‘Nhờ sự khôn ngoan, các ngày chúng ta sẽ được thêm nhiều lên’
‘Nhờ sự khôn ngoan, các ngày chúng ta sẽ được thêm nhiều lên’
AI CÓ THỂ phủ nhận rằng khôn ngoan là cần yếu trong việc đối phó với các vấn đề của đời sống? Sự khôn ngoan thật là khả năng áp dụng đúng cách sự hiểu biết và thông sáng. Phản nghĩa của khôn ngoan là dại dột, ngu muội và điên rồ. Do đó, Kinh Thánh khuyên chúng ta nên tìm kiếm sự khôn ngoan. (Châm-ngôn 4:7) Thật thế, sách Châm-ngôn trong Kinh Thánh được viết ra trước hết là để ban sự khôn ngoan và khuyên dạy. Sách Châm-ngôn mở đầu bằng những lời sau: “Châm-ngôn của Sa-lô-môn, con trai Đa-vít, Vua Y-sơ-ra-ên: Đặng khiến cho người ta hiểu-biết sự khôn-ngoan và điều khuyên-dạy”.—Châm-ngôn 1:1, 2.
Hãy thử xem những sự dạy dỗ vững chãi đáng tin cậy của vài chương đầu tiên trong sách Châm-ngôn. Như một người cha yêu thương khuyên nhủ con, Sa-lô-môn khuyến khích độc giả chấp nhận lời khuyên dạy và để ý đến sự khôn ngoan. (Chương 1 và 2) Ông cho chúng ta thấy cách vun trồng quan hệ mật thiết với Đức Giê-hô-va và làm sao gìn giữ lòng mình. (Chương 3 và 4) Chúng ta được khuyên duy trì đạo đức trong sạch. (Chương 5 và 6) Đúng vậy, việc Sa-lô-môn vạch trần phương cách hành động của một kẻ vô luân là điều rất lợi ích cho chúng ta. (Chương 7) Sau đó là lời kêu gọi của sự khôn ngoan được nhân cách hóa, quả là hấp dẫn đối với mọi người! (Chương 8) Đến đây, Vua Sa-lô-môn tóm lược một cách sinh động những gì ông đã trình bày, trước khi phát biểu từng câu châm ngôn súc tích trong những chương kế.—Chương 9.
‘Hãy đến ăn bánh và uống rượu ta’
Lời kết của phần đầu sách Châm-ngôn không phải là một đoạn tóm lược tẻ nhạt chỉ rút gọn những lời khuyên vừa được đề cập trước đó. Thay vì thế, lời kết được trình bày qua một minh họa rất hay và cảm động, thúc đẩy độc giả theo đuổi sự khôn ngoan.
Châm-ngôn chương 9 mở đầu như sau: “Sự khôn-ngoan đã xây-dựng nhà mình; tạc thành bảy cây trụ của người”. (Châm-ngôn 9:1) Theo một học giả, cụm từ “bảy cây trụ” ngụ ý nói đến một biệt thự có một cái sân ở ngay chính giữa, hai bên hông có ba cây trụ chống đỡ và cây thứ bảy chống đỡ mặt thứ ba đối diện với lối vào”. Dù sao đi nữa, sự khôn ngoan thật đã cất một cái nhà kiên cố để tiếp đãi nhiều khách.
Mọi sự đã sẵn sàng cho bữa tiệc. Thức ăn và rượu đây rồi. Sự khôn ngoan đã đích thân quan tâm đến việc nấu nướng và dọn bàn. “Giết các con thú mình, pha rượu nho mình, và dọn bàn tiệc mình rồi”. (Châm-ngôn 9:2) Hiển nhiên, trên bàn tượng trưng này có thức ăn thiêng liêng đáng được thưởng thức.—Ê-sai 55:1, 2.
Sự khôn ngoan thật đã chuẩn bị bữa tiệc này để mời ai dự? “Người đã sai các tớ gái mình đi; ở trên các nơi cao của thành người la rằng; ai ngu-dốt, hãy rút vào đấy; với kẻ thiếu trí hiểu, sự khôn-ngoan nói rằng: Hãy đến ăn bánh của ta, và uống rượu ta đã pha-lộn. Khá bỏ sự ngây-dại đi, thì sẽ được sống; hãy đi theo con đường thông-sáng”.—Châm-ngôn 9:3-6.
