Hãy vui mừng cùng Đức Chúa Trời hạnh phúc
Hãy vui mừng cùng Đức Chúa Trời hạnh phúc
“Rốt lại, hỡi anh em, hãy mừng-rỡ;... thì Đức Chúa Trời sự yêu-thương và sự bình-an sẽ ở cùng anh em”.—2 CÔ-RINH-TÔ 13:11.
1, 2. (a) Tại sao nhiều người không tìm thấy niềm vui trong cuộc sống? (b) Sự vui mừng là gì, và làm sao để vun trồng cảm xúc này?
HIẾM người có được niềm vui trong thời kỳ tối tăm này. Khi có chuyện buồn xảy ra cho mình hay những người thân, họ có cùng cảm nghĩ với Gióp thời xưa: “Loài người bởi người nữ sanh ra, sống tạm ít ngày, bị đầy-dẫy sự khốn-khổ”. (Gióp 14:1) Tín đồ Đấng Christ cũng phải chịu những sự căng thẳng của “thời-kỳ khó-khăn” này, nên đương nhiên những tôi tớ trung thành của Đức Giê-hô-va đôi khi cũng nản chí.—2 Ti-mô-thê 3:1.
2 Tuy nhiên, tín đồ Đấng Christ vẫn có thể vui mừng, ngay cả khi gặp khó khăn. (Công-vụ 5:40, 41) Bằng cách nào? Để hiểu điều này, trước hết hãy xem sự vui mừng là gì. Sự vui mừng được định nghĩa là “cảm xúc dấy lên khi người ta đạt được hay đang đón chờ điều tốt lành”. * Như vậy, chúng ta sẽ vui mừng khi dành thời gian xem xét những ân phước đang hưởng, và suy ngẫm về những niềm vui đang chờ đón trong thế giới mới của Đức Chúa Trời.
3. Có thể nói mọi người đều có lý do để vui mừng theo nghĩa nào?
3 Ai cũng có lý do để biết ơn về những ân phước nào đó. Chẳng hạn, một người chủ gia đình bị mất việc làm. Đương nhiên ông phải lo lắng vì muốn chu toàn trách nhiệm nuôi gia đình. Tuy nhiên, ông có thể biết ơn nếu vẫn được mạnh khỏe và tráng kiện. Khi tìm được việc khác, ông lại có thể cật lực làm việc. Hoặc một chị tín đồ Đấng Christ có thể bất ngờ mắc phải một chứng bệnh làm suy kiệt. Nhưng chị vẫn có thể cảm tạ vì được bạn bè và gia đình yêu thương nâng đỡ, giúp chị can đảm chống chọi với bệnh tật. Ngoài ra, dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, tất cả tín đồ thật của Đấng Christ đều có lý do để vui mừng về đặc ân được biết Đức Giê-hô-va, “Đức Chúa Trời hạnh-phước”, cùng Chúa Giê-su Christ, “Đấng Chủ-tể hạnh-phước và có một”. (1 Ti-mô-thê 1:11; 6:15) Thật vậy, Giê-hô-va Đức Chúa Trời và Chúa Giê-su Christ vô cùng hạnh phúc. Hai Đấng ấy vẫn giữ được sự vui mừng dù tình trạng trên đất khác xa với ý định ban đầu của Đức Giê-hô-va. Chúng ta có thể học được cách duy trì niềm vui qua gương mẫu của Đức Giê-hô-va và Chúa Giê-su.
Đức Giê-hô-va và Chúa Giê-su chưa bao giờ để mất niềm vui
4, 5. (a) Đức Giê-hô-va đã phản ứng thế nào khi hai người đầu tiên phản nghịch? (b) Đức Giê-hô-va giữ thái độ tích cực đối với nhân loại như thế nào?
4 Khi còn ở trong vườn Ê-đen, A-đam và Ê-va có một cơ thể tráng kiện và trí óc hoàn hảo. Họ được giao phó nhiều việc hữu ích để làm trong một môi trường lý tưởng. Trên hết, họ có đặc ân được thường xuyên liên lạc với Đức Giê-hô-va. Đức Chúa Trời có ý định cho họ được vui hưởng một tương lai hạnh phúc. Nhưng cha mẹ đầu tiên của chúng ta đã không thỏa mãn với tất cả những sự ban cho tốt lành này; họ ăn cắp trái cấm trên “cây biết điều thiện và điều ác”. Hành động bất tuân này là căn nguyên của mọi bất hạnh mà chúng ta, là con cháu của ông bà, đang phải gánh chịu ngày nay.—Sáng-thế Ký 2:15-17; 3:6; Rô-ma 5:12.
