Thời hạn Đức Chúa Trời cho phép có sự đau khổ sắp chấm dứt
Thời hạn Đức Chúa Trời cho phép có sự đau khổ sắp chấm dứt
KHẮP NƠI bạn đều nhìn thấy đau khổ. Một số người tự chuốc lấy nỗi khổ. Họ mắc những bệnh lây lan qua đường sinh dục hoặc gánh chịu hậu quả của việc nghiện ma túy, nghiện rượu hoặc hút thuốc lá. Hay sức khỏe của họ bất ngờ suy sụp do thói quen ăn uống thiếu dinh dưỡng. Tuy nhiên, có nhiều nhân tố hoặc sự kiện gây đau khổ vượt ngoài tầm kiểm soát của con người như chiến tranh, bạo lực sắc tộc, tội ác, nghèo khổ, đói kém, dịch bệnh. Ngoài ra, đau khổ vì tuổi già và sự chết là một vấn đề cơ bản khác mà loài người không thể kiểm soát được.
Kinh Thánh cam đoan với chúng ta rằng “Đức Chúa Trời là sự yêu-thương”. (1 Giăng 4:8) Vậy, tại sao một Đức Chúa Trời yêu thương lại để cho đau khổ tiếp tục kéo dài qua hàng bao thế kỷ? Khi nào Ngài sẽ cứu vãn tình thế? Để trả lời những câu hỏi này, chúng ta cần xem xét ý định của Đức Chúa Trời đối với nhân loại. Việc này sẽ giúp chúng ta hiểu tại sao Đức Chúa Trời cho phép có sự đau khổ và Ngài sẽ làm gì để giải quyết vấn đề này.
Sự ban cho tự do ý chí
Khi tạo cặp vợ chồng loài người đầu tiên, Đức Chúa Trời không đơn thuần tạo cho họ một Sáng-thế Ký 1:31) Đúng vậy, “công-việc của Hòn-Đá là trọn-vẹn”. (Phục-truyền Luật-lệ Ký 32:4) Tất cả chúng ta đều quý trọng sự ban cho tự do ý chí này vì không ai muốn mọi hành động, tư tưởng mình bị khống chế, không bao giờ có được sự lựa chọn.
thân thể và khối óc. Hơn nữa, Ngài không tạo nên A-đam và Ê-va là những người máy vô tri. Ngài đã phú khả năng tự do ý chí vào trong con người họ. Và đó là sự ban cho tuyệt vời, vì “Đức Chúa Trời thấy các việc Ngài đã làm thật rất tốt-lành”. (Tuy nhiên, có phải sự ban cho tự do ý chí tuyệt vời này sẽ được sử dụng vô giới hạn không? Trong lời hướng dẫn cho tín đồ Đấng Christ thời ban đầu, Lời Đức Chúa Trời giải đáp: “Hãy ăn-ở như người tự-do, nhưng chớ dùng tự-do làm cái màn che sự hung-ác, song phải coi mình là tôi-mọi Đức Chúa Trời”. (1 Phi-e-rơ 2:16) Vì lợi ích chung, phải có những giới hạn. Do đó, tự do ý chí cần được điều chỉnh theo luật pháp. Nếu không, sẽ xảy ra tình trạng hỗn loạn.
Theo luật pháp của ai?
Luật pháp của ai quyết định giới hạn thích đáng cho sự tự do? Lời giải đáp cho câu hỏi này liên quan đến nguyên nhân cơ bản tại sao Đức Chúa Trời cho phép có sự đau khổ. Vì Đức Chúa Trời tạo nên loài người, Ngài hiểu rõ nhất họ cần vâng giữ những luật pháp nào, vì lợi ích bản thân và vì lợi ích của người khác. Kinh Thánh diễn đạt như vầy: “Ta là Đức Giê-hô-va, Đức Chúa Trời ngươi, là Đấng dạy cho ngươi được ích, và dắt ngươi trong con đường ngươi phải đi”.—Ê-sai 48:17.
Rõ ràng, đây là điểm trọng yếu: Loài người được tạo nên không phải để sống độc lập với Đức Chúa Trời. Ngài tạo nên họ theo cách đặc biệt, mà việc vâng giữ những luật pháp công bình của Ngài quyết định sự thành công và hạnh phúc cho họ. Tiên tri Giê-rê-mi của Đức Chúa Trời đã nói: “Hỡi Đức Giê-hô-va, tôi biết đường của loài người chẳng do nơi họ, người ta đi, chẳng có quyền dẫn-đưa bước của mình”.—Giê-rê-mi 10:23.
