Tại sao sự trông đợi phải hợp lý?
Tại sao sự trông đợi phải hợp lý?
CHÚNG TA cảm thấy thỏa lòng khi hy vọng và ước nguyện được thành tựu. Dầu vậy, phải nhận rằng nhiều ước mơ và trông đợi của chúng ta không thành hiện thực như chúng ta hằng mong ước. Những thất vọng thường xuyên tái diễn trong đời sống có thể khiến chúng ta bực bội với chính mình và ngay cả với những người khác. Một người khôn ngoan đã nhận xét đúng thay: “Sự trông-cậy trì-hoãn khiến lòng bị đau-đớn”.—Châm-ngôn 13:12.
Một số yếu tố nào có thể khiến một người cảm thấy thất vọng? Làm sao chúng ta có thể cố phát huy sự trông đợi hợp lý? Hơn nữa, tại sao làm thế là có lợi cho chúng ta?
Trông đợi và thất vọng
Càng cố gắng bắt kịp nhịp sống nhanh ngày nay bao nhiêu, chúng ta dường như càng tụt lại đàng sau bấy nhiêu. Những đòi hỏi về thời gian và năng lực có thể trở nên khắc nghiệt, và khi không thực hiện được điều mình định làm, chúng ta có khuynh hướng tự trách mình. Thậm chí có thể bắt đầu cảm thấy như chính mình đang làm người khác thất vọng. Là vợ, đồng thời cũng là mẹ, Cynthia hiểu thế nào là áp lực của trách nhiệm làm cha mẹ; chị cho biết: “Tôi rất bực bội vì cảm thấy mình không nhất quán trong việc sửa trị con cái, và đã không dạy dỗ chúng đúng mức”. Một thiếu nữ tên Stephanie nói về việc học của em như sau: “Tôi không có đủ thời gian để làm mọi điều mình muốn, và điều đó khiến tôi thiếu kiên nhẫn”.
Từ những trông đợi quá cao, thiếu hợp lý, người ta dễ có khuynh hướng cầu toàn, là điều có thể gây nhiều bực bội nhất. Ben, một thanh niên đã có gia đình, thú nhận: “Khi xét lại hành động, ý nghĩ, hoặc cảm nhận của mình, tôi luôn luôn thấy lẽ ra mình có thể làm tốt hơn. Tôi luôn tìm kiếm sự hoàn hảo, và điều đó khiến tôi mất kiên nhẫn, bực bội và thất vọng”. Gail, một người vợ tín đồ Đấng Christ, nói: “Người cầu toàn không chấp nhận sự thất bại. Chúng ta muốn mình phải là người mẹ, người vợ tuyệt hảo. Chúng ta chỉ thấy vui khi đạt thành quả cao, vì vậy những nỗ lực không kết quả làm chúng ta bực bội”.
Tuy nhiên, một yếu tố khác nữa có thể khiến một người cảm thấy thất vọng, đó là sức khỏe suy yếu và tuổi già. Sức lực suy giảm, không còn đi lại được như xưa làm chúng ta có cảm tưởng mình bị hạn chế nhiều hơn và khiến chúng ta thêm phần bực bội. “Tôi cảm thấy thiếu kiên nhẫn với chính mình vì không thể thực hiện được những điều mà đối với tôi khi trước quá dễ dàng và bình thường”, Elizabeth nhìn nhận.
Những điều trên có thể gây ra cảm giác thất vọng. Nếu không được kiềm chế, những cảm tưởng như thế thậm chí có thể khiến chúng ta tin rằng người khác không quý trọng mình. Vậy, chúng ta có thể áp dụng những biện pháp tích cực nào để vượt qua những lúc thất vọng và phát huy sự trông đợi hợp lý?
Những cách phát huy sự trông đợi hợp lý
Trước hết, hãy nhớ rằng Đức Giê-hô-va rất phải lẽ và thông cảm. Thi-thiên 103:14 nhắc nhở chúng ta: “Ngài biết chúng tôi nắn nên bởi giống gì, Ngài nhớ lại rằng chúng tôi bằng bụi-đất”. Biết khả năng và giới hạn của chúng ta, Đức Giê-hô-va chỉ đòi hỏi chúng ta làm những gì mình có thể làm được. Và Ngài yêu cầu chúng ta một điều là “bước đi cách khiêm-nhường với Đức Chúa Trời [của chúng ta]”.—Mi-chê 6:8.
