Giúp người khác ăn ở cách xứng đáng với Đức Giê-hô-va
Giúp người khác ăn ở cách xứng đáng với Đức Giê-hô-va
“Chúng tôi... cứ cầu-nguyện cho anh em không thôi, và xin Đức Chúa Trời... cho anh em ăn-ở cách xứng-đáng với Chúa, đặng đẹp lòng Ngài mọi đường, nẩy ra đủ các việc lành”.—CÔ-LÔ-SE 1:9, 10.
1, 2. Điều gì đặc biệt có thể là một nguồn vui mừng và thỏa lòng?
“CHÚNG TÔI sống trong nhà di động trên một nông trại. Nhờ giữ đời sống đơn giản, chúng tôi có nhiều thời gian hơn để đem tin mừng đến cho người khác. Chúng tôi đã được ban phước dồi dào với đặc ân giúp được nhiều người dâng mình cho Đức Giê-hô-va”.—Một cặp vợ chồng truyền giáo trọn thời gian ở Nam Phi.
2 Bạn có đồng ý là giúp đỡ người khác đem lại niềm vui cho mình không? Một số người cố gắng đều đặn giúp đỡ những người bệnh tật, túng thiếu, đơn chiếc—tìm sự thỏa lòng trong những công việc đó. Tín đồ thật của Đấng Christ tin rằng việc chia sẻ sự hiểu biết về Giê-hô-va Đức Chúa Trời và Chúa Giê-su Christ là sự giúp đỡ tốt nhất họ có thể đem lại cho người khác. Chỉ có điều đó mới có thể giúp người khác chấp nhận giá chuộc của Chúa Giê-su, phát triển một mối quan hệ tốt với Đức Chúa Trời, và rồi có thể nhận được sự sống đời đời.—Công-vụ 3:19-21; 13:48.
3. Chúng ta nên chú ý đến công việc giúp đỡ nào?
3 Thế còn việc giúp đỡ những người hiện đang phụng sự Đức Chúa Trời, đã theo “đạo Chúa” thì sao? (Công-vụ 19:9) Chắc chắn bạn vẫn quan tâm nhiều đến họ nhưng có lẽ bạn không biết mình có thể làm gì thêm hoặc tiếp tục giúp đỡ họ như thế nào. Hoặc hoàn cảnh có thể khiến bạn cảm thấy bị hạn chế trong việc giúp đỡ họ, và niềm vui của bạn, vì thế, cũng bị hạn chế. (Công-vụ 20:35) Về cả hai vấn đề đó, chúng ta có thể học được nhiều điều từ sách Cô-lô-se.
4. (a) Phao-lô đã viết thư cho anh em thành Cô-lô-se trong hoàn cảnh nào? (b) Ê-pháp-ra có liên quan gì đến điều này?
4 Khi sứ đồ Phao-lô viết thư cho tín đồ Đấng Christ ở thành Cô-lô-se, ông đang bị giam lỏng ở Rô-ma, mặc dù vẫn được phép tiếp khách. Như bạn có lẽ đoán được, Phao-lô đã dùng sự tự do giới hạn của mình để giảng tin mừng về Nước Đức Chúa Trời. (Công-vụ 28:16-31) Các anh em tín đồ Đấng Christ có thể đến thăm Phao-lô, một số có lẽ đôi lần từng bị giam với ông. (Cô-lô-se 1:7, 8; 4:10) Một trong số đó là Ê-pháp-ra, một người truyền giáo nhiệt thành đến từ thành Cô-lô-se, thuộc miền Phi-ri-gi, vùng cao nguyên phía đông thành Ê-phê-sô ở Tiểu Á (nay là Thổ Nhĩ Kỳ). Ê-pháp-ra đã từng có công thiết lập một hội thánh ở Cô-lô-se, và ông cũng đã làm việc cật lực cho các hội thánh Lao-đi-xê và Hi-ê-ra-bô-li gần đó. (Cô-lô-se 4:12, 13) Tại sao Ê-pháp-ra đã đến gặp Phao-lô ở Rô-ma, và chúng ta có thể học được gì từ lời phúc đáp của Phao-lô?