Sự khôn ngoan đã sai các tớ gái ra ngoài mời khách. Họ đã đi đến các nơi công cộng là nơi có thể gặp được nhiều người nhất. Ai cũng được mời—những người “thiếu trí Châm-ngôn 9:4) Và người ta được hứa sẽ nhận lấy sự sống. Hầu như mỗi người đều có thể tiếp nhận sự khôn ngoan hàm chứa trong Lời Đức Chúa Trời, kể cả trong sách Châm-ngôn. Ngày nay, với tư cách sứ giả của sự khôn ngoan thật, Nhân Chứng Giê-hô-va bận rộn trong công việc mời người ta học hỏi Kinh Thánh bất luận họ ở nơi nào. Quả thật, tiếp nhận sự hiểu biết này có thể dẫn đến sự sống đời đời.—Giăng 17:3.
hiểu”, cũng như những người thiếu kinh nghiệm. (Tín đồ Đấng Christ phải khiêm nhường để cho sự khôn ngoan thật khuyên dạy. Đặc biệt là những người trẻ và những người mới học biết về Đức Giê-hô-va nên làm thế. Vì có kinh nghiệm hạn hẹp trong đường lối Đức Chúa Trời, có lẽ họ đang “thiếu trí hiểu”. Không hẳn là mọi động lực của họ đều xấu cả, nhưng cần có thời gian và nỗ lực để uốn nắn lòng họ sao cho thật sự làm đẹp lòng Giê-hô-va Đức Chúa Trời. Điều này đòi hỏi phải khiến cho tư tưởng, ước muốn, tình cảm và mục tiêu của họ hòa hợp với những gì Đức Chúa Trời chấp nhận. Đối với họ, việc “ham-thích sữa thiêng-liêng của Đạo” thật là thiết yếu biết bao.—1 Phi-e-rơ 2:2.
Thật thế, chẳng phải tất cả chúng ta đều phải tiến xa hơn “điều sơ-học” hay sao? Chắc chắn chúng ta cần phải vun trồng việc chú ý đến “sự sâu-nhiệm của Đức Chúa Trời” và tiếp nhận thức ăn đặc bổ dưỡng dành cho những người thành thục. (Hê-bơ-rơ 5:12–6:1; 1 Cô-rinh-tô 2:10) “Đầy-tớ trung-tín và khôn-ngoan” dưới quyền giám sát trực tiếp của Chúa Giê-su Christ, siêng năng cung cấp thức ăn thiêng liêng đúng giờ cho mọi người. (Ma-thi-ơ 24:45-47) Mong sao chúng ta thưởng thức bàn tiệc được sự khôn ngoan dọn ra bằng cách siêng năng học hỏi Lời Đức Chúa Trời cùng các ấn phẩm dựa trên Kinh Thánh do lớp người đầy tớ cung cấp.
“Chớ trách kẻ nhạo-báng”
Sự khôn ngoan cũng dạy dỗ dưới hình thức sửa trị và quở trách. Không phải mọi người đều hoan nghênh khía cạnh này của sự khôn ngoan. Bởi vậy, phần đầu của sách Châm-ngôn kết thúc với lời cảnh giác: “Ai trách-dạy kẻ nhạo-báng mắc phải điều sỉ-nhục, ai quở kẻ hung-ác bị điếm-ố. Chớ trách kẻ nhạo-báng, e nó ghét con”.—Châm-ngôn 9:7, 8a.
Kẻ nhạo báng cưu mang hờn oán và thù ghét người nào cố giúp hắn đi trong con đường ngay thẳng. Kẻ ác không quý trọng giá trị của sự quở trách. Cố dạy lẽ thật đẹp đẽ của Lời Đức Chúa Trời cho kẻ nào ghét lẽ thật hoặc chỉ tìm cách nhạo báng lẽ thật thì quả là kém khôn ngoan biết bao! Khi rao giảng ở An-ti-ốt, sứ đồ Phao-lô gặp một nhóm người Do Thái không thích lẽ thật. Họ tìm cách lôi ông vào một cuộc cãi vã bằng cách ngạo mạn nói nghịch lại ông, nhưng ông chỉ nói: “Vì các ngươi đã từ-chối [Lời Đức Chúa Trời], và tự xét mình không xứng-đáng nhận sự sống đời đời, nên đây nầy, chúng ta mới xây qua người ngoại”.—Công-vụ 13:45, 46.
