‘Sự khôn-ngoan vẫn ở với người khiêm tốn’
‘Sự khôn-ngoan vẫn ở với người khiêm tốn’
“Cái điều mà Đức Giê-hô-va đòi ngươi há chẳng phải là... bước đi cách khiêm-nhường [“khiêm tốn”, “NW”] với Đức Chúa Trời ngươi sao?”—MI-CHÊ 6:8.
1, 2. Tính khiêm tốn là gì, và tính này khác với kiêu ngạo như thế nào?
MỘT sứ đồ xuất sắc không chịu người khác chú ý đến mình. Một quan xét can đảm Y-sơ-ra-ên cho mình là kẻ nhỏ hơn hết trong nhà cha mình. Người vĩ đại nhất đã từng sống thừa nhận là mình không có quyền vô hạn. Mỗi một người trong số này đã tỏ tính khiêm tốn.
2 Khiêm tốn trái ngược với kiêu ngạo. Một người khiêm tốn biết ước lượng đúng mức khả năng và giá trị của mình, đồng thời không tự cao tự đại. Thay vì tự đắc, khoe khoang hoặc đầy tham vọng, người khiêm tốn luôn nhận biết giới hạn của mình. Vì vậy, người tôn trọng và quan tâm đúng mức đến cảm giác và quan điểm của người khác.
3. Sự khôn ngoan ‘ở với người khiêm tốn’ như thế nào?
3 Vì lý do chính đáng, Kinh Thánh nói: “Sự khôn-ngoan vẫn ở với người khiêm-nhượng [“khiêm tốn”, NW]”. (Châm-ngôn 11:2) Người khiêm tốn là người khôn bởi vì đi theo đường lối Đức Chúa Trời chấp nhận, và tránh có tinh thần kiêu ngạo, một tinh thần khiến họ bị sỉ nhục. (Châm-ngôn 8:13; 1 Phi-e-rơ 5:5) Lối sống của một số tôi tớ Đức Chúa Trời khẳng định có tính khiêm tốn là khôn ngoan. Chúng ta hãy xem qua ba gương được nói ở đoạn đầu của bài này.
Phao-lô—Một “đầy-tớ” và “kẻ quản-trị”
4. Phao-lô đã được những đặc ân có một không hai nào?
4 Phao-lô là một người xuất sắc trong vòng tín đồ Đấng Christ thời ban đầu, và điều đó cũng dễ hiểu. Trong lúc làm thánh chức, ông đi hàng ngàn cây số đường biển và đường bộ, đồng thời đã thành lập nhiều hội thánh. Hơn nữa, Đức Giê-hô-va đã ban phước cho Phao-lô để được những sự hiện thấy và biết nói tiếng lạ. (1 Cô-rinh-tô 14:18; 2 Cô-rinh-tô 12:1-5) Ngài cũng soi dẫn Phao-lô viết 14 lá thư mà ngày nay thuộc phần Kinh Thánh phần tiếng Hy Lạp. Rõ ràng có thể nói rằng Phao-lô có nhiều công hơn tất cả những sứ đồ khác.—1 Cô-rinh-tô 15:10.
5. Phao-lô tỏ ra ông có quan điểm khiêm tốn về mình như thế nào?
5 Vì Phao-lô dẫn đầu hoạt động của đạo Đấng Christ, nên một số người có thể nghĩ rằng ông thích được nhiều người chú ý, thậm chí còn khoe khoang quyền hành. Tuy nhiên, sự thật không phải thế vì Phao-lô rất khiêm tốn. Ông tự cho mình là “rất hèn-mọn trong các sứ-1 Cô-rinh-tô 15:9) Là người trước kia bắt bớ những tín đồ Đấng Christ, Phao-lô không bao giờ quên rằng chỉ nhờ ân điển Đức Chúa Trời mà ông mới có được mối quan hệ với Ngài, chứ đừng nói chi đến việc được đặc ân phụng sự. (Giăng 6:44; Ê-phê-sô 2:8) Vì vậy Phao-lô không cảm thấy những điều phi thường mà ông thực hiện trong thánh chức làm ông cao trọng hơn những người khác.—1 Cô-rinh-tô 9:16.
