Giê-hô-va là Đức Chúa Trời nhịn nhục
Giê-hô-va là Đức Chúa Trời nhịn nhục
“Giê-hô-va! là Đức Chúa Trời nhân-từ, thương-xót, chậm giận, đầy-dẫy ân-huệ”.—XUẤT Ê-DÍP-TÔ KÝ 34:6.
1, 2. (a) Trong quá khứ, những ai đã được hưởng lợi ích từ sự nhịn nhục của Đức Giê-hô-va? (b) Từ “nhịn nhục” có nghĩa gì?
DÂN CHÚNG thời Nô-ê, dân Y-sơ-ra-ên vất vả đi qua đồng vắng với Môi-se, và những người Do Thái vào thời Chúa Giê-su—tất cả đều ở vào những hoàn cảnh khác nhau. Nhưng họ đều cùng được hưởng lợi ích từ một đức tính cao quý của Đức Giê-hô-va—nhịn nhục. Một số người nhờ đó đã được cứu. Sự nhịn nhục của Đức Giê-hô-va cũng quan trọng đối với sự sống còn của chúng ta.
2 Nhịn nhục là gì? Đức Giê-hô-va đã thể hiện đức tính này khi nào, và tại sao? “Nhịn nhục” được định nghĩa là “kiên nhẫn chịu đựng sự sai trái hoặc khiêu khích, đồng thời vẫn hy vọng cải thiện mối quan hệ giữa đôi bên”. Thế nên, đây là một đức tính có chủ đích và đặc biệt nhắm tới lợi ích của người gây bất hòa. Tuy nhiên, nhịn nhục không có nghĩa là dung túng những việc làm sai trái. Khi sự nhịn nhục đã đạt mục đích, hay khi không còn lý do gì để chịu đựng nữa, thì cũng không cần nhịn nhục nữa.
3. Đức Giê-hô-va nhịn nhục với mục đích nào, và sự nhịn nhục đó có giới hạn nào?
3 Mặc dù loài người cũng nhịn nhục, nhưng Đức Giê-hô-va là gương mẫu nhịn nhục xuất sắc nhất. Ngay từ khi mối quan hệ giữa Ngài với loài người bị sứt mẻ do tội lỗi con người, Đấng Tạo Hóa đã kiên nhẫn chịu đựng và sắp đặt phương tiện để qua đó những người biết ăn năn có thể cải thiện mối quan hệ với Ngài. (2 Phi-e-rơ 3:9; 1 Giăng 4:10) Nhưng một khi sự nhịn nhục của Ngài đã đạt mục đích, Đức Chúa Trời sẽ ra tay xử phạt những kẻ cố tình làm bậy, kết liễu hệ thống mọi sự gian ác này.—2 Phi-e-rơ 3:7.
Hòa hợp với những đức tính chính của Đức Chúa Trời
4. (a) Ý niệm nhịn nhục được diễn tả thế nào trong phần Kinh Thánh tiếng Hê-bơ-rơ? (Cũng xem cước chú). (b) Nhà tiên tri Na-hum miêu tả Đức Giê-hô-va như thế nào, và điều đó cho thấy gì về sự nhịn nhục của Ngài?
4 Trong phần Kinh Thánh tiếng Hê-bơ-rơ, khái niệm nhịn nhục được diễn tả bằng hai từ Hê-bơ-rơ có nghĩa đen là “chiều dài lỗ mũi”, và được Thánh Kinh Hội dịch là “chậm giận”. * Về sự nhịn nhục của Đức Chúa Trời, nhà tiên tri Na-hum nói: “Đức Giê-hô-va chậm giận và có quyền lớn; nhưng Ngài chẳng cầm kẻ mắc tội là vô tội”. (Na-hum 1:3) Như vậy, sự nhịn nhục của Đức Giê-hô-va không phải là biểu hiện của sự yếu đuối, và cũng không vô giới hạn. Việc Đức Chúa Trời toàn năng vừa chậm giận vừa rất uy quyền cho thấy sự nhịn nhục của Ngài là một sự kiềm chế có chủ đích. Ngài có thẩm quyền để xử phạt nhưng cố ý trì hoãn, không thi hành ngay để người phạm tội có cơ hội thay đổi. (Ê-xê-chi-ên 18:31, 32) Do đó, sự nhịn nhục của Ngài là biểu hiện của tình yêu thương và cách sử dụng quyền lực khôn ngoan.