Rô-ma 12:12; 1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:17) Tuy nhiên, điều đó có thể giúp đỡ chúng ta như thế nào? Sự cầu nguyện làm cho suy nghĩ của chúng ta ổn định và thăng bằng. Khi cầu nguyện tha thiết, chúng ta nhận ra rằng mình cần sự giúp đỡ—đó là dấu hiệu của sự khiêm tốn và khiêm nhường. Đức Giê-hô-va sẵn lòng đáp lại lời cầu nguyện của chúng ta bằng cách ban thánh linh cho chúng ta; trái của thánh linh gồm có lòng yêu thương, sự nhân từ, hiền lành và tự chủ. (Lu-ca 11:13; Ga-la-ti 5:22, 23, NW) Lời cầu nguyện cũng làm dịu sự lo lắng và bực bội. Qua lời cầu nguyện, “bạn nhận được sự an ủi lớn lao mà không điều gì khác có thể đem lại được”, Elizabeth nói. Kevin đồng ý: “Tôi cầu xin có tấm lòng bình tĩnh và trí óc sáng suốt để có thể đối phó khi gặp vấn đề. Đức Giê-hô-va không bao giờ bỏ rơi tôi”. Sứ đồ Phao-lô hiểu giá trị quí báu của lời cầu nguyện. Do đó, ông khuyên: “Trình các sự cầu-xin của mình cho Đức Chúa Trời. Sự bình-an của Đức Chúa Trời vượt-quá mọi sự hiểu-biết, sẽ giữ-gìn lòng và ý-tưởng anh em trong Đức Chúa Jêsus-Christ”. (Phi-líp 4:6, 7) Đúng vậy, cầu nguyện với Đức Giê-hô-va thực sự hữu hiệu, giúp chúng ta tập có những trông đợi hợp lý đối với chính mình và người khác.
Đức Giê-hô-va cũng khuyến khích chúng ta cầu nguyện cùng Ngài. (Dầu vậy, thỉnh thoảng, chúng ta cũng cần được trấn an ngay lúc ấy. Một lời nói đúng lúc thật là tốt. Thổ lộ tâm tư với một người bạn chín chắn và đáng tin cậy có thể giúp chúng ta có cái nhìn mới về điều đang làm cho chúng ta thất vọng và lo buồn. (Châm-ngôn 15:23; 17:17; 27:9) Những người trẻ đang vật lộn với những hoàn cảnh gây bất mãn hiểu được rằng tiếp nhận lời khuyên của cha mẹ giúp họ có sự thăng bằng. Kandi cảm kích nhìn nhận: “Sự hướng dẫn đầy yêu thương của cha mẹ đã giúp tôi trở nên phải lẽ hơn, thăng bằng hơn và vui tính hơn”. Đúng vậy, lời nhắc nhở nơi Châm-ngôn 1:8, 9 là đúng lúc nhất: “Hỡi con, hãy nghe lời khuyên-dạy của cha, chớ bỏ phép-tắc của mẹ con; vì ấy sẽ như một dây hoa trên đầu con, giống như những vòng đeo quanh cổ của con”.
Hậu quả của lối suy nghĩ cầu toàn được tóm tắt rất đúng trong câu ngạn ngữ sau: “Mong muốn cuộc sống theo đúng ý mình là mời gọi sự thất bại”. Để tránh được điều này, cần điều chỉnh lại cách suy nghĩ. Sự khiêm nhường và khiêm tốn—có cái nhìn thực tế về các giới hạn của chúng ta—là hai đức tính chắc chắn sẽ giúp chúng ta vun trồng những trông đợi vừa phải và hợp lý. Rô-ma 12:3 (Nguyễn Thế Thuấn) khuyên chúng ta thích đáng thay: “Đừng có tự cao quá điều lượng được về mình”. Hơn nữa, Phi-líp 2:3 khuyến khích chúng ta hãy khiêm nhường, coi người khác tôn trọng hơn mình.