đồ”, đồng thời nói thêm: “[Tôi] không đáng gọi là sứ-đồ, bởi tôi đã bắt-bớ Hội-thánh của Đức Chúa Trời”. (6. Phao-lô tỏ ra khiêm tốn trong việc cư xử với người Cô-rinh-tô như thế nào?
6 Sự khiêm tốn của Phao-lô đặc biệt thấy rõ trong việc ông cư xử với những người Cô-rinh-tô. Hiển nhiên một số người Cô-rinh-tô cảm kích trước những người mà họ nghĩ là giám thị xuất sắc, kể cả A-bô-lô, Sê-pha và chính Phao-lô. (1 Cô-rinh-tô 1:11-15) Nhưng Phao-lô không ham kiếm những lời khen ngợi của người Cô-rinh-tô và cũng không lợi dụng lòng hâm mộ của họ. Khi thăm họ, ông không tỏ ra mình “dùng lời cao-xa hay là khôn-sáng”. Trái lại, Phao-lô nói về chính mình và người bạn đồng hành của ông: “Vậy, ai nấy hãy coi chúng tôi như đầy-tớ của Đấng Christ, và kẻ quản-trị những sự mầu-nhiệm của Đức Chúa Trời”. *—1 Cô-rinh-tô 2:1-5; 4:1.
7. Phao-lô tỏ tính khiêm tốn như thế nào ngay cả khi cho lời khuyên bảo?
7 Thậm chí Phao-lô còn tỏ tính khiêm tốn khi ông cho lời khuyên bảo và chỉ dẫn thẳng thắn. Ông “lấy sự thương-xót của Đức Chúa Trời” và “lòng yêu-thương” mà van nài anh em tín đồ Đấng Christ thay vì dùng thẩm quyền sứ đồ của mình. (Rô-ma 12:1, 2; Phi-lê-môn 8, 9) Tại sao Phao-lô làm thế? Bởi vì ông thật sự xem mình là “bạn cùng làm việc” với các anh em, chứ không phải là ‘chủ cai trị đức tin của họ’. (2 Cô-rinh-tô 1:24, NW) Chắc chắn tính khiêm tốn của Phao-lô đã giúp ông đặc biệt được các hội thánh tín đồ Đấng Christ trong thế kỷ thứ nhất kính mến.—Công-vụ 20:36-38.
Quan điểm khiêm tốn đối với đặc ân của chúng ta
8, 9. (a) Tại sao chúng ta nên có quan điểm khiêm tốn về chính mình? (b) Những người có trách nhiệm nào đó nên tỏ ra khiêm tốn như thế nào?
8 Phao-lô đã nêu một gương tốt cho tín đồ Đấng Christ ngày nay. Dù chúng ta được giao cho trách nhiệm nào, không ai trong chúng ta nên nghĩ rằng mình cao trọng hơn người khác. Phao-lô viết: “Nếu có ai, dầu mình không ra chi hết, mà cũng tưởng mình ra chi, ấy là mình dối lấy mình”. (Ga-la-ti 6:3) Tại sao? Bởi vì “mọi người đều đã phạm tội, thiếu mất sự vinh-hiển của Đức Chúa Trời”. (Rô-ma 3:23; 5:12, chúng tôi viết nghiêng). Đúng vậy, đừng bao giờ quên rằng tất cả chúng ta đều gánh lấy tội lỗi và sự chết từ A-đam. Những đặc ân không nâng chúng ta ra khỏi tình trạng tội lỗi thấp kém. (Truyền-đạo 9:2) Như trong trường hợp của Phao-lô, chỉ bởi ân điển của Đức Chúa Trời mà nhân loại mới có được mối quan hệ với Đức Chúa Trời, chứ đừng nói chi đến việc phụng sự Ngài trong đặc ân nào đó.—Rô-ma 3:12, 24.