Loài người được Đức Chúa Trời tạo nên phải vâng phục những luật vật lý của Ngài, chẳng hạn như trọng lực. Tương tự thế, loài người phải vâng phục những luật về đạo đức của Ngài nếu muốn xây dựng thành công một xã hội hòa hợp. Thế thì, hợp lý khi Lời Đức Chúa Trời khuyến giục: “Hãy hết lòng tin-cậy Đức Giê-hô-va, chớ nương-cậy nơi sự thông-sáng của con”.—Châm-ngôn 3:5.
Vì vậy, thiếu sự lãnh đạo của Đức Chúa Trời gia đình nhân loại sẽ không bao giờ thành công trong việc tự điều chỉnh. Tìm cách độc lập với Đức Chúa Trời, người ta sẽ chỉ tạo ra những chế độ xã hội, kinh tế, chính trị và tôn giáo xung đột lẫn nhau, và “người nầy cai-trị trên người kia mà làm tai hại cho người ấy”.—Truyền-đạo 8:9.
Có điều gì sai đây?
Đức Chúa Trời đã ban cho tổ tiên chúng ta, A-đam và Ê-va, một Sáng-thế Ký 1:27-29; 2:15.
khởi đầu hoàn hảo. Họ có một thân thể và trí tuệ hoàn toàn, một vườn địa đàng để làm nhà ở. Họ sẽ duy trì trạng thái hoàn toàn và hạnh phúc nếu phục tùng quyền cai trị của Đức Chúa Trời. Theo thời gian, họ sẽ trở thành cha mẹ của một đại gia đình nhân loại hoàn toàn và hạnh phúc sống trong địa đàng. Đó là ý định của Đức Chúa Trời dành cho loài người.—Tuy nhiên, tổ tiên chúng ta đã lạm dụng tự do ý chí. Họ sai lầm khi nghĩ rằng độc lập với Đức Chúa Trời vẫn có thể dẫn đến thành công. Họ tự ý vượt ra ngoài giới hạn luật pháp của Ngài. (Sáng-thế Ký, chương 3) Vì họ khước từ quyền cai trị của Đức Chúa Trời nên Ngài không bắt buộc phải duy trì trạng thái hoàn toàn cho họ nữa. “Chúng đáng mang xấu-hổ, vì đã phản Ngài, chẳng phải con trai của Ngài nữa”.—Phục-truyền Luật-lệ Ký 32:5.
Kể từ khi không vâng lời Đức Chúa Trời, thân thể và trí tuệ của A-đam và Ê-va trở nên suy thoái. Đức Giê-hô-va là nguồn sự sống. (Thi-thiên 36:9) Thế nên, vì tự tách khỏi Đức Giê-hô-va, cặp vợ chồng loài người đầu tiên trở nên bất toàn và cuối cùng phải chết. (Sáng-thế Ký 3:19) Phù hợp với luật di truyền, con cháu của họ chỉ có thể nhận được những gì cha mẹ chúng truyền lại. Và đó là điều gì? Đó là sự bất toàn và sự chết. Thế nên sứ đồ Phao-lô đã viết: “Bởi một người [A-đam] mà tội-lỗi vào trong thế-gian, lại bởi tội-lỗi mà có sự chết, thì sự chết đã trải qua trên hết thảy mọi người như vậy, vì mọi người đều phạm tội”.—Rô-ma 5:12.
Vấn đề chính yếu—Quyền Tối Thượng
Khi A-đam và Ê-va phản nghịch Đức Chúa Trời, họ đã thách thức quyền tối thượng, tức quyền cai trị hợp pháp của Ngài. Đức Giê-hô-va đã có thể hủy diệt họ và khởi đầu lại bằng một cặp vợ chồng khác, nhưng làm thế không giải quyết được vấn đề là quyền cai trị của ai đúng và tốt nhất cho loài người. Được cho phép đủ thời gian để phát triển xã hội theo ý riêng, loài người sẽ thấy rõ ràng là sự cai trị độc lập với Đức Chúa Trời có thể dẫn đến thành công hay không.
Hàng nghìn năm lịch sử của nhân loại cho chúng ta biết được gì? Qua nhiều thế kỷ, loài người đã thử nhiều chế độ xã hội, kinh tế, chính trị và tôn giáo. Dầu vậy, tội ác và đau khổ vẫn tiếp diễn. Thật thế, ‘những người hung-ác càng chìm-đắm luôn trong điều dữ’, đặc biệt trong thời kỳ của chúng ta.—2 Ti-mô-thê 3:13.
