Hãy chú ý đến đấng làm những việc diệu kỳ!
Hãy chú ý đến đấng làm những việc diệu kỳ!
“Khá đứng yên, suy-nghĩ về các việc diệu-kỳ của Đức Chúa Trời”.—GIÓP 37:14.
1, 2. Vào năm 1922, sự việc lạ lùng nào được phát hiện, và có phản ứng nào?
NHÀ khảo cổ và vị quý tộc người Anh đã mất nhiều năm cộng tác để tìm kho báu. Cuối cùng vào ngày 26-11-1922, tại Thung Lũng của Các Vua, nơi nổi tiếng chôn các Pha-ra-ôn Ai Cập, nhà khảo cổ Howard Carter và ngài Carnarvon đã xác định đúng vị trí ngôi mộ Pha-ra-ôn Tutankhamen—họ đã nhận được phần thưởng xứng đáng. Đến một cánh cửa đóng kín, họ khoan một lỗ và Carter thọc cây nến xuyên qua lỗ và nhìn vào bên trong.
2 Sau này Carter thuật lại: “Khi ngài Carnarvon không thể nén sự hồi hộp lâu hơn đã nóng lòng hỏi: ‘Anh có thấy gì không?’ tôi chỉ có thể thốt lên: ‘Có, các vật diệu kỳ’ ”. Giữa hàng ngàn báu vật trong mộ là một cỗ quan tài bằng vàng ròng. Có lẽ bạn đã nhìn thấy vài “vật diệu kỳ” này trong các bức ảnh hoặc tại phòng trưng bày của bảo tàng viện. Tuy những vật đó có thể là diệu kỳ trong danh mục của bảo tàng nhưng có lẽ chúng không liên quan gì đến đời sống bạn. Vậy chúng ta hãy chuyển đề tài sang các việc diệu kỳ chắc chắn có liên quan và có giá trị đối với bạn.
3. Chúng ta tìm thấy ở đâu thông tin về những việc diệu kỳ có giá trị cho chúng ta?
3 Chẳng hạn, chúng ta hãy nhớ đến một người sống cách đây nhiều thế kỷ, một người đáng chú ý hơn bất cứ một tài tử điện ảnh nào, một anh hùng thể thao hoặc một người trong hoàng tộc. Ông được gọi là người lớn hơn hết trong cả dân Đông phương. Bạn sẽ nhận ra tên ông—đó là Gióp. Cả một quyển sách trong Kinh Thánh nói về ông. Nhưng, một trong những người cùng thời với Gióp, một thanh niên tên Ê-li-hu cảm thấy buộc phải sửa sai ông. Thực vậy, Ê-li-hu nói rằng Gióp chú trọng quá mức đến bản thân và những người quanh mình. Nơi sách Gióp chương 37 chúng ta tìm thấy một số lời khuyên khôn ngoan, có giá trị thực tiễn.—Gióp 1:1-3; 32:1–33:12.
4. Điều gì dẫn đến lời khuyên của Ê-li-hu được ghi lại nơi Gióp 37:14?
4 Ba người bạn giả hình của Gióp diễn thuyết dài dòng, vạch ra từng sai lầm, họ nghĩ Gióp đã phạm lỗi hoặc trong tư tưởng hoặc trong hành động. (Gióp 15:1-6, 16; 22:5-10) Ê-li-hu kiên nhẫn chờ đợi cho đến khi cuộc đối thoại đó chấm dứt, rồi phát biểu với sự khôn ngoan và thông sáng. Ông đưa ra nhiều điểm có giá trị nhưng hãy lưu ý đến tư tưởng then chốt: “Hỡi Gióp, hãy nghe lời nầy, khá đứng yên, suy-nghĩ về các việc diệu-kỳ của Đức Chúa Trời”.—Gióp 37:14.
Đấng đã làm các việc diệu kỳ
5. “Các việc diệu-kỳ của Đức Chúa Trời” mà Ê-li-hu nói đến liên quan đến điều gì?