5. Sự nhịn nhục của Đức Giê-hô-va hòa hợp với sự công bình của Ngài như thế nào?
Xuất Ê-díp-tô Ký 34:6) Nhiều năm sau, Môi-se hát ngợi khen Ngài: “Các đường-lối Ngài là công-bình. Ấy là Đức Chúa Trời thành-tín và vô-tội; Ngài là công-bình và chánh-trực”. (Phục-truyền Luật-lệ Ký 32:4) Thật thế, các đức tính của Đức Giê-hô-va như thương xót, nhịn nhục, công bình và chính trực, đều được thể hiện cách hài hòa.
5 Sự nhịn nhục của Đức Giê-hô-va cũng hòa hợp với sự công bình của Ngài. Ngài tỏ cho Môi-se biết Ngài là “Đức Chúa Trời nhân-từ, thương-xót, chậm giận, đầy-dẫy ân-huệ và thành-thực”. (Sự nhịn nhục của Đức Giê-hô-va vào thời trước Nước Lụt
6. Đức Giê-hô-va thể hiện lòng nhịn nhục một cách phi thường như thế nào đối với con cháu A-đam và Ê-va?
6 Cuộc phản nghịch của A-đam và Ê-va trong Vườn Ê-đen đã vĩnh viễn cắt đứt mối quan hệ quý báu của họ với Đấng Tạo Hóa đầy yêu thương, Đức Giê-hô-va. (Sáng-thế Ký 3:8-13, 23, 24) Sự phân rẽ này ảnh hưởng tới cả con cháu của hai người, vì họ bị di truyền tội lỗi, sự bất toàn, và sự chết. (Rô-ma 5:17-19) Mặc dù cặp vợ chồng đầu tiên cố tình phạm tội, Đức Giê-hô-va vẫn cho phép họ sanh sản con cái. Sau đó, Ngài còn yêu thương tạo điều kiện giúp con cháu A-đam và Ê-va hòa thuận lại với Ngài. (Giăng 3:16, 36) Sứ đồ Phao-lô giải thích: “Đức Chúa Trời tỏ lòng yêu-thương Ngài đối với chúng ta, khi chúng ta còn là người có tội, thì Đấng Christ vì chúng ta chịu chết. Huống chi nay chúng ta đã nhờ huyết Ngài được xưng công-bình, thì sẽ nhờ Ngài được cứu khỏi cơn thạnh-nộ là dường nào! Vì nếu khi chúng ta còn là thù-nghịch cùng Đức Chúa Trời, mà đã được hòa-thuận với Ngài bởi sự chết của Con Ngài, thì huống chi nay đã hòa-thuận rồi, chúng ta sẽ nhờ sự sống của Con ấy mà được cứu là dường nào!”—Rô-ma 5:8-10.
7. Đức Giê-hô-va đã tỏ ra nhịn nhục thế nào vào thời trước Nước Lụt, và tại sao việc hủy diệt thế hệ thời đó là chính đáng?
7 Đức Giê-hô-va thể hiện sự nhịn nhục vào thời Nô-ê. Hơn một thế kỷ trước trận Nước Lụt, “Đức Chúa Trời nhìn xem thế-gian, thấy đều bại-hoại, vì hết thảy xác-thịt làm cho đường mình trên đất phải bại-hoại”. (Sáng-thế Ký 6:12) Thế nhưng Ngài vẫn nhịn nhục với nhân loại trong một thời gian nhất định. Ngài nói: “Thần ta sẽ chẳng hằng ở trong loài người luôn; trong điều lầm-lạc, loài người chỉ là xác-thịt; đời người sẽ là một trăm hai mươi năm mà thôi”. (Sáng-thế Ký 6:3) Một trăm hai mươi năm đó đủ để người trung thành Nô-ê tạo dựng gia đình và sau đó, khi được lệnh của Đức Chúa Trời, thì đóng tàu và cảnh cáo những người đương thời về trận Nước Lụt sắp tới. Sứ đồ Phi-e-rơ viết: “Đức Chúa Trời nhịn-nhục chờ-đợi, chiếc tàu đóng nên, trong đó có ít người được cứu bởi nước, là chỉ có tám người”. (1 Phi-e-rơ 3:20) Thật vậy, ngoài gia đình Nô-ê, chẳng ai “để ý” điều ông rao báo. (Ma-thi-ơ 24:38, 39, Trịnh Văn Căn) Nhưng qua việc sai Nô-ê đóng tàu và làm “thầy giảng đạo công-bình” trong nhiều thập kỷ liền, Đức Giê-hô-va đã cho những người thời đó rất nhiều cơ hội để ăn năn lối sống hung bạo của họ và trở lại hầu việc Ngài. (2 Phi-e-rơ 2:5; Hê-bơ-rơ 11:7) Vì vậy, việc hủy diệt thế hệ gian ác đó là hoàn toàn chính đáng.