5 Tuy nhiên, Đức Giê-hô-va đã không để thái độ vô ơn của A-đam và Ê-va cướp mất niềm vui của Ngài. Ngài tin chắc rằng ít nhất một số con cháu của họ sẽ có lòng phụng sự Ngài. Niềm tin đó mạnh mẽ đến nỗi ngay cả trước khi A-đam và Ê-va sanh đứa con đầu tiên, Đức Chúa Trời đã công bố ý định cứu chuộc những con cháu của họ biết vâng lời! (Sáng-thế Ký 1:31; 3:15) Trong những thế kỷ sau đó, phần lớn nhân loại làm theo đường lối A-đam và Ê-va, nhưng Đức Giê-hô-va đã không từ bỏ gia đình nhân loại vì sự bất tuân phổ biến đó. Thay vì thế, Ngài chú ý đến những người ‘làm vui lòng Ngài’, những người thật sự nỗ lực làm đẹp lòng Ngài vì yêu thương.—Châm-ngôn 27:11; Hê-bơ-rơ 6:10.
6, 7. Những nhân tố nào giúp Chúa Giê-su giữ được niềm vui?
6 Thế còn Chúa Giê-su, ngài đã duy trì niềm vui bằng cách nào? Là một thần linh quyền năng ở trên trời, Chúa Giê-su có nhiều dịp quan sát sinh hoạt của loài người dưới đất. Mặc dù sự bất toàn của họ bộc lộ quá rõ ràng, Chúa Giê-su vẫn yêu thương họ. (Châm-ngôn 8:31) Sau này, khi xuống thế và thật sự “ở giữa” loài người, quan điểm của ngài về nhân loại vẫn không thay đổi. (Giăng 1:14) Điều gì đã giúp người Con hoàn toàn của Đức Chúa Trời duy trì quan điểm tích cực về gia đình nhân loại tội lỗi?
7 Trước hết, Chúa Giê-su có những đòi hỏi hợp lý đối với bản thân và những người khác. Ngài biết rằng mình sẽ không thể khiến cả thế giới thay đổi. (Ma-thi-ơ 10:32-39) Vì thế ngài vui mừng ngay cả khi chỉ có một người thành thật hưởng ứng thông điệp Nước Trời. Tuy hạnh kiểm và thái độ của các môn đồ đôi khi còn nhiều khiếm khuyết, nhưng Chúa Giê-su biết rõ họ thật lòng mong muốn làm theo ý muốn Đức Chúa Trời, và ngài yêu họ vì điều đó. (Lu-ca 9:46; 22:24, 28-32, 60-62) Điều đáng chú ý là khi cầu nguyện với Cha trên trời, Chúa Giê-su đã tóm tắt lối sống tích cực của các môn đồ cho đến lúc đó như sau: “Họ đã giữ lời Cha”.—Giăng 17:6.
8. Hãy nêu vài cách chúng ta có thể noi gương Đức Giê-hô-va và Chúa Giê-su trong việc giữ niềm vui.
8 Chắc chắn tất cả chúng ta đều sẽ được lợi ích khi suy ngẫm về gương mẫu của Giê-hô-va Đức Chúa Trời và Chúa Giê-su Christ. Chúng ta có thể noi theo Đức Giê-hô-va nhiều hơn bằng cách không quá lo lắng khi mọi việc xảy ra ngoài sự mong đợi không? Chúng ta có thể noi theo dấu chân Chúa Giê-su sát hơn bằng cách giữ quan điểm tích cực về hoàn cảnh hiện tại của mình, cũng như có những đòi hỏi hợp lý đối với bản thân và người khác không? Hãy xem cách áp dụng thực tiễn một số nguyên tắc này trong một lĩnh vực rất quen thuộc với các tín đồ Đấng Christ sốt sắng ở khắp mọi nơi—thánh chức rao giảng.
