Tôn trọng uy quyền—Tại sao cần yếu?
Tôn trọng uy quyền—Tại sao cần yếu?
AI LẠI không biết ơn là cảnh sát có quyền bắt giữ những tội phạm trộm cướp tài sản của mình hoặc đe dọa gia đình mình? Và chúng ta há không biết ơn là tòa án có quyền trừng phạt kẻ gian hầu che chở cộng đồng hay sao?
Chúng ta cũng có thể nghĩ đến những dịch vụ công cộng hữu ích khác, chẳng hạn như đường xá, vệ sinh và giáo dục—thường được nhà nước trang trải bằng tiền thuế mà chúng ta đóng. Tín đồ thật của Đấng Christ là những người đầu tiên nhìn nhận rằng tôn trọng uy quyền hợp pháp là điều cần yếu. Nhưng tôn trọng đến mức nào? Và phải tôn trọng uy quyền trong những khía cạnh nào trong đời sống?
Uy quyền trong cộng đồng
Kinh Thánh nói tất cả mọi người, dù tin đạo hay không, phải kính trọng chính quyền dân sự, phục vụ lợi ích cho cộng đồng. Sứ đồ Phao-lô đã viết cho anh em cùng đạo ở Rô-ma về điều này, và xem xét những gì ông nói nơi Rô-ma 13:1-7 sẽ có ích.
Phao-lô là công dân của La Mã, một cường quốc thế giới vào thời đó. Viết vào khoảng năm 56 CN, thư của Phao-lô khuyên tín đồ Đấng Christ phải tỏ ra là công dân gương mẫu. Ông viết: “Mọi người phải vâng-phục các đấng cầm quyền trên mình; vì chẳng có quyền nào mà không đến bởi Đức Chúa Trời, các quyền đều bởi Đức Chúa Trời chỉ-định”.
Ở đây Phao-lô giải thích rằng nếu như Đức Chúa Trời không cho phép, thì không có uy quyền nào của loài người tồn tại. Theo nghĩa đó các uy quyền trên mình có một địa vị tương đối trong ý định của Đức Chúa Trời. Từ đó suy ra là “ai chống-cự quyền-phép, tức là đối-địch với mạng-lịnh Đức Chúa Trời đã lập”.
Trong khi những công dân tốt có thể được chính quyền khen thưởng, các bậc cầm quyền này cũng có quyền trừng phạt những kẻ làm sai. Những ai chuyên làm quấy có nhiều lý do để sợ uy quyền của nhà cầm quyền hành động với tư cách là “kẻ báo thù”, vì các chính phủ làm như thế trên cương vị “chức-việc của Đức Chúa Trời”.
Phao-lô kết thúc lập luận của ông: “Vậy nên cần phải vâng-phục, chẳng những vì sợ hình-phạt thôi, nhưng cũng vì cớ lương-tâm. Ấy cũng bởi lẽ đó mà anh em nộp thuế, vì các quan-quyền là đầy-tớ của Đức Chúa Trời, hằng giữ việc ấy”.
Trách nhiệm quản trị tiền thuế thuộc các nhà cầm quyền, chứ không phải người nộp thuế. Là công dân lương thiện, người tín đồ Đấng Christ giữ một lương tâm tốt. Anh biết rằng vâng phục nhà cầm quyền và nộp thuế đầy đủ, thì không những anh ủng hộ tiêu chuẩn của cộng đồng nơi mình sống mà lại còn sống phù hợp với những đòi hỏi của Đức Chúa Trời.
Gia đình và uy quyền
Còn về uy quyền trong gia đình thì sao? Trong những năm tháng đầu tiên của cuộc đời, một đứa bé thường khóc hoặc ngay cả la hét để đòi được chú ý. Nhưng bậc cha mẹ khôn ngoan sẽ suy xét xem đứa bé thật ra cần gì và không để cho cơn giận của đứa trẻ sai khiến. Trong lúc lớn lên, một số trẻ em được mặc sức vẫy vùng và tự đặt ra tiêu chuẩn riêng. Vì thiếu kinh nghiệm, chúng có thể dính líu đến tội ác hoặc những điều quấy khác, gây rối loạn trong gia đình lẫn cộng đồng nói chung, như nhiều giới chức sở tại biết quá rõ.
Rosalind Miles, tác giả sách Children We Deserve, nói: “Các bậc cha mẹ sửa trị con cái quá trễ. Phải bắt đầu ngay từ lúc đứa trẻ mới sinh”. Nếu ngay từ đầu, cha mẹ nói với con cái bằng giọng có uy quyền nhưng tử tế, quan tâm và hành động trước sau như một, thì chẳng bao lâu con cái sẽ biết chấp nhận uy quyền của cha mẹ và sự kỷ luật đầy yêu thương bắt nguồn từ uy quyền đó.
