Học hỏi—Việc thú vị đem lại thỏa mãn
Học hỏi—Việc thú vị đem lại thỏa mãn
“Nếu con [“tiếp tục”, “NW”] tìm nó..., con sẽ... tìm được điều tri-thức của Đức Chúa Trời”.—CHÂM-NGÔN 2:4, 5.
1. Làm thế nào việc đọc sách lúc nhàn rỗi có thể mang lại nhiều vui thích cho chúng ta?
NHIỀU người đọc sách chỉ để giải trí mà thôi. Nếu tài liệu hữu ích thì việc đọc có thể trở thành nguồn giải trí lành mạnh. Ngoài chương trình đọc Kinh Thánh đều đặn, một số tín đồ Đấng Christ tìm thấy niềm vui thích thật sự qua việc ngẫu nhiên mở vài đoạn để đọc trong sách Thi-thiên, Châm-ngôn, các tường thuật ghi trong Phúc Âm hoặc những phần khác trong Kinh Thánh. Cái hay tuyệt vời của ngôn từ và tư tưởng mang đến cho họ niềm vui thích sâu xa. Lúc nhàn rỗi một số người khác thích đọc cuốn Yearbook of Jehovah’s Witnesses (Niên Giám của Nhân Chứng Giê-hô-va), tạp chí Tỉnh Thức!, tự truyện hoặc những bài thuộc về lịch sử, địa lý, vạn vật đăng trong tạp chí này.
2, 3. (a) Thông tin sâu sắc về thiêng liêng được so sánh với đồ ăn đặc theo nghĩa nào? (b) Việc học hỏi bao gồm điều gì?
2 Trong khi việc đọc sách để giải trí có thể là một hình thức thư giãn, còn việc học hỏi đòi hỏi nỗ lực trí tuệ. Triết gia người Anh, Francis Bacon, viết: “Một số sách nên đọc để nếm thử, số khác để nuốt, và một số ít để nghiền ngẫm và hấp thu”. Kinh Thánh rõ ràng thuộc loại sách chót. Sứ đồ Phao-lô đã viết: “Về sự đó [liên hệ đến Đấng Christ, được hình dung trước qua Vua và Thầy Tế Lễ Mên-chi-xê-đéc], chúng ta có nhiều điều nên nói, và khó cắt-nghĩa, vì anh em đã trở nên chậm hiểu... Đồ-ăn đặc là để cho kẻ thành-nhân, cho kẻ hay dụng tâm-tư luyện-tập [“khả năng nhận thức”, NW] mà phân-biệt điều lành và dữ”. (Hê-bơ-rơ 5:11, 14) Phải nhai đồ ăn đặc trước khi nuốt và tiêu hóa. Thông tin sâu sắc về thiêng liêng đòi hỏi phải nghiền ngẫm trước khi hấp thu và ghi nhớ.
3 Một tự điển định nghĩa “học hỏi” là “việc hoặc tiến trình sử dụng trí tuệ để thu đạt tri thức hay sự hiểu biết qua việc đọc, nghiên cứu v.v...”. Điều đó đòi hỏi không phải chỉ đọc lướt qua các trang giấy và gạch dưới các từ trong khi đọc. Học hỏi có nghĩa là làm việc, phải có nỗ lực trí tuệ, và vận dụng khả năng nhận thức. Tuy việc học hỏi đòi hỏi nỗ lực nhưng điều này không có nghĩa là vô vị.