Thế kỷ 20 chứng kiến nhiều thành tựu tột đỉnh về khoa học và công nghiệp. Nhưng chính thế kỷ này cũng chứng kiến những đau khổ tồi tệ nhất trong toàn bộ lịch sử nhân loại. Và bất chấp những tiến bộ y khoa, luật pháp của Đức Chúa Trời vẫn đúng: Loài người tách khỏi Đức Chúa Trời—nguồn của sự sống—sẽ lâm bệnh, già và chết. Sự kiện cho thấy rõ ràng là loài người không thể “dẫn-đưa bước của mình”!
Khẳng định quyền tối thượng của Đức Chúa Trời
Một lần cho mãi mãi, hậu quả bi thảm của việc loài người thử độc lập với Đức Chúa Trời đã chứng tỏ sự cai trị không phụ thuộc vào Ngài không bao giờ thành công. Chỉ có sự cai trị của Đức Chúa Trời mới mang lại hạnh phúc, sự hợp nhất, sức khỏe và sự sống. Hơn nữa, Lời của Giê-hô-va Đức Chúa Trời, Kinh Thánh, không thể sai khi cho thấy chúng ta đang sống trong những “ngày sau-rốt” của nhân loại cai trị độc lập với Đức Chúa Trời. (2 Ti-mô-thê 3:1-5) Việc Đức Giê-hô-va cho phép sự gian ác và đau khổ sắp kết thúc.
Đức Chúa Trời sắp can thiệp vào công việc của loài người. Kinh Thánh cho chúng ta biết: “Trong đời các vua nầy [các nhà cầm quyền thế gian hiện hữu], Chúa trên trời sẽ dựng nên một nước [ở trên trời] không bao giờ bị hủy-diệt, quyền nước ấy không bao giờ để cho một dân-tộc khác [sự cai trị của loài người ở trên đất sẽ không bao giờ được tái lập]; song nó sẽ đánh tan và hủy-diệt hết các nước trước kia [các quyền cai trị hiện nay], mà mình thì đứng đời đời”.—Đa-ni-ên 2:44.
Nước Trời biện minh quyền thống trị của Đức Chúa Trời là chủ đề chính của Kinh Thánh. Chủ đề này là quan trọng nhất trong sự dạy dỗ của chúa Giê-su. Ngài nói: “Tin-lành nầy về nước Đức Chúa Trời sẽ được giảng ra khắp đất, để làm chứng cho muôn dân. Bấy giờ sự cuối-cùng sẽ đến”.—Ai sẽ được sống sót và ai sẽ bị hủy diệt khi quyền cai trị của Đức Chúa Trời thay thế quyền cai trị của loài người? Châm-ngôn 2:21, 22 cam đoan với chúng ta: “Người ngay-thẳng [người ủng hộ quyền cai trị của Đức Chúa Trời] sẽ được ở trên đất, và người trọn-vẹn sẽ còn ở đó luôn luôn. Nhưng kẻ gian-ác [những người không ủng hộ quyền cai trị của Đức Chúa Trời] sẽ bị truất khỏi đất”. Người được soi dẫn viết Thi-thiên hát lên: “Một chút nữa kẻ ác không còn... Song người hiền-từ sẽ nhận được đất làm cơ-nghiệp, và được khoái-lạc về bình-yên dư-dật. Người công-bình sẽ nhận được đất, và ở tại đó đời đời”.—Thi-thiên 37:10, 11, 29.
Một thế giới mới tuyệt vời
Dưới sự cai trị của Nước Trời, những người sống sót qua hệ thống mọi sự hiện tại sẽ bước vào một trái đất được tẩy sạch khỏi sự gian ác và đau khổ. Đức Chúa Trời sẽ cung cấp cho loài người những hướng dẫn, và cuối cùng “thế-gian sẽ đầy-dẫy sự hiểu-biết Đức Giê-hô-va, như các dòng nước che-lấp biển”. (Ê-sai 11:9) Việc dạy dỗ xây dựng và hữu ích này sẽ tạo nên một xã hội loài người thật sự yên ổn và hòa hợp. Do đó, không còn chiến tranh, giết người, bạo lực, hãm hiếp, trộm cắp và nhiều tội ác khác.
Trong thế giới mới của Đức Chúa Trời, những người vâng lời hưởng nhiều lợi ích tuyệt vời về thể chất. Mọi hậu quả của sự phản nghịch chống lại sự cai trị của Đức Chúa Trời sẽ được xóa bỏ. Sự bất toàn, bệnh tật, tuổi già và sự chết sẽ là những chuyện thuộc về quá khứ. Kinh Thánh cam đoan với chúng ta: “Không ai nói rằng: Tôi đau”. Ngoài ra, Kinh Thánh hứa: “Bấy giờ, những kẻ mù sẽ mở mắt, những kẻ điếc sẽ rỗng tai. Bấy giờ, kẻ què sẽ nhảy như con nai, lưỡi kẻ câm sẽ hát”. (Ê-sai 33:24; 35:5, 6) Thật nức lòng khi mỗi ngày và mãi mãi chúng ta vui hưởng sức khỏe dồi dào!