Trong nỗ lực đem tin mừng Nước Trời đến cho những người có lòng thành thật, mong sao chúng ta cẩn trọng không vướng vào các cuộc tranh luận và cãi vã với những kẻ nhạo báng. Chúa Giê-su Christ dặn dò môn đồ: “Khi vào nhà nào, hãy cầu bình-an cho nhà ấy; nếu nhà đó xứng-đáng, thì sự bình-an các ngươi xuống cho; bằng không, thì sự bình-an các ngươi trở về các ngươi. Nếu ai không Ma-thi-ơ 10:12-14.
tiếp-rước, không nghe lời các ngươi, khi ra khỏi nhà đó, hay là thành đó, hãy phủi bụi đã dính chân các ngươi”.—Trái với kẻ nhạo báng, người khôn ngoan hưởng ứng sự quở trách. Sa-lô-môn ghi: “Hãy trách người khôn-ngoan, thì người sẽ yêu-mến con. Hãy khuyên-giáo người khôn-ngoan, thì người sẽ được nên khôn-ngoan hơn”. (Châm-ngôn 9:8b, 9a) Người khôn ngoan biết rằng “sự sửa-phạt lúc đầu coi như một cớ buồn-bã, chớ không phải sự vui-mừng; nhưng về sau sanh ra bông-trái công-bình và bình-an cho những kẻ đã chịu luyện-tập như vậy”. (Hê-bơ-rơ 12:11) Dù lời khuyên có vẻ làm đau lòng, tại sao ta lại trả miếng hoặc thủ thế, chẳng phải là khôn ngoan hơn sao nếu như mình áp dụng lời khuyên đó?
Vua khôn ngoan nói tiếp: “Khá dạy-dỗ người công-bình, thì người sẽ thêm tri-thức nữa”. (Châm-ngôn 9:9b) Không ai quá khôn ngoan hoặc quá già để không thể tiếp tục học. Thật là thích thú nhìn thấy những người chấp nhận lẽ thật và dâng mình cho Đức Giê-hô-va trong buổi xế chiều của cuộc đời! Mong sao chúng ta cố gắng duy trì ý chí học hỏi và giữ cho trí óc của mình luôn hoạt động.
“Các năm tuổi con sẽ đặng gia-tăng”
Sa-lô-môn nhấn mạnh điểm chính của đề tài đang xem xét và đề xướng điều kiện tiên quyết để có sự khôn ngoan. Ông viết: “Kính-sợ Đức Giê-hô-va, ấy là khởi đầu sự khôn-ngoan; sự nhìn-biết Đấng Thánh, đó là sự thông-sáng”. (Châm-ngôn 9:10) Nếu không có sự kính sợ sâu xa đối với Đức Chúa Trời thật thì cũng không có sự khôn ngoan. Một người có thể đầy dẫy sự hiểu biết, nhưng nếu thiếu sự kính sợ Đức Giê-hô-va, người đó không sử dụng sự hiểu biết của mình để tôn vinh Đấng Tạo Hóa. Ngay cả người đó có thể suy ra kết luận sai từ những sự kiện rõ ràng, khiến bị xem là kẻ rồ dại. Hơn nữa, cần có sự hiểu biết về Đức Giê-hô-va, Đấng Chí Thánh, để thu thập sự thông sáng, một đặc điểm đáng kể của sự khôn ngoan.
Sự khôn ngoan sinh ra bông trái nào? (Châm-ngôn 8:12-21, 35) Vua Y-sơ-ra-ên nói: “Nhờ ta, các ngày con sẽ được thêm nhiều lên, và các năm tuổi con sẽ đặng gia-tăng”. (Châm-ngôn 9:11) Có sự khôn ngoan ắt được sống lâu. Đúng vậy, “sự khôn-ngoan... giữ mạng-sống cho người nào đã được nó”.—Truyền-đạo 7:12.