Làm cho việc học hỏi trở thành niềm vui thích
4. Theo người viết Thi-thiên, làm thế nào việc học Lời Đức Chúa Trời làm sảng khoái tinh thần và đáng bỏ công?
4 Đọc và học hỏi Lời Đức Chúa Trời có thể làm sảng khoái tinh thần và tiếp thêm sinh lực. Người viết Thi-thiên tuyên bố: “Luật-pháp của Đức Giê-hô-va là trọn-vẹn, bổ linh-hồn Thi-thiên 19:7, 8) Luật pháp và những nhắc nhở của Đức Giê-hô-va bổ sức cho tâm hồn, giúp chúng ta khỏe mạnh hơn về thiêng liêng và mang lại cho chúng ta niềm vui trong lòng, khiến mắt ta sáng sủa với cái nhìn rõ ràng về ý định tuyệt vời của Đức Giê-hô-va. Thật vui thích biết bao!
lại; sự chứng-cớ [“nhắc nhở”, NW] Đức Giê-hô-va là chắc-chắn, làm cho kẻ ngu-dại trở nên khôn-ngoan. Giềng-mối của Đức Giê-hô-va là ngay-thẳng, làm cho lòng vui-mừng; điều-răn của Đức Giê-hô-va trong-sạch, làm cho mắt sáng-sủa”. (5. Học hỏi mang lại nhiều thích thú cho chúng ta qua những cách nào?
5 Khi nhìn thấy kết quả tốt của công việc, chúng ta thường hứng thú tiếp tục làm. Vậy, để việc học hỏi trở nên thích thú chúng ta nên nhanh chóng áp dụng tri thức mới. Gia-cơ viết: “Kẻ nào xét kĩ luật-pháp trọn-vẹn, là luật-pháp về sự tự-do, lại bền lòng suy-gẫm lấy, chẳng phải nghe rồi quên đi, nhưng hết lòng giữ theo phép-tắc nó, thì kẻ đó sẽ tìm được phước trong sự mình vâng lời”. (Gia-cơ 1:25) Áp dụng ngay cho cá nhân những điều học được sẽ mang lại sự thỏa lòng lớn. Nghiên cứu với mục đích đặc biệt để trả lời câu hỏi được đặt ra khi đi rao giảng hoặc dạy dỗ cũng sẽ mang lại nhiều hạnh phúc cho chúng ta.
Vun trồng lòng ưa thích Lời Đức Chúa Trời
6. Người viết Thi-thiên 119 đã bày tỏ lòng ưa thích sâu đậm của ông đối với lời của Đức Giê-hô-va như thế nào?
6 Người sáng tác Thi-thiên 119, có lẽ là thái tử trẻ Ê-xê-chia, đã bày tỏ lòng ưa thích đối với lời của Đức Giê-hô-va. Qua ngôn ngữ đầy thi vị ông nói: “Tôi ưa-thích luật-lệ Chúa, sẽ chẳng quên lời của Chúa. Các chứng-cớ Chúa là sự hỉ-lạc tôi... Tôi sẽ vui-vẻ về điều-răn Chúa, là điều-răn tôi yêu-mến. Nguyện sự thương-xót Chúa đến cùng tôi, để tôi được sống; vì luật-pháp Chúa là điều tôi ưa-thích. Hỡi Đức Giê-hô-va, tôi mong-ước sự cứu-rỗi của Chúa; luật-pháp Chúa là sự tôi ưa-thích”.—Thi-thiên 119:16, 24, 47, 77, 174.
7, 8. (a) Theo một sách nghiên cứu, “ưa-thích” Lời Đức Chúa Trời có nghĩa gì? (b) Chúng ta có thể biểu lộ lòng yêu mến đối với Lời Đức Giê-hô-va như thế nào? (c) Trước khi đọc Luật Pháp của Đức Giê-hô-va, E-xơ-ra đã tự chuẩn bị ra sao?
