Đọc Kinh Thánh mang lại niềm vui và lợi ích
Đọc Kinh Thánh mang lại niềm vui và lợi ích
“Con hãy luôn luôn đọc sách luật này... ngày đêm”.—GIÔ-SUÊ 1:8, TRỊNH VĂN CĂN.
1. Chúng ta được lợi ích nào khi đọc sách nói chung và khi đọc Kinh Thánh nói riêng?
ĐỌC tài liệu có giá trị là một sinh hoạt hữu ích. Triết gia chính trị người Pháp, Montesquieu (Charles-Louis de Secondat), viết: “Đối với tôi, học hỏi luôn luôn là biện pháp tối ưu để chống lại sự mệt nhọc của cuộc sống. Một giờ đọc sách cũng đủ xua tan bất cứ nỗi phiền muộn nào xảy đến cho tôi”. Điều này lại càng đúng với việc đọc Kinh Thánh. Người viết Thi-thiên được soi dẫn để viết: “Luật-pháp của Đức Giê-hô-va là trọn-vẹn, bổ linh-hồn lại; sự chứng-cớ Đức Giê-hô-va là chắc-chắn, làm cho kẻ ngu-dại trở nên khôn-ngoan. Giềng-mối của Đức Giê-hô-va là ngay-thẳng, làm cho lòng vui-mừng”.
2. Tại sao Đức Giê-hô-va bảo tồn Kinh Thánh qua các thời đại, và Ngài muốn dân sự Ngài làm gì với sách ấy?
2 Là Tác Giả của Kinh Thánh, Giê-hô-va Đức Chúa Trời đã bảo tồn sách ấy trong suốt nhiều thế kỷ bị kẻ thù thuộc giới tôn giáo lẫn thế tục phản kháng quyết liệt. Vì ý định của Ngài là “mọi người được cứu-rỗi và hiểu-biết lẽ thật”, Ngài đã trông nom sao cho Lời Ngài có thể đến với tất cả mọi người. (1 Ti-mô-thê 2:4) Người ta ước tính chỉ cần sử dụng 100 ngôn ngữ thì có thể tiếp xúc với khoảng 80 phần trăm dân cư trên đất. Toàn bộ Kinh Thánh có thể kiếm được trong 370 ngôn ngữ, và người ta đọc được nhiều phần của Kinh Thánh trong 1.860 ngôn ngữ và thổ ngữ khác nữa. Đức Giê-hô-va muốn dân sự của Ngài đọc Lời Ngài. Ngài ban phước cho các tôi tớ chú ý đến Lời Ngài, đúng vậy, cho những ai đọc lời ấy mỗi ngày.—Thi-thiên 1:1, 2.
Các giám thị phải đọc Kinh Thánh
3, 4. Đức Giê-hô-va đòi hỏi các vua Y-sơ-ra-ên phải làm điều gì, và đòi hỏi này ngày nay cũng áp dụng cho các trưởng lão vì những lý do nào?
3 Biết trước về thời dân Y-sơ-ra-ên sẽ có vua loài người cai trị, Đức Giê-hô-va nói: “Vừa khi tức-vị, vua phải chiếu theo luật-pháp nầy mà những thầy tế-lễ về dòng Lê-vi giữ, chép một bổn cho mình. Bổn ấy phải ở bên vua trọn đời, vua phải đọc ở trong, để tập biết kính-sợ Giê-hô-va Đức Chúa Trời mình, cẩn-thận làm theo các lời của luật-pháp nầy, và hết thảy điều-răn nầy—kẻo lòng vua lướt trên [“như vậy lòng vua không kiêu ngạo với”, Tòa Tổng Giám Mục] anh em mình, xây về bên hữu hay bên tả”.—Phục-truyền Luật-lệ Ký 17:18-20.