5 Ê-li-hu không hề gợi ý là Gióp nên để ý đến mình, đến Ê-li-hu hoặc đến người nào khác. Ê-li-hu khôn ngoan kêu gọi Gióp—và cả chúng ta nữa—nên chú ý đến các việc diệu kỳ của Giê-hô-va Đức Chúa Trời. Theo bạn nghĩ, câu “các việc diệu-kỳ của Đức Chúa Trời” bao gồm những gì? Ngoài việc quan tâm đến tình trạng sức khỏe, tài chánh và tương lai, đến gia đình, bạn đồng nghiệp và người lân cận, tại sao bạn cũng nên chú ý đến các công việc của Đức Chúa Trời nữa? Vì rõ ràng, các việc diệu kỳ của Đức Giê-hô-va liên quan đến sự khôn ngoan và uy quyền của Ngài trên tất cả tạo vật hữu hình chung quanh chúng ta. (Nê-hê-mi 9:6; Thi-thiên 24:1; 104:24; 136:5, 6) Để thấy rõ điều này, chúng ta hãy lưu ý đến một điểm trong sách Giô-suê.
6, 7. (a) Đức Giê-hô-va đã thực hiện những việc diệu kỳ nào trong thời của Môi-se và Giô-suê? (b) Nếu được chứng kiến những công việc đó vào thời Môi-se và Giô-suê, bạn sẽ phản ứng ra sao?
6 Đức Giê-hô-va giáng những tai vạ trên xứ Ê-díp-tô cổ xưa và rẽ Biển Đỏ để Môi-se dẫn dân Y-sơ-ra-ên tìm tự do. (Xuất Ê-díp-tô Ký 7:1–14:31; Thi-thiên 106:7, 21, 22) Một biến cố tương tự được thuật lại nơi chương 3 sách Giô-suê. Giô-suê, người kế vị Môi-se, phải dẫn dân sự Đức Chúa Trời băng qua một dòng nước khác để vào Đất Hứa. Giô-suê nói: “Hãy làm cho mình ra thánh, vì ngày mai Đức Giê-hô-va sẽ làm những việc lạ-lùng giữa các ngươi”. (Giô-suê 3:5) Những việc lạ lùng hay diệu kỳ nào?
7 Sự tường thuật cho thấy Đức Giê-hô-va đã mở một lối đi xuyên qua chướng ngại vật bằng nước, lần này là Sông Giô-đanh, nhờ thế hàng trăm ngàn người đàn ông, đàn bà và trẻ con đã băng qua trên đất khô. (Giô-suê 3:7-17) Nếu có mặt ở đó chứng kiến cảnh dòng sông mở ra và toàn thể dân sự băng qua một cách an toàn, chắc hẳn chúng ta phải kinh ngạc trước việc diệu kỳ này! Nó biểu lộ quyền lực của Đức Chúa Trời qua sự sáng tạo. Tuy nhiên, ngay lúc này—trong thời chúng ta—cũng có những điều diệu kỳ y như vậy. Để thấy một vài điều diệu kỳ này và lý do tại sao chúng ta nên chú ý đến, xin xem Gióp 37:5-7.
8, 9. Gióp 37:5-7 nêu ra những việc diệu kỳ nào, và tại sao chúng ta lại nên suy nghĩ về những việc này?
8 Ê-li-hu phát biểu: “Đức Chúa Trời phát tiếng và sấm rền ra lạ-kỳ; Ngài làm những công-việc lớn-lao mà chúng ta hiểu không nổi”. Ê-li-hu đang nghĩ về điều gì khi nói đến các việc Đức Chúa Trời làm cách “lạ-kỳ” hay “diệu-kỳ”? Ông đề cập đến tuyết và trận mưa lớn. Điều này cản trở việc đồng áng của một nhà nông để người này có thì giờ và lý do để suy xét các công việc của Đức Chúa Trời. Dù không phải là nhà nông, nhưng chúng ta có thể chịu ảnh hưởng của mưa và tuyết. Tùy nơi sinh sống, mưa và tuyết cũng có thể làm gián đoạn các hoạt động hàng ngày của chúng ta. Chúng ta có dành ra thì giờ để suy ngẫm ai ở đằng sau những việc diệu kỳ ấy và ý nghĩa của điều đó không? Bạn đã bao giờ làm thế chưa?
