Chúng ta có thể học được từ cặp vợ chồng đầu tiên
Chúng ta có thể học được từ cặp vợ chồng đầu tiên
ĐỨC CHÚA TRỜI kiểm soát hành tinh Trái Đất. Ngài sửa soạn nó thành nơi cư trú cho loài người. Ngài thấy mọi việc Ngài làm đều tốt. Thật vậy khi công việc này hoàn tất, Ngài tuyên bố nó “rất tốt-lành”. (Sáng-thế Ký 1:12, 18, 21, 25, 31) Tuy nhiên trước khi đi đến kết luận hoàn hảo đó, Đức Chúa Trời đã nói về một điều “không tốt”. Dĩ nhiên Đức Chúa Trời không tạo nên vật gì bất toàn cả. Chỉ có điều là sự sáng tạo của Ngài chưa đầy đủ. Đức Giê-hô-va phán: “Loài người ở một mình thì không tốt; ta sẽ làm nên một kẻ giúp-đỡ giống như nó”.—Sáng-thế Ký 2:18.
Ý định của Đức Giê-hô-va là xã hội loài người vui hưởng sự sống vĩnh cửu với sức khỏe, hạnh phúc và sự dư dật trong địa đàng trên đất. A-đam là tổ phụ của loài người và Ê-va, vợ ông, trở thành “mẹ của cả loài Sáng-thế Ký 3:20) Dù ngày nay trái đất đầy dẫy hàng tỉ con cháu của họ, nhưng tất cả đều bất toàn.
người”. (Nhiều người biết câu chuyện về A-đam và Ê-va. Nhưng câu chuyện đó có lợi ích thực tiễn nào cho chúng ta? Chúng ta học được gì từ kinh nghiệm của cặp vợ chồng đầu tiên của nhân loại?
“Ngài dựng nên người nam cùng người nữ”
Khi đặt tên cho các loài thú, A-đam thấy chúng có đôi còn ông thì không. Thế nên khi nhìn thấy tạo vật xinh đẹp mà Đức Giê-hô-va đã tạo ra từ xương sườn mình, A-đam vui mừng. Biết rằng chỉ mình nàng là một phần của thân thể ông, A-đam reo lên: “Người nầy là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi mà ra. Người nầy sẽ được gọi là người nữ, vì nó do nơi người nam mà có”.—Sáng-thế Ký 2:18-23.
Người nam cần một “kẻ giúp-đỡ”. Giờ đây ông đã có được một người rất thích hợp. Ê-va là người bổ túc hoàn hảo của A-đam—trong việc chăm sóc khu vườn nhà của họ cùng với các loài thú, sinh con cái và để làm một người bạn đời nương tựa và trò chuyện nhờ đó phát triển khả năng trí tuệ.—Sáng-thế Ký 1:26-30.
Đức Giê-hô-va cung cấp mọi thứ mà cặp vợ chồng mong muốn cách hợp lý. Bằng cách đem Ê-va đến với chồng của nàng và chính thức thừa nhận hôn nhân của họ, Ngài đã thiết lập hôn nhân và gia đình làm nền tảng chính của xã hội. Sách Sáng-thế Ký tường thuật: “Người nam sẽ lìa cha mẹ mà dính-díu cùng vợ mình, và cả hai sẽ nên một thịt”. Khi Đức Giê-hô-va ban phước cho cặp vợ chồng đầu tiên và bảo họ hãy sinh sản, rõ ràng Ngài có ý định là mỗi đứa trẻ phải được sinh trong một mái ấm gia đình có cả cha lẫn mẹ chăm sóc.—Sáng-thế Ký 1:28; 2:24.
