Làm sao để bạn có thể quyết định sáng suốt
Làm sao để bạn có thể quyết định sáng suốt
TỰ DO ý chí là sự ban cho của Đức Chúa Trời. Không có nó, chúng ta chẳng hơn gì những người máy, không điều khiển được hành động của mình. Tuy nhiên, kèm theo tự do ý chí, chúng ta đứng trước những thách thức. Có được tự do ý chí, chúng ta phải quyết định lấy sự việc trong suốt cả cuộc đời.
Dĩ nhiên, nhiều quyết định khá tầm thường. Những quyết định khác như là lựa chọn nghề nghiệp hoặc có nên lập gia đình hay không, đều có thể ảnh hưởng đến cả tương lai chúng ta. Những quyết định khác nữa lại ảnh hưởng những người khác. Một số quyết định của cha mẹ có ảnh hưởng sâu xa trên con cái họ. Ngoài ra, chúng ta phải khai trình với Đức Chúa Trời về nhiều quyết định của mình.—Rô-ma 14:12.
Cần có sự giúp đỡ
Loài người không có thành tích trong việc quyết định. Chính một trong những quyết định đầu tiên của họ trong sử sách đã đem lại thảm họa. Ê-va quyết định ăn trái cây mà Đức Chúa Trời đã nghiêm cấm. Sự lựa chọn của bà dựa trên dục vọng ích kỷ, dẫn theo cả chồng cùng theo bà không vâng phục Đức Chúa Trời, và hậu quả là nhân loại chịu nhiều đau khổ. Trong nhiều trường hợp, con người vẫn còn quyết định dựa trên dục vọng ích kỷ hơn là các nguyên tắc công bình. (Sáng-thế Ký 3:6-19; Giê-rê-mi 17:9) Và khi phải đứng trước những quyết định nghiêm trọng, chúng ta thường xuyên ý thức đến những giới hạn của mình.
Vậy thì, không ngạc nhiên khi quyết định đại sự, nhiều người tìm sự giúp đỡ từ những nguồn siêu phàm. Kinh Thánh ghi lại một trường hợp khi Nê-bu-cát-nết-sa, đang mở một chiến dịch quân sự, đứng trước một quyết định. Dù là vua, ông cũng cảm thấy cần “bói-khoa”, thỉnh ý các thần linh. Do đó, lời tường thuật nói: “Vua ấy lắc những cái tên; hỏi các thần-tượng, và xem-xét gan”. (Ê-xê-chi-ên 21:26) Tương tự ngày nay, nhiều người xem bói, xem tử vi và dùng nhiều cách khác để tìm sự giúp đỡ từ các thần linh. Tuy nhiên, những nguồn thông tin này lại là dối trá và đánh lạc hướng.—Lê-vi Ký 19:31.
Có một Đấng hoàn toàn đáng tin cậy trong suốt lịch sử đã giúp loài người có những quyết định khôn ngoan. Đấng đó không ai khác hơn là Giê-hô-va Đức Chúa Trời. Chẳng hạn, thời xưa, dân Y-sơ-ra-ên của Đức Chúa Trời được Ngài ban cho U-rim và Thu-mim—rất có thể là những dụng cụ thánh để bắt thăm khi quốc gia đứng trước những tình huống trọng đại. Qua U-rim và Thu-mim, Đức Giê-hô-va trả lời trực tiếp những câu hỏi và giúp các trưởng lão Y-sơ-ra-ên chắc chắn rằng những quyết định của họ phù hợp với ý Ngài.—Xuất Ê-díp-tô Ký 28:30; Lê-vi Ký 8:8; Dân-số Ký 27:21.
Hãy xem xét một gương khác. Khi Ghê-đê-ôn được lệnh lãnh đạo quân đội Y-sơ-ra-ên chống lại dân Ma-đi-an, ông phải quyết định có chấp nhận đặc ân cao quý như thế hay không. Muốn đoan chắc rằng Đức Giê-hô-va ủng hộ ông, Ghê-đê-ôn xin một dấu hiệu qua phép lạ. Ông cầu nguyện cho bộ lông chiên để ngoài trời qua đêm bị ướt đẫm sương nhưng đất xung quanh bộ lông vẫn khô ráo. Đêm hôm sau, ông lại xin Các Quan Xét 6:33-40; 7:21, 22.
cho bộ lông vẫn khô còn đất xung quanh đó lại ướt đẫm sương. Đức Giê-hô-va nhân từ ban cho Ghê-đê-ôn những dấu hiệu mà ông khẩn cầu. Kết quả là Ghê-đê-ôn đã quyết định đúng, và với sự ủng hộ của Đức Chúa Trời, dân Y-sơ-ra-ên đã đánh bại hoàn toàn kẻ thù.—Ngày nay thì sao?
