Đi đến nội dung

Đi đến mục lục

Bạn còn nhớ không?

Bạn còn nhớ không?

Bạn còn nhớ không?

Bạn có thích đọc những số Tháp Canh ra gần đây không? Hãy thử xem bạn có thể trả lời các câu hỏi sau đây không:

Cá nhân bạn có những sắp đặt nào liên quan đến Bài Giảng trên Núi để làm giảm sự căng thẳng?

Mỗi ngày, bạn có thể đọc một trong số những lời dạy dỗ căn bản của Chúa Giê-su trong Bài Giảng trên Núi hoặc trong những đoạn khác của các Phúc Âm. Bằng cách suy ngẫm những lời dạy này và tìm cách áp dụng cho bản thân, có lẽ bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn và bớt căng thẳng.—15/12, trang 12-14.

Có ba lý do thích đáng nào để các trưởng lão trong hội thánh huấn luyện các tôi tớ thánh chức để đảm nhận thêm trách nhiệm?

Vì số Nhân chứng Giê-hô-va gia tăng, do đó cần thêm nhiều người nam có tinh thần trách nhiệm để giúp đỡ những người mới báp têm tiến bộ. Các trưởng lão lâu năm nay bị giới hạn vì vấn đề tuổi tác và sức khỏe. Một số trưởng lão có khả năng đang gánh vác thêm những trách nhiệm khác ngoài hội thánh địa phương, vì vậy các anh ấy có thể không làm được nhiều như trước kia nữa trong hội thánh của họ.—1/1, trang 29.

Người ta đặt niềm tin vào những thần không có thật như thế nào?

Nhiều người thờ phượng các thần trong tôn giáo của họ, nhưng những thần tượng vô tri vô giác này tỏ ra bất lực trong việc cứu họ giống như thần Ba-anh vào thời Ê-li. (1 Các Vua 18:26, 29; Thi-thiên 135:15-17) Những người khác thì tôn sùng những nhân vật nổi tiếng trong các lĩnh vực giải trí hoặc thể thao, và những người này cũng không mang đến được cho họ một niềm hy vọng vững chắc nào về tương lai. Ngược lại, Giê-hô-va là Đức Chúa Trời có thật và Ngài sẽ thực hiện các ý định của Ngài.—15/1, trang 3-5.

Phản ứng của Ca-in đối với lời cảnh cáo của Đức Chúa Trời cho chúng ta bài học gì?

Đức Chúa Trời ban cho chúng ta sự tự do ý chí, và chúng ta có thể chọn làm điều đúng thay vì làm điều sai quấy, như phản ứng của Ca-in. Kinh Thánh cũng cho thấy rằng Đức Giê-hô-va đoán phạt những kẻ không chịu ăn năn.—15/1, trang 22, 23.

Tại sao ngày nay giữ vệ sinh lại đặc biệt quan trọng?

Đời sống xã hội thay đổi, nhiều người dành ít thời gian hơn trước để lau dọn nhà cửa. Không quan tâm đến vệ sinh thực phẩm và nước uống có thể mang đến nhiều mối nguy hiểm cho sức khỏe. Ngoài việc giữ vệ sinh về thể chất, Kinh Thánh còn nhấn mạnh việc giữ gìn sự thanh sạch về thiêng liêng, đạo đức và tinh thần.—1/2, trang  3-6.

Liên quan đến những nhân chứng trước thời Đấng Christ, Phao-lô nói rằng “ngoài chúng ta ra họ không đạt đến sự trọn-vẹn được”. Điều này có nghĩa gì? (Hê-bơ-rơ 11:40)

Trong thời gian Một Ngàn Năm sắp đến, Đấng Christ và những anh em được xức dầu ở trên trời, với tư cách là vua và thầy tế lễ, sẽ ban phát những lợi ích từ giá chuộc cho những người được sống lại. Nhờ thế, những người trung thành như những người được nói đến nơi sách Hê-bơ-rơ chương 11 sẽ “đạt đến sự trọn-vẹn”.—1/2, trang 23

Ý của Phao-lô là gì khi ông nói với những người Hê-bơ-rơ: “Anh em chống-trả... còn chưa đến nỗi đổ huyết”? (Hê-bơ-rơ 12:4)

Ông muốn nói sự kháng cự cho đến chết. Có những gương mẫu trong lịch sử của những người trung thành cho đến chết. Mặc dù những người Hê-bơ-rơ mà Phao-lô viết thư cho chưa bị thử thách đến mức đó, nhưng họ cần phải tiến đến sự thành thục, xây dựng đức tin của họ để chịu đựng bất cứ điều gì có thể xảy ra.—15/2, trang 29.

Tại sao tốt nhất là nên tránh nói rằng Đức Giê-hô-va vì lòng thương xót sẽ giảm nhẹ công lý?

Trong một số ngôn ngữ, “giảm nhẹ” có thể có nghĩa là bớt đi hoặc kiềm chế. Giê-hô-va là Đức Chúa Trời có cả công lý và lòng thương xót, và khi Ngài thể hiện hai đức tính này, chúng kết hợp hài hòa với nhau. (Xuất Ê-díp-tô Ký 34:6, 7; Phục-truyền Luật-lệ Ký 32:4; Thi-thiên 116:5; 145:9) Công lý của Đức Giê-hô-va không cần được làm nhẹ đi bằng sự thương xót.—1/3, trang 30.

• Ướp xác người thân có thích hợp với tín đồ Đấng Christ không?

Ướp xác là một phương pháp bảo quản tử thi. Một số người sống vào thời cổ xưa dùng phương pháp này vì những lý do tôn giáo. Những người thờ phượng thật không làm như vậy. (Truyền-đạo 9:5; Công-vụ 24:15) Ướp xác chỉ làm trì hoãn điều không thể tránh được: xác trở về bụi đất. (Sáng-thế Ký 3:19) Nhưng điều này không phải là vấn đề nếu luật pháp đòi hỏi phải ướp xác, hoặc vì một số thành viên trong gia đình yêu cầu, hoặc phải làm thế vì cớ người thân từ xa phải đến dự đám tang.—15/3, trang 29-31.

• Những gương mẫu nào trong Kinh Thánh dạy cho chúng ta biết Đức Chúa Trời đón tiếp muôn dân?

Đức Giê-hô-va sai nhà tiên tri Giô-na đến cảnh cáo dân thành Ni-ni-ve và khuyên ông chấp nhận sự ăn năn của họ. Bằng lời nói và gương mẫu, Chúa Giê-su khuyến khích bày tỏ tình yêu thương đối với người Sa-ma-ri. Cả sứ đồ Phi-e-rơ lẫn Phao-lô đều có vai trò mang tin mừng đến cho những người không phải dân Do Thái. Từ những gương mẫu đó, chúng ta có thể thấy được sự cần thiết phải cố gắng giúp đỡ những người thuộc mọi nền văn hóa.—1/4, trang 21-24.