Sự giúp đỡ hữu hiệu cho anh em thành Cô-lô-se
5. Tại sao Phao-lô đã viết lá thư như được ghi trong sách Cô-lô-se cho anh em thành Cô-lô-se?
5 Để tham vấn Phao-lô về tình trạng của hội thánh Cô-lô-se, Ê-pháp-ra đã thực hiện một chuyến đi đầy gian truân đến Rô-ma. Ông báo cáo về đức tin, tình yêu thương và sự nỗ lực truyền giáo của các anh em tín đồ Đấng Christ ở đó. (Cô-lô-se 1:4-8) Tuy nhiên, chắc hẳn ông cũng nói ra mối bận tâm của mình về những ảnh hưởng tiêu cực đang đe dọa tình trạng thiêng liêng của anh em thành Cô-lô-se. Phao-lô đã đáp lại bằng một lá thư được soi dẫn trong đó ông bài bác những quan điểm mà các giáo sư giả đang truyền bá. Ông đặc biệt xoáy vào vai trò trọng tâm của Chúa Giê-su Christ. * Phải chăng sự giúp đỡ của ông chỉ dừng lại ở chỗ nhấn mạnh những lẽ thật quan trọng trong Kinh Thánh? Ông còn có thể giúp anh em thành Cô-lô-se qua cách nào khác nữa, và chúng ta có thể rút ra những bài học nào về việc giúp đỡ người khác?
6. Trong lá thư gửi anh em thành Cô-lô-se, Phao-lô đã nhấn mạnh điều gì?
6 Ngay đầu thư, Phao-lô đã cho thấy một hình thức giúp đỡ mà có thể chúng ta ít chú ý đến. Đó là một phương cách giúp đỡ hữu hiệu từ xa, và lúc này Phao-lô và Ê-pháp-ra đang ở xa thành Cô-lô-se. Phao-lô xác nhận: “Trong khi chúng tôi cầu-nguyện cho anh em không thôi, thì cảm-tạ Đức Chúa Trời, là Cha Đức Chúa Jêsus-Christ chúng ta”. Vâng, đây là những lời cầu nguyện riêng cho tín đồ Đấng Christ thành Cô-lô-se. Phao-lô nói thêm: “Cho nên, chúng tôi cũng vậy, từ ngày nhận được tin đó, cứ cầu-nguyện cho anh em không thôi, và xin Đức Chúa Trời ban cho anh em được đầy-dẫy sự hiểu-biết về ý-muốn của Ngài, với mọi thứ khôn-ngoan và hiểu-biết thiêng-liêng nữa”.—Cô-lô-se 1:3, 9.
7, 8. Những lời cầu nguyện cá nhân và trước hội thánh thường nhắc đến điều gì?
7 Chúng ta biết Đức Giê-hô-va là “Đấng nghe lời cầu-nguyện”, vì vậy chúng ta có thể tin tưởng rằng Ngài luôn sẵn sàng lắng nghe lời cầu nguyện của chúng ta nếu chúng phù hợp với ý muốn Ngài. (Thi-thiên 65:2; 86:6; Châm-ngôn 15:8, 29; 1 Giăng 5:14) Tuy nhiên, khi cầu nguyện cho người khác, chúng ta cầu như thế nào?
8 Chúng ta có thể thường nghĩ đến và cầu nguyện cho ‘toàn thể các anh em trên thế gian’. (1 Phi-e-rơ 5:9, Nguyễn Thế Thuấn) Hoặc chúng ta có thể cầu xin Đức Giê-hô-va giúp các tín đồ Đấng Christ và người khác trong một vùng bị hoạn nạn. Vào thế kỷ thứ nhất, khi các môn đồ ở những nơi khác nghe nói về sự đói kém trong xứ Giu-đê, chắc hẳn họ đã cầu nguyện rất nhiều cho các anh em ở đó ngay cả trước khi kịp gửi tiền cứu trợ đến. (Công-vụ 11:27-30) Ngày nay, những lời cầu nguyện cho toàn thể hoặc một nhóm lớn các anh em thường được dâng lên tại các buổi họp, là nơi có nhiều người cần hiểu để cùng nói “A-men”.—1 Cô-rinh-tô 14:16.
Hãy cầu nguyện cụ thể
9, 10. (a) Những gương mẫu nào cho thấy cầu nguyện riêng cho một số cá nhân là điều thích hợp? (b) Phao-lô là mối quan tâm của nhiều người trong những lời cầu nguyện riêng như thế nào?