Kinh Thánh chứa đựng nhiều thông tin về uy quyền trong gia đình. Nơi sách Châm-ngôn, người khôn ngoan Sa-lô-môn lưu ý đến sự đồng tâm nhất trí của cha mẹ kính sợ Đức Chúa Trời trước mặt con cái. Ông nói: “Hỡi con, hãy nghe lời khuyên-dạy của cha, chớ bỏ phép-tắc của mẹ con”. (Châm-ngôn 1:8) Khi cha mẹ nhất trí một cách hợp lý trước mặt con cái, thì chúng biết lập trường của họ. Chúng có thể thử dùng người này để vòi vĩnh người kia, nhưng cha mẹ hợp nhất là một sự che chở cho con trẻ.
Kinh Thánh giải thích rằng người chồng có trách nhiệm chính yếu đối với hạnh phúc thiêng liêng của cả vợ lẫn con cái mình. Điều này được gọi là quyền làm đầu. Phải hành sử quyền làm đầu này như thế nào? Phao-lô nêu rõ rằng người đàn ông là đầu của vợ mình, giống như Đấng Christ là Đầu hội thánh. Rồi Phao-lô nói thêm: “Hỡi người làm chồng, hãy yêu vợ mình, như Đấng Christ đã yêu Hội-thánh, phó chính mình vì Hội-thánh”. (Ê-phê-sô 5:25) Khi một người nam noi gương Chúa Giê-su và hành sử quyền lãnh đạo một cách đầy yêu thương, ông sẽ được vợ “kính phục”. (Ê-phê-sô 5:33, Bản Diễn Ý) Con cái trong gia đình ấy cũng sẽ thấy được giá trị của uy quyền do Đức Chúa Trời ban cho và được khuyến khích chấp nhận uy quyền đó.—Ê-phê-sô 6:1-3.
Làm sao một bậc cha mẹ đơn chiếc, kể cả những người góa bụa, đối phó với vấn đề này? Dù là cha hay mẹ, họ có thể trực tiếp dựa vào uy quyền của Giê-hô-va Đức Chúa Trời và Chúa Giê-su Christ. Chúa Giê-su luôn luôn nói năng một cách có uy quyền—uy quyền của Cha ngài và của Kinh Thánh được soi dẫn.—Ma-thi-ơ 4:1-10; 7:29; Giăng 5:19, 30; 8:28.
Kinh Thánh cung cấp nhiều nguyên tắc hữu ích liên quan đến các vấn đề mà trẻ Sáng-thế Ký 6:22; Châm-ngôn 13:20; Ma-thi-ơ 6:33; 1 Cô-rinh-tô 15:33; Phi-líp 4:8, 9) Cha mẹ cũng có thể sử dụng tài liệu dựa trên Kinh Thánh được soạn thảo một cách đặc biệt nhằm giúp họ dạy dỗ con cái hiểu được lợi ích của việc kính trọng uy quyền của Kinh Thánh. *
em phải đối phó. Nhờ nhận ra và làm theo các nguyên tắc này, cha hay mẹ sẽ có thể cung cấp lời khuyên đầy yêu thương và hữu ích cho con cái. (Hội thánh Đấng Christ và uy quyền
“Nầy là Con yêu-dấu của ta, đẹp lòng ta mọi đường; hãy nghe lời Con đó!” (Ma-thi-ơ 17:5) Chính Giê-hô-va Đức Chúa Trời nói ra những lời này, thừa nhận Chúa Giê-su là đấng nhân danh uy quyền của Đức Chúa Trời mà nói. Những gì ngài nói được ghi chép lại trong bốn sách Phúc Âm mà chúng ta có thể dễ dàng tham khảo.
Ngay trước khi lên trời, Chúa Giê-su nói cho môn đồ biết: “Hết cả quyền-phép ở trên trời và dưới đất đã giao cho ta”. (Ma-thi-ơ 28:18) Trên cương vị Đầu hội thánh, Chúa Giê-su không những giám thị các môn đồ được xức dầu của ngài trên đất mà lại còn dùng họ làm công cụ truyền bá lẽ thật, với tư cách “đầy-tớ trung-tín và khôn-ngoan”, kể từ khi thánh linh giáng xuống trên họ vào ngày Lễ Ngũ Tuần năm 33 CN. (Ma-thi-ơ 24:45-47; Công-vụ 2:1-36) Ngài đã làm gì để thực hiện tất cả những điều này hầu củng cố hội thánh Đấng Christ? “Ngài đã lên nơi cao,... ban các món quà dưới hình thức người”. (Ê-phê-sô 4:8, NW) Các “món quà dưới hình thức người” chính là trưởng lão hội thánh, là những người được thánh linh bổ nhiệm và giao phó uy quyền chăm sóc quyền lợi thiêng liêng của anh em cùng đạo.—Công-vụ 20:28.