9 Nhận biết điều này, một người có tính khiêm tốn không khoe khoang về những đặc ân của mình hay về những điều mình hoàn thành. (1 Cô-rinh-tô 4:7) Khi cho lời khuyên hoặc sự chỉ bảo, người nói với tư cách là bạn cùng làm việc—chứ không phải người chủ. Chắc chắn là sai quấy khi một người giỏi về công việc nào đó muốn tìm kiếm lời khen hoặc lợi dụng lòng hâm mộ của các anh em cùng đạo. (Châm-ngôn 25:27; Ma-thi-ơ 6:2-4) Sự ca ngợi chỉ có giá trị khi xuất phát từ những người khác—và khi chúng ta không tìm kiếm. Nếu được khen, chúng ta không nên để lời đó khiến mình nghĩ quá nhiều về mình.—Châm-ngôn 27:2; Rô-ma 12:3.
10. Hãy giải thích làm sao một số người có vẻ tầm thường nhưng thật sự “giàu trong đức tin”.
10 Khi chúng ta được giao cho một phần trách nhiệm nào đó, tính khiêm tốn sẽ giúp chúng ta tránh phô trương về mình, cho người ta ấn tượng là hội thánh được lớn mạnh chỉ vì sự cố gắng và khả năng của chúng ta. Thí dụ, chúng ta có thể đặc biệt có tài dạy dỗ. (Ê-phê-sô 4:11, 12) Tuy nhiên, nếu khiêm tốn, chúng ta phải nhận biết rằng một phần những bài học quan trọng nhất học được tại buổi họp hội thánh không đến từ bục giảng. Thí dụ, phải chăng bạn được khích lệ khi thấy một người cha hay mẹ đơn chiếc đều đặn đem con đi họp? Hay là một người bị buồn nản vẫn trung thành đến buổi họp bất kể mình luôn có cảm giác không xứng đáng? Hay là một người trẻ cứ tiếp tục tiến bộ về thiêng liêng bất kể những ảnh hưởng xấu trong trường và những nơi khác? (Thi-thiên 84:10) Những người này có thể không được nhiều người chú ý đến. Những thử thách về lòng trung kiên mà họ gặp phần nhiều không được người khác biết. Thế nhưng họ có thể “giàu trong đức tin” bằng những người nổi tiếng hơn. (Gia-cơ 2:5) Nói cho cùng, rốt cuộc thì tính trung thành sẽ làm hài lòng Đức Giê-hô-va.—Ma-thi-ơ 10:22; 1 Cô-rinh-tô 4:2.
Ghi-đê-ôn—Người “nhỏ hơn hết” trong nhà cha mình
11. Ghi-đê-ôn tỏ lòng khiêm tốn khi nói chuyện với thiên sứ Đức Chúa Trời như thế nào?
11 Ghi-đê-ôn, một thanh niên gan dạ thuộc chi phái Ma-na-se, sống trong thời náo động của lịch sử Y-sơ-ra-ên. Trong bảy năm, dân của Đức Chúa Trời phải chịu ách hà hiếp của người Ma-đi-an. Tuy nhiên, bấy giờ thời điểm đã đến để Đức Giê-hô-va giải thoát dân Ngài. Vì vậy một thiên sứ hiện ra cho Ghi-đê-ôn và nói: “Hỡi người dõng-sĩ! Đức Giê-hô-va ở cùng ngươi”. Ghi-đê-ôn rất khiêm tốn, nên ông không dương dương tự đắc trước những lời khen bất ngờ Các Quan Xét 6:11-15.
này. Thay vì vậy ông kính cẩn nói với thiên sứ: “Ôi! Chúa, nếu Đức Giê-hô-va ở cùng chúng tôi, sao các điều nầy xảy đến cho chúng tôi?” Thiên sứ nói rõ vấn đề và bảo Ghi-đê-ôn: “Ngươi... đi giải-cứu Y-sơ-ra-ên khỏi tay dân Ma-đi-an”. Ghi-đê-ôn đáp lại thế nào? Thay vì vồ lấy ngay công việc, xem nó là một cơ hội để mình trở thành một anh hùng dân tộc, Ghi-đê-ôn đáp: “Than ôi! hỡi Chúa, tôi sẽ lấy chi giải-cứu Y-sơ-ra-ên? Kìa, trong chi-phái Ma-na-se, họ tôi vốn nghèo hơn hết; còn tôi là nhỏ hơn hết trong nhà cha tôi”. Quả là con người khiêm tốn!—12. Ghi-đê-ôn tỏ ra khôn khéo trong việc thực hiện sứ mạng như thế nào?