7 Giải nghĩa từ ngữ được dịch là “ưa-thích” trong Thi-thiên 119, một tự điển về Kinh Thánh phần tiếng Hê-bơ-rơ nói: “Cách dùng trong câu 16 tương đương [động từ] chỉ sự vui mừng... và sự suy ngẫm... Tiến trình là: vui mừng, suy ngẫm, thích thú về... Sự phối hợp này gợi ý một người có được niềm vui thích nơi lời của Đức Yavê bằng cách nghĩ ngợi có mục đích. Ý nghĩa này bao gồm yếu tố cảm xúc”. *
8 Đúng vậy, tình yêu mến của chúng ta đối với Lời của Đức Giê-hô-va nên xuất phát từ tấm lòng, cái nôi của cảm xúc. Chúng ta nên vui thích ngừng lại ở một số câu vừa đọc. Chúng ta nên suy tưởng về những ý thiêng liêng sâu sắc, say mê và suy ngẫm chúng. Điều này đòi hỏi phải trầm ngâm suy nghĩ và cầu nguyện. Giống như E-xơ-ra, chúng ta cần chuẩn bị tấm lòng để đọc và học Lời Đức Chúa Trời. Nói về E-xơ-ra Kinh Thánh viết: “Vì E-xơ-ra đã định chí [“chuẩn bị lòng”, NW] tra-xét luật-pháp của Đức Giê-hô-va, giữ làm theo, và dạy cho dân Y-sơ-ra-ên biết những luật-pháp và E-xơ-ra 7:10) Hãy chú ý mục đích gồm ba phần trong việc E-xơ-ra chuẩn bị tấm lòng: học hỏi, áp dụng cho cá nhân và dạy dỗ. Chúng ta nên noi theo gương ông.
giới-mạng”. (Học hỏi là một hành động thờ phượng
9, 10. (a) Người viết Thi-thiên đã cho thấy ông quan tâm đến Lời của Đức Giê-hô-va qua những cách nào? (b) Động từ tiếng Hê-bơ-rơ được dịch là “suy-gẫm” có nghĩa gì? (c) Đối với chúng ta, tại sao xem việc học Kinh Thánh như “một hành động thờ phượng” là điều quan trọng?
9 Người viết Thi-thiên xác nhận ông quan tâm đến luật pháp, điều răn và những nhắc nhở của Đức Giê-hô-va. Ông hát: “Tôi sẽ suy-gẫm về giềng-mối Chúa, chăm-xem đường-lối của Chúa. Tôi cũng sẽ giơ tay lên hướng về điều-răn Chúa mà tôi yêu-mến, và suy-gẫm các luật-lệ Chúa. Tôi yêu-mến luật-pháp Chúa biết bao! Trọn ngày tôi suy-gẫm luật-pháp ấy. Tôi có trí hiểu hơn hết thảy kẻ dạy tôi, vì tôi suy-gẫm các chứng-cớ Chúa [“các nhắc nhở của Chúa là mối quan tâm của tôi”, NW]”. (Thi-thiên 119:15, 48, 97, 99) Việc “suy-gẫm” Lời Đức Giê-hô-va ngụ ý điều gì?
10 Động từ tiếng Hê-bơ-rơ được dịch là “suy-gẫm” có nghĩa “suy tưởng”, “ngẫm nghĩ về một vấn đề”. “Nó được dùng để diễn tả trạng thái trầm ngâm suy nghĩ về những công việc của Đức Chúa Trời... và lời của Ngài”. (Theological Wordbook of the Old Testament) Danh từ “mối quan tâm” chỉ về “việc suy ngẫm của người viết Thi-thiên”, “việc học hỏi” luật pháp Đức Chúa Trời “do lòng yêu mến Lời Ngài thúc đẩy”, được xem như là “một hành động thờ phượng”. Xem việc học Lời Đức Chúa Trời như một phần của sự thờ phượng làm tăng tính chất quan trọng của việc học hỏi. Vì thế nên thực hiện công việc này cách chu đáo kèm theo lợi ích của lời cầu nguyện. Học hỏi là một phần của sự thờ phượng và nó được thực hiện để cải tiến sự thờ phượng của chúng ta.