Elizabeth, đã đề cập ở trên, không kiên nhẫn với chính mình vì căn bệnh của chị. Chị cần có thời gian để học được quan điểm của Đức Giê-hô-va và cảm thấy được an ủi khi biết rằng Ngài không quên công việc của chúng ta. Căn bệnh suy nhược đã làm cho Colin bị liệt. Ban đầu, anh cảm thấy công việc thánh chức của mình hầu như không có giá trị gì so với những gì anh đã làm khi còn khỏe mạnh. Nhờ suy ngẫm những câu Kinh Thánh như ở 2 Cô-rinh-tô 8:12, anh mới có thể bỏ được những suy nghĩ đó. Câu Kinh Thánh này nói: “Vì nếu mình lấy lòng tốt mà làm, thì được đẹp ý theo điều mình có, chớ chẳng theo điều mình không có”. Colin nói: “Mặc dù tôi không còn khả năng cho như trước, nhưng tôi vẫn còn có thể cho, và điều đó được Đức Giê-hô-va chấp nhận”. Hê-bơ-rơ 6:10 nhắc nhở chúng ta: “Đức Chúa Trời không phải là không công-bình mà bỏ quên công-việc và lòng yêu-thương của anh em đã tỏ ra vì danh Ngài”.
Nhưng, làm sao chúng ta có thể xác định được những trông đợi của mình có hợp lý hay không? Hãy tự hỏi, ‘Những trông đợi của tôi có phù hợp với những ý định của Đức Chúa Trời không?’ Ga-la-ti 6:4 (Tòa Tổng Giám Mục) nói: “Mỗi người hãy xem xét việc làm của chính mình, và bấy giờ sẽ có lý do để hãnh diện vì chính mình, chứ không phải vì so sánh với kẻ khác”. Hãy nhớ Chúa Giê-su nói: “Ách ta dễ chịu và gánh ta nhẹ-nhàng”. Đúng vậy, là tín đồ Đấng Christ, chúng ta quả là có một cái ách để mang, nhưng ách đó “dễ chịu” và “nhẹ-nhàng”, và Chúa Giê-su hứa rằng nó sẽ làm cho khoan khoái nếu chúng ta học mang nó đúng cách.—Ma-thi-ơ 11:28-30.
Những trông đợi hợp lý mang lại phần thưởng
Khi tập vun trồng những trông đợi hợp lý, chúng ta có được các phần thưởng tức khắc và Châm-ngôn 4:21, 22 thúc giục chúng ta chú ý đến lời của Đức Giê-hô-va với cả mắt và lòng mình, “vì lời ấy là sự sống cho người nào tìm được nó và sự khỏe-mạnh cho toàn thân-thể của họ”.
lâu dài nếu lắng nghe và áp dụng lời khuyên trong Lời Đức Chúa Trời. Trước hết, điều này có ảnh hưởng tốt đối với chúng ta về thể chất. Jennifer, đã được lợi ích từ những lời nhắc nhở của Đức Giê-hô-va, nhìn nhận: “Tôi có thêm năng lực và hăng hái trong cuộc sống”. Thật thích hợp,Một phần thưởng nữa là được lành mạnh về tình cảm và tinh thần. Theresa nói: “Khi đặt Lời Đức Chúa Trời vào trí và lòng mình, tôi luôn luôn cảm thấy hạnh phúc hơn”. Thật vậy, chúng ta vẫn sẽ gặp những thất vọng trong đời sống. Tuy nhiên, chúng ta sẽ chịu đựng một cách dễ dàng hơn. Gia-cơ 4:8 thúc giục chúng ta: “Hãy đến gần Đức Chúa Trời, thì Ngài sẽ đến gần anh em”. Đức Giê-hô-va cũng hứa ban cho chúng ta sức mạnh để đương đầu với các thử thách của đời sống và ban bình an cho chúng ta.—Thi-thiên 29:11.
Có được những trông đợi hợp lý giúp chúng ta có đủ khả năng duy trì tình trạng ổn định về thiêng liêng. Đây cũng là một ân phước. Chúng ta có thể chăm chú vào những điều quan trọng hơn trong đời sống. (Phi-líp 1:10) Khi đó, những mục tiêu của chúng ta sẽ trở nên thiết thực và có thể đạt được, điều đó mang lại nhiều sự vui mừng và hài lòng hơn. Chúng ta sẽ sẵn lòng tin cậy Đức Giê-hô-va hơn, vì biết rằng Ngài sẽ làm cho mọi việc nên tốt đẹp nhất. “Vậy, hãy hạ mình xuống dưới tay quyền-phép của Đức Chúa Trời, hầu cho đến kỳ thuận-hiệp Ngài nhắc anh em lên”. (1 Phi-e-rơ 5:6) Có phần thưởng nào tốt hơn là được Đức Giê-hô-va tôn trọng không?
[Các hình nơi trang 31]
Phát huy sự trông đợi hợp lý có thể giúp chúng ta đối phó với những sự bực bội và thất vọng