là điều quan trọng?
12 Bạn có thể tỏ lòng tôn trọng quyền hành mà Đức Chúa Trời ban cho trong gia đình như thế nào? Sau khi bàn luận về gương của Chúa Giê-su chịu khổ, sứ đồ Phi-e-rơ nói: “Hỡi người làm vợ, hãy phục chồng mình, hầu cho nếu có người chồng nào không vâng theo Đạo, dẫu chẳng lấy lời khuyên-bảo, chỉ bởi cách ăn-ở của vợ, cũng đủ hóa theo, vì thấy cách ăn-ở của chị em là tinh-sạch và cung-kính”. (1 Phi-e-rơ 3:1, 2; Ê-phê-sô 5:22-24) Ở đây Phi-e-rơ nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc vợ vâng phục chồng với sự “cung-kính” dù cho một số người chồng có thể không làm gì để đáng được kính trọng. Thái độ tôn trọng của người vợ có thể chiếm được lòng người chồng không tin đạo.
13. Vợ tôn trọng chồng như thế nào?
13 Trong văn cảnh những câu Kinh Thánh này, Phi-e-rơ làm chúng ta chú ý đến gương của Sa-ra, có chồng là Áp-ra-ham, một gương nổi Rô-ma 4:16, 17; Ga-la-ti 3:6-9; 1 Phi-e-rơ 3:6) Phải chăng vợ có chồng tin đạo không cần tôn trọng chồng bằng những người có chồng ngoại đạo? Nếu bạn không đồng ý với chồng về một vấn đề nào đó thì sao? Chúa Giê-su cho lời khuyên mà có thể áp dụng tổng quát sau đây: “Nếu ai muốn bắt ngươi đi một dặm đường, hãy đi hai dặm với họ”. (Ma-thi-ơ 5:41) Bạn có tôn trọng chồng bằng cách chiều theo ý muốn của chồng không? Nếu điều này có vẻ quá khó, hãy nói ra cảm nghĩ với chồng. Đừng nghĩ là chồng biết được cảm nghĩ của mình. Nhưng khi nói những ước muốn ra cho chồng biết thì nên có thái độ tôn trọng. Kinh Thánh khuyên chúng ta: “Lời nói anh em phải có ân-hậu theo luôn, và nêm thêm muối, hầu cho anh em biết nên đối-đáp mỗi người là thể nào”.—Cô-lô-se 4:6.
bật về đức tin. (14. Tỏ sự tôn kính cha mẹ bao hàm điều gì?
14 Còn về phần con cái thì sao? Lời Đức Chúa Trời phán dặn: “Hỡi kẻ làm con-cái, hãy vâng-phục cha mẹ mình trong Chúa, vì điều đó là phải lắm. Hãy tôn-kính cha mẹ ngươi (ấy là điều-răn thứ nhứt, có một lời hứa nối theo)”. (Ê-phê-sô 6:1-3) Hãy chú ý rằng vâng lời cha mẹ được xem là đồng nghĩa với “tôn-kính cha mẹ”. Chữ Hy Lạp được dịch là “tôn-kính” bao hàm ý nghĩa “đánh giá cao” hay là “đặt giá trị trên”. Vì vậy, vâng lời không phải chỉ là miễn cưỡng làm theo những luật lệ của cha mẹ có vẻ vô lý đối với bạn, nhưng Đức Chúa Trời đòi hỏi bạn phải xem trọng cha mẹ và quí sự hướng dẫn của họ.—Châm-ngôn 15:5.
15. Làm sao con cái có thể giữ lòng tôn trọng dù rằng chúng cảm thấy cha mẹ lầm lỗi?
15 Nếu cha mẹ bạn làm điều nào đó khiến cho bạn giảm lòng kính trọng đối với họ thì sao? Nếu vậy, hãy cố gắng xem vấn đề theo quan điểm của cha mẹ. Chẳng phải cha mẹ đã ‘sanh ra bạn’ và cung cấp nhu cầu cho bạn sao? (Châm-ngôn 23:22) Chẳng phải cha mẹ đã yêu thương bạn sao? (Hê-bơ-rơ 12:7-11) Hãy nói năng lễ độ với cha mẹ, dịu dàng giải thích cảm nghĩ của bạn. Dù không thích phản ứng của cha mẹ, bạn hãy kiềm chế để không nói năng vô lễ với cha mẹ. (Châm-ngôn 24:29) Hãy nhớ cách Đa-vít vẫn kính nể Sau-lơ dù cho vị vua này không nghe theo lời khuyên của Đức Chúa Trời. Hãy xin Đức Giê-hô-va giúp bạn đối phó với cảm xúc của mình. Vua Đa-vít nói: “Hãy dốc đổ sự lòng mình ra tại trước mặt Ngài: Đức Chúa Trời là nơi nương-náu của chúng ta”.—Thi-thiên 62:8; Ca-thương 3:25-27.