Đào sâu vào Lời Đức Chúa Trời
11. Bằng cách nào Đức Giê-hô-va tiết lộ những ý tưởng thiêng liêng sâu sắc cho dân của Ngài?
11 Với lòng thán phục tôn kính, người viết Thi-thiên reo lên: “Hỡi Đức Giê-hô-va, công-việc Ngài lớn biết bao! Tư-tưởng Ngài rất sâu-sắc”. (Thi-thiên 92:5) Và sứ đồ Phao-lô nói về “sự sâu-nhiệm của Đức Chúa Trời”, những tư tưởng uyên thâm mà Đức Giê-hô-va tiết lộ cho dân Ngài qua ‘thánh-linh’ tác động trên lớp đầy tớ trung tín và khôn ngoan. (1 Cô-rinh-tô 2:10; Ma-thi-ơ 24:45) Lớp đầy tớ này chuyên cần cung cấp thực phẩm thiêng liêng—“sữa” cho người mới nhưng “đồ-ăn đặc” cho “kẻ thành-nhân”.—Hê-bơ-rơ 5:11-14.
12. Cho một thí dụ về “sự sâu-nhiệm của Đức Chúa Trời” do lớp đầy tớ giải thích.
12 Để hiểu “sự sâu-nhiệm của Đức Chúa Trời” phải siêng năng học hỏi, kèm theo lời cầu nguyện, và ngẫm nghĩ về Lời của Ngài. Thí dụ, có ấn phẩm hay đã được xuất bản cho thấy Đức Giê-hô-va có thể vừa công bình vừa thương xót như thế nào. Khi tỏ lòng thương xót, không phải Ngài giảm nhẹ tiêu chuẩn công bình của Ngài; đúng hơn, lòng thương xót biểu thị đức tính công bình cũng như tình yêu thương của Đức Chúa Trời. Khi phán xét kẻ có tội, trước tiên Đức Giê-hô-va quyết định có thể biểu lộ lòng thương xót dựa trên căn bản hy sinh làm giá chuộc của Con Ngài hay không. Nếu kẻ có tội không ăn năn hoặc bất trị, Đức Chúa Trời thi hành sự công bình và không tỏ lòng thương xót, vì người đó không đáng được thương xót. Cách nào Ngài cũng trung thành với những nguyên tắc cao cả của Ngài. * (Rô-ma 3:21-26) ‘Ôi! sâu-nhiệm thay là sự khôn-ngoan của Đức Chúa Trời!’—Rô-ma 11:33.
13. Chúng ta nên tỏ lòng quý trọng như thế nào đối với “số... thật lớn” lẽ thật thiêng liêng được tiết lộ cho đến nay?
13 Giống như người viết Thi-thiên, chúng ta nức lòng về việc Đức Giê-hô-va chia sẻ nhiều ý tưởng của Ngài với chúng ta. Đa-vít đã viết: “Hỡi Đức Chúa Trời, các tư-tưởng Chúa quí-báu cho tôi thay! Số các tư-tưởng ấy thật lớn thay! Nếu tôi muốn đếm các tư-tưởng ấy, thì nhiều hơn cát”. (Thi-thiên 139:17, 18) Dù sự hiểu biết hiện tại của chúng ta chỉ là phần nhỏ trong vô số tư tưởng mà Đức Giê-hô-va sẽ tiết lộ trong suốt thời gian vô tận, chúng ta cũng quý trọng sâu xa “số... thật lớn” lẽ thật thiêng liêng quý giá đã được tiết lộ cho đến nay, và chúng ta càng muốn đào sâu toàn bộ Lời Đức Chúa Trời.—Thi-thiên 119:160.
