Chiến thắng sự yếu đuối của con người
Chiến thắng sự yếu đuối của con người
“Chăm về xác-thịt sanh ra sự chết”.—RÔ-MA 8:6.
1. Một số người xem thân thể con người như thế nào, và câu hỏi nào đáng cho chúng ta xem xét?
“TÔI cảm-tạ Chúa, vì tôi được dựng nên cách đáng sợ lạ-lùng”. (Thi-thiên 139:14) Người viết Thi-thiên, Đa-vít, đã hát như trên khi suy ngẫm về một trong những công trình sáng tạo của Đức Giê-hô-va—thân thể con người. Thay vì ca ngợi thân thể một cách chính đáng như thế, một số giáo sư thần học lại xem nó như nơi ẩn náu và công cụ của tội lỗi. Nó được gán cho những cái tên như “tấm áo che đậy sự dốt nát, căn nguyên của sự đồi bại, xiềng xích của sự trụy lạc, ngục tối, xác không hồn, thây di động”. Đúng là sứ đồ Phao-lô có nói: “Điều lành chẳng ở trong tôi đâu, nghĩa là trong xác-thịt tôi”. (Rô-ma 7:18) Tuy nhiên, phải chăng điều đó có nghĩa là chúng ta đã bị mắc kẹt một cách vô vọng trong thân xác tội lỗi?
2. (a) “Chăm về xác-thịt” có nghĩa gì? (b) Có sự xung khắc nào giữa tính “xác-thịt” và tính thiêng liêng nơi những người muốn làm hài lòng Đức Chúa Trời?
2 Kinh Thánh đôi khi dùng từ “xác thịt” để nói về thân thể con người. (1 Các Vua 21:27, NW) “Xác thịt” cũng được dùng để chỉ con người trong tình trạng bất toàn, là con cháu tội lỗi của người nổi loạn A-đam. (Ê-phê-sô 2:3; Thi-thiên 51:5; Rô-ma 5:12) Điều mà chúng ta thừa hưởng từ A-đam là ‘xác-thịt yếu-đuối’. (Rô-ma 6:19) Phao-lô cảnh cáo: “Chăm về xác-thịt sanh ra sự chết”. (Rô-ma 8:6) “Chăm về xác-thịt” có nghĩa là bị chế ngự và thúc đẩy bởi những ham muốn của xác thịt tội lỗi. (1 Giăng 2:16) Vì vậy, nếu chúng ta cố gắng làm hài lòng Đức Chúa Trời, thì luôn luôn có sự xung khắc giữa tính thiêng liêng của chúng ta và bản chất tội lỗi, là cái không ngừng gây áp lực khiến chúng ta thực hiện “các việc làm của xác-thịt”. (Ga-la-ti 5:17-23; 1 Phi-e-rơ 2:11) Sau khi mô tả sự xung khắc gay gắt đó trong con người mình, Phao-lô than thở: “Khốn-nạn cho tôi! Ai sẽ cứu tôi thoát khỏi thân-thể hay chết nầy?” (Rô-ma 7:24) Phao-lô có phải là một nạn nhân bất lực của sự cám dỗ không? Kinh Thánh trả lời quả quyết: Không!