Ngày nay, Đức Giê-hô-va vẫn giúp đỡ tôi tớ Ngài khi họ đứng trước những quyết định quan trọng. Như thế nào? Giống như Ghê-đê-ôn, chúng ta có nên xin ‘những trắc nghiệm bộ lông chiên’, những dấu hiệu từ Đức Giê-hô-va tỏ cho chúng ta biết quyết định nào là đúng không? Một cặp vợ chồng tự hỏi không biết có nên dọn đến phụng sự ở nơi cần có nhiều người hơn rao giảng về Nước Trời hay không. Để giúp họ quyết định, họ sắp xếp một cuộc trắc nghiệm. Họ treo bảng giá bán nhà với một giá nào đó. Nếu vào ngày nào đó bán được nhà theo đúng giá đã định hoặc cao hơn, họ sẽ xem đó là dấu hiệu Đức Chúa Trời muốn họ đi. Nếu không bán được nhà, họ sẽ kết luận Đức Chúa Trời không muốn họ đi.
Nhà không bán được. Đó có phải là dấu hiệu Đức Giê-hô-va không muốn cặp vợ chồng này phụng sự ở nơi có nhiều nhu cầu hơn không? Dĩ nhiên, dứt khoát xác định rằng Đức Giê-hô-va làm hay không làm gì đó cho tôi tớ Ngài sẽ là tự phụ. Chúng ta không thể nói rằng ngày nay Đức Giê-hô-va không bao giờ can thiệp để tỏ ý muốn Ngài cho chúng ta. (Ê-sai 59:1) Tuy nhiên, chúng ta không có quyền trông đợi sự can thiệp như vậy trong những quyết định quan trọng của chúng ta, chẳng khác nào để Đức Chúa Trời quyết định thay chúng ta. Ngay cả chính Ghê-đê-ôn gần như trong suốt cuộc đời ông, còn phải quyết định nhiều điều không có dấu hiệu bằng phép lạ từ Đức Giê-hô-va!
Tuy nhiên, Kinh Thánh quả có nói rằng sự hướng dẫn của Đức Chúa Trời có sẵn. Kinh Thánh báo trước về thời chúng ta: “Khi các ngươi xê qua bên hữu hoặc bên tả, tai các ngươi sẽ nghe có tiếng đằng sau mình rằng: Nầy là đường đây, hãy noi theo!” (Ê-sai 30:21) Khi chúng ta đứng trước những chọn lựa quan trọng, điều hoàn toàn thích hợp là tìm kiếm để chắc chắn rằng những quyết định của chúng ta phù hợp với ý muốn Đức Chúa Trời và phản ảnh sự khôn ngoan siêu việt của Ngài. Bằng cách nào? Bằng cách tra cứu Lời Ngài và để cho Lời Ngài là ‘ngọn đèn cho chân chúng ta, và ánh sáng cho đường-lối chúng ta’. (Thi-thiên 119:105; Châm-ngôn 2:1-6) Để làm được điều này, chúng ta cần vun trồng thói quen tiếp nhận sự hiểu biết chính xác từ Kinh Thánh. (Cô-lô-se 1:9, 10) Và khi đứng trước một quyết định, chúng ta cần thận trọng tra cứu tất cả các nguyên tắc Kinh Thánh có liên hệ tới vấn đề. Việc tra cứu như thế giúp chúng ta có khả năng để “nghiệm-thử những sự tốt-lành hơn”.—Phi-líp 1:9, 10.
