Đi đến nội dung

Đi đến mục lục

Bạn còn nhớ không?

Bạn còn nhớ không?

Bạn còn nhớ không?

Bạn có thích đọc những số Tháp Canh gần đây không? Hãy thử xem bạn có thể trả lời các câu hỏi sau đây không:

Tòa Án Hiến Pháp Liên Bang ở Đức đã góp phần vào vụ thắng kiện nào liên quan đến tôn giáo?

Tòa án đó đã hủy bỏ phán quyết chống của một tòa án khác liên quan đến Nhân Chứng Giê-hô-va và việc được công nhận là một hội đoàn công pháp. Bản tuyên án thắng kiện cho thấy một người có thể ‘vâng theo những niềm tin tôn giáo’ hơn là tuân thủ đòi hỏi của Nhà Nước trong phạm vi tự do tín ngưỡng.—15/8, trang 8.

Gióp đã chịu đau đớn trong bao lâu?

Sách Gióp không nói ông chịu đau đớn qua nhiều năm. Sự đau đớn của Gióp và sự an ủi chữa lành cho ông có thể đã diễn ra trong vòng vài tháng, có lẽ không đến một năm.—15/8 trang 31.

Tại sao chúng ta có thể đoan chắc rằng Ma-quỉ không phải là dị đoan?

Chúa Giê-su Christ biết rằng Ma-quỉ có thật. Ngài bị cám dỗ bởi một nhân vật có thật, chứ không phải bởi điều ác tiềm tàng trong ngài. (Ma-thi-ơ 4:1-11; Giăng 8:44; 14:30)—1/9, trang 5, 6.

Châm-ngôn 10:15 nói: “Tài-sản kẻ giàu-có là cái thành kiên-cố của người; song sự hư-nát của người khốn-khổ là sự nghèo-nàn của họ”. Điều này tỏ ra là đúng như thế nào?

Của cải có thể che chở khỏi một số bấp bênh trong đời sống, giống như một thành phố kiên cố cung cấp một mức độ an toàn cho cư dân. Mặt khác, sự nghèo khó có thể gây nguy hại khi xảy ra những chuyện bất ngờ.—15/9, trang 24.

Người ta bắt đầu “cầu-khẩn danh Đức Giê-hô-va” trong thời Ê-nót theo nghĩa nào? (Sáng-thế Ký 4:26)

Danh Đức Chúa Trời đã được sử dụng ngay từ đầu lịch sử nhân loại; bởi vậy, điều bắt đầu xảy ra trong thời Ê-nót không phải là việc cầu khẩn danh Đức Giê-hô-va với đức tin. Người ta có lẽ đã dùng danh Đức Chúa Trời theo cách bất kính là đặt cho chính mình hoặc cho các đối tượng khác mà họ cho là trung gian để thờ phượng Đức Chúa Trời.—15/9, trang 29.

Từ “kỷ luật” dùng trong Kinh Thánh có nghĩa gì?

Từ này không hề hàm ý bất kỳ sự ngược đãi hay tàn ác nào. (Châm-ngôn 4:13; 22:15) Từ Hy Lạp được dịch ra là “kỷ luật” chủ yếu liên hệ tới sự hướng dẫn, dạy dỗ, sửa trị, và đôi khi răn phạt một cách nghiêm nghị nhưng yêu thương. Một cách quan trọng mà cha mẹ có thể noi gương Đức Giê-hô-va là cố gắng trò chuyện cởi mở với con cái. (Hê-bơ-rơ 12:7-10)—1/10, trang 8, 10.

Ngày nay tín đồ thật của Đấng Christ cho thấy họ ủng hộ sự cai trị của Đức Chúa Trời như thế nào?

Khi ủng hộ Nước Đức Chúa Trời, Nhân Chứng Giê-hô-va không xen vào chính trị hoặc xúi giục nổi loạn, ngay cả tại những nước mà Nhân Chứng bị cấm đoán. (Tít 3:1) Họ đóng góp tích cực theo cách của Chúa Giê-su và các môn đồ thời kỳ đầu và nỗ lực giúp người khác chấp nhận những giá trị lành mạnh của Kinh Thánh như sự lương thiện, trong sạch về đạo đức và lương tâm nghề nghiệp.—15/10, trang 6.

• Nước ban sự sống chảy thế nào trong rặng núi Andes?

Nhân Chứng Giê-hô-va ở vùng đó cố gắng mang lẽ thật của Kinh Thánh đến với người ta, ngay cả trong hai ngôn ngữ địa phương, Quechua và Aymara. Các Nhân Chứng viếng thăm những người sống trên các đảo trong hồ Titicaca, kể cả những đảo “lềnh bềnh” làm bằng cỏ tranh mọc trong hồ.—15/10, trang 8-10.

Đức Chúa Trời đã cung cấp cho chúng ta sự hướng dẫn nào có thể được ví như hệ thống dẫn hướng bằng điện toán trên các máy bay chở hành khách hiện đại?

Đức Chúa Trời đã ban cho loài người khả năng tự hướng dẫn về đạo đức, ý thức nội tâm về đạo đức. Đó là lương tâm. (Rô-ma 2:14, 15)—1/11, trang 3, 4.

Tại sao sự chết của Chúa Giê-su có giá trị lớn?

Khi người hoàn toàn A-đam phạm tội, ông đã mất đi sự sống cho chính mình và cho cả con cháu. (Rô-ma 5:12) Là một người hoàn toàn, Chúa Giê-su hy sinh mạng sống, như vậy cung cấp giá chuộc khiến những người trung thành có thể đạt sự sống đời đời.—15/11, trang 5, 6.

Người Sy-the đề cập đến nơi Cô-lô-se 3:11 là ai?

Người Sy-the là một dân du mục thống trị khắp miền thảo nguyên Âu Á từ khoảng năm 700 đến năm 300 TCN. Họ là những kỵ mã và chiến sĩ tài ba. Cô-lô-se 3:11 có lẽ không ngụ ý nói đến một nước nào rõ rệt, nhưng nhắc đến loại dân man rợ nhất.—15/11, trang 24, 25.

Tại sao có thể nói rằng Luật Vàng là một sự dạy dỗ đáng cho chúng ta thường xuyên chú ý đến?

Nguyên tắc đạo đức này được giải thích trong Do Thái Giáo, Phật Giáo, triết lý Hy Lạp và đạo Khổng. Tuy nhiên, những gì Chúa Giê-su dạy bảo trong Bài Giảng trên Núi đòi hỏi hành động tích cực, và sự dạy dỗ này ảnh hưởng đến đời sống của người ta ở khắp nơi và trong mọi thời đại. (Ma-thi-ơ 7:12)—1/12, trang 3.