4 Hãy chú ý đến lý do tại sao Đức Giê-hô-va đòi hỏi tất cả vua tương lai của Y-sơ-ra-ên phải đọc luật pháp của Ngài mỗi ngày: (1) “để tập biết kính-sợ Giê-hô-va Đức Chúa Trời mình, cẩn-thận làm theo các lời của luật-pháp nầy, và hết thảy điều-răn nầy”; (2) ‘lòng vua không kiêu ngạo với anh em mình’; (3) “kẻo... xây về bên hữu hay bên tả, lìa bỏ điều-răn nầy”. Chẳng phải các giám thị đạo Đấng Christ ngày nay cần phải kính sợ Đức Giê-hô-va, vâng giữ luật pháp của Ngài, kiềm chế để không tự xem mình cao hơn các anh em, và tránh việc sai lệch mệnh lệnh của Đức Giê-hô-va sao? Việc đọc Kinh Thánh mỗi ngày đối với họ chắc chắn cũng
không kém phần quan trọng như đối với các vua Y-sơ-ra-ên.5. Hội Đồng Lãnh Đạo Trung Ương gần đây nói gì về việc đọc Kinh Thánh với các thành viên của Ủy Ban Chi Nhánh, và tại sao tất cả các trưởng lão nên theo lời khuyên này?
5 Trưởng lão đạo Đấng Christ ngày nay có thời gian biểu rất bận rộn nên việc đọc Kinh Thánh mỗi ngày là một điều không dễ làm. Thí dụ, những thành viên trong Hội Đồng Lãnh Đạo Trung Ương của Nhân Chứng Giê-hô-va và các thành viên trong Ủy Ban Chi Nhánh trên khắp thế giới đều là những người rất bận rộn. Nhưng một lá thư gần đây của Hội Đồng Lãnh Đạo Trung Ương gửi đến tất cả Ủy Ban Chi Nhánh nhấn mạnh đến sự cần thiết của việc đọc Kinh Thánh mỗi ngày và những thói quen học tập tốt. Lá thư cho thấy việc này sẽ làm nẩy nở tình yêu thương của chúng ta đối với Đức Giê-hô-va và với lẽ thật, nó “sẽ giúp chúng ta giữ gìn đức tin, niềm vui và lòng bền chí cho đến cuối cùng”. Tất cả các trưởng lão trong hội thánh của Nhân Chứng Giê-hô-va đều cảm thấy có nhu cầu tương tự. Đọc Kinh Thánh mỗi ngày sẽ giúp họ “hành động khôn ngoan”. (Giô-suê 1:7, 8, NW) Đặc biệt đối với họ, việc đọc Kinh Thánh “có ích cho sự dạy-dỗ, bẻ-trách, sửa-trị, dạy người trong sự công-bình”.—2 Ti-mô-thê 3:16.
Một nhu cầu cần thiết cho cả trẻ lẫn già
6. Tại sao Giô-suê đọc lớn tiếng tất cả các lời luật pháp của Đức Giê-hô-va trước mặt các chi phái Y-sơ-ra-ên và khách lạ kiều ngụ nhóm hiệp lại?
6 Thời xưa, không có bản Kinh Thánh chép tay riêng lẻ cho cá nhân, vì thế việc đọc Kinh Thánh được thực hiện trước đám đông tụ tập. Sau khi Đức Giê-hô-va cho Giô-suê chiến thắng thành A-hi, ông nhóm các chi phái của Y-sơ-ra-ên trước Núi Ê-banh và Núi Ga-ri-xim. Kế đến, sự tường thuật cho chúng ta biết: “Giô-suê đọc hết các lời luật-pháp, sự chúc lành và sự chúc dữ, y như đã chép trong sách luật-pháp. Chẳng có lời nào về mọi điều Môi-se đã truyền dặn mà Giô-suê không đọc tại trước mặt cả hội-chúng Y-sơ-ra-ên, trước mặt đàn-bà, con nít, và khách lạ ở giữa họ”. (Giô-suê 8:34, 35) Người trẻ và người già, dân bản xứ và khách lạ kiều ngụ cần ghi khắc vào lòng và trí cách cư xử nào sẽ được Đức Giê-hô-va ban phước và cách nào không làm Ngài hài lòng. Việc đọc Kinh Thánh đều đặn chắc chắn sẽ giúp chúng ta về phương diện này.