12 Trước khi cử Ghi-đê-ôn ra trận, Đức Giê-hô-va thử ông. Như thế nào? Ghi-đê-ôn được lệnh phá vỡ bàn thờ Ba-anh trong nhà cha ông và hạ trụ thánh được dựng kế bên bàn thờ. Công việc này đòi hỏi lòng can đảm nhưng Ghi-đê-ôn cũng tỏ ra khiêm tốn và khôn khéo trong cách ông làm. Thay vì làm điều đó trước mắt dân chúng, Ghi-đê-ôn kín đáo làm vào lúc trời tối, khi không ai chú ý đến mình. Hơn nữa Ghi-đê-ôn đã làm với sự thận trọng. Ông đem theo mười đầy tớ—có lẽ là để một số người canh gác trong khi những người còn lại giúp ông tiêu hủy bàn thờ và trụ thánh. * Dù là trường hợp nào, với sự ban phước của Đức Giê-hô-va, Ghi-đê-ôn đã thực hiện được sứ mạng và sau đó Đức Chúa Trời dùng ông để giải cứu Y-sơ-ra-ên khỏi tay người Ma-đi-an.—Các Quan Xét 6:25-27.
Tỏ tính khiêm tốn và khôn khéo
13, 14. (a) Chúng ta có thể tỏ lòng khiêm tốn như thế nào khi được giao cho một đặc ân phụng sự? (b) Anh A. H. Macmillan đã nêu gương tốt nào về việc bày tỏ tính khiêm tốn?
13 Chúng ta có thể rút tỉa được nhiều từ sự khiêm tốn của Ghi-đê-ôn. Thí dụ chúng ta phản ứng thế nào khi được giao
cho một đặc ân phụng sự nào đó? Chúng ta có nghĩ trước hết đến danh vọng và thanh thế đi kèm với đặc ân đó không? Hay là chúng ta khiêm tốn và thành tâm cầu nguyện xem mình có thể làm tròn được sự đòi hỏi của công việc đó hay không? Anh A. H. Macmillan, người đã chấm dứt đời sống trên đất vào năm 1966, đã nêu một gương tốt về phương diện này. Có lần anh C. T. Russell, chủ tịch đầu tiên của Hội Tháp Canh, hỏi ý kiến anh Macmillan xem ai là người có thể gánh lấy trách nhiệm trong thời gian anh Russell vắng mặt. Trong cuộc bàn thảo sau đó, anh Macmillan không một lần đề cử chính mình, mặc dù có thể rất là thuận tiện cho anh nói ra. Cuối cùng, anh Russell đã mời anh Macmillan đảm nhận trách nhiệm này. Nhiều năm sau, Anh Macmillan viết: “Tôi chưng hửng đứng đó, tôi suy nghĩ lại rất nghiêm túc và cầu nguyện về vấn đề đó một hồi rồi cuối cùng mới nói với anh là tôi vui mừng làm mọi điều mình có thể làm để giúp anh”.14 Không bao lâu sau đó, anh Russell qua đời, để trống ghế chủ tịch của Hội Tháp Canh. Vì anh Macmillan đang đảm trách công việc trong lúc anh Russell làm chuyến rao giảng lần cuối, một anh đã nói: “Mac này, anh có nhiều triển vọng để được vào ghế trống đó. Anh là đại diện đặc biệt của anh Russell khi anh ấy đi vắng và anh ấy nói với bọn tôi làm những gì anh bảo. Giờ đây anh ấy đi luôn không trở lại nữa. Hẳn anh là người nối tiếp trách nhiệm đấy”. Anh Macmillan đáp lại: “Anh à, nhìn vấn đề theo cách đó là không phải. Đây là công việc của Chúa và địa vị mình nhận được trong tổ chức của Chúa là khi Chúa thấy mình có đủ điều kiện để giao cho; và tôi chắc rằng tôi không phải là người thích hợp cho công việc này”. Rồi anh Macmillan đề cử một người khác để thế vào địa vị đó. Như Ghi-đê-ôn, anh rất khiêm tốn—một quan điểm mà chúng ta nên tập có.