9 Tuy nhiên, Kinh Thánh cũng cung cấp cho chúng ta những lời cầu nguyện cho người khác có tính cách cụ thể, cá nhân hơn. Hãy suy ngẫm về lời bình luận của Chúa Giê-su ghi nơi Lu-ca 22:31, 32. Lúc đó, 11 sứ đồ trung thành đang vây quanh ngài. Tất cả họ đều cần có sự hỗ trợ của Đức Chúa Trời trong những ngày khó khăn sắp tới, và Chúa Giê-su đã cầu nguyện cho hết thảy. (Giăng 17:9-14) Tuy vậy, Chúa Giê-su vẫn chú ý riêng đến Phi-e-rơ và dâng lời cầu nguyện riêng cho môn đồ đó. Những gương mẫu khác: Ê-li-sê đã cầu xin Đức Chúa Trời giúp riêng một người, người đầy tớ của ông. (2 Các Vua 6:15-17) Sứ đồ Giăng đã cầu nguyện cho Gai-út được tiếp tục mạnh khỏe về thể chất và thiêng liêng. (3 Giăng 1, 2) Ngoài ra, còn có những lời cầu nguyện khác cho những nhóm nhỏ riêng biệt.—Gióp 42:7, 8; Lu-ca 6:28; Công-vụ 7:60; 1 Ti-mô-thê 2:1, 2.
10 Các lá thư của Phao-lô làm nổi bật vấn đề cầu nguyện cụ thể. Ông đã xin mọi người cầu nguyện cho ông hoặc cho ông và những người cộng sự. Cô-lô-se 4:2, 3 nói: “Phải bền-đỗ và tỉnh-thức trong sự cầu-nguyện, mà thêm sự tạ ơn vào. Cũng hãy cầu-nguyện cho chúng tôi, xin Đức Chúa Trời mở cửa cho sự giảng-đạo, hầu cho tôi được rao-truyền lẽ mầu-nhiệm của Đấng Christ, vì lẽ đó mà tôi bị xiềng-xích”. Cũng hãy xem những trường hợp khác nơi Rô-ma 15:30; 1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:25; 2 Tê-sa-lô-ni-ca 3:1; Hê-bơ-rơ 13:18.
11. Khi ở Rô-ma, Ê-pháp-ra đã cầu nguyện cho ai?
11 Người cộng sự của Phao-lô ở Rô-ma cũng đã làm như vậy. “Ê-pháp-ra, người hàng-xứ với anh em,... có lời chào anh em; người vì anh em chiến-đấu không thôi trong khi cầu-nguyện”. (Cô-lô-se 4:12) Từ “chiến-đấu” có thể khiến liên tưởng đến sự “vật lộn”, như kiểu của các vận động viên trong các môn thể thao xưa. Phải chăng Ê-pháp-ra nhiệt thành cầu nguyện chung cho toàn thể anh em cùng đức tin trên khắp thế giới hoặc cho tất cả những người thờ phượng thật trong khắp vùng Tiểu Á? Phao-lô cho thấy Ê-pháp-ra cầu nguyện cụ thể cho anh em ở thành Cô-lô-se. Ê-pháp-ra biết hoàn cảnh của họ. Chúng ta không biết tên của tất cả anh em đó, và cũng không biết họ phải đương đầu với những vấn đề nào, nhưng chúng ta có thể hình dung một số vấn đề. Có lẽ chàng trai trẻ Li-nút đang phải đấu tranh chống lại ảnh hưởng của các triết lý phổ biến đương thời, còn Ru-phu thì cần có sức mạnh để cưỡng lại những thực hành trước đây trong Do Thái Giáo. Có chồng không tin đạo, có phải Bẹt-si-đơ cần có sự nhịn nhục và khôn ngoan để nuôi dạy con cái trong Chúa, còn A-sin-cơ-rích, bị mắc bệnh nan y, thì cần thêm sự an ủi? Vâng, Ê-pháp-ra biết những anh em trong hội thánh địa phương của ông, và ông nhiệt thành cầu nguyện cho họ vì cả ông và Phao-lô đều muốn những người tận tụy đó ăn ở cách xứng đáng với Đức Giê-hô-va.