Chính vì lý do này Phao-lô khuyên: “Hãy nhớ những người dắt-dẫn mình, đã truyền đạo Đức Chúa Trời cho mình; hãy nghĩ xem sự cuối-cùng đời họ là thể nào, và học-đòi đức-tin họ”. Vì những người trung thành này noi sát dấu chân Chúa Giê-su, chắc chắn việc noi theo đức tin họ là đường lối khôn ngoan. Rồi Phao-lô nói thêm: “Hãy vâng lời kẻ dắt-dẫn anh em và chịu phục các người ấy [“tiếp tục công nhận uy quyền của họ đối với anh em”, The Amplified Bible]—bởi các người ấy tỉnh-thức về linh-hồn anh em, dường như phải khai-trình,—hầu cho các người ấy lấy lòng vui-mừng mà làm xong chức-vụ mình, không phàn-nàn chi, vì ấy chẳng ích-lợi gì cho anh em”.—Hê-bơ-rơ 13:7, 17.
Điều gì xảy ra khi người ta khinh thường sự hướng dẫn của họ? Một số thành viên hội thánh thời ban đầu của Đấng Christ đã làm chính điều đó và trở nên những kẻ bội đạo. Kinh Thánh nói Hy-mê-nê và Phi-lết là những kẻ phá đổ đức tin của một số người và nói những lời “hư-không phàm-tục”. Một trong những điều họ quả quyết là sự sống lại đã xảy ra rồi, tức là sự sống lại thiêng liêng hoặc tượng trưng, và do đó sẽ không còn sự sống lại nào nữa dưới Nước Đức Chúa Trời trong tương lai.—2 Ti-mô-thê 2:16-18.
Uy quyền chính đáng đã cứu vãn tình thế. Các trưởng lão đạo Đấng Christ thời đó đã có thể bác bỏ những lý lẽ ấy vì họ đã dùng uy quyền của Kinh Thánh với tư cách những người đại diện cho Chúa Giê-su 2 Ti-mô-thê 3:16, 17) Tương tự như thế, ngày nay hội thánh tín đồ Đấng Christ được miêu tả là “trụ và nền của lẽ thật”. (1 Ti-mô-thê 3:15) Không bao giờ sự dạy dỗ sai lầm được cho phép phá hoại “mẫu-mực của các sự dạy-dỗ có ích”, được bảo tồn và phó thác cho chúng ta trong Kinh Thánh.—2 Ti-mô-thê 1:13, 14.
Christ. (Dù trong thế gian, sự kính trọng uy quyền ngày càng biến đi nhanh chóng, nhưng tín đồ Đấng Christ thừa nhận rằng uy quyền chính đáng trong cộng đồng, trong gia đình và trong hội thánh tín đồ Đấng Christ được lập ra vì lợi ích của chúng ta. Tôn trọng uy quyền là điều kiện thiết yếu để có an lạc về thể chất, tình cảm và thiêng liêng. Nhờ chấp nhận và tôn trọng uy quyền do Đức Chúa Trời lập ra, chúng ta sẽ được hai Đấng có uy quyền tối cao che chở—Giê-hô-va Đức Chúa Trời và Chúa Giê-su Christ—vì lợi ích vĩnh cửu của chúng ta.—Thi-thiên 119:165; Hê-bơ-rơ 12:9.
[Chú thích]
^ đ. 17 Xem sách Giới trẻ thắc mắc—Những lời giải đáp thiết thực (Anh ngữ) và Bí quyết giúp gia đình hạnh phúc, cả hai đều do Hội Tháp Canh xuất bản.
[Câu nổi bật nơi trang 5]
Kinh Thánh chứa đựng nhiều thông tin về uy quyền trong gia đình
[Hình nơi trang 6]
Cha mẹ đơn chiếc có thể trực tiếp dựa vào uy quyền của Giê-hô-va Đức Chúa Trời và Chúa Giê-su Christ
[Các hình nơi trang 7]
Tín đồ Đấng Christ thừa nhận rằng uy quyền chính đáng trong gia đình, trong hội thánh tín đồ Đấng Christ và trong cộng đồng được lập ra vì lợi ích của họ
[Nguồn tư liệu nơi trang 4]
Photo by Josh Mathes, Collection of the Supreme Court of the United States