Sự cám dỗ và tội lỗi là hiện thực
3. Nhiều người có quan điểm nào về tội lỗi và sự cám dỗ, nhưng Kinh Thánh cảnh giác chúng ta thế nào về thái độ đó?
3 Đối với nhiều người ngày nay, tội lỗi là một khái niệm không thể chấp nhận. Một số người hài hước dùng từ “tội lỗi” như một từ lạc hậu để mô tả những khuyết điểm nhỏ nhặt của con người. Họ không ý thức được rằng “chúng ta thảy đều phải ứng-hầu trước tòa-án Đấng Christ, hầu cho mỗi người nhận-lãnh tùy theo điều thiện hay điều ác mình đã làm lúc còn trong xác-thịt”. (2 Cô-rinh-tô 5:10) Số khác có thể giễu cợt: “Tôi có thể cưỡng lại bất cứ thứ gì trừ sự cám dỗ!” Một số người sống trong những nền văn hóa chú trọng đến sự thỏa mãn tức thời về ăn uống, tình dục, vui chơi hay thành đạt. Họ không chỉ muốn có mọi thứ mà còn muốn có ngay! (Lu-ca 15:12) Họ có cái nhìn thiển cận, chỉ thấy những vui thú trước mắt mà không thấy được niềm vui của “sự sống thật” trong tương lai. (1 Ti-mô-thê 6:19) Tuy nhiên, Kinh Thánh dạy chúng ta phải suy xét kỹ, nhìn xa thấy rộng, và tránh bất kỳ điều gì có thể làm hại chúng ta về thiêng liêng hoặc trong những phương diện khác. Một câu châm ngôn được soi dẫn nói: “Người khôn-khéo thấy trước sự tai-hại, bèn lo ẩn-núp mình; còn kẻ ngu-muội cứ đi qua, và phải mang lấy tai-vạ”.—Châm-ngôn 27:12.
4. Phao-lô cho lời khuyên nào nơi 1 Cô-rinh-tô 10:12, 13?
4 Khi viết thư cho tín đồ Đấng Christ ở thành Cô-rinh-tô—một thành phố nổi tiếng về sự suy đồi đạo đức—Phao-lô đã cho một lời cảnh giác thiết thực về sự cám dỗ và quyền lực của tội lỗi. Ông nói: “Ai tưởng mình đứng, hãy giữ kẻo ngã. Những sự cám-dỗ đến cho anh em, chẳng có sự nào quá sức loài người. Đức Chúa Trời là thành-tín, Ngài chẳng hề cho anh em bị cám-dỗ quá sức mình đâu; nhưng trong sự cám-dỗ, Ngài cũng mở đàng cho ra khỏi, để anh em có thể chịu được”. (1 Cô-rinh-tô 10:12, 13) Tất cả chúng ta—cả già lẫn trẻ, nam và nữ—đều gặp phải nhiều cám dỗ ở học đường, sở làm, hoặc những nơi khác. Vì vậy, chúng ta hãy xem xét những lời của Phao-lô có ý nghĩa gì cho chúng ta.
Đừng quá tự tin
5. Tại sao quá tự tin là liều lĩnh?
5 Phao-lô nói: “Ai tưởng mình đứng, hãy giữ kẻo ngã”. Quá tự tin vào phẩm chất đạo đức của mình là liều lĩnh. Đó là biểu hiện của sự thiếu hiểu biết về bản chất và quyền lực của tội lỗi. Vì những người như Môi-se, Đa-vít, Sa-lô-môn và sứ đồ Phi-e-rơ còn mắc bẫy tội lỗi, chúng ta có thể nào nghĩ mình sẽ được vô sự không? (Dân-số Ký 20:2-13; 2 Sa-mu-ên 11:1-27; 1 Các Vua 11:1-6; Ma-thi-ơ 26:69-75) Châm-ngôn 14:16 nói: “Người khôn-ngoan sợ và tránh khỏi điều ác; song kẻ ngu-muội ở xấc-xược, và có lòng cậy mình”. Ngoài ra, Chúa Giê-su nói: “Tâm-thần thì muốn lắm, mà xác-thịt thì yếu-đuối”. (Ma-thi-ơ 26:41) Vì không một người bất toàn nào không bị cám dỗ bởi những ham muốn xấu xa, nên chúng ta cần nghiêm túc nghe theo lời cảnh cáo của Phao-lô và cưỡng lại sự cám dỗ để tránh nguy cơ bị sa ngã.—Giê-rê-mi 17:9.