Tôn trọng những người dẫn đầu
16. Chúng ta có thể rút tỉa được gì qua gương xấu của những thầy giả và gương tốt của các thiên sứ?
16 Dù những trưởng lão hội thánh được thánh linh bổ nhiệm, nhưng họ vẫn còn bất toàn và lầm lỗi. (Thi-thiên 130:3; Truyền-đạo 7:20; Công-vụ 20:28; Gia-cơ 3:2) Vì thế mà một số người trong hội thánh có thể cảm thấy bất mãn với trưởng lão. Chúng ta nên phản ứng thế nào khi cảm thấy có gì đó trong hội thánh không được xử lý đúng, hay là có vẻ không đúng? Hãy chú ý sự tương phản giữa những thầy giả trong thế kỷ thứ nhất và các thiên sứ: “Bọn đó [thầy giả] cả gan, tự-đắc, nói hỗn đến các bậc tôn-trọng mà không sợ, dẫu các thiên-sứ, là đấng có sức-mạnh quyền-phép hơn chúng nó, còn không hề lấy lời nguyền-rủa mà xử-đoán các bậc [“thầy giả”, NW] đó trước mặt Chúa [“vì lòng kính trọng đối với Đức Giê-hô-va”, NW]”. (2 Phi-e-rơ 2:10-13) Trong khi những thầy giả nói hỗn về “các bậc tôn-trọng”—những trưởng lão được ban cho quyền hành trong hội thánh tín đồ Đấng Christ vào thế kỷ thứ nhất—các thiên sứ không nói xấu về những thầy giả đã gây sự chia rẽ trong anh em. Các thiên sứ có địa vị cao hơn và có ý thức về sự công bằng sắc bén hơn loài người, họ biết những gì đang xảy ra trong hội thánh. Nhưng “vì lòng kính trọng đối với Đức Giê-hô-va”, họ đã để Đức Chúa Trời phán xét.—Hê-bơ-rơ 2:6, 7; Giu-đe 9.
17. Đức tin của bạn có liên hệ thế nào khi đối phó với những vấn đề mà bạn cảm thấy các trưởng lão không làm đúng?
17 Dù một điều nào đó không được xử lý thật đúng, chẳng phải chúng ta nên có đức tin nơi Chúa Giê-su Christ là Đầu của hội thánh tín đồ Đấng Christ hay sao? Chẳng lẽ ngài không biết những gì đang xảy ra trong hội thánh của ngài trên khắp thế giới hay sao? Chẳng phải chúng ta nên tôn trọng cách ngài xử lý nội vụ và nhận biết khả năng của ngài kiểm soát mọi việc hay sao? Thật ra, ‘chúng ta là ai, mà dám xét-đoán kẻ lân-cận mình?’ (Gia-cơ 4:12; 1 Cô-rinh-tô 11:3; Cô-lô-se 1:18) Chúng ta hãy tỏ những sự lo lắng ra cho Đức Giê-hô-va qua lời cầu nguyện.
18, 19. Bạn có thể làm gì nếu cảm thấy một trưởng lão đã lầm lỗi?
18 Vì sự bất toàn của loài người, những khó khăn hay vấn đề có thể nảy sinh. Thậm chí đôi khi một trưởng lão có thể lầm lỗi, khiến một số 2 Ti-mô-thê 3:16; Hê-bơ-rơ 12:7-11.
người lo âu bối rối. Nếu chúng ta hành động thiếu suy nghĩ trong những hoàn cảnh như thế thì sẽ không thay đổi được tình huống. Nó chỉ có thể làm vấn đề tệ hơn. Những người có sự thông sáng về thiêng liêng sẽ chờ đợi Đức Giê-hô-va để chỉnh lại vấn đề và sửa trị cần thiết theo giờ giấc và cách thức của Ngài.—19 Còn nếu bạn cảm thấy khổ não về một vấn đề nào đó thì sao? Thay vì đi nói với người khác trong hội thánh, hãy lễ độ đến với trưởng lão nhờ họ giúp. Với giọng không chỉ trích, hãy giải thích bạn đã bị vấn đề đó ảnh hưởng như thế nào. Luôn luôn “cảm thông” với họ, và giữ lễ độ khi bạn bày tỏ với họ. (1 Phi-e-rơ 3:8, BDM) Đừng dùng lời châm biếm, nhưng tin cậy vào sự thành thục của họ. Hãy quí trọng những lời khích lệ dựa trên Kinh Thánh mà họ ân cần nêu ra. Còn như có gì khác cần phải sửa đổi, hãy tin tưởng rằng Đức Giê-hô-va sẽ hướng dẫn các trưởng lão để làm điều tốt và đúng.—Ga-la-ti 6:10; 2 Tê-sa-lô-ni-ca 3:13.
20. Chúng ta sẽ xem xét điều gì trong bài tới?
20 Tuy nhiên, còn một khía cạnh khác mà ta cần xem xét về việc tôn trọng những người có thẩm quyền. Chẳng phải người có quyền hành nên tôn trọng người ở dưới sự chăm sóc của họ hay sao? Chúng ta hãy xem xét điều này trong bài tới.
Bạn trả lời ra sao?
• Chúng ta có lý do chính đáng nào để tôn trọng những người có quyền hành?
• Đức Giê-hô-va và Chúa Giê-su xem những người không tôn trọng quyền hành được Đức Chúa Trời chỉ định như thế nào?
• Chúng ta có gương tốt nào của những người tôn trọng người có quyền hành?
• Chúng ta có thể làm gì nếu người có quyền trên chúng ta dường như lầm lỗi?
[Câu hỏi thảo luận]
[Hình nơi trang 12]
Sa-ra hết lòng kính trọng quyền hành của Áp-ra-ham và bà được hạnh phúc
[Hình nơi trang 13]
Mi-canh không kính trọng quyền gia trưởng và quyền vua của Đa-vít
[Hình nơi trang 15]
“Nguyện Đức Giê-hô-va giữ, chớ cho tôi tra tay vào kẻ chịu xức dầu của Ngài!”
[Hình nơi trang 16]
Chúng ta hãy tỏ những sự lo lắng ra cho Đức Giê-hô-va qua lời cầu nguyện