7, 8. (a) Ngày nay ai giống như “khách lạ” kiều ngụ, và tại sao họ cần đọc Kinh Thánh mỗi ngày? (b) Bằng cách nào những “con trẻ” trong dân của Đức Giê-hô-va có thể noi gương Chúa Giê-su?
7 Ngày nay hàng triệu tôi tớ của Đức Giê-hô-va giống như “khách lạ” kiều ngụ theo nghĩa thiêng liêng. Trước kia họ sống theo những tiêu chuẩn của thế gian, nhưng nay họ đã thay đổi lối sống. (Ê-phê-sô 4:22-24; Cô-lô-se 3:7, 8) Họ cần thường xuyên tự nhắc nhở về những tiêu chuẩn của Đức Giê-hô-va về điều thiện và điều ác. (A-mốt 5:14, 15) Đọc Lời Đức Chúa Trời mỗi ngày giúp họ làm điều này.—Hê-bơ-rơ 4:12; Gia-cơ 1:25.
8 Trong dân của Đức Giê-hô-va có nhiều “con trẻ” được cha mẹ dạy dỗ về những tiêu chuẩn của Ngài nhưng chúng cũng cần tự mình nhận thức tính chất đúng đắn của ý muốn Ngài. (Rô-ma 12:1, 2) Bằng cách nào chúng có thể làm được điều ấy? Các thầy tế lễ và trưởng lão trong Y-sơ-ra-ên được chỉ thị: “Ngươi phải đọc luật nầy trước cả Y-sơ-ra-ên cho chúng nghe. Ngươi phải nhóm-hiệp dân-sự, nào người nam, người nữ, nào con trẻ và khách lạ ở trong các thành của ngươi, để chúng nghe, tập kính-sợ Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, và cẩn-thận làm theo các lời của luật-pháp nầy. Những con-cái của dân-sự chưa biết việc ấy, sẽ nghe, tập kính-sợ Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi”. (Phục-truyền Luật-lệ Ký 31:11-13) Sống dưới Luật Pháp, Chúa Giê-su lúc mới 12 tuổi đã tỏ ra say mê thích thú trong việc thông hiểu luật pháp của Cha ngài. (Lu-ca 2:41-49) Về sau ngài có thói quen đến nhà hội để nghe và tham dự vào việc đọc Kinh Thánh. (Lu-ca 4:16; Công-vụ 15:21) Ngày nay những người trẻ được khuyến khích noi gương Chúa Giê-su bằng cách đọc Lời Đức Chúa Trời mỗi ngày và đều đặn tham dự các buổi nhóm họp, nơi mà Kinh Thánh được đọc và học hỏi.
Đọc Kinh Thánh—Ưu tiên hàng đầu
9. (a) Tại sao chúng ta cần chọn lọc những gì chúng ta đọc? (b) Về những sách báo giúp chúng ta hiểu Kinh Thánh, chủ bút sáng lập tạp chí này đã nói gì?
9 Vua khôn ngoan Sa-lô-môn viết: “Người ta chép nhiều sách chẳng cùng; còn học quá thật làm mệt-nhọc cho xác-thịt”. (Truyền-đạo 12:12) Có thể nói thêm rằng việc đọc nhiều sách xuất bản ngày nay không những mệt mỏi cho thân thể mà rõ ràng còn nguy hiểm cho tâm trí nữa. Vậy quan trọng là phải chọn lọc. Ngoài việc đọc các ấn phẩm để học Kinh Thánh, chúng ta cần đọc chính Kinh Thánh. Chủ bút sáng lập tạp chí này đã viết cho độc giả: “Đừng quên rằng Kinh Thánh là Chuẩn Mực của chúng ta và dù Đức Chúa Trời ban sách báo giúp chúng ta hiểu Kinh Thánh, các sách báo ấy ‘giúp’ ta hiểu Kinh Thánh chứ không phải thay thế cho cuốn Kinh Thánh”. * Vì thế, trong khi không sao lãng những ấn phẩm dựa trên Kinh Thánh, chúng ta cần đọc chính Kinh Thánh.