6. Chúng ta nên chuẩn bị đương đầu với sự cám dỗ khi nào và bằng cách nào?
6 Chuẩn bị trước cho những khó khăn bất ngờ xảy đến là điều khôn ngoan. Vua A-sa đã thấy rằng thời bình là lúc thuận tiện để xây thành đắp lũy tự vệ. (2 Sử-ký 14:2, 6, 7) Ông biết rằng đến lúc bị tấn công mới chuẩn bị thì đã quá trễ. Cũng vậy, khi thanh thản, đầu óc tỉnh táo chúng ta nên quyết định những điều mình sẽ làm nếu gặp cám dỗ. (Thi-thiên 63:6) Đa-ni-ên và những người bạn kính sợ Đức Chúa Trời của ông đã quyết định trung thành theo luật pháp Đức Giê-hô-va trước khi bị áp lực phải ăn đồ ngon của vua. Nhờ đó mà họ đã không hề lưỡng lự làm theo niềm tin của mình và không dùng đồ ăn ô uế. (Đa-ni-ên 1:8) Trước khi lâm vào hoàn cảnh bị cám dỗ, chúng ta hãy củng cố quyết tâm giữ mình trong sạch về mặt đạo đức. Khi đó, chúng ta sẽ có thể chống lại tội lỗi.
7. Tại sao biết rằng những người khác đã cưỡng lại được cám dỗ là một sự an ủi cho chúng ta?
7 Chúng ta được an ủi biết bao bởi những 1 Cô-rinh-tô 10:13) Sứ đồ Phi-e-rơ viết: “Hãy đứng vững trong đức-tin mà chống-cự [Ma-quỉ], vì biết rằng anh em mình ở rải khắp thế-gian, cũng đồng chịu hoạn-nạn như mình”. (1 Phi-e-rơ 5:9) Thật vậy, những người khác đã gặp phải những cám dỗ tương tự và đã cưỡng lại được nhờ sự giúp đỡ của Đức Chúa Trời, nên chúng ta cũng có thể làm như vậy. Tuy nhiên, vì tín đồ Đấng Christ đang sống trong một thế gian suy đồi, nên không sớm thì muộn tất cả chúng ta đều sẽ gặp phải sự cám dỗ. Vậy làm thế nào chúng ta có thể tin chắc được rằng mình sẽ chiến thắng sự yếu đuối của con người và những cám dỗ đưa đến phạm tội?
lời của Phao-lô: “Những sự cám-dỗ đến cho anh em, chẳng có sự nào quá sức loài người”! (Chúng ta có thể chống lại cám dỗ!
8. Cách căn bản để tránh bị cám dỗ là gì?
8 Một cách căn bản để không bị “phục dưới tội-lỗi” là khi có thể, hãy phòng tránh sự cám dỗ. (Rô-ma 6:6) Châm-ngôn 4:14, 15 khuyên giục chúng ta: “Chớ vào trong lối kẻ hung-dữ, và đừng đi đường kẻ gian-ác. Hãy tránh đường ấy, chớ đi ngang qua nó; hãy xây-khỏi nó và cứ đi thẳng”. Chúng ta thường biết trước hoàn cảnh nào có thể dẫn đến tội lỗi. Vì thế, điều hiển nhiên mà tín đồ Đấng Christ phải làm là “cứ đi thẳng”, tránh xa bất cứ ai, bất cứ điều gì, bất cứ nơi nào có thể gợi lên những ham muốn sai quấy và khiến chúng ta bị nung đốt bởi những đam mê không thanh sạch.
9. Việc thoát khỏi những hoàn cảnh đang gây cám dỗ được nhấn mạnh thế nào trong Kinh Thánh?
9 Nhanh chóng thoát khỏi một hoàn cảnh đang gây cám dỗ là một bước căn bản khác giúp chiến thắng sự cám dỗ. Phao-lô khuyên: “Hãy tránh [“thoát khỏi”, NW] sự dâm-dục”. (1 Cô-rinh-tô 6:18) Và ông viết: “Hãy tránh [“thoát”, NW] khỏi sự thờ-lạy hình-tượng”. (1 Cô-rinh-tô 10:14) Sứ đồ cũng cảnh giác Ti-mô-thê phải thoát khỏi sự ham muốn quá độ về vật chất, cũng như “những đam mê tuổi trẻ”.—2 Ti-mô-thê 2:22, Nguyễn Thế Thuấn; 1 Ti-mô-thê 6:9-11.