“Như hình [Đức Chúa Trời]”
A-đam là con trai hoàn toàn của Đức Chúa Trời, được tạo nên theo ‘hình ảnh và giống như’ Ngài. Nhưng vì “Đức Chúa Trời là Thần”, nên không thể giống nhau về phương diện thể chất. (Sáng-thế Ký 1:26, Tòa Tổng Giám Mục; Giăng 4:24) Sự giống nhau ở đây là chỉ về đức tính khiến loài người vượt xa hơn loài vật. Thật vậy, ngay từ đầu những đức tính như tình yêu thương, sự khôn ngoan, năng lực và công bình đã được khắc ghi nơi loài người. Con người được phú cho sự tự do ý chí và khả năng tiếp thu về thiêng liêng. Khả năng bẩm sinh ý thức về đạo đức, hoặc lương tâm, khiến người có thể phân biệt phải trái. Loài người có khả năng trí tuệ để suy ngẫm lý do con người hiện hữu, tích lũy sự hiểu biết về Đấng Tạo Hóa và phát triển mối quan hệ mật thiết với Đấng ấy. Vậy A-đam đã được trang bị đầy đủ những điều cần thiết để đảm nhiệm vai trò người quản lý công trình trên đất của Đức Chúa Trời.
Ê-va phạm tội
Chắc chắn A-đam không chậm trễ cho Ê-va biết một lệnh cấm do Đức Giê-hô-va đặt ra: Họ được tự do ăn hoa quả các thứ cây trong vườn, trừ một cây—cây biết điều thiện và điều ác. Họ không được phép ăn trái của cây ấy. Ngày nào ăn, họ sẽ chết.—Sáng-thế Ký 2:16, 17.
Chẳng bao lâu sau đó, một vấn đề đã nẩy sinh liên quan đến trái cấm đó. Một thần linh vô hình đã dùng một con rắn để bắt chuyện với bà Ê-va. Với vẻ ngây thơ con rắn hỏi: “Đức Chúa Trời há có phán dặn các ngươi không được phép ăn trái các cây trong vườn sao?” Ê-va đáp rằng họ được phép ăn tất cả trái cây trong vườn ngoại trừ một cây. Nhưng rồi con rắn nói ngược lại với Đức Chúa Trời khi bảo người nữ: “Hai ngươi chẳng chết đâu; nhưng Đức Chúa Trời biết rằng hễ ngày nào hai ngươi ăn trái cây đó, mắt mình mở ra, sẽ như Đức Chúa Trời, biết điều thiện và điều ác”. Người nữ bắt đầu có cái nhìn mới về cây bị cấm. “Trái của cây đó bộ ăn ngon, lại đẹp mắt”. Bị dỗ dành, Ê-va vi phạm luật pháp Đức Chúa Trời.—Sáng-thế Ký 3:1-6; 1 Ti-mô-thê 2:14.
Phải chăng tội lỗi của Ê-va là điều không thể tránh được? Không đâu! Bạn hãy tự đặt mình vào trường hợp của bà. Luận điệu của con rắn hoàn toàn bóp méo điều mà Đức Chúa Trời và A-đam đã nói. Bạn cảm thấy thế nào nếu một kẻ lạ cáo buộc người mà bạn yêu thương và tin 1 Cô-rinh-tô 11:3; Gia-cơ 1:14, 15.
cậy về tội bất lương? Lẽ ra Ê-va đã phải phản ứng cách khác, biểu lộ sự kinh tởm và phẫn nộ, thậm chí từ chối nghe. Xét cho cùng, con rắn là ai mà dám đặt nghi vấn về sự công bình của Đức Chúa Trời và về lời dặn của chồng bà? Nếu tôn trọng nguyên tắc cầm đầu, lẽ ra Ê-va nên tìm lời khuyên trước khi đi đến bất cứ quyết định nào. Đó cũng là điều chúng ta nên làm nếu như chúng ta được cho thông tin trái ngược những mệnh lệnh của Đức Chúa Trời. Nhưng Ê-va đã tin những lời của Kẻ Cám Dỗ, thèm muốn tự mình xét đoán điều gì đúng, điều gì sai. Càng nghĩ đến ý tưởng đó bà càng thấy nó hấp dẫn. Bà đã sai lầm biết bao khi ấp ủ sự ham muốn bất chính thay vì loại bỏ nó khỏi tâm trí hoặc đem vấn đề ra thảo luận với người cầm đầu gia đình!—A-đam nghe theo lời vợ
Sau đó không lâu Ê-va xúi giục A-đam cùng phạm tội. Chúng ta giải thích thế nào về việc A-đam yếu ớt ưng thuận theo vợ? (Sáng-thế Ký 3:6, 17) A-đam đứng trước sự xung đột về lòng trung thành. Liệu ông có vâng lời Đấng Tạo Hóa, Đấng đã ban cho ông mọi thứ kể cả Ê-va, người bạn đời yêu quý không? A-đam có tìm sự hướng dẫn của Đức Chúa Trời về điều ông phải làm bấy giờ không? Hay ông quyết định theo phe vợ phạm tội? A-đam biết rõ điều Ê-va muốn đạt được khi ăn trái cấm là hão huyền. Sứ đồ Phao-lô được soi dẫn viết: “Không phải A-đam bị dỗ-dành, bèn là người đàn-bà bị dỗ-dành mà sa vào tội-lỗi”. (1 Ti-mô-thê 2:14) Như vậy A-đam chủ tâm chọn không tuân theo Đức Giê-hô-va. Rõ ràng nỗi lo sợ phải sống xa lìa vợ mạnh hơn đức tin của ông nơi việc Đức Chúa Trời có năng lực cứu vãn tình thế.