Hãy giữ quan điểm tích cực về thánh chức
9. Làm thế nào niềm vui lại nhen lên trong lòng Giê-rê-mi, và gương mẫu của ông giúp ích gì cho chúng ta?
9 Đức Giê-hô-va muốn chúng ta được vui Lu-ca 10:17, 20) Tiên tri Giê-rê-mi đã rao giảng nhiều năm trường trong một khu vực không kết quả. Khi chú ý đến phản ứng tiêu cực của người ta, ông mất đi niềm vui. (Giê-rê-mi 20:8) Nhưng khi suy ngẫm về sự tốt lành của thông điệp, niềm vui lại nhen lên trong lòng ông. Giê-rê-mi nói với Đức Giê-hô-va: “Tôi vừa nghe những lời Ngài, thì đã ăn lấy rồi; lời Ngài là sự vui-mừng hớn-hở của lòng tôi vậy. Hỡi Giê-hô-va..., vì tôi được xưng bằng danh Ngài!” (Giê-rê-mi 15:16) Vâng, Giê-rê-mi đã vui mừng vì được đặc ân rao truyền lời Đức Chúa Trời. Chúng ta cũng có thể vui mừng như thế.
mừng khi phụng sự Ngài. Niềm vui của chúng ta không nên tùy thuộc vào kết quả đạt được. (10. Làm thế nào để giữ được niềm vui trong thánh chức ngay dù khu vực rao giảng của chúng ta hiện nay không kết quả?
10 Dù phần đông người ta từ chối đón nhận tin mừng, chúng ta vẫn có mọi lý do để vui mừng khi tham gia thánh chức. Hãy nhớ rằng Đức Giê-hô-va đã tin chắc là sẽ có một số người có lòng phụng sự Ngài. Giống như Đức Giê-hô-va, chúng ta chớ bao giờ để mất hy vọng là cuối cùng ít nhất một số người sẽ nhận thức được vấn đề và đón nhận thông điệp Nước Trời. Đừng quên rằng hoàn cảnh người ta luôn thay đổi. Khi bất ngờ phải chịu một mất mát hay khủng hoảng nào đó, ngay cả những người tự mãn nhất cũng có thể bắt đầu suy nghĩ nghiêm túc về ý nghĩa cuộc sống. Liệu bạn sẽ có mặt để giúp đỡ khi một người bắt đầu “ý thức về nhu cầu thiêng liêng” không? (Ma-thi-ơ 5:3, NW) Có lẽ sẽ có người trong khu vực của bạn sẵn lòng lắng nghe tin mừng trong lần rao giảng kế tiếp của bạn!
11, 12. Điều gì đã xảy ra trong một thị trấn, và chúng ta học được gì từ chuyện đó?
11 Thành phần sống trong khu vực rao giảng của chúng ta cũng có thể thay đổi. Hãy xem một thí dụ. Trong một thị trấn nhỏ nọ có những cặp vợ chồng trẻ có con rất thân với nhau. Khi Nhân Chứng Giê-hô-va đến thăm, mọi gia đình đều trả lời như nhau: “Chúng tôi không chú ý!” Nếu có người tỏ ra chú ý đến thông điệp Nước Trời, thì láng giềng liền xúi họ đừng tiếp xúc với Nhân Chứng nữa. Hiển nhiên, rao giảng ở khu vực đó là cả một thách thức. Dù vậy, các Nhân Chứng không bỏ cuộc; họ vẫn tiếp tục rao giảng. Kết quả là gì?
12 Với thời gian nhiều đứa trẻ trong thị trấn lớn lên, lập gia đình và sinh sống tại đó. Nhận thấy lối sống của mình không đem lại hạnh phúc thật sự, một số người trẻ này bắt đầu tìm kiếm chân lý. Và họ đã tìm thấy khi hưởng ứng tin mừng mà Nhân Chứng rao truyền. Thế là sau nhiều năm, hội thánh nhỏ ở đó bắt đầu gia tăng. Hãy tưởng tượng niềm vui mừng của những người công bố Nước Trời đã không bỏ cuộc! Mong rằng sự kiên trì chia sẻ thông điệp tuyệt diệu về Nước Trời cũng sẽ đem lại niềm vui cho chúng ta!
Anh em đồng đức tin sẽ hỗ trợ bạn
13. Khi nản chí, chúng ta có thể tìm sự giúp đỡ của ai?
13 Khi gặp nhiều áp lực hay hoạn nạn trong cuộc sống, bạn có thể tìm sự an ủi ở đâu? Hàng triệu tôi tớ đã dâng mình cho Đức Giê-hô-va tìm đến Ngài trước tiên qua lời cầu nguyện, rồi sau đó đến các anh chị tín đồ Đấng Christ. Khi còn ở trên đất, chính Chúa Giê-su cũng quý trọng sự hỗ trợ của các môn đồ. Vào đêm trước ngày chịu chết, ngài gọi họ là những người “đã bền lòng theo ta trong mọi sự thử-thách ta”. (Lu-ca 22:28) Dĩ nhiên, các môn đồ đó đều bất toàn nhưng sự trung thành của họ vẫn là một nguồn an ủi đối với Con Đức Chúa Trời. Cũng vậy, chúng ta có thể được thêm sức nhờ anh em đồng đức tin.