Dưới sự hướng dẫn đầy yêu thương của Đức Chúa Trời, dân cư của thế giới mới đó sẽ dùng sức và kỹ năng của mình để xây dựng một địa đàng trên khắp đất. Nghèo khổ, đói kém, vô gia cư sẽ vĩnh viễn biến mất vì Ê-sai tiên tri: “Dân ta sẽ xây nhà và ở, trồng vườn nho và ăn trái. Họ chẳng xây nhà cho người khác ở, chẳng trồng vườn nho cho người khác ăn”. (Ê-sai 65:21, 22) Thật thế, “ai nấy sẽ ngồi dưới cây nho mình và dưới cây vả mình, không ai làm cho lo-sợ”.—Mi-chê 4:4.
Trái đất sẽ đáp ứng thuận lợi trước sự chăm sóc yêu thương của Đức Chúa Trời và của nhân loại biết vâng lời. Chúng ta có lời Kinh Thánh đảm bảo: “Đồng vắng và đất khô-hạn sẽ vui-vẻ; nơi sa-mạc sẽ mừng-rỡ, và trổ hoa như bông hường... Có những dòng nước trào lên trong đồng Ê-sai 35:1, 6) “Sẽ có dư-dật ngũ-cốc trên đất và trên đỉnh các núi”.—Thi-thiên 72:16.
vắng, và những suối chảy ra trong nơi sa-mạc”. (Còn hàng tỉ những người đã chết thì sao? Ai được ghi nhớ trong ký ức của Đức Chúa Trời sẽ được sống lại, vì “sẽ có sự sống lại của người công-bình và không công-bình”. (Công-vụ 24:15) Thật vậy, người chết sẽ được sống lại. Họ sẽ được dạy dỗ những lẽ thật tuyệt diệu về sự cai trị của Đức Chúa Trời và được ban cho cơ hội sống đời đời trong địa đàng.—Giăng 5:28, 29.
Bằng cách này, Giê-hô-va Đức Chúa Trời sẽ hoàn toàn đảo ngược tình trạng khủng khiếp về sự đau khổ, bệnh tật và sự chết đã thống trị loài người hàng nghìn năm. Không còn đau ốm! Không còn tàn tật! Không còn chết chóc! Đức Chúa Trời “sẽ lau ráo hết nước mắt khỏi mắt chúng, sẽ không có sự chết, cũng không có than-khóc, kêu-ca, hay là đau-đớn nữa; vì những sự thứ nhất đã qua rồi”.—Khải-huyền 21:3, 4.
Đó là cách Đức Chúa Trời sẽ chấm dứt đau khổ cho nhân loại. Ngài sẽ hủy diệt thế gian đồi bại này và khởi đầu một hệ thống hoàn toàn mới, nơi đó “sự công-bình ăn-ở”. (2 Phi-e-rơ 3:13) Quả là một tin mừng! Chúng ta khẩn thiết cần hệ thống mới này. Và chúng ta không phải đợi chờ lâu. Qua những lời tiên tri trong Kinh Thánh được ứng nghiệm, chúng ta biết hệ thống mới ấy gần kề, và thời hạn Đức Chúa Trời cho phép có sự đau khổ sắp chấm dứt.—Ma-thi-ơ 24:3-14.
[Khung nơi trang 8]
Sự cai trị của loài người thất bại
Nói về sự cai trị của loài người, Helmut Schmidt, nguyên Thủ Tướng Đức, phát biểu: “Loài người chúng ta... lúc nào cũng chỉ kiểm soát được phần nào thế giới, và phần lớn thời gian là rất tệ... Chúng ta chưa bao giờ cai trị thế giới trong hòa bình toàn diện”. Cuốn Human Development Report 1999 ghi: “Tất cả các quốc gia báo cáo về cơ cấu xã hội của họ bị xói mòn với tình trạng bất ổn trong xã hội, nhiều tội ác hơn, nhiều bạo lực hơn trong gia đình... Những mối đe dọa toàn cầu đang gia tăng, phát triển nhanh hơn khả năng khắc phục chúng ở cấp quốc gia, và tiến nhanh hơn phản ứng ở cấp quốc tế”.
[Hình nơi trang 8]
“[Họ] được khoái-lạc về bình-yên dư-dật”.—Thi-thiên 37:11
[Nguồn hình ảnh nơi trang 5]
Hình thứ ba phía trên, bà mẹ và đứa con: FAO photo/B. Imevbore; phía dưới, sự nổ: U.S. National Archives photo