9 Như chúng ta đọc nơi chương 38 sách Gióp, điều đáng chú ý là chính Giê-hô-va Đức Chúa Trời cũng lý luận theo đường hướng này khi Ngài đặt cho Gióp những câu hỏi đầy ý nghĩa. Mặc dù Đấng Tạo Hóa đặt những câu hỏi này cho Gióp, rõ ràng chúng cũng liên hệ đến thái độ, sự hiện hữu và tương lai của chúng ta. Vậy hãy xem Đức Chúa Trời đã hỏi gì, và suy nghĩ về những gì hàm chứa trong các câu hỏi ấy. Đúng vậy, hãy làm theo lời khuyên nơi Gióp 37:14.
10. Gióp chương 38 nên có ảnh hưởng gì đối với chúng ta, và gợi lên những câu hỏi nào?
10 Chương 38 mở đầu: “Bấy giờ, từ giữa cơn gió trốt, Đức Chúa Trời đáp cùng Gióp rằng: Kẻ nầy là ai dám dùng các lời không tri-thức, mà làm cho mờ-ám các mưu-định ta? Khá thắt lưng người như kẻ dõng-sĩ; ta sẽ hỏi ngươi, ngươi sẽ chỉ-dạy cho ta”. (Gióp 38:1-3) Lời này nhằm chuẩn bị tâm trí, giúp Gióp điều chỉnh lối suy nghĩ cho đúng với thực tại là ông đang đứng trước Đấng Tạo Hóa của vũ trụ và phải khai trình với Ngài. Điều ấy cũng tốt cho chúng ta và cho những người đồng thời khi làm như vậy. Rồi Đức Chúa Trời nêu ra những điều mà Ê-li-hu đã đề cập: “Khi ta đặt nền trái đất, thì ngươi ở đâu? Nếu ngươi thông-sáng, hãy tỏ-bày đi. Ai đã định độ-lượng nó, và giăng dây mực trên nó, ngươi có biết chăng? Nền nó đặt trên chi? [“Đế của nó đã chìm sâu trên điểm tựa nào?”, Nguyễn Thế Thuấn] Ai có trồng hòn đá góc của nó?”—Gióp 38:4-6.
11. Gióp 38:4-6 giúp chúng ta nhận thức rõ ràng về điều gì?
11 Gióp ở đâu—cả chúng ta nữa, ở đâu—khi trái đất được dựng nên? Chúng ta có phải là những kiến trúc sư đã phác họa trái đất, và từ bản phác thảo đó, định kích thước như thể đo bằng một cây thước không? Hiển nhiên là không! Con người chưa hiện hữu vào lúc đó. Ví trái đất như một tòa nhà, Đức Chúa Trời hỏi: “Ai có trồng hòn đá góc của nó?” Chúng ta biết trái đất được đặt cách mặt trời một khoảng chính xác để chúng ta có thể sống và sinh sôi nảy nở. Kích thước nó cũng chính xác nữa. Nếu trái đất lớn hơn, khí hyđrô sẽ không thoát ra khỏi bầu khí quyển và hành tinh chúng ta sẽ không còn là nơi có thể sống được. Rõ ràng một Đấng đã “trồng hòn đá góc của nó” đúng chỗ. Có phải Gióp đáng được tôn vinh về công trạng này không? Chúng ta chăng? Hay chính Giê-hô-va Đức Chúa Trời?—Châm-ngôn 3:19; Giê-rê-mi 10:12.
Người nào trả lời được?
12. Câu hỏi được nêu nơi Gióp 38:6 khiến chúng ta nghĩ đến điều gì?
12 Đức Chúa Trời cũng hỏi: “Đế của nó đã chìm sâu trên điểm tựa nào?” Đó chẳng phải là một câu hỏi hay hay sao? Có lẽ chúng ta quen thuộc với một từ mà Gióp không biết—đó là trọng lực. Hầu hết chúng ta hiểu lực hút từ trọng lượng khổng lồ của mặt trời giữ trái đất ở đúng chỗ, như thể đế của trái đất chìm sâu trên một điểm tựa vậy. Tuy thế, ai trong chúng ta hiểu tường tận về trọng lực?