Cần nhiều nỗ lực và những công cụ hữu hiệu
14. Châm-ngôn 2:1-6 nhấn mạnh như thế nào đến nỗ lực cần thiết trong việc học Lời Đức Chúa Trời?
14 Chuyên tâm học hỏi sâu về Kinh Thánh đòi hỏi nhiều nỗ lực. Sự kiện này nổi bật qua việc đọc kỹ Châm-ngôn 2:1-6. Hãy chú ý những động từ dạng chủ động mà vua khôn ngoan Sa-lô-môn dùng để nhấn mạnh nỗ lực cần thiết hầu đạt được sự hiểu biết, khôn ngoan và thông sáng đến từ Đức Chúa Trời. Ông viết: “Hỡi con, nếu con tiếp-nhận lời ta, dành-giữ mạng-lịnh ta nơi lòng con, để lắng tai nghe sự khôn-ngoan, và chuyên lòng con về sự thông-sáng; phải, nếu con kêu-cầu sự phân-biện, và cất tiếng lên cầu-xin sự thông-sáng, nếu con tìm nó như tiền-bạc, và kiếm nó như bửu-vật ẩn-bí, bấy giờ con sẽ hiểu-biết sự kính-sợ Đức Giê-hô-va, và tìm được điều tri-thức của Đức Chúa Trời. Vì Đức Giê-hô-va ban cho sự khôn-ngoan; từ miệng Ngài ra điều tri-thức và thông-sáng”. (Chúng tôi viết nghiêng). Thật vậy, việc học hỏi bổ ích đòi hỏi phải nghiên cứu, đào sâu tư tưởng như tìm kiếm báu vật ẩn giấu.
15. Minh họa nào của Kinh Thánh nêu bật sự cần thiết của những phương pháp học hỏi tốt?
15 Để việc học hỏi được phong phú về mặt thiêng liêng, những phương pháp học hỏi tốt cũng cần thiết. Sa-lô-môn viết: “Cái rìu lụt mà không mài lưỡi nó lại, ắt phải rán sức càng nhiều”. (Truyền-đạo 10:10) Nếu một người thợ sử dụng một dụng cụ cùn hoặc không khéo léo, anh ta sẽ phí sức và công việc sẽ kém chất lượng. Tương tự thế, những lợi ích rút ra từ việc dành thì giờ để học hỏi có thể khác biệt nhau nhiều tùy vào phương pháp học hỏi. Những đề nghị thực tiễn xuất sắc trong cách cải tiến việc học hỏi của chúng ta được ghi nơi bài 7 của cuốn Theocratic Ministry School Guidebook (Sách chỉ dẫn Trường Thánh Chức Thần Quyền). *
16. Có những lời khuyên thực tiễn nào giúp chúng ta học hỏi sâu sắc?
16 Khi người thợ thủ công bắt đầu làm việc, anh ta bày ra những dụng cụ cần thiết. Giống như vậy, khi bắt đầu một buổi học hỏi chúng ta nên lựa chọn trong tủ sách cá nhân những dụng cụ học hỏi cần thiết sẽ dùng. Hãy nhớ rằng học hỏi là làm việc và đòi hỏi nỗ lực trí tuệ, cho nên có tư thế thích đáng khi học cũng là điều tốt. Nếu chúng ta muốn tỉnh táo, ngồi học nơi bàn có hiệu quả hơn nằm trên giường hoặc ngồi trong một ghế bành ấm cúng. Sau một lúc tập trung có lẽ bạn sẽ cần làm vài động tác thư giãn hoặc bước ra ngoài hít thở không khí trong lành.
17, 18. Hãy cho thí dụ làm thế nào sử dụng những dụng cụ học hỏi tốt bạn có được.
17 Chúng ta cũng có thể dùng nhiều dụng cụ học hỏi xuất sắc. Tuyệt vời nhất trong số dụng cụ này là Kinh Thánh New World Translation (Bản dịch Thế Giới Mới) hiện nay có được toàn bộ hoặc từng phần trong 37 ngôn ngữ. Bản dịch Thế Giới Mới thông thường là có trang bị phần tham khảo và “Danh mục các sách Kinh Thánh” cung cấp tên người viết, nơi viết và khoảng thời gian đề cập trong sách. Nó cũng có bản mục lục các từ của Kinh Thánh, một bản phụ lục và nhiều bản đồ. Trong một số ngôn ngữ, cuốn Kinh Thánh này được xuất bản với khổ lớn, gọi là Reference Bible (Kinh Thánh tham khảo). Cuốn này chứa đựng những nét đặc trưng nêu trên và nhiều đặc trưng khác nữa, kể cả phần ghi chú rộng rãi cũng được đưa vào bản mục lục. Bạn có tận dụng những phương tiện có sẵn trong ngôn ngữ của mình để giúp bạn đào sâu Lời Đức Chúa Trời không?
