Đi đến nội dung

Đi đến mục lục

Độc giả thắc mắc

Độc giả thắc mắc

Độc giả thắc mắc

Tại sao nơi 2 Phi-e-rơ 3:13, Bản dịch Kinh Thánh Thế Giới Mới (Anh ngữ) nói về “các từng trời mới [số nhiều] và đất mới”, trong khi Khải-huyền 21:1 lại báo trước “trời mới [số ít] và đất mới”?

Về cơ bản, đây chỉ là chi tiết ngữ pháp theo các ngôn ngữ gốc. Dường như chi tiết này không ảnh hưởng đến ý nghĩa.

Trước hết, hãy xem xét Kinh Thánh phần tiếng Hê-bơ-rơ. Trong câu Kinh Thánh bằng ngôn ngữ gốc, từ Hê-bơ-rơ sha·maʹyim, được dịch là “trời” hoặc “các từng trời”, luôn luôn là dạng số nhiều. Dạng số nhiều của từ này để phản ánh, không phải là một số nhiều để biểu hiện sự oai vệ, nhưng để chỉ ý niệm số nhiều chỉ về “sự mở rộng”, hoặc ý niệm “một tổng thể gồm vô số phần tử hoặc điểm riêng biệt”. Điều này có thể hiểu được vì trời vật chất trải rộng xa từ trái đất theo tất cả các hướng và bao gồm hằng tỷ ngôi sao. Khi từ sha·maʹyim có định quán từ ở trước, hầu như Bản dịch Kinh Thánh Thế Giới Mới không thay đổi khi dịch từ này là “các từng trời”, như nơi Ê-sai 66:22. Khi từ sha·maʹyim không có định quán từ đi trước, có thể được dịch theo số ít (“trời”, như nơi Sáng-thế Ký 1:8; 14:19, 22; Thi-thiên 69:34) hoặc số nhiều (“các từng trời”, như nơi Sáng-thế Ký 49:25; Các Quan Xét 5:4; Gióp 9:8; Ê-sai 65:17).

Ở cả hai câu Ê-sai 65:17 và 66:22, từ “trời” bằng tiếng Hê-bơ-rơ ở dạng số nhiều, và câu dịch nhất quán được chọn là “các từng trời mới và đất mới”.

Từ Hy Lạp ou·ra·nosʹ có nghĩa là “trời”, dạng số nhiều của từ này là ou·ra·noiʹ có nghĩa là “các từng trời”. Một điều lý thú là các người dịch bản tiếng Hy Lạp Septuagint đã dùng dạng số ít ở cả hai câu Ê-sai 65:17 và 66:22.

Bây giờ vấn đề là cả hai sự kiện về cụm từ “trời [hoặc các từng trời] mới và đất mới”, từ “trời” được dùng ở dạng số ít hoặc nhiều, đều có trong bản Kinh Thánh bằng tiếng Hy Lạp thì sao?

Nơi 2 Phi-e-rơ 3:13, sứ đồ đã dùng từ Hy Lạp ở dạng số nhiều. Ngay trước đó (câu 7, 10, 12), ông nói đến “các từng trời” gian ác hiện nay, dùng dạng số nhiều. Như thế ông đã dùng dạng số nhiều trong câu 13 là phù hợp. Hơn nữa, hình như ông đã trích câu Ê-sai 65:17 từ bản gốc, trong câu này từ Hê-bơ-rơ ở dạng số nhiều, cũng như nơi 2 Phi-e-rơ 2:22 ông trích từ câu Châm-ngôn 26:11 bằng tiếng Hê-bơ-rơ. Như thế Phi-e-rơ nói đến “các từng trời mới” và đất mới mà chúng ta đang đợi theo lời hứa”.

Hơi tương phản một chút, nơi Khải-huyền 21:1 sứ đồ Giăng hiển nhiên dùng cách dịch câu Ê-sai 65:17 trong bản Septuagint, như đã được lưu ý, câu này có từ Hy Lạp dùng cho từ “trời” ở dạng số ít. Vậy thì điều sứ đồ Giăng viết là: “Tôi thấy trời mới [số ít] và đất mới; vì trời thứ nhất và đất thứ nhất đã biến đi mất”.

Đây là những chi tiết về ngữ pháp liên hệ tới việc dịch thuật. Cần nhắc lại rằng không có sự khác biệt nào về ý nghĩa khi viết hoặc nói đến “các từng trời mới”, hoặc “trời mới”. Ý nghĩa của cả hai cách sử dụng từ đều giống nhau.

[Nguồn tư liệu nơi trang 31]

Ngôi sao: Frank Zullo