12. Làm sao chúng ta có thể cụ thể hơn trong lời cầu nguyện riêng của mình?
12 Bạn có nhận ra mẫu mực cho chúng ta—một cách để chúng ta giúp đỡ người khác không? Như đã nói, những lời cầu nguyện tại các buổi họp thường có tính cách chung, khái quát vì có nhiều người khác nhau trong cử tọa. Nhưng những lời cầu nguyện cá nhân hoặc trong gia đình có thể nói cụ thể. Mặc dù chúng ta có thể thỉnh thoảng cầu xin Đức Chúa Trời dẫn dắt và ban phước cho tất cả giám thị lưu động hoặc các anh chăn bầy thiêng liêng, đôi khi chúng ta có thể nói cụ thể hơn không? Chẳng hạn, tại sao không cầu nguyện cho đích danh anh giám thị vòng quanh đang viếng thăm hội thánh bạn hoặc cho anh điều khiển Buổi Học Cuốn Sách của bạn? Phi-líp 2:25-28 và 1 Ti-mô-thê 5:23 cho thấy Phao-lô đã quan tâm đến sức khỏe của riêng cá nhân Ti-mô-thê và Ép-ba-phô-đích. Chúng ta có thể bày tỏ sự quan tâm tương tự đến những người bệnh mà chúng ta biết tên không?
13. Những hoàn cảnh nào đáng được chúng ta nhắc đến trong những lời cầu nguyện riêng của mình?
13 Đúng là chúng ta phải tránh xen vào chuyện riêng của người khác, nhưng không có gì sai khi chúng ta bày tỏ sự quan tâm chân thật đến những người chúng ta biết và quí mến trong lời cầu nguyện. (1 Ti-mô-thê 5:13; 1 Phi-e-rơ 4:15) Có thể một anh vừa bị mất việc làm, và chúng ta không thể cho anh việc làm khác. Tuy nhiên, chúng ta có thể nhắc đến tên anh và tập trung nói về sự khó khăn của anh trong lời cầu nguyện riêng của mình. (Thi-thiên 37:25; Châm-ngôn 10:3) Chúng ta có biết một chị độc thân nào đang luống tuổi hơn mỗi ngày mà vẫn chưa có chồng con vì chị cương quyết kết hôn “theo ý Chúa” không? (1 Cô-rinh-tô 7:39) Trong lời cầu nguyện riêng của bạn, sao không cầu xin Đức Giê-hô-va ban phước cho chị và giúp chị tiếp tục trung thành phụng sự Ngài? Hãy lấy một thí dụ khác là hai trưởng lão có thể vừa khuyên bảo một anh phạm lỗi. Tại sao mỗi anh không thỉnh thoảng nhắc đến tên anh đó trong lời cầu nguyện riêng của mình?
14. Những lời cầu nguyện cụ thể có liên quan thế nào đến việc giúp đỡ người khác?
14 Có rất nhiều cơ hội để bạn nhắc đến trong lời cầu nguyện riêng của mình những cá nhân mà bạn biết đang cần sự hỗ trợ, an ủi, khôn ngoan và thánh linh của Đức Giê-hô-va, hoặc các bông trái của thánh linh. Vì xa cách hoặc hoàn cảnh, bạn có thể cảm thấy không thể trực tiếp giúp hoặc không giúp người đó được nhiều về vật chất. Nhưng đừng quên cầu nguyện cho anh em mình. Bạn biết họ muốn ăn ở cách xứng đáng với Đức Giê-hô-va, tuy nhiên, họ có thể rất cần được giúp đỡ để có thể làm điều đó lâu dài. Một cách giúp đỡ quan Thi-thiên 18:2; 20:1, 2; 34:15; 46:1; 121:1-3.
trọng là bằng lời cầu nguyện của bạn.—Hãy làm việc để tiếp sức người khác
15. Tại sao chúng ta nên chú ý đến phần kết của sách Cô-lô-se?
15 Dĩ nhiên, cầu nguyện nhiệt thành và cụ thể không phải là cách duy nhất để giúp đỡ người khác, nhất là những người bạn yêu quí. Sách Cô-lô-se làm rõ điều này. Nhiều học giả cho rằng sau khi đưa ra những sự dạy dỗ về giáo lý và những lời khuyên thực tế, Phao-lô chỉ nói thêm những lời chào thăm cá nhân. (Cô-lô-se 4:7-18) Ngược lại, chúng ta đã thấy phần cuối này của cuốn sách chứa đựng lời khuyên rất đáng chú ý, và chúng ta còn có thể học thêm nhiều điều khác từ phần này.
16, 17. Chúng ta có thể nói gì về những anh được nhắc đến nơi Cô-lô-se 4:10, 11?
