Đi đến nội dung

Đi đến mục lục

“Ráng chịu đau nhé”

“Ráng chịu đau nhé”

“Ráng chịu đau nhé”

BẠN đã từng nghe những lời đó chưa? Có lẽ một bác sĩ hay một y tá đã nói những lời trên trước khi thực hiện một phương pháp điều trị được đề nghị.

Chắc bạn không từ chối điều trị chỉ vì muốn tránh sự đau đớn được lường trước. Thay vì thế, bạn chịu đau để có được lợi ích về sức khỏe trong tương lai. Trong những trường hợp đặc biệt, việc chấp nhận hay từ chối phương pháp điều trị đau đớn có thể là một vấn đề sinh tử.

Dù không phải lúc nào chúng ta cũng cần sự chăm sóc của bác sĩ, nhưng tất cả những người bất toàn như chúng ta không thể không cần sự kỷ luật, hay sự sửa dạy, thậm chí loại sửa dạy đôi khi có thể làm đau lòng. (Giê-rê-mi 10:23) Nhấn mạnh nhu cầu này đối với con cái, Kinh Thánh nói: “Sự ngu-dại vốn buộc vào lòng con trẻ, song roi răn-phạt sẽ làm cho sự ấy lìa xa nó”.—Châm-ngôn 22:15.

Trong trường hợp này, roi là biểu tượng cho uy quyền của cha mẹ. Thật ra, ít có trẻ thích bị sửa dạy. Nếu sự sửa dạy này bao hàm một hình thức trừng phạt, có thể sẽ khiến con trẻ đem lòng oán trách cha mẹ. Tuy nhiên, cha mẹ khôn ngoan và yêu thương nhìn xa hơn. Họ nghĩ đến lợi ích về sau nhiều hơn là nghĩ đến cảm nghĩ đau buồn của con cái. Cha mẹ tín đồ Đấng Christ biết rằng Lời Đức Chúa Trời là thật khi nói: “Thật các sự sửa-phạt lúc đầu coi như một cớ buồn-bã, chớ không phải sự vui-mừng; nhưng về sau sanh ra bông-trái công-bình và bình-an cho những kẻ đã chịu luyện-tập như vậy”.—Hê-bơ-rơ 12:11; Châm-ngôn 13:24.

Hiển nhiên, không phải chỉ trẻ em mới cần được sửa dạy, người lớn cũng cần. Kinh Thánh đề cập đến người lớn khi nói: “Hãy nắm chắc điều khuyên-dạy, chớ buông ra, khá gìn-giữ nó, vì là sự sống của con”. (Châm-ngôn 4:13) Đúng vậy, những người khôn ngoan—trẻ và già—cần tuân theo sự sửa dạy dựa trên Lời Đức Chúa Trời, tức Kinh Thánh, vì làm thế sẽ gìn giữ sự sống của họ về sau.