14, 15. Điều gì đã giúp một cặp vợ chồng chịu đựng qua cái chết của con trai, và bạn học được gì từ kinh nghiệm của họ?
14 Một cặp vợ chồng tín đồ Đấng Christ tên Michel và Diane đã nhận thức được sự hỗ trợ quý giá của anh em. Người con trai 20 tuổi của họ, Jonathan, là một tín đồ Đấng Christ đầy năng lực và triển vọng, nhưng em bị chẩn đoán có khối u trong não. Các bác sĩ đã tận tình cứu chữa, nhưng thể trạng của Jonathan ngày một xấu đi, cho đến một buổi chiều em đã ngủ trong sự chết. Michel và Diane vô cùng đau khổ. Tuy biết là Buổi Họp Công Tác vào tối hôm đó đã sắp kết thúc, nhưng vì quá cần sự an ủi, hai vợ chồng đã nhờ anh trưởng lão đang ở bên họ đưa đến Phòng Nước Trời. Họ đến vào đúng lúc hội thánh đang thông báo sự ra đi của Jonathan. Sau buổi họp, các anh chị đã ôm chặt và an ủi cặp vợ chồng đang giàn giụa nước mắt. Diane kể: “Chúng tôi cảm thấy trống rỗng khi đến phòng họp, nhưng anh em đã an ủi chúng tôi xiết bao—họ thật nâng đỡ chúng tôi rất nhiều! Dù không thể cất đi nỗi đau, nhưng họ đã giúp chúng tôi chịu đựng!”—Rô-ma 1:11, 12; 1 Cô-rinh-tô 12:21-26.
15 Nghịch cảnh đã khiến Michel và Diane gần gũi anh em hơn. Nó cũng giúp họ đến gần nhau hơn. Michel nói: “Tôi càng quý trọng người vợ yêu dấu của tôi hơn. Trong những lúc nản lòng, chúng tôi nói chuyện với nhau về lẽ thật Kinh Thánh và cách Đức Giê-hô-va đang gìn giữ chúng tôi”. Diane tiếp: “Hy vọng Nước Trời giờ đây càng có ý nghĩa hơn với chúng tôi”.
16. Tại sao chủ động cho anh em biết về nhu cầu của mình là điều quan trọng?
16 Thật vậy, các anh chị tín đồ Đấng Christ là “sự yên-ủi” cho chúng ta vào những lúc khó khăn trong cuộc sống và nhờ đó giúp chúng ta giữ được niềm vui. (Cô-lô-se 4:11) Dĩ nhiên, họ không thể đọc được nỗi lòng chúng ta. Vì thế khi cần sự giúp đỡ, hãy ngỏ ý. Sau đó chúng ta nên tỏ ra thật sự quý trọng bất kỳ sự an ủi nào anh em có thể dành cho, xem đó như đến từ Đức Giê-hô-va.—Châm-ngôn 12:25; 17:17.
Hãy nhìn lại hội thánh bạn
17. Một người mẹ đơn chiếc phải đương đầu với những thách thức nào, và chúng ta nghĩ gì về những người như chị?
17 Càng quan sát kỹ anh em đồng đức tin, bạn sẽ càng dễ quý trọng họ và vui mừng được kết hợp với họ. Hãy nhìn lại hội thánh bạn. Bạn thấy gì? Bạn có thấy một người mẹ đơn chiếc vất vả nuôi con mình theo đường lối lẽ thật không? Bạn có bao giờ ngẫm nghĩ về gương mẫu của chị chưa? Hãy cố hình dung một số vấn đề mà chị phải đối phó. Một người mẹ đơn chiếc tên Jeanine đã kể ra một vài điều: cô độc, bị những người cùng sở tán tỉnh, tài chánh eo hẹp. Tuy nhiên khó khăn nhất là việc chăm sóc nhu cầu tình cảm cho con cái vì mỗi đứa mỗi khác. Jeanine còn nêu ra một vấn đề khác: “Thật khó cưỡng lại khuynh hướng muốn giao quyền gia trưởng cho con trai, thế chỗ cho chồng. Tôi có một đứa con gái, và phải khó khăn lắm mới tránh được việc chất gánh nặng quá lớn cho con, xem nó là bạn tâm tình”. Như hàng ngàn cha mẹ đơn chiếc khác kính sợ Đức Chúa Trời, Jeanine vừa phải đi làm cả ngày vừa phải quán xuyến việc nhà. Chị còn dạy Kinh Thánh cho con cái, tập chúng làm thánh chức, và đưa Ê-phê-sô 6:4) Đức Giê-hô-va hẳn phải sung sướng biết bao khi hàng ngày thấy được nỗ lực gìn giữ lòng trung thành của gia đình này! Những người như thế trong hội thánh lại không khiến bạn vui mừng sao? Chắc chắn là có.
con đi nhóm họp. (18, 19. Hãy minh họa cách chúng ta có thể gia tăng lòng quý trọng đối với các thành viên trong hội thánh.