Gương nhịn nhục của Đức Giê-hô-va đối với dân Y-sơ-ra-ên
8. Đức Giê-hô-va đã nhịn nhục thế nào với dân Y-sơ-ra-ên?
8 Sự nhịn nhục của Đức Giê-hô-va đối với dân Y-sơ-ra-ên còn kéo dài hơn 120 năm. Trong suốt lịch sử hơn 1.500 năm làm dân riêng của Đức Chúa Trời, họ thường xuyên thử thách lòng nhịn nhục của Ngài đến tột độ. Chỉ vài tuần sau khi được giải thoát khỏi Ai Cập cách diệu kỳ, họ đã quay sang thờ hình tượng, sỉ nhục nặng nề Đấng Cứu Rỗi họ. (Xuất Ê-díp-tô Ký 32:4; Thi-thiên 106:21) Trong những thập kỷ kế tiếp, dân Y-sơ-ra-ên còn phàn nàn về thức ăn mà Đức Giê-hô-va dùng phép lạ để ban cho họ trong sa mạc, lầm bầm chống lại Môi-se và A-rôn, nghịch lại Đức Chúa Trời, phạm tội tà dâm với dân ngoại, thậm chí còn cùng chúng thờ Ba-anh. (Dân-số Ký 11:4-6; 14:2-4; 21:5; 25:1-3; 1 Cô-rinh-tô 10:6-11) Lẽ ra Đức Giê-hô-va đã có thể tiêu diệt dân Ngài, thế nhưng Ngài nhịn nhục.—Dân-số Ký 14:11-21.
9. Đức Giê-hô-va chứng tỏ là Đức Chúa Trời nhịn nhục thế nào trong suốt thời các Quan Xét và thời quân chủ?
9 Vào thời các Quan Xét, dân Y-sơ-ra-ên liên tục tái phạm thờ hình tượng, và lần nào họ cũng bị Đức Giê-hô-va bỏ mặc cho kẻ thù. Nhưng khi họ ăn năn và kêu cầu Ngài, Đức Chúa Trời lại nhịn nhục dấy lên các quan xét để giải cứu họ. (Các Quan Xét 2:17, 18) Dưới chế độ quân chủ kéo dài hàng thế kỷ, rất ít vị vua hết lòng thờ phượng Đức Giê-hô-va. Và ngay cả dưới thời các vị vua trung thành, dân chúng cũng thường pha trộn sự thờ phượng thật và giả. Khi Đức Giê-hô-va dấy lên các đấng tiên tri để cảnh cáo họ về sự bất trung, họ thường thích nghe theo những thầy tế lễ tha hóa và các nhà tiên tri giả. (Giê-rê-mi 5:31; 25:4-7) Thật vậy, dân Y-sơ-ra-ên đã bắt bớ những nhà tiên tri trung thành của Đức Giê-hô-va, thậm chí còn giết vài người trong số họ. (2 Sử-ký 24:20, 21; Công-vụ 7:51, 52) Dù vậy, Đức Giê-hô-va vẫn tiếp tục tỏ ra nhịn nhục.—2 Sử-ký 36:15.
Đức Giê-hô-va không thôi nhịn nhục
10. Đức Giê-hô-va đã nhịn nhục cho đến khi nào?
10 Tuy nhiên, lịch sử cho thấy sự nhịn nhục của Đức Chúa Trời có giới hạn. Vào năm 2 Các Vua 17:5, 6) Đến cuối thế kỷ sau, Ngài cho phép quân Ba-by-lôn xâm lăng vương quốc Giu-đa hai chi phái và hủy phá thành Giê-ru-sa-lem cùng đền thờ.—2 Sử-ký 36:16-19.