10. Lớp “đầy-tớ trung-tín và khôn-ngoan” nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc đọc Kinh Thánh như thế nào?
10 Ý thức nhu cầu này, từ nhiều năm trước Ma-thi-ơ 24:45) Chương trình đọc toàn bộ Kinh Thánh hiện nay mất khoảng bảy năm. Chương trình này có ích cho mọi người, đặc biệt đối với người mới chưa bao giờ đọc toàn bộ Kinh Thánh. Những người tham dự Trường Kinh Thánh Ga-la-át của Hội Tháp Canh dành cho giáo sĩ và Trường Huấn Luyện Thánh Chức cũng như các thành viên mới của gia đình Bê-tên đều phải đọc toàn bộ Kinh Thánh trong vòng một năm. Dù cá nhân hoặc gia đình bạn theo bất cứ chương trình nào, theo kịp chương trình đó đòi hỏi phải dành ưu tiên cho việc đọc Kinh Thánh.
“đầy-tớ trung-tín và khôn-ngoan” đã sắp đặt chương trình đọc Kinh Thánh như một phần của chương trình Trường Thánh Chức Thần Quyền ở mỗi hội thánh. (Thói quen đọc sách của bạn tiết lộ điều gì?
11. Tại sao và bằng cách nào chúng ta nên nuôi dưỡng mình mỗi ngày bằng lời của Đức Giê-hô-va?
11 Nếu bạn gặp khó khăn trong việc theo kịp chương trình đọc Kinh Thánh, có lẽ thích đáng để bạn tự hỏi: ‘Những thói quen đọc sách hoặc xem truyền hình của tôi có ảnh hưởng nào trên việc tôi đọc Lời Đức Giê-hô-va?’ Hãy nhớ lại điều Môi-se đã viết và Chúa Giê-su lặp lại: “Người ta sống chẳng phải chỉ nhờ bánh mà thôi, song nhờ mọi lời nói ra từ miệng Đức Chúa Trời”. (Ma-thi-ơ 4:4; Phục-truyền Luật-lệ Ký 8:3) Cũng như mỗi ngày chúng ta cần ăn để nuôi dưỡng cơ thể vật chất, tương tự vậy chúng ta cần hấp thu ý tưởng của Đức Giê-hô-va mỗi ngày để duy trì tình trạng thiêng liêng. Nhờ đọc Kinh Thánh mỗi ngày chúng ta có thể tiếp thu ý tưởng của Đức Chúa Trời.
12, 13. (a) Sứ đồ Phi-e-rơ minh họa thế nào về việc chúng ta nên khát khao Lời Đức Chúa Trời? (b) Phao-lô dùng minh họa về sữa khác với Phi-e-rơ ra sao?
12 Nếu chúng ta quý trọng Kinh Thánh, “không coi như lời của loài người, bèn coi như lời của Đức Chúa Trời, vì thật là lời Đức Chúa Trời”, chúng ta sẽ được thu hút đến gần Lời ấy như con trẻ khao khát sữa mẹ. (1 Tê-sa-lô-ni-ca 2:13) Sứ đồ Phi-e-rơ làm một sự so sánh như sau: “Hãy ham-thích sữa thiêng-liêng của Đạo như trẻ con mới đẻ vậy, hầu cho anh em nhờ đó lớn lên mà được rỗi linh-hồn, nếu anh em đã nếm biết Chúa là ngọt-ngào [“tốt lành”, Trịnh Văn Căn]”. (1 Phi-e-rơ 2:2, 3) Qua kinh nghiệm cá nhân nếu chúng ta thật sự đã nếm biết “Chúa tốt lành”, lòng khát khao đọc Kinh Thánh của chúng ta sẽ nẩy nở.