18 Một lần nữa hãy nhìn lại hội thánh bạn. Có những người góa bụa trung thành “chẳng hề” bỏ lỡ các buổi họp. (Lu-ca 2:37) Họ có đôi khi cảm thấy cô đơn không? Dĩ nhiên là có, vì mãi thương nhớ người hôn phối! Nhưng họ vẫn bận rộn phụng sự Đức Giê-hô-va và quan tâm đến người khác. Thái độ tích cực và vững vàng của họ góp phần gia thêm niềm vui trong hội thánh! Một tín đồ Đấng Christ đã phụng sự trọn thời gian hơn 30 năm nhận xét: “Một trong những niềm vui lớn nhất của tôi là thấy những anh chị lớn tuổi vẫn trung thành phụng sự Đức Giê-hô-va dù trải qua bao gian nan thử thách!” Thật vậy, những tín đồ Đấng Christ lớn tuổi trong vòng chúng ta là một sự khích lệ lớn đối với những người trẻ.
19 Thế còn những người vừa kết hợp với hội thánh gần đây thì sao? Chúng ta không được khích lệ sao khi họ bày tỏ đức tin tại các buổi họp? Hãy nghĩ đến những tiến bộ họ đã đạt được từ khi bắt đầu học Kinh Thánh. Đức Giê-hô-va hẳn rất hài lòng về
họ. Còn chúng ta thì sao? Chúng ta có tán thưởng, khen ngợi những nỗ lực của họ không?20. Tại sao có thể nói rằng mỗi thành viên trong hội thánh đều đóng một vai trò quan trọng?
20 Bạn đã có gia đình chưa hay còn độc thân, hay bạn là một cha mẹ đơn chiếc? Bạn có mồ côi cha (hay mẹ), hoặc mất người hôn phối chăng? Bạn đã kết hợp với hội thánh từ lâu hay chỉ mới gần đây? Hãy tin chắc rằng gương trung thành của bạn đang khích lệ tất cả chúng tôi. Và khi cùng nhau hát một bài ca Nước Trời, bình luận hay trình bày bài giảng trong Trường Thánh Chức Thần Quyền, bạn đang góp phần gia thêm sự vui mừng của chúng tôi. Quan trọng hơn nữa là điều đó đem lại niềm vui cho Đức Giê-hô-va.
21. Chúng ta có nhiều lý do để làm gì, nhưng có những câu hỏi nào được đặt ra?
21 Thật vậy, ngay cả trong thời kỳ khó khăn này, chúng ta vẫn có thể vui mừng khi thờ phượng Đức Chúa Trời hạnh phúc. Chúng ta có nhiều lý do để hưởng ứng lời khuyến khích của Phao-lô: “Hãy mừng-rỡ... thì Đức Chúa Trời sự yêu-thương và sự bình-an sẽ ở cùng anh em”. (2 Cô-rinh-tô 13:11) Nhưng nếu chúng ta đang bị thiên tai, bắt bớ, hay túng ngặt thì sao? Liệu có thể tiếp tục vui mừng trong những hoàn cảnh như thế không? Hãy tự rút ra kết luận riêng cho mình khi xem xét bài tiếp theo.
[Chú thích]
^ đ. 2 Xem sách Insight on the Scriptures, Tập 2, trang 119, do Nhân Chứng Giê-hô-va xuất bản.
Bạn có thể giải đáp không?
• Sự vui mừng được miêu tả thế nào?
• Vì sao duy trì một thái độ tích cực có thể giúp chúng ta giữ vui mừng?
• Điều gì giúp chúng ta có quan điểm tích cực về khu vực rao giảng của hội thánh?
• Bạn quý trọng các anh chị trong hội thánh vì những lý do nào?
[Câu hỏi thảo luận]
[Các hình nơi trang 10]
Những người sống trong khu vực rao giảng của chúng ta có thể thay đổi
[Hình nơi trang 12]
Những người trong hội thánh bạn gặp phải những thử thách nào?