10. Hai gương mẫu tương phản nào cho thấy giá trị của việc chạy xa khỏi sự cám dỗ?
10 Hãy xem trường hợp của Đa-vít, vua Y-sơ-ra-ên. Từ sân thượng cung điện của mình, ông nhìn thấy một phụ nữ kiều diễm đang tắm, và thế là những ham muốn xấu dâng lên trong lòng ông. Đáng lý phải rời khỏi sân thượng và chạy xa sự cám dỗ, ông lại đi hỏi thăm về người phụ nữ đó—Bát-Sê-ba—và hậu quả thật tai hại. (2 Sa-mu-ên 11:1–12:23) Ngược lại, Giô-sép đã hành động thế nào khi người vợ vô luân của chủ xui giục ông nằm với bà? Lời tường thuật cho biết: “Thường ngày người dỗ-dành mặc dầu, thì Giô-sép chẳng khứng nghe lời dụ-dỗ nằm cùng hay là ở cùng người chút nào”. Mặc dù lúc đó chưa có Luật Pháp Môi-se, Giô-sép trả lời bà: “Thế nào tôi dám làm điều đại-ác dường ấy, mà phạm tội cùng Đức Chúa Trời sao?” Một ngày nọ, bà nắm lấy Giô-sép và nói: “Hãy nằm cùng ta!” Giô-sép có đứng lại đó cố lý luận với bà không? Không. Ông “chạy trốn ra ngoài”. Giô-sép đã không để cho sự cám dỗ tình dục thắng mình. Ông chạy xa!—Sáng-thế Ký 39:7-16.
11. Chúng ta có thể làm gì nếu gặp phải một cám dỗ cứ tái diễn?
11 Bỏ chạy đôi khi bị xem là hèn nhát, nhưng rút khỏi những hoàn cảnh gây cám dỗ thường là hành động khôn ngoan nhất. Có lẽ chúng ta đang gặp phải một cám dỗ cứ tái diễn ở sở làm. Dù không thể thay đổi việc làm, có thể có những cách khác để thoát khỏi hoàn cảnh đang gây cám dỗ. Chúng ta cần tránh xa bất cứ điều gì chúng ta biết là sai quấy, và phải cương quyết chỉ làm điều đúng. (A-mốt 5:15) Trong những môi trường khác, việc lánh xa sự cám dỗ đòi hỏi tránh vào những mạng Internet có nội dung khiêu dâm và những nơi giải trí đáng ngờ. Hoặc phải vứt bỏ một tạp chí hoặc tìm những người bạn mới—những người yêu mến Đức Chúa Trời và có thể giúp chúng ta. (Châm-ngôn 13:20) Chúng ta nên khôn ngoan cương quyết quay lưng lại với bất cứ điều gì cám dỗ chúng ta phạm tội.—Rô-ma 12:9.
Ích lợi của lời cầu nguyện
12. Khi cầu nguyện: “Xin chớ để chúng tôi bị cám-dỗ”, chúng ta cầu xin Đức Chúa Trời điều gì?
12 Lời bảo đảm của Phao-lô thật khích lệ: “Đức Chúa Trời là thành-tín, Ngài chẳng hề cho anh em bị cám-dỗ quá sức mình đâu; nhưng trong sự cám-dỗ, Ngài cũng mở đàng cho ra khỏi, để anh em có thể chịu được”. (1 Cô-rinh-tô 10:13) Đức Giê-hô-va giúp đỡ bằng cách đáp lại lời cầu nguyện khi chúng ta cầu xin sự giúp đỡ của Ngài để đương đầu với cám dỗ. Chúa Giê-su dạy chúng ta cầu nguyện: “Xin chớ để chúng tôi bị cám-dỗ, mà cứu chúng tôi khỏi điều [“kẻ”, NW] ác!” (Ma-thi-ơ 6:13) Đáp lại lời cầu nguyện thành khẩn đó, Đức Giê-hô-va sẽ không bỏ mặc chúng ta bị cám dỗ, mà sẽ giải thoát chúng ta khỏi Sa-tan và những hành động xảo quyệt của hắn. (Ê-phê-sô 6:11, xem cước chú NW). Nên cầu xin Đức Chúa Trời giúp chúng ta nhận ra những cám dỗ và có đủ sức chống lại chúng. Nếu nài xin Ngài đừng để chúng ta bị sa vào cám dỗ, Ngài sẽ giúp sức hầu chúng ta không bị Sa-tan, tức “kẻ ác”, đánh bại.