740 TCN, Ngài cho phép quân A-si-ri thôn tính vương quốc Y-sơ-ra-ên mười chi phái và bắt dân chúng đi lưu đày. (11. Làm thế nào Đức Giê-hô-va vẫn tỏ ra nhịn nhục ngay cả khi thi hành sự phán xét?
11 Nhưng ngay cả khi thi hành sự phán xét trên Y-sơ-ra-ên và Giu-đa, Đức Giê-hô-va vẫn không thôi nhịn nhục. Qua nhà tiên tri Giê-rê-mi, Ngài báo trước sự khôi phục của dân Ngài. Ngài phán: “Khi bảy mươi năm sẽ mãn cho Ba-by-lôn, ta sẽ thăm-viếng các ngươi, sẽ làm trọn lời tốt-lành cho các ngươi, khiến các ngươi trở về đất nầy... Ta sẽ cho các ngươi tìm được ta, và sẽ đem những phu-tù các ngươi trở về... Ta sẽ nhóm các ngươi lại từ mọi nước và mọi nơi mà ta đã đuổi các ngươi đến”.—Giê-rê-mi 29:10, 14.
12. Vì sao việc hồi hương những người Do Thái còn sót lại là một sắp đặt của Đức Chúa Trời để chuẩn bị cho sự đến của Đấng Mê-si?
12 Quả thật những người Do Thái bị lưu đày còn sót lại đã được trở về Giu-đa và lập lại sự thờ phượng Đức Giê-hô-va tại đền thờ được xây lại ở Giê-ru-sa-lem. Trong quá trình hoàn thành ý định của Đức Giê-hô-va, nhóm người sót lại này giống như “giọt móc đến từ Đức Giê-hô-va”, mang lại sự tươi mát và thịnh vượng. Họ cũng can đảm và mạnh mẽ như “sư-tử ở giữa những thú rừng”. (Mi-chê 5:6, 7) Lời mô tả này có lẽ đã được ứng nghiệm trong thời Ma-ca-bê khi người Do Thái, dưới sự lãnh đạo của gia đình này, đã đánh đuổi kẻ thù ra khỏi Đất Hứa và tái khánh thành đền thờ đã bị ô uế trước đó. Nhờ vậy, cả xứ và đền thờ đã được gìn giữ để một nhóm người trung thành khác có thể đón tiếp Con Đức Chúa Trời xuất hiện tại đó với tư cách Đấng Mê-si.—Đa-ni-ên 9:25; Lu-ca 1:13-17, 67-79; 3:15, 21, 22.
13. Ngay cả sau khi người Do Thái giết Con Ngài, Đức Giê-hô-va vẫn tiếp tục nhịn nhục thế nào?
13 Ngay cả sau khi người Do Thái giết chết Con Ngài, Đức Giê-hô-va vẫn tiếp tục nhịn nhục thêm ba năm rưỡi, cho họ đặc quyền được nhận lãnh lời kêu gọi trở thành một phần dòng dõi thiêng liêng của Áp-ra-ham. (Đa-ni-ên 9:27) * Trước và sau năm 36 CN, một số người Do Thái đã hưởng ứng lời kêu gọi, và vì thế, như Phao-lô sau này đã nói, “có một phần còn sót lại theo sự lựa-chọn của ân-điển”.—Rô-ma 11:5.
14. (a) Vào năm 36 CN, đặc ân trở thành một phần của dòng dõi thiêng liêng của Áp-ra-ham được mở rộng ra cho ai? (b) Phao-lô đã bày tỏ cảm nghĩ nào trước cách Đức Giê-hô-va chọn các thành viên của dân Y-sơ-ra-ên thiêng liêng?