13, 14. (a) Chúng ta phải thừa nhận gì về trọng lực? (b) Chúng ta nên phản ứng thế nào trước điều được nêu rõ nơi Gióp 38:6?
13 Một cuốn sách mới xuất bản gần đây nhan đề The Universe Explained (Giải thích được vũ trụ) thừa nhận: ‘Trọng lực là lực thiên nhiên mà người ta quen thuộc nhất, nhưng lại là cái mà người ta hiểu lơ mơ nhất’. Sách nói tiếp: “Trọng lực dường như vận động trong không gian trong chốc lát mà không cần đến bất cứ phương tiện rõ ràng nào giúp chuyển động như vậy. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các nhà vật lý học đã bắt đầu nêu ra giả thuyết là trọng lực vận động bằng làn sóng cấu thành bởi những hạt gọi là graviton... Nhưng không ai hoàn toàn chắc chắn về sự hiện hữu của chúng”. Chúng ta hãy suy nghĩ về ý nghĩa của điều này.
14 Khoa học đã tiến bộ được 3.000 năm kể từ khi Đức Giê-hô-va đặt những câu hỏi này cho Gióp. Tuy nhiên, cả chúng ta lẫn những nhà vật lý học không thể giải thích tường tận về trọng lực đang giữ trái đất ở đúng quỹ đạo, một vị trí chính xác để chúng ta vui hưởng sự sống tại đây. (Gióp 26:7; Ê-sai 45:18) Điều này không có ý khuyên chúng ta nên thâm cứu về sự huyền bí của trọng lực. Đúng hơn, khi lưu ý đến khía cạnh độc đáo này của công việc diệu kỳ của Đức Chúa Trời nên ảnh hưởng đến quan điểm của chúng ta về Ngài. Bạn có kính phục sự khôn ngoan và hiểu biết của Ngài không? Bạn có ý thức tại sao cần học hỏi thêm về ý muốn của Ngài không?
15-17. (a) Điểm trọng tâm nơi Gióp 38:8-11 là gì và dẫn đến những câu hỏi nào? (b) Nói đến sự hiểu biết về đại dương và cách sắp đặt thềm lục địa, chúng ta phải thừa nhận điều gì?
15 Đấng Tạo Hóa hỏi tiếp: “Khi biển bể bờ và cất ra khỏi lòng đất, ai đã lấy các cửa mà ngăn đóng nó lại? Khi ấy ta ban cho nó mây làm áo-xống, lấy tăm-tối làm khăn-vấn của nó; ta định giới-hạn cho nó, đặt then-chốt và cửa của nó, mà rằng: Mầy đến đây, chớ không đi xa nữa, các lượn sóng kiêu-ngạo mầy phải dừng lại tại đây!”—Gióp 38:8-11.
16 Việc ngăn đóng biển có liên quan đến lục địa, đại dương và thủy triều. Con người đã quan sát và nghiên cứu những điều này từ bao lâu rồi? Từ hàng ngàn năm—và còn kỹ lưỡng hơn trong thế kỷ vừa qua. Có lẽ bạn nghĩ hầu hết những gì người ta có thể khám phá ra, thì giờ đây đã được xác minh rồi. Thế nhưng, vào năm 2001, nếu bạn tra cứu về chủ đề này, trong các thư viện đồ sộ hoặc thông qua mạng thông tin Internet rộng lớn để tìm ra những sự kiện mới nhất, bạn sẽ thấy gì?
17 Trong một tài liệu tham khảo có uy tín, bạn có thể tìm thấy lời thừa nhận này: “Cách sắp đặt thềm lục địa và lưu vực đại dương cũng như địa mạo trên mặt địa cầu từ lâu là những vấn đề hấp dẫn để các nhà khoa học nghiên cứu và đề xướng lý thuyết”. Sau khi nói thế, quyển bách khoa đưa ra bốn lời giải thích tạm cho những vấn đề này “trong số nhiều giả thuyết khác”. Như bạn biết đấy, giả thuyết “ngụ ý rằng chưa có bằng chứng đầy đủ chỉ nhằm tạm giải thích mà thôi”.