13 Hãy chú ý là trong đoạn văn này cách Phi-e-rơ so sánh về sữa khác với sứ đồ Phao-lô. Đối với trẻ sơ sinh, sữa đáp ứng thỏa đáng nhu cầu dinh dưỡng. Minh họa của Phi-e-rơ cho thấy Lời Đức Chúa Trời chứa đựng tất cả điều cần thiết để chúng ta “lớn lên mà được rỗi linh-hồn”. Mặt khác, Phao-lô nói đến nhu cầu dùng sữa để minh họa thói quen ăn uống thiếu dinh dưỡng của những người tự cho mình trưởng thành về phương diện thiêng liêng. Trong thư gửi cho tín đồ Đấng Christ người Hê-bơ-rơ, Phao-lô viết: “Đáng lẽ anh em đã làm thầy từ lâu rồi, nay còn cần người ta lấy những điều sơ-học của lời Đức Chúa Trời mà dạy anh em; anh em cần ăn sữa thay vì đồ-ăn đặc. Vả, kẻ nào chỉ ăn sữa thôi, thì không hiểu đạo công-bình; vì còn là thơ-ấu. Nhưng đồ-ăn đặc là để cho kẻ thành-nhân, cho kẻ hay dụng tâm-tư luyện-tập [“khả năng nhận thức”, NW] mà phân-biệt điều lành và dữ”. (Hê-bơ-rơ 5:12-14) Chăm chỉ đọc Kinh Thánh có thể phát triển khả năng nhận thức và khuyến khích chúng ta thích thú về những điều thiêng liêng.
Cách đọc Kinh Thánh
14, 15. (a) Tác Giả Kinh Thánh ban cho chúng ta đặc ân gì? (b) Làm sao chúng ta có thể nhận được lợi ích từ sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời? (Cho thí dụ).
14 Điều lợi ích nhất khi đọc Kinh Thánh không phải là đọc ngay, nhưng bắt đầu bằng lời cầu nguyện. Cầu nguyện là một đặc ân quý giá. Việc này giống như trước khi nghiên cứu một cuốn sách nói về chủ đề sâu sắc, bạn nhờ tác giả giúp bạn hiểu những gì sắp đọc. Việc ấy có thể thuận lợi vô cùng! Đức Giê-hô-va, Tác Giả Kinh Thánh, ban cho bạn đặc ân đó. Một thành viên của hội đồng lãnh đạo trung ương vào thế kỷ thứ nhất đã viết cho các anh em: “Ví bằng Gia-cơ 1:5, 6) Hội Đồng Lãnh Đạo Trung Ương ngày nay thường xuyên khuyến giục chúng ta cầu nguyện trước khi đọc Kinh Thánh.
trong anh em có kẻ kém khôn-ngoan, hãy cầu-xin Đức Chúa Trời, là Đấng ban cho mọi người cách rộng-rãi, không trách-móc ai, thì kẻ ấy sẽ được ban cho. Nhưng phải lấy đức-tin mà cầu-xin, chớ nghi-ngờ”. (15 Khôn ngoan là sự ứng dụng thực tiễn của tri thức. Vì vậy trước khi mở Kinh Thánh, hãy cầu xin Đức Giê-hô-va giúp bạn nhận ra những điểm bạn cần áp dụng trong đời sống. Hãy liên kết những điều mới học với kiến thức trước đây. Hãy ghép chúng với “mẫu-mực của các sự dạy-dỗ có ích” mà bạn đã tiếp nhận. (2 Ti-mô-thê 1:13) Hãy suy ngẫm những tình tiết trong đời của những tôi tớ Đức Giê-hô-va trong quá khứ, và tự hỏi bạn sẽ hành động ra sao trong hoàn cảnh tương tự.—Sáng-thế Ký 39:7-9; Đa-ni-ên 3:3-6, 16-18; Công-vụ 4:18-20.