16 Phao-lô viết: “A-ri-tạc, là bạn đồng-tù với tôi, gởi lời thăm anh em, Mác, anh em chú-bác với Ba-na-ba cũng vậy. Về Mác, anh em đã chịu lấy lời dạy-bảo rồi; nếu người đến nơi anh em, hãy tiếp-rước tử-tế. Giê-su gọi là Giúc-tu cũng có lời thăm anh em. Trong những người chịu cắt-bì, chỉ ba người đó cùng tôi vì nước Đức Chúa Trời mà làm việc, và các người ấy là một sự yên-ủi lòng tôi [“sự tiếp sức cho tôi”, NW]”.—Cô-lô-se 4:10, 11.
17 Trong câu trên, Phao-lô đã nêu tên một số anh đáng chú ý. Ông nói họ nằm trong số những người cắt bì, tức người gốc Do Thái. Có rất nhiều người Do Thái cắt bì ở Rô-ma và một số đã trở thành tín đồ Đấng Christ. Tuy vậy, những người Phao-lô nhắc đến đã giúp đỡ ông. Có lẽ họ đã không ngần ngại kết hợp với các tín đồ Đấng Christ gốc dân ngoại, và đã vui mừng cùng Phao-lô rao giảng cho người ngoại.—Rô-ma 11:13; Ga-la-ti 1:16; 2:11-14.
18. Phao-lô đã khen một số người ở với ông thế nào?
18 Hãy lưu ý lời bình luận của Phao-lô: “Các người ấy là một sự tiếp sức cho tôi”. Ông đã dùng Cô-lô-se 4:11.—Ma-thi-ơ 5:4; Công-vụ 4:36; 9:31, NW; 2 Cô-rinh-tô 1:4; Cô-lô-se 2:2; 4:8.
từ Hy Lạp chỉ xuất hiện một lần này trong Kinh Thánh. Nhiều dịch giả dịch từ này là “sự an ủi”. Tuy nhiên, có một từ Hy Lạp khác (pa·ra·ka·le’o) thường được dịch là “sự an ủi” hơn. Phao-lô đã dùng từ đó ở những chỗ khác trong chính lá thư này nhưng không dùng nó nơi19, 20. (a) Ý nghĩa của cụm từ mà Phao-lô đã dùng để nói về những anh đã giúp đỡ ông ở Rô-ma là gì? (b) Những anh đó có thể đã giúp đỡ Phao-lô qua những cách nào?
19 Những người Phao-lô đã nêu tên chắc hẳn đã phải làm nhiều hơn là chỉ nói những lời an ủi. Từ Hy Lạp được dịch là “sự tiếp sức” nơi Cô-lô-se 4:11 đôi khi được dùng trong các văn bản thế tục để chỉ một loại thuốc giảm đau. Bản New Life Version dịch câu này là: “Họ thật là một nguồn giúp đỡ tốt biết bao cho tôi!” Bản Today’s English Version dùng cụm từ: “Họ là một sự giúp đỡ lớn cho tôi”. Những anh tín đồ Đấng Christ ở gần Phao-lô có thể đã làm gì để giúp ông?
20 Phao-lô được phép tiếp khách, nhưng có nhiều điều ông không được phép làm, như đi mua sắm những đồ cần dùng—thực phẩm và quần áo mùa đông. Làm sao ông có cuộn sách để học hoặc mua giấy mực? (2 Ti-mô-thê 4:13) Bạn có thể hình dung những anh đó giúp Phao-lô trong những nhu cầu đó, làm những việc cần thiết như đi chợ hoặc chạy việc vặt cho ông không? Ông có thể muốn kiểm tra và khuyến khích một hội thánh nào đó. Vì bị giam giữ, ông không thể làm điều đó, vậy những anh đó có thể đã viếng thăm và mang thư của Phao-lô đến các hội thánh, rồi đem báo cáo về cho ông. Quả là một sự tiếp sức!
21, 22. (a) Tại sao chúng ta nên chú ý đến những lời nơi Cô-lô-se 4:11? (b) Chúng ta có thể áp dụng gương mẫu của những anh ở với Phao-lô qua những cách nào?
21 Điều mà Phao-lô viết về việc trở thành “sự tiếp sức” giúp chúng ta thấy được cách mình có thể giúp người khác. Họ có thể đang ăn ở xứng đáng với Đức Giê-hô-va về phương diện đạo đức, nhóm họp và rao giảng. Vì những điều đó họ xứng đáng được chúng ta khen ngợi. Tuy nhiên, chúng ta có thể nào làm nhiều hơn, trở thành ‘sự tiếp sức’ như những anh ở với Phao-lô không?