13. Chúng ta nên làm gì khi gặp phải sự cám dỗ dai dẳng?
13 Chúng ta đặc biệt cần nhiệt thành cầu nguyện khi gặp phải sự cám dỗ dai dẳng. Một số cám dỗ có thể gây ra những xung đột nội tâm gay gắt trong suy nghĩ và thái độ của chúng ta, nhắc chúng ta nhớ mình thật yếu đuối biết bao. (Thi-thiên 51:5) Chẳng hạn, chúng ta có thể làm gì nếu bị dằn vặt bởi những hồi ức về một thực hành đồi bại nào đó trước đây? Nếu chúng ta bị cám dỗ trở lại thực hành đó thì sao? Thay vì chỉ cố gắng đè nén những cảm xúc đó, hãy trình bày vấn đề với Đức Giê-hô-va trong lời cầu nguyện—nhắc đi nhắc lại nếu cần thiết. (Thi-thiên 55:22) Với quyền lực của Lời và thánh linh của Ngài, Đức Chúa Trời có thể giúp chúng ta tẩy sạch tâm trí khỏi những ham muốn không thanh sạch.—Thi-thiên 19:8, 9.
14. Tại sao cầu nguyện là điều thiết yếu giúp đối phó với sự cám dỗ?
14 Thấy các sứ đồ mê ngủ trong vườn Ghết-sê-ma-nê, Chúa Giê-su thúc giục: “Hãy thức canh và cầu-nguyện, kẻo các ngươi sa vào chước cám-dỗ; tâm-thần thì muốn lắm, mà xác-thịt thì yếu-đuối”. (Ma-thi-ơ 26:41) Một cách để vượt qua sự cám dỗ là cảnh giác trước những hình thức đa dạng của sự cám dỗ và nhạy bén trước sự tinh vi của nó. Cầu nguyện ngay khi bị cám dỗ cũng là điều quan trọng hầu chúng ta được trang bị về thiêng liêng để chống lại nó. Vì sự cám dỗ thường tấn công vào chỗ yếu nhất của chúng ta, chúng ta không thể một mình chống lại nó. Cầu nguyện là điều thiết yếu vì sức mạnh mà Đức Chúa Trời ban cho có thể hỗ trợ chúng ta chống lại Sa-tan. (Phi-líp 4:6, 7) Chúng ta cũng có thể cần sự giúp đỡ thiêng liêng và lời cầu nguyện của “các trưởng-lão Hội-thánh”.—Gia-cơ 5:13-18.
Tích cực chống lại sự cám dỗ
15. Chống lại sự cám dỗ bao hàm điều gì?
15 Ngoài việc tránh xa sự cám dỗ khi có thể, Ma-thi-ơ 4:1-11) Môn đồ Gia-cơ viết: “Hãy chống-trả ma-quỉ, thì nó sẽ lánh xa anh em”. (Gia-cơ 4:7) Sự chống trả bắt đầu với việc dùng Lời Đức Chúa Trời làm vững mạnh tâm trí chúng ta và quyết tâm theo sát những tiêu chuẩn của Ngài. Chúng ta nên ghi nhớ và suy ngẫm những câu Kinh Thánh then chốt có liên quan đến những yếu điểm của mình. Tìm đến một tín đồ Đấng Christ thành thục—có lẽ một trưởng lão—một người mà bạn có thể tâm sự và xin giúp đỡ khi bất ngờ bị cám dỗ, cũng là điều khôn ngoan.—Châm-ngôn 22:17.
chúng ta còn phải tích cực chống chọi cho đến khi nó qua đi, hoặc hoàn cảnh thay đổi. Khi bị Sa-tan cám dỗ, Chúa Giê-su đã chống lại cho đến khi Ma-quỉ bỏ đi. (16. Làm thế nào chúng ta có thể giữ mình thanh sạch về đạo đức?