15. Khi rao giảng cho người khác, chúng ta có thể tỏ ra sáng suốt trong những cách thực tế nào?
15 Chúng ta cũng nên khiêm tốn trong cách thức mà mình chấp hành công việc. Ghi-đê-ôn là người khôn khéo và ông cố gắng không làm đối thủ nổi giận một cách không cần thiết. Tương tự như vậy, trong công việc rao giảng chúng ta nên khiêm tốn và khôn khéo trong cách nói với người khác. Đành rằng chúng ta tham gia vào cuộc chiến thiêng liêng để đánh đổ “đồn-lũy” và “lý-luận”. (2 Cô-rinh-tô 10:4, 5) Nhưng chúng ta không nên dùng giọng trịch thượng với người khác hoặc cho họ bất cứ lý do nào để bực bội khi nghe thông điệp của mình. Thay vì vậy, chúng ta nên tôn trọng quan điểm của họ, nhấn mạnh những điểm mình đồng ý với họ, để rồi hướng vào những khía cạnh tích cực của thông điệp.—Công-vụ 22:1-3; 1 Cô-rinh-tô 9:22; Khải-huyền 21:4.
Chúa Giê-su—Gương khiêm tốn tột bậc
16. Chúa Giê-su cho thấy ngài có quan điểm khiêm tốn về mình như thế nào?
16 Chúa Giê-su Christ là gương mẫu tốt nhất về việc tỏ lòng khiêm tốn. * Bất kể mối quan hệ mật thiết với Cha ngài, Chúa Giê-su không ngần ngại nhìn nhận rằng một số vấn đề vượt quá quyền hạn của ngài. (Giăng 1:14) Chẳng hạn, khi mẹ của Gia-cơ và Giăng đến xin cho hai con mình ngồi cạnh ngài trong Nước Trời, Chúa Giê-su nói: “Ngồi bên hữu hay bên tả ta, thì chẳng phải tự ta cho được”. (Ma-thi-ơ 20:20-23) Vào một dịp khác, Chúa Giê-su sẵn sàng nhìn nhận: “Ta không thể tự mình làm nổi việc gì... vì ta chẳng tìm ý-muốn của ta, nhưng tìm ý-muốn của Đấng đã sai ta”.—Giăng 5:30; 14:28; Phi-líp 2:5, 6.
17. Chúa Giê-su tỏ lòng khiêm tốn trong cách cư xử với người khác như thế nào?
17 Chúa Giê-su xuất sắc hơn những người bất toàn trong mọi khía cạnh, và Cha ngài, Đức Giê-hô-va, ban cho ngài quyền hành nhiều hơn bất cứ người nào khác. Tuy nhiên, Chúa Giê-su khiêm tốn trong việc cư xử với các môn đồ. Ngài không tỏ sự hiểu biết quá nhiều đến nỗi khiến họ cảm thấy quá sức của mình. Ngài tỏ lòng nhạy cảm và trắc ẩn, đồng thời quan tâm đến nhu cầu của họ. (Ma-thi-ơ 15:32; 26:40; Mác 6:31) Vì vậy, mặc dù Chúa Giê-su hoàn toàn, ngài không phải là người cầu toàn. Ngài không bao giờ đòi hỏi môn đồ quá đáng và ngài không bao giờ đặt trên họ điều gì quá sức chịu đựng của họ. (Giăng 16:12) Bởi vậy mà nhiều người cảm thấy dễ chịu khi ở gần ngài!—Ma-thi-ơ 11:29.
Noi gương khiêm tốn của Chúa Giê-su
18, 19. Chúng ta noi theo gương khiêm tốn của Chúa Giê-su như thế nào trong (a) cách chúng ta nghĩ về mình, và (b) cách chúng ta cư xử với người khác?
18 Nếu người vĩ đại nhất đã từng sống tỏ lòng khiêm tốn thì chúng ta còn nên tỏ nhiều hơn nữa. Những người bất toàn thường ngần ngại nhìn nhận rằng họ không có quyền hành tuyệt đối. Tuy nhiên noi gương Chúa Giê-su, tín đồ Đấng Christ cố gắng tỏ lòng khiêm tốn. Họ khiêm nhường giao trách nhiệm cho những người có đủ khả năng để đảm trách; và họ cũng không tự cao nhưng sẵn lòng chấp nhận sự chỉ dẫn của những người có thẩm quyền. Biểu lộ tinh thần hợp tác, họ làm mọi việc “phải-phép và theo thứ-tự” trong hội thánh.—1 Cô-rinh-tô 14:40.