Chúng ta cũng nên nói chuyện với Đức Giê-hô-va trong lời cầu nguyện, tin chắc rằng Ngài sẽ lắng nghe chúng ta. Thật an ủi biết bao để giãi bày cho Đức Chúa Trời yêu thương về điều mà chúng ta phải quyết định và những lựa chọn mà chúng ta đang cân nhắc! Vậy thì, chúng ta có thể tin tưởng cầu xin sự hướng dẫn để có quyết định đúng. Thường thường thánh linh sẽ nhắc nhở chúng ta về những nguyên tắc Kinh Thánh thích hợp, hoặc có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn một câu Kinh Thánh Gia-cơ 1:5, 6.
liên hệ đến tình huống của chúng ta.—Đức Giê-hô-va cũng cung cấp những người thành thục trong hội thánh để chúng ta có thể thảo luận những quyết định của mình với họ. (Ê-phê-sô 4:11, 12) Tuy nhiên, khi hỏi ý kiến người khác, chúng ta không nên theo đường hướng của những người cứ gặp hết người này tới người kia để cuối cùng tìm được người nói những điều thuận ý mình. Sau đó họ theo lời khuyên của người ấy. Chúng ta cũng nên nhớ gương cảnh báo của Rô-bô-am. Khi đứng trước một quyết định nghiêm trọng, ông nhận được lời khuyên tuyệt vời của các trưởng lão đã từng phụng sự với cha ông. Tuy nhiên, thay vì theo lời khuyên của họ, ông tham khảo ý kiến những người trẻ cùng lớn lên với ông. Theo lời khuyên của họ, ông đã quyết định rất thiếu khôn ngoan và hậu quả là ông đã làm mất một phần lớn vương quốc.—1 Các Vua 12:1-17.
Khi tìm kiếm lời khuyên, hãy đi đến những người có kinh nghiệm đời, biết rõ Kinh Thánh và kính trọng sâu xa những nguyên tắc đúng. (Châm-ngôn 1:5; 11:14; 13:20) Khi có thể, hãy dành thời gian để suy ngẫm những nguyên tắc liên hệ và tất cả những thông tin bạn đã thu góp được. Khi bạn thấy được sự việc dưới ánh sáng của Lời Đức Giê-hô-va, rất có thể quyết định đúng sẽ trở nên rõ rệt hơn.—Phi-líp 4:6, 7.
Những điều chúng ta quyết định
Một số việc dễ quyết định. Khi được lệnh ngưng làm chứng, các sứ đồ biết rằng họ phải tiếp tục rao giảng về Chúa Giê-su, và họ lập tức cho Tòa Công Luận biết quyết định của họ phải vâng lời Đức Chúa Trời thay vì vâng lời người ta. (Công-vụ 5:28, 29) Những quyết định khác có thể cần suy nghĩ nhiều thêm vì không có câu Kinh Thánh liên hệ trực tiếp đến vấn đề. Tuy nhiên, nguyên tắc Kinh Thánh thường thường soi sáng để có quyết định tốt nhất. Chẳng hạn, mặc dù ngày nay có nhiều hình thức giải trí không có trong thời của Chúa Giê-su, nhưng lại có những câu Kinh Thánh nói rõ điều Đức Giê-hô-va hài lòng và điều Ngài không hài lòng. Do đó, bất cứ tín đồ Đấng Christ nào mải mê sự giải trí cổ động bạo lực, vô luân, hoặc nổi loạn đều đã có quyết định xấu.—Thi-thiên 97:10; Giăng 3:19-21; Ga-la-ti 5:19-23; Ê-phê-sô 5:3-5.
Đôi khi, có thể là cả hai quyết định đều đúng. Phụng sự tại nơi có nhiều nhu cầu hơn là một đặc ân tuyệt diệu và có thể đem lại nhiều ân phước lớn lao. Nhưng vì lý do nào đó một người quyết định không làm như thế vẫn có thể làm tốt trong hội thánh ở quê nhà. Thỉnh thoảng, chúng ta đứng trước một quyết định sẽ cho chúng ta có cơ hội bày tỏ lòng tin kính sâu đậm đối với Đức Giê-hô-va hoặc cho thấy điều gì là quan trọng nhất trong đời sống chúng ta. Do đó Đức Giê-hô-va cho phép chúng ta dùng tự do ý chí để bày tỏ tấm lòng thực sự của chúng ta.