18. Gióp 38:8-11 dẫn bạn đến kết luận nào?
18 Điều đó không làm nổi bật tính chất hợp thời của các câu hỏi nơi Gióp 38:8-11 sao? Chắc chắn chúng ta không có công trạng gì trong việc sắp đặt môi trường hành tinh trái đất. Chúng ta không phải là người đã đặt mặt trăng để sao cho sức hút của nó tạo ra thủy triều mà bình thường không dâng lên tràn bờ hoặc làm ngập khu dân cư. Bạn biết ai đã làm điều ấy, đó là Đấng làm các việc diệu kỳ.—Thi-thiên 33:7; 89:9; Châm-ngôn 8:29; Công-vụ 4:24; Khải-huyền 14:7.
Đức Giê-hô-va đáng hưởng công trạng
19. Lối miêu tả thi vị nơi Gióp 38:12-14 lưu ý chúng ta về những thực tế vật chất nào?
19 Loài người không thể nhận được công trạng gì về việc trái đất quay, hiện tượng được ám chỉ nơi Gióp 38:12-14. Hiện tượng này tạo ra rạng đông, thường huy hoàng rực rỡ. Khi mặt trời mọc, hình thể địa cầu trở nên rõ hơn, giống như miếng đất sét mềm biến hình dưới dấu ấn. Thậm chí chỉ cần để ý sơ qua đến sự chuyển động của trái đất cũng đủ khâm phục khi thấy trái đất không quay nhanh quá để gây tai hại. Nó cũng không quay chậm quá để ngày và đêm kéo dài, gây ra tình trạng nóng hay lạnh cực độ khiến con người không thể sống được. Thành thật mà nói, chúng ta sung sướng là Đức Chúa Trời, chứ không phải một nhóm người, định vận tốc quay của trái đất.—Thi-thiên 148:1-5.
20. Bạn đáp lại thế nào cho những câu hỏi nơi Gióp 38:16, 18?
20 Giờ đây hãy tưởng tượng Đức Chúa Trời đặt thêm cho bạn vài câu hỏi: “Chớ thì ngươi có thấu đến nguồn của biển sao? Há có bước dưới đáy vực-sâu chăng?” Ngay cả nhà hải dương học cũng không thể trả lời đầy đủ được! “Lằn mắt ngươi có thấu đến nơi khoan-khoát minh-mông của đất chăng? Nếu ngươi biết các điều đó, hãy nói đi”. (Gióp 38:16, 18) Bạn đã thăm viếng và thám hiểm tất cả các nơi, hoặc đa số nơi trên đất chưa? Nếu chỉ đi thăm để thưởng thức những cảnh quan đẹp mắt và những kỳ quan trên trái đất thì phải mất mấy đời người? Và mấy đời người như thế thật tuyệt diệu biết bao!
21. (a) Câu hỏi nơi Gióp 38:19 khiến người ta nghĩ đến quan điểm nào của khoa học? (b) Hiện thực về ánh sáng khiến chúng ta nên làm gì?
Gióp 38:19: “Con đường dẫn đến nơi ở của ánh-sáng là đâu? Còn nơi của tối-tăm thì ở đâu?” Có lẽ bạn biết rằng từ lâu người ta tin ánh sáng di chuyển như làn sóng, giống sóng gợn lăn tăn trên mặt hồ. Nhưng vào năm 1905, Albert Einstein giải thích rằng ánh sáng hoạt động giống như những bó hay những hạt năng lượng. Sự giải thích của Einstein có giải quyết vấn đề cách thỏa đáng không? Một quyển bách khoa mới đây đặt câu hỏi: “Ánh sáng là một làn sóng hay một hạt?” Sách trả lời: “Dường như [ánh sáng] không thể là cả hai bởi vì hai mẫu [làn sóng và hạt] quá khác biệt nhau. Câu trả lời đúng nhất, ánh sáng chẳng phải là hạt cũng chẳng phải là làn sóng”. Như vậy, con người chưa giải thích được tường tận công việc của Đức Chúa Trời trong lãnh vực này. Tuy nhiên, chúng ta vẫn được ấm áp (trực tiếp hay gián tiếp) nhờ ánh sáng mặt trời. Nhờ cây cối phản ứng với ánh sáng, chúng ta được hưởng thức ăn và khí oxy. Chúng ta có thể đọc, thấy được gương mặt của người thân yêu, ngắm cảnh hoàng hôn, v.v... Khi được hưởng như vậy, chẳng lẽ chúng ta lại không biết ơn những công việc diệu kỳ của Đức Chúa Trời hay sao?—Thi-thiên 104:1, 2; 145:5; Ê-sai 45:7; Giê-rê-mi 31:35.