1 Cô-rinh-tô 7:37 (NW) nhưng nay không có người thân ở gần, bạn có thể mời chị ấy cùng tham gia những sinh hoạt gia đình, như cùng dùng bữa hoặc dự các buổi họp mặt với bạn bè hay bà con không? Bạn có thể nhiệt thành mời chị ấy cùng đi dự đại hội hoặc nghỉ hè với gia đình không? Hoặc mời chị ấy cùng đi mua sắm vào lúc thuận tiện. Chúng ta cũng có thể đề nghị những sự giúp đỡ tương tự với những người góa bụa, hoặc nay không thể chạy xe nữa. Bạn có thể nhận được phần thưởng là được lắng nghe những kinh nghiệm của họ hoặc học tập từ sự hiểu biết của họ về những điều bình thường như cách chọn trái cây hoặc quần áo con nít. (Lê-vi Ký 19:32; Châm-ngôn 16:31) Kết quả tự nhiên là tình bạn sẽ phát triển. Nhờ đó, họ có thể dễ đến nhờ bạn giúp đỡ hơn khi cần mua một vài viên thuốc, hoặc những việc tương tự như thế. Những anh ở với Phao-lô ở Rô-ma chắc hẳn đã cung cấp những sự giúp đỡ tiếp sức thực tế, và những sự giúp đỡ của bạn cũng có thể như vậy. Trong thời xưa lẫn thời nay, điều đó còn đem lại một ân phước khác nữa là làm gia thêm mối dây liên lạc yêu thương, và chúng ta cương quyết cùng nhau trung thành phụng sự Đức Giê-hô-va.
22 Nếu bạn biết một chị đã khôn ngoan giữ theo23. Mỗi người chúng ta nên dành thời gian làm gì?
23 Mỗi người trong chúng ta có thể suy ngẫm về những hoàn cảnh được nêu trong bài này. Đó chỉ là những thí dụ nhưng chúng cũng có thể nhắc chúng ta nhớ đến những hoàn cảnh thật mà chúng ta có thể trở nên “sự tiếp sức” nhiều hơn cho anh em mình. Mục đích không phải là để khuyến khích thái độ từ thiện. Đó không phải là mục tiêu của các anh được nhắc đến nơi Cô-lô-se 4:10, 11. Họ là những người “vì nước Đức Chúa Trời mà làm việc”. Sự tiếp sức của họ liên hệ trực tiếp đến mục tiêu đó. Mong rằng trường hợp chúng ta cũng vậy.
24. Lý do chính chúng ta cầu nguyện và cố gắng tiếp sức cho người khác là gì?
24 Chúng ta nhắc đến tên người khác trong lời cầu nguyện riêng của mình và nỗ lực tiếp sức cho họ vì lý do này: Chúng ta tin rằng anh em mình muốn “ăn-ở cách xứng-đáng với Chúa, đặng đẹp lòng Ngài mọi đường”. (Cô-lô-se 1:10) Điều này có liên quan tới một điều khác mà Phao-lô đã nhắc đến khi viết về những lời cầu nguyện của Ê-pháp-ra cho anh em thành Cô-lô-se, đó là họ “đứng vững và toàn vẹn với niềm tin chắc về mọi ý muốn của Đức Chúa Trời”. (Cô-lô-se 4:12, NW) Làm thế nào cá nhân chúng ta có thể đạt đến điều đó? Chúng ta hãy xem.
[Chú thích]
^ đ. 5 Xin xem sách Insight on the Scriptures, Tập 1, trang 490, 491, và sách “All Scripture Is Inspired of God and Beneficial”, trang 226-228, do Hội Tháp Canh xuất bản.
Bạn có lưu ý không?
• Làm thế nào chúng ta có thể giúp đỡ nhiều hơn qua lời cầu nguyện riêng của mình?
• Một số tín đồ Đấng Christ đã là ‘sự tiếp sức’ cho Phao-lô theo nghĩa nào?
• Trong những hoàn cảnh nào chúng ta có thể trở nên ‘sự tiếp sức’?
• Mục đích của việc cầu nguyện và cố gắng tiếp sức cho anh em mình là gì?
[Câu hỏi thảo luận]
[Hình nơi trang 18]
Bạn có thể mời một tín đồ Đấng Christ khác cùng đi chơi với gia đình không?
[Nguồn tư liệu]
Courtesy of Green Chimney’s Farm