19 Tính khiêm tốn cũng khiến chúng ta không đòi hỏi người khác một cách vô lý, đồng thời phải quan tâm đến nhu cầu của họ. (Phi-líp 4:5, NW) Chúng ta có thể có khả năng và ưu điểm nào đó mà người khác thiếu. Thế nhưng, nếu khiêm tốn, chúng ta sẽ không luôn luôn đòi hỏi người khác phải làm vừa ý mình. Biết rằng mỗi người có giới hạn riêng, chúng ta sẽ hết sức khiêm tốn, châm chế cho những thiếu sót của người khác. Phi-e-rơ viết: “Nhứt là trong vòng anh em phải có lòng yêu-thương sốt-sắng; vì sự yêu-thương che-đậy vô-số tội-lỗi”.—1 Phi-e-rơ 4:8.
20. Chúng ta có thể làm gì để vượt qua khuynh hướng thiếu khiêm tốn?
20 Như chúng ta đã biết, sự khôn ngoan quả thật ở với người khiêm tốn. Nhưng nếu bạn thấy mình có khuynh hướng không khiêm tốn hay là kiêu ngạo thì sao? Đừng nên nản lòng. Thay vì vậy, hãy noi theo gương Đa-vít, người đã cầu nguyện: “Xin Chúa giữ kẻ tôi-tớ Chúa khỏi cố ý phạm tội [“hành động kiêu ngạo”, NW]; nguyện tội ấy không cai-trị tôi”. (Thi-thiên 19:13) Bằng cách noi theo gương đức tin của những người như Phao-lô, Ghi-đê-ôn và trên hết là Chúa Giê-su Christ, chính cá nhân chúng ta có thể thấy sự thật của những lời này: “Sự khôn ngoan ở với người khiêm tốn”.—Châm-ngôn 11:2, NW.
[Chú thích]
^ đ. 6 Chữ Hy Lạp được dịch ra là “đầy-tớ” có thể nói về một nô lệ ngồi chèo ở dãy mái chèo dưới của một chiếc tàu lớn. Trái lại, “kẻ quản-trị” có thể được giao cho nhiều trách nhiệm, có lẽ chăm nom tài sản của chủ. Tuy nhiên, dưới mắt của nhiều người chủ, người đầy tớ quản trị việc nhà cũng ngang hàng như một nô lệ ở dưới mái chèo.
^ đ. 12 Chúng ta không nên cho rằng sự khôn khéo và thận trọng của Ghi-đê-ôn là một dấu hiệu hèn nhát. Ngược lại, lòng can đảm của ông đã được khẳng định trong Hê-bơ-rơ 11:32-38, Bản Dịch Mới, câu này kể Ghi-đê-ôn ở trong số những người “trở nên mạnh mẽ” và “dũng sĩ trong cuộc chiến tranh”.
^ đ. 16 Vì sự khiêm tốn bao hàm việc nhận biết giới hạn mình nên nói Đức Giê-hô-va khiêm tốn là không thích hợp. Tuy nhiên, Ngài khiêm nhường.—Thi-thiên 18:35, NW.
Bạn có nhớ không?
• Khiêm tốn là gì?
• Chúng ta noi theo gương khiêm tốn của Phao-lô như thế nào?
• Chúng ta học được điều gì từ gương khiêm tốn của Ghi-đê-ôn?
• Chúa Giê-su đã nêu gương khiêm tốn tột bậc như thế nào?
[Câu hỏi thảo luận]
[Hình nơi trang 15]
Tính khiêm tốn của Phao-lô khiến anh em yêu mến
[Hình nơi trang 17]
Ghi-đê-ôn đã khôn khéo khi chấp hành ý muốn của Đức Chúa Trời
[Hình nơi trang 18]
Chúa Giê-su, Con của Đức Chúa Trời, tỏ tính khiêm tốn trong mọi điều ngài làm