14 Vào năm 36 CN, đặc ân trở thành một phần của dòng dõi thiêng liêng của Áp-ra-ham lần đầu tiên được mở rộng ra cho những người không phải gốc Do Thái hoặc không cải sang đạo Do Thái. Những người hưởng ứng đặc ân này cũng được hưởng ân điển Ga-la-ti 3:26-29; Ê-phê-sô 2:4-7) Nhờ lòng nhịn nhục thương xót của Ngài mà tổng số người được mời gọi hợp thành dân Y-sơ-ra-ên thiêng liêng được thu nhóm đầy đủ. Cảm kích sâu xa trước sự khôn ngoan và ý định của Đức Giê-hô-va khi bày tỏ sự nhịn nhục thương xót thể ấy, Phao-lô đã thốt lên: “Ôi! sâu-nhiệm thay là sự giàu-có, khôn-ngoan và thông-biết của Đức Chúa Trời! Sự phán-xét của Ngài nào ai thấu được, đường-nẻo của Ngài nào ai hiểu được!”—Rô-ma 11:25, 26, 33; Ga-la-ti 6:15, 16.
và sự nhịn nhục của Đức Giê-hô-va. (Nhịn nhục vì danh Ngài
15. Lý do chính khiến Đức Chúa Trời nhịn nhục là gì, và vấn đề nào cần được giải quyết?
15 Tại sao Đức Giê-hô-va nhịn nhục? Mục đích chính là để làm vinh hiển danh thánh Ngài và biện minh cho quyền thống trị của Ngài. (1 Sa-mu-ên 12:20-22) Vấn đề đạo đức mà Sa-tan đặt ra về cách cai trị của Đức Giê-hô-va cần có thời gian để được giải quyết thỏa đáng trước mọi tạo vật. (Gióp 1:9-11; 42:2, 5, 6) Vì thế, khi dân Ngài bị bức hiếp ở Ai Cập, Đức Giê-hô-va đã phán cùng Pha-ra-ôn: “Vì cớ nầy ta để ngươi còn sống, là cho ngươi thấy quyền-năng của ta, hầu cho danh ta đồn khắp cả thiên-hạ”.—Xuất Ê-díp-tô Ký 9:16.
16. (a) Làm thế nào sự nhịn nhục của Đức Giê-hô-va tạo điều kiện cho việc sửa soạn một dân dâng cho danh Ngài? (b) Danh và quyền thống trị của Đức Giê-hô-va sẽ được làm vinh hiển và biện minh như thế nào?
16 Sứ đồ Phao-lô đã trích những lời Đức Giê-hô-va nói với Pha-ra-ôn khi giải thích vai trò của sự nhịn nhục trong việc làm vinh hiển danh thánh Ngài. Ông viết: “Nếu Đức Chúa Trời muốn tỏ ra cơn thạnh-nộ và làm cho biết quyền-phép Ngài, đã lấy lòng khoan-nhẫn lớn chịu những bình đáng giận sẵn cho sự hư-mất, để cũng làm cho biết sự giàu-có của vinh-hiển Ngài bởi những bình đáng thương-xót mà Ngài đã định sẵn cho sự vinh-hiển, thì còn nói chi được ư? Đó tôi nói về chúng ta, là kẻ Ngài đã gọi, chẳng những từ trong người Giu-đa, mà cũng từ trong dân ngoại nữa. Như Ngài phán trong sách Ô-sê rằng: Ta sẽ gọi kẻ chẳng phải dân ta là dân ta”. (Rô-ma 9:17, 22-25) Nhờ nhịn nhục, Đức Giê-hô-va có thể lấy từ mọi dân tộc “một dân để dâng cho danh Ngài”. (Công-vụ 15:14) Dưới sự lãnh đạo của Chúa Giê-su Christ, “các thánh” này sẽ thừa kế Nước Trời và được Đức Giê-hô-va dùng để làm thánh danh lớn Ngài và biện minh cho quyền thống trị của Ngài.—Đa-ni-ên 2:44; 7:13, 14, 27; Khải-huyền 4:9-11; 5:9, 10.
Sự nhịn nhục của Đức Giê-hô-va mang lại sự cứu rỗi
17, 18. (a) Thái độ nào của chúng ta có thể vô tình chỉ trích sự nhịn nhục của Đức Chúa Trời? (b) Chúng ta được khuyến khích có quan điểm nào về sự nhịn nhục của Đức Giê-hô-va?