21 Chúng ta cũng hãy xem xét những câu hỏi thâm thúy nơi22. Đa-vít thời xưa đã phản ứng thế nào trước các công việc diệu kỳ của Đức Chúa Trời?
22 Phải chăng mục đích suy ngẫm các việc diệu kỳ của Đức Giê-hô-va chỉ cốt để thán phục, kính sợ hoặc sững sờ về những điều ấy? Không phải như vậy. Đa-vít, người viết Thi-thiên xưa thừa nhận không thể lĩnh hội thấu đáo và bình luận về tất cả những công việc của Đức Chúa Trời khi nói: “Hỡi Giê-hô-va, Đức Chúa Trời tôi, công-việc lạ-lùng Chúa đã làm... thật là nhiều... Nếu tôi muốn truyền các việc ấy ra, và nói đến, thật lấy làm nhiều quá không đếm được”. (Thi-thiên 40:5) Hiển nhiên ông không có ý nói sẽ nín lặng trước những công việc lớn lao này. Nơi Thi-thiên 9:1, Đa-vít bày tỏ quyết tâm: “Tôi sẽ hết lòng cảm-tạ Đức Giê-hô-va, tỏ ra các công-việc lạ-lùng của Ngài”.
23. Bạn phản ứng ra sao trước các công việc diệu kỳ của Đức Chúa Trời, và bạn có thể giúp người khác như thế nào?
Thi-thiên 96:3-5) Thật thế, chúng ta biểu lộ lòng khiêm tốn và biết ơn các việc diệu kỳ của Đức Chúa Trời bằng cách chia sẻ cho người khác cùng biết những gì chúng ta học được về Ngài. Cho dù những người đó lớn lên trong một xã hội gạt bỏ Đấng Tạo Hóa, lời nói tích cực chứa thông tin bổ ích của chúng ta vẫn có thể thức tỉnh họ để nhận biết Đức Chúa Trời. Hơn thế nữa, việc làm chứng của chúng ta còn có thể thúc đẩy họ mong muốn học hỏi và phụng sự Đấng “dựng nên muôn vật”, Đức Giê-hô-va, Đấng làm các công việc diệu kỳ.—Khải-huyền 4:11.
23 Chẳng lẽ chúng ta không được thúc đẩy làm giống như thế sao? Chẳng lẽ lòng thán phục trước những công việc lớn lao của Đức Chúa Trời không thúc đẩy chúng ta nói về Ngài, về những công việc Ngài đã làm và sắp làm hay sao? Lời đáp thật hiển nhiên—chúng ta nên “thuật sự vinh-hiển Ngài giữa các nước, truyền các công-việc lạ-lùng Ngài giữa các dân”. (Bạn trả lời thế nào?
• Lời khuyên được ghi lại nơi Gióp 37:14 khiến bạn suy nghĩ về các công việc nào của Đức Chúa Trời?
• Chương 37 và 38 của sách Gióp làm nổi bật một số điều gì mà các nhà khoa học không thể giải thích tường tận?
• Bạn có cảm nghĩ gì trước các công việc diệu kỳ của Đức Chúa Trời, và được thúc đẩy làm gì?
[Câu hỏi thảo luận]
[Hình nơi trang 7]
Ai đã ngăn đóng biển lại, khiến nó ở đúng chỗ?
[Hình nơi trang 7]
Ai đã thăm viếng hết cảnh đẹp trên đất mà Đức Chúa Trời đã dựng nên chưa?