Mỗi người chúng ta có trách nhiệm cố gắng hết sức để tiếp nhận sự khôn ngoan. Nhấn mạnh điều này, Sa-lô-môn viết: “Nếu con khôn-ngoan, thì có ích cho chính mình con; nếu con nhạo-báng, tất một mình con phải gánh lấy”. (Châm-ngôn 9:12) Người khôn ngoan được lợi nhờ sự khôn ngoan mình, còn kẻ nhạo báng phải chịu đau khổ cho lỗi của họ. Thật thế, chúng ta gặt những gì mình gieo. Vậy mong sao chúng ta “lắng tai nghe sự khôn-ngoan”.—Châm-ngôn 2:2.
“Đàn-bà điên-cuồng hay la-lối”
Kế đến, Sa-lô-môn thiết lập một sự tương phản: “Đàn-bà điên-cuồng hay la-lối, nàng là ngu-muội chẳng biết chi cả. Nàng ngồi nơi cửa nhà mình, trên một cái ghế tại nơi cao của thành, đặng kêu-gọi những kẻ đi đường, tức những kẻ đi thẳng đường mình, mà rằng: Ai ngu-dốt hãy rút vào đây”.—Châm-ngôn 9:13-16a.
Sự ngu dại được miêu tả giống như một mụ đàn bà nói om sòm, phóng đãng và ngu dốt. Mụ cũng xây một cái nhà. Mụ tự đảm trách nhiệm vụ mời mọc những kẻ thiếu kinh nghiệm. Do đó người đi đường phải chọn lựa: nên nhận lời mời của sự khôn ngoan hay của sự ngu dại đây?
“Nước ăn-cắp lấy làm ngọt-ngào”
Cả sự khôn ngoan lẫn sự ngu dại đều mời người nghe “rút vào đây”. Tuy nhiên, cách mời mọc thì lại khác. Sự khôn ngoan mời người ta dự tiệc có rượu, thịt và bánh. Cách mời mọc của sự ngu dại nhắc chúng ta Châm-ngôn 9:16b, 17.
nhớ đến cách hành động của một người đàn bà mất nết. Sa-lô-môn nói: “Nàng nói với kẻ thiếu trí hiểu rằng: Nước ăn-cắp lấy làm ngọt-ngào, bánh ăn vụng là ngon thay”.—Thay vì rượu pha, “bà Ngu xuẩn” mời người ta uống nước ăn cắp. (Châm-ngôn 9:13, Nguyễn Thế Thuấn) Trong Kinh Thánh, việc ái ân với người vợ yêu dấu được ví như uống nước tươi mát. (Châm-ngôn 5:15-17) Vậy, nước ăn cắp tượng trưng cho việc lén lút quan hệ tình dục vô luân. Nước ấy có vẻ ngọt ngào—ngon hơn rượu—vì là nước ăn cắp và ngụ ý nói đến việc không bị bắt gặp. Bánh ăn vụng xem ra có vẻ ngon hơn bánh và thịt của sự khôn ngoan, chính vì nó kiếm được một cách bất lương. Xem điều gì cấm kỵ và bí mật là hấp dẫn đúng là dấu hiệu của sự ngu dại.
Trong khi lời mời của sự khôn ngoan kèm theo lời hứa về sự sống, thì mụ đàn bà ngu dại lại không đá động gì đến hậu quả của việc đi theo mụ. Nhưng Sa-lô-môn răn: “Những người chẳng biết rằng kẻ chết ở đó, và những người khách của nàng đều ở dưới chốn sâu của Âm-phủ”. (Châm-ngôn 9:18) Một học giả viết: “Nhà của mụ Ngu Xuẩn thật ra không phải là nhà mà là lăng mộ. Hễ vào đó rồi, khó mà ra một cách toàn mạng”. Sống theo một nếp sống vô luân không phải là khôn ngoan; có thể dẫn đến sự chết.
Chúa Giê-su Christ nói: “Hãy vào cửa hẹp, vì cửa rộng và đường khoảng-khoát dẫn đến sự hư-mất, kẻ vào đó cũng nhiều. Song cửa hẹp và đường chật dẫn đến sự sống, kẻ kiếm được thì ít”. (Ma-thi-ơ 7:13, 14) Mong sao chúng ta luôn luôn dự tiệc do sự khôn ngoan dọn ra và đồng hành với những người bước đi trên con đường dẫn đến sự sống.
[Hình nơi trang 31]
Người khôn ngoan hoan nghênh sự sửa trị
[Hình nơi trang 31]
Tiếp nhận sự khôn ngoan là trách nhiệm cá nhân