Hành động của A-đam là tự sát, và đồng thời cũng là việc sát hại tất cả con cháu mà Đức Giê-hô-va nhân từ cho phép ông sinh ra vì chúng ra đời đều phải chịu án chết của tội lỗi. (Rô-ma 5:12) Giá phải trả cho tính ích kỷ và sự không vâng lời đắt làm sao!
Hậu quả của tội lỗi
Hậu quả tức thì của tội lỗi là sự xấu hổ. Thay vì vui mừng chạy ra tiếp chuyện với Đức Giê-hô-va, hai vợ chồng ẩn trốn. (Sáng-thế Ký 3:8) Tình bạn giữa họ và Đức Chúa Trời đã tan vỡ. Dù biết đã vi phạm luật pháp Đức Chúa Trời nhưng cả hai đều không tỏ ra hối hận khi bị gạn hỏi về điều đã làm. Khi ăn trái cấm họ đã phủ nhận lòng tốt của Đức Chúa Trời.
Đức Chúa Trời cho biết hậu quả là sẽ thêm đau đớn khi sinh con. Dục vọng Ê-va sẽ hướng về chồng và chồng sẽ cai trị bà. Bà mưu toan được độc lập nhưng kết cuộc hoàn toàn trái ngược. A-đam giờ đây phải khó nhọc mới ăn được sản vật của đất. Thay vì được ăn thỏa thích mà không phải vất vả làm việc trong vườn Ê-đen, nay để đáp ứng những nhu cầu thiết yếu A-đam phải vật lộn với cuộc sống cho đến khi ông trở về bụi đất là nơi ông được tạo nên.—Sáng-thế Ký 3:16-19.
A-đam và Ê-va cuối cùng bị đuổi khỏi vườn Ê-đen. Đức Giê-hô-va phán: “Nầy, về sự phân-biệt điều thiện và điều ác, loài người đã thành một bực như chúng ta; vậy bây giờ, ta hãy coi chừng, e loài người giơ tay lên cũng hái trái cây sự sống mà ăn và được sống đời đời chăng [“...”, NW]”. Học giả Gordon Wenham ghi nhận “câu này bị bỏ lửng”. Chúng ta là người phải suy ra phần kết luận của Đức Chúa Trời—có lẽ là “hãy đuổi họ ra khỏi vườn”. Nói chung, người viết Kinh Thánh ghi lại đầy đủ ý tưởng của Đức Chúa Trời. Nhưng ở đây Wenham nói tiếp, “phần kết luận bị thiếu thể hiện tốc độ hành động của Đức Chúa Trời. Ngài chưa nói dứt câu họ đã bị đuổi khỏi vườn Ê-đen”. (Sáng-thế Ký 3:22, 23) Qua sự kiện đó, hình như mối liên lạc giữa Đức Giê-hô-va và cặp vợ chồng đầu tiên đã hoàn toàn bị cắt đứt.