18 Một dụng cụ để học hỏi vô giá khác là bộ bách khoa hai tập Insight on the Scriptures (Thông hiểu Kinh Thánh). Nếu bạn có sách này trong ngôn ngữ bạn hiểu, bạn nên luôn luôn có
sẵn sách này trong lúc học hỏi. Nó sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản trong hầu hết các chủ đề của Kinh Thánh. Một cuốn sách có ích khác là cuốn “All Scripture Is Inspired of God and Beneficial” (Cả Kinh-thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi-dẫn). Khi bắt đầu đọc một sách mới trong Kinh Thánh tốt nhất là nên tra xem cuốn “All Scripture” để hiểu về địa lý và bối cảnh lịch sử, cộng thêm phần tóm tắt nội dung cũng như giá trị của sách đối với chúng ta. Ngoài nhiều tài liệu được in ra giấy, gần đây có Watchtower Library dùng với máy vi tính hiện nay có trong chín ngôn ngữ.19. (a) Tại sao Đức Giê-hô-va cung cấp cho chúng ta những dụng cụ hữu ích để học Kinh Thánh? (b) Điều gì cần thiết cho việc đọc và học Kinh Thánh một cách thích đáng?
19 Đức Giê-hô-va đã cung cấp tất cả những dụng cụ này qua “đầy-tớ trung-tín và khôn-ngoan” để những tôi tớ của Ngài trên đất có thể ‘kiếm và tìm được điều tri-thức của Đức Chúa Trời’. (Châm-ngôn 2:4, 5) Thói quen học hỏi tốt giúp chúng ta hiểu Đức Giê-hô-va hơn và vui mừng trong mối quan hệ mật thiết hơn với Ngài. (Thi-thiên 63:1-8) Đúng vậy, học hỏi nghĩa là làm việc nhưng đó là một công việc thú vị đem lại thỏa mãn. Tuy nhiên nó đòi hỏi thì giờ và bạn có thể nghĩ: ‘Tôi lấy đâu ra thì giờ thích hợp để chú tâm đọc Kinh Thánh và học hỏi cá nhân?” Khía cạnh này sẽ được xem xét trong bài cuối cùng của loạt bài này.
[Chú thích]
^ đ. 7 New International Dictionary of Old Testament Theology & Exegesis, Tập 4, trang 205-207.
^ đ. 12 Xem Tháp Canh, ngày 1-8-1998, trang 13, đoạn 7. Như một việc nghiên cứu Kinh Thánh, bạn có thể ôn lại cả hai bài trong tạp chí ấy cũng như các mục “Justice”, “Mercy” và “Righteousness” trong bộ bách khoa tự điển Kinh Thánh Insight on the Scriptures do Hội Tháp Canh xuất bản.
^ đ. 15 Do Hội Tháp Canh xuất bản. Nếu sách này không có trong ngôn ngữ của bạn, có thể tìm thấy những lời khuyên hữu ích về phương pháp học hỏi trong tạp chí Tháp Canh, các số ra ngày 15-5-1994 trang 13-17; ngày 1-4-1987 trang 16, 17.
Câu hỏi ôn
• Làm thế nào việc học Lời Đức Chúa Trời làm sảng khoái tinh thần và đáng bỏ công?
• Giống như người viết Thi-thiên, làm thế nào chúng ta biểu lộ sự “ưa-thích” và “mối quan tâm” đến Lời Đức Giê-hô-va?
• Châm-ngôn 2:1-6 cho thấy thế nào sự cần thiết phải nỗ lực trong việc học Lời Đức Chúa Trời?
• Đức Giê-hô-va đã cung cấp những dụng cụ hữu hiệu nào để chúng ta học hỏi?
[Câu hỏi thảo luận]
[Hình nơi trang 14]
Trầm ngâm suy nghĩ và cầu nguyện giúp chúng ta vun trồng lòng yêu mến Lời Đức Chúa Trời
[Các hình nơi trang 17]
Bạn có tận dụng những dụng cụ có sẵn để đào sâu vào Lời Đức Chúa Trời không?