17 Từ khi nhân loại rơi vào tội lỗi đầu tiên một cách thảm hại đến nay, Đức Giê-hô-va luôn tỏ ra là Đức Chúa Trời nhịn nhục. Sự nhịn nhục của Ngài vào thời trước Nước Lụt cho phép có thời gian để cảnh báo và đóng tàu hầu được sống sót. Nhưng sự kiên nhẫn đó có giới hạn, và cuối cùng trận Lụt đã ập đến. Ngày nay cũng tương tự như thế, Đức Giê-hô-va đang bày tỏ lòng nhịn nhục lớn lao, và việc này kéo dài lâu hơn một số người tưởng. Tuy nhiên, đó không phải là lý do để thất vọng. Làm thế không khác nào chỉ trích Đức Chúa Trời vì sự nhịn nhục của Ngài. Phao-lô hỏi: “Ngươi khinh-dể sự dư-dật của lòng nhân-từ, nhịn-nhục, khoan-dung Ngài, mà không nhận-biết lòng nhân-từ của Đức Chúa Trời đem ngươi đến sự ăn-năn sao?”—Rô-ma 2:4.
18 Không ai trong chúng ta biết được Đức Chúa Trời cần nhịn nhục bao lâu nữa để chúng ta có thể chắc chắn rằng mình xứng đáng được Ngài cứu rỗi. Phao-lô khuyên chúng ta nên “lấy lòng sợ-sệt run-rẩy làm nên sự cứu-chuộc mình”. (Phi-líp 2:12) Sứ đồ Phi-e-rơ cũng viết cho anh em tín đồ Đấng Christ: “Chúa không chậm-trễ về lời hứa của Ngài như mấy người kia tưởng đâu, nhưng Ngài lấy lòng nhịn-nhục đối với anh em, không muốn cho một người nào chết mất, song muốn cho mọi người đều ăn-năn”.—2 Phi-e-rơ 3:9, chúng tôi viết nghiêng.
19. Bằng cách nào chúng ta có thể hưởng lợi ích tốt nhất từ sự nhịn nhục của Đức Giê-hô-va?
19 Vì thế, chúng ta đừng để mất kiên nhẫn trước cách giải quyết mọi việc của Đức Giê-hô-va. Thay vì thế, hãy theo một lời khuyên khác của Phi-e-rơ, “nhìn biết rằng sự nhịn-nhục lâu-dài của Chúa chúng ta cốt vì cứu-chuộc”. Cứu chuộc ai? Chúng ta và vô số người khác đang cần nghe ‘tin mừng về nước Đức Chúa Trời’. (2 Phi-e-rơ 3:15; Ma-thi-ơ 24:14) Điều đó sẽ giúp chúng ta quý trọng lòng nhịn nhục sâu xa của Đức Giê-hô-va, đồng thời cũng nhịn nhục với người khác.
[Chú thích]
^ đ. 4 Trong tiếng Hê-bơ-rơ, từ “mũi” hay “lỗ mũi” (ʼaph) thường được dùng theo nghĩa bóng để miêu tả cơn giận dữ vì người tức giận hay thở mạnh hoặc khịt mũi.
^ đ. 13 Muốn biết rõ hơn về lời tiên tri này, xin xem sách Hãy chú ý đến lời tiên tri của Đa-ni-ên!, trang 191-194, do Nhân Chứng Giê-hô-va xuất bản.
Bạn có thể giải thích không?
• Từ “nhịn nhục” trong Kinh Thánh có nghĩa gì?
• Đức Giê-hô-va đã tỏ ra nhịn nhục thế nào vào thời trước Nước Lụt, sau cuộc phu tù ở Ba-by-lôn, và vào thế kỷ thứ nhất CN?
• Đức Giê-hô-va bày tỏ sự nhịn nhục vì những lý do hệ trọng nào?
• Chúng ta nên có quan điểm nào về sự nhịn nhục của Đức Giê-hô-va?
[Câu hỏi thảo luận]
[Hình nơi trang 9]
Sự nhịn nhục của Đức Giê-hô-va vào thời trước Nước Lụt cho người ta rất nhiều cơ hội để ăn năn
[Hình nơi trang 10]
Sau khi Ba-by-lôn sụp đổ, người Do Thái được lợi ích nhờ sự nhịn nhục của Đức Giê-hô-va
[Hình nơi trang 11]
Vào thế kỷ thứ nhất, cả người Do Thái lẫn người ngoại đều được hưởng lợi ích từ sự nhịn nhục của Đức Giê-hô-va
[Các hình nơi trang 12]
Tín đồ Đấng Christ ngày nay tận dụng những lợi ích từ sự nhịn nhục của Đức Giê-hô-va