Thông thường các quyết định của chúng ta ảnh hưởng đến người khác. Chẳng hạn, tín đồ Đấng Christ thế kỷ thứ nhất vui mừng được thoát khỏi nhiều hạn chế của Luật Pháp. Chẳng hạn, điều này có nghĩa là họ có thể hoặc chấp nhận hoặc từ chối thức ăn không thanh sạch dưới Luật Pháp. Tuy nhiên, họ được khuyến khích xem xét lương tâm người khác khi quyết định hành sử quyền tự do này hay không. 1 Cô-rinh-tô 10:32, BDÝ) Ước muốn không làm người khác vấp phạm có thể giúp chúng ta quyết định nhiều việc. Hơn nữa, tình yêu thương người lân cận là điều răn lớn thứ hai.—Ma-thi-ơ 22:36, 39.
Những lời của Phao-lô về vấn đề này có thể áp dụng cho nhiều quyết định của chúng ta: “Đừng gây cho ai vấp phạm”. (Kết quả những quyết định của chúng ta
Những quyết định phù hợp với lương tâm tốt và dựa trên nguyên tắc Kinh Thánh rốt cuộc sẽ luôn luôn có kết quả tốt. Dĩ nhiên, trước mắt chúng ta có thể phải chịu hy sinh cá nhân. Khi các sứ đồ cho Tòa Công Luận biết quyết định của họ tiếp tục rao giảng về Chúa Giê-su, họ bị đánh đòn trước khi được thả. (Công-vụ 5:40) Khi ba chàng trai Hê-bơ-rơ—Sa-đơ-rắc, Mê-sác, và A-bết-Nê-gô—quyết định không quì lạy tượng bằng vàng của Nê-bu-cát-nết-sa, họ đã liều mạng. Họ đã chuẩn bị để đương đầu với sự kiện là quyết định của họ có thể dẫn đến sự chết. Nhưng họ biết rằng họ sẽ được Đức Chúa Trời chấp nhận và ban phước.—Đa-ni-ên 3:16-19.
Nếu chúng ta gặp những khó khăn sau khi quyết định theo lương tâm, đó không phải là lý do để cho rằng mình đã quyết định sai. “Thời thế và sự bất trắc” có thể ảnh hưởng bất lợi đến kết quả của ngay cả những quyết định theo ý định tốt đẹp nhất. (Truyền-đạo 9:11, NW) Ngoài ra, đôi khi Đức Giê-hô-va cho phép điều bất lợi xảy đến để thử xem chúng ta quyết tâm đến độ nào. Gia-cốp đã phải vật lộn suốt đêm với một thiên sứ trước khi nhận được ân phước. (Sáng-thế Ký 32:24-26) Chúng ta cũng có thể phải phấn đấu với nghịch cảnh, ngay cả khi chúng ta đang làm điều phải. Tuy nhiên, khi quyết định của chúng ta phù hợp với ý muốn Đức Chúa Trời, chúng ta có thể tin tưởng rằng Ngài sẽ giúp chúng ta chịu đựng và cuối cùng sẽ ban phước cho chúng ta.—2 Cô-rinh-tô 4:7.
Do đó, khi quyết định một việc quan trọng, chớ tin cậy vào sự khôn ngoan của chính mình. Hãy tìm kiếm những nguyên tắc Kinh Thánh thích hợp. Hãy nói chuyện với Đức Giê-hô-va về vấn đề đó. Khi có thể, hãy hỏi ý kiến những người tín đồ Đấng Christ thành thục. Rồi hãy can đảm. Hãy hành sử quyền tự do ý chí mà Đức Chúa Trời ban cho một cách có trách nhiệm. Hãy quyết định sáng suốt và chứng tỏ cho Đức Giê-hô-va lòng bạn là ngay thẳng trước mắt Ngài.
[Hình nơi trang 28]
Tra cứu Lời Đức Chúa Trời trước những quyết định quan trọng
[Các hình nơi trang 28, 29]
Nói chuyện với Đức Giê-hô-va về những vấn đề cần phải quyết định
[Hình nơi trang 30]
Bạn có thể thảo luận những điều quan trọng cần phải quyết định với tín đồ Đấng Christ thành thục