Về thể chất A-đam và Ê-va không chết trong vòng một ngày 24 giờ. Tuy nhiên họ chết theo nghĩa thiêng liêng. Lâm vào cảnh không thể vãn hồi là tách xa khỏi Nguồn sự sống, họ bắt đầu suy dần đến sự chết. Hãy tưởng tượng nỗi đắng cay như thế nào khi lần đầu tiên họ giáp mặt với sự chết, khi A-bên, con trai thứ bị Ca-in, con trai đầu lòng của họ giết!—Sáng-thế Ký 4:1-16.
Sau đó chúng ta ít biết về cặp vợ chồng đầu tiên của nhân loại. Sết, con trai thứ ba của họ sinh ra khi A-đam 130 tuổi. A-đam chết 800 năm sau đó, lúc được 930 tuổi, sau khi sinh “con trai con gái”.—Sáng-thế Ký 4:25; 5:3-5.
Một bài học cho chúng ta
Ngoài việc cho biết nguyên nhân thoái hóa của tình trạng xã hội loài người ngày nay, sự tường thuật về cặp vợ chồng đầu tiên dạy cho chúng ta một bài học cơ bản. Bất cứ yêu sách nào đòi hỏi được độc lập khỏi Đức Giê-hô-va là hoàn toàn dại dột. Những ai thật sự khôn ngoan không dựa vào khả năng hiểu biết của riêng mình, nhưng thực hành đức tin nơi Đức Giê-hô-va và Lời Ngài. Vì Đức Giê-hô-va quyết định điều phải trái, như vậy về căn bản, làm điều phải có nghĩa là vâng lời Ngài. Làm điều quấy nghĩa là vi phạm luật pháp và lờ đi những nguyên tắc của Ngài.
Đức Chúa Trời đã và vẫn còn ban cho loài người mọi điều họ có thể mong muốn—sự sống vĩnh cửu, tự do, sự thỏa lòng, hạnh phúc, sức khỏe, hòa bình, thịnh vượng và những phát hiện mới lạ. Tuy nhiên, để thừa hưởng tất cả những điều này, đòi hỏi chúng ta phải thừa nhận rằng, chúng ta hoàn toàn phụ thuộc vào Cha trên trời, Đức Giê-hô-va.—Truyền-đạo 3:10-13; Ê-sai 55:6-13.
[Khung/Hình nơi trang 26]
A-đam và Ê-va—Phải Chăng Chỉ Là Huyền Thoại?
Niềm tin về một địa đàng nguyên thủy bị đánh mất vì tội lỗi được phổ biến rộng rãi vào thời các dân Ba-by-lôn, A-si-ri, Ai Cập cổ xưa và các dân tộc khác. Điểm chung của nhiều lời tường thuật là một cây sự sống mà trái mang lại sự sống vô tận cho những ai ăn được. Như vậy loài người nhớ đến một chuyện bi thảm đã xảy ra trong vườn Ê-đen.
Ngày nay nhiều người phủ nhận sự tường thuật của Kinh Thánh về A-đam và Ê-va, xem như chỉ là huyền thoại. Nhưng phần lớn những nhà khoa học lại nhìn nhận rằng, nhân loại là một gia đình duy nhất, có nguồn gốc chung. Nhiều nhà thần học không thể phủ nhận được, sự phạm tội của cùng một tổ tiên, đã truyền cho nhân loại hậu quả của tội lỗi nguyên thủy. Tin rằng loài người phát triển từ nhiều nguồn gốc sẽ buộc họ nói rằng chỉ một tội lỗi nguyên thủy nhưng lại do nhiều tổ tiên vi phạm. Tiếp đến điều này sẽ buộc họ từ chối việc Đấng Christ, “A-đam sau hết”, đã cứu chuộc nhân loại. Nhưng Chúa Giê-su và các môn đồ của ngài không lâm vào tình thế khó xử như vậy. Họ thừa nhận sự tường thuật của Sáng-thế Ký là sự kiện có thật.—1 Cô-rinh-tô 15:22, 45; Sáng-thế Ký 1:27; 2:24; Ma-thi-ơ 19:4, 5; Rô-ma 5:12-19.