16. Có những đề nghị thực tiễn nào để việc đọc Kinh Thánh của chúng ta ích lợi và hữu dụng hơn?
16 Đừng đọc lướt qua các trang. Hãy đọc từ từ. Chăm chú vào điều bạn đang đọc. Khi có thắc mắc ở điểm nào, hãy tra xem phần tham khảo nếu Kinh Thánh của bạn có. Nếu điểm ấy vẫn chưa rõ ràng, hãy ghi chú và tra cứu sau. Khi đọc, hãy đánh dấu những câu bạn đặc biệt muốn ghi nhớ hoặc sao chép lại. Bạn cũng có thể thêm những ghi chú riêng và câu tham khảo bên lề. Đối với những câu mà bạn cảm thấy ngày nào đó cần thiết trong việc rao giảng và dạy dỗ, hãy ghi lại chữ then chốt và tra xem trong Mục Lục ở phần sau cuốn Kinh Thánh của bạn. *
Làm cho việc đọc Kinh Thánh trở thành niềm vui thích
17. Tại sao chúng ta nên vui thích trong việc đọc Kinh Thánh?
17 Người viết Thi-thiên nói về người hạnh phúc “vui-vẻ về luật-pháp của Đức Giê-hô-va, và suy-gẫm luật-pháp ấy ngày và đêm”. (Thi-thiên 1:2) Việc đọc Kinh Thánh mỗi ngày của chúng ta nên thật sự là niềm vui thích chứ không phải nặng nề. Có một cách để biến việc đó thành thích thú là luôn ý thức giá trị những điều đã học. Vua khôn ngoan Sa-lô-môn viết: “Người nào tìm đặng sự khôn-ngoan... có phước thay! Các nẻo nó vốn là nẻo khoái-lạc, và các lối nó cả đều bình-an. Nó là cây sự sống cho ai nắm lấy nó; người nào cầm-giữ nó đều được phước-hạnh”. (Châm-ngôn 3:13, 17, 18) Bỏ ra công sức cần thiết để đạt đến sự khôn ngoan quả là việc đáng làm vì nó dẫn đến sự khoái lạc, bình an, hạnh phúc và cuối cùng là sự sống.
18. Ngoài việc đọc Kinh Thánh cần phải thêm điều quan trọng nào, và chúng ta sẽ xem xét điều gì trong bài tới?
18 Đúng vậy, việc đọc Kinh Thánh mang lại niềm vui và lợi ích. Nhưng như thế đủ chưa? Các thành viên của đạo tự xưng theo Đấng Christ đã đọc Kinh Thánh hàng thế kỷ, “vẫn học luôn mà không hề thông-biết lẽ thật được”. (2 Ti-mô-thê 3:7) Hầu cho việc đọc Kinh Thánh mang lại kết quả, chúng ta phải đọc với mục tiêu là áp dụng sự hiểu biết mà chúng ta đạt được vào đời sống và dùng trong công việc rao giảng và dạy dỗ. (Ma-thi-ơ 24:14; 28:19, 20) Việc này đòi hỏi phải có nỗ lực và phương pháp học hỏi tốt; học hỏi cũng có thể là việc thú vị đem lại thỏa mãn như chúng ta sẽ xem xét trong bài tới.
[Chú thích]
^ đ. 9 Xem Jehovah’s Witnesses—Proclaimers of God’s Kingdom (Nhân Chứng Giê-hô-va—Những người rao giảng về Nước Trời), do Hội Tháp Canh xuất bản, trang 241.
^ đ. 16 Xem Tháp Canh, ngày 1-5-1995, trang 16, 17, “Những đề nghị giúp việc đọc Kinh-thánh có thêm ý nghĩa”.
Câu hỏi ôn
• Lời khuyên nào cho các vua Y-sơ-ra-ên được áp dụng cho các giám thị ngày nay, và tại sao?
• Ngày nay ai giống như “khách lạ” kiều ngụ và “con trẻ”, và tại sao họ cần đọc Kinh Thánh mỗi ngày?
• Lớp “đầy-tớ trung-tín và khôn-ngoan” giúp chúng ta đều đặn đọc Kinh Thánh theo phương pháp thực tiễn nào?
• Làm thế nào chúng ta nhận được niềm vui và lợi ích thật sự trong việc đọc Kinh Thánh?
[Câu hỏi thảo luận]
[Hình nơi trang 9]
Đặc biệt các trưởng lão cần đọc Kinh Thánh mỗi ngày
[Hình nơi trang 10]
Chúa Giê-su có thói quen tham dự vào việc đọc Kinh Thánh tại nhà hội