16 Kinh Thánh khuyến giục chúng ta mặc lấy nhân cách mới. (Ê-phê-sô 4:24) Điều này có nghĩa là để Đức Giê-hô-va uốn nắn và thay đổi chúng ta. Khi viết cho người cộng sự của mình là Ti-mô-thê, Phao-lô nói: “Hãy... tìm điều công-bình, tin-kính, đức-tin, yêu-thương, nhịn-nhục, mềm-mại. Hãy vì đức-tin mà đánh trận tốt-lành, bắt lấy sự sống đời đời, là sự mà con đã được gọi đến”. (1 Ti-mô-thê 6:11, 12) Chúng ta có thể “tìm điều công-bình” bằng cách siêng năng học hỏi Lời Đức Chúa Trời để có một sự hiểu biết sâu sắc về tính cách Ngài và rồi sống hòa hợp với những đòi hỏi của Ngài. Bận rộn với những hoạt động của tín đồ Đấng Christ, bao gồm việc rao truyền tin mừng và tham dự các buổi họp cũng là điều quan trọng. Đến gần Đức Chúa Trời và tận dụng mọi sự ban cho thiêng liêng của Ngài sẽ giúp chúng ta tiến bộ về thiêng liêng và giữ mình thanh sạch về đạo đức.—Gia-cơ 4:8.
17. Làm thế nào chúng ta biết rằng Đức Chúa Trời sẽ không bỏ chúng ta trong cơn cám dỗ?
17 Phao-lô bảo đảm rằng những cám dỗ chúng ta gặp phải sẽ không bao giờ vượt quá sức chịu đựng mà Đức Chúa Trời ban cho chúng ta. Đức Giê-hô-va sẽ ‘mở đàng cho ra khỏi, để chúng ta có thể chịu được’. (1 Cô-rinh-tô 10:13) Thật vậy, nếu chúng ta tiếp tục nương cậy nơi Ngài, Đức Chúa Trời sẽ không để chúng ta chịu cám dỗ quá mức đến nỗi không đủ sức mạnh thiêng liêng để giữ vững sự trung thành. Ngài muốn chúng ta thành công trong việc tích cực chống lại những cám dỗ xui chúng ta làm điều xấu trước mắt Ngài. Ngoài ra, chúng ta có thể tin chắc nơi lời hứa của Ngài: “Ta sẽ chẳng lìa ngươi đâu, chẳng bỏ ngươi đâu”.—Hê-bơ-rơ 13:5.
18. Tại sao chúng ta có thể chắc chắn là mình có thể chiến thắng sự yếu đuối của con người?
18 Phao-lô không hề nghi ngờ về kết quả của cuộc đấu tranh chống lại sự yếu đuối của bản thân ông. Ông không xem mình là một nạn nhân đáng thương và bất lực của những ham muốn xác thịt. Trái lại, ông nói: “Tôi chạy, chẳng phải là chạy bá-vơ; tôi đánh, chẳng phải là đánh gió; song tôi đãi thân-thể tôi cách nghiêm-khắc, bắt nó phải phục, e rằng sau khi tôi đã giảng-dạy kẻ khác, mà chính mình phải bị bỏ chăng”. (1 Cô-rinh-tô 9:26, 27) Tương tự như vậy, chúng ta cũng có thể thành công trong cuộc chiến chống lại xác thịt bất toàn. Qua Kinh Thánh, các ấn phẩm dựa trên Kinh Thánh, các buổi nhóm họp và những anh em tín đồ Đấng Christ thành thục, Cha trên trời đầy yêu thương không ngừng cung cấp những lời nhắc nhở hầu giúp chúng ta theo đuổi đường lối công bình. Với sự giúp đỡ của Ngài, chúng ta có thể chiến thắng sự yếu đuối của con người!
Bạn có nhớ không?
• ‘Chăm về xác-thịt’ có nghĩa gì?
• Làm sao chúng ta có thể chuẩn bị để đương đầu với cám dỗ?
• Chúng ta có thể làm gì để đương đầu với cám dỗ?
• Cầu nguyện đóng vai trò nào trong việc đối phó với sự cám dỗ?
• Làm sao chúng ta biết rằng mình có thể chiến thắng sự yếu đuối của con người?
[Câu hỏi thảo luận]
[Các hình nơi trang 10]
Kinh Thánh không hề dạy rằng chúng ta là những nạn nhân bất lực của những ham muốn xác thịt của mình
[Hình nơi trang 12]
Tránh xa sự cám dỗ là một cách căn bản để tránh phạm tội