Đi đến nội dung

Đi đến mục lục

Độc giả thắc mắc

Độc giả thắc mắc

Độc giả thắc mắc

Khi Giăng thấy đám đông vô-số người” hầu việc trong đền thờ của Đức Giê-hô-va, họ làm điều này ở phần nào của đền thờ?—Khải-huyền 7:9-15.

Thật hợp lý để nói rằng đám đông thờ phượng Đức Giê-hô-va ở một trong các sân trên đất của đền thờ thiêng liêng vĩ đại của Ngài, đặc biệt là sân tương ứng với sân ngoài của đền thờ Sa-lô-môn.

Như đã nói trước đây, đám đông ở trong một nơi thiêng liêng tương đương với, hoặc là được tượng trưng trước, Sân dành cho Dân Ngoại hiện hữu thời Chúa Giê-su. Tuy nhiên, sự nghiên cứu thêm đã cho thấy rằng ít nhất có năm lý do tại sao điều đó không phải vậy. Thứ nhất, không phải tất cả những đặc điểm của đền thờ Hê-rốt đều được tượng trưng trước cho những điều nằm trong đền thờ thiêng liêng vĩ đại của Đức Giê-hô-va. Chẳng hạn, đền thờ Hê-rốt có một Sân dành cho Phụ Nữ và một Sân dành cho Y-sơ-ra-ên. Cả đàn ông lẫn đàn bà đều có thể vào Sân dành cho Phụ Nữ, nhưng chỉ đàn ông mới được vào Sân dành cho Y-sơ-ra-ên. Trong sân trên đất của đền thờ thiêng-liêng vĩ đại của Đức Giê-hô-va, đàn ông và đàn bà đều không thờ phượng riêng rẽ. (Ga-la-ti 3:28, 29) Do đó, không có gì tương đương với Sân dành cho Phụ Nữ và Sân dành cho Y-sơ-ra-ên trong đền thờ thiêng liêng.

Thứ hai, không có Sân dành cho Dân Ngoại theo các sơ đồ kiến trúc do Đức Chúa Trời cung cấp dành cho đền thờ của Sa-lô-môn hay đền thờ trong sự hiện thấy của Ê-xê-chi-ên; cũng không có sân ấy trong đền thờ do Xô-rô-ba-bên xây lại. Do đó, không có lý do nào suy ra rằng Sân trong dành cho Dân Ngoại cần phải giữ một vai trò trong sự sắp đặt về thờ phượng trong đền thờ thiêng liêng vĩ đại của Đức Giê-hô-va đặc biệt khi xem xét điểm sau đây.

Thứ ba, Sân dành cho Dân Ngoại do vua Hê-rốt người Ê-đôm xây dựng để tự tôn vinh ông và để cầu cạnh ân huệ người La Mã. Hê-rốt khởi sự tái thiết đền thờ của Xô-rô-ba-bên có lẽ vào năm 18 hoặc 17 TCN. Cuốn The Anchor Bible Dictionary giải thích: “Thị hiếu về kiến trúc theo đế quốc Tây Phương [La Mã]... đòi hỏi một đền thờ lớn hơn những đền thờ của những thành phố ngang hàng ở Đông Phương”. Tuy nhiên, những kích thước của chính đền thờ đã được định sẵn. Cuốn từ điển giải thích: “Dù chính Đền Thờ hẳn phải có cùng kích thước với những đền thờ thời trước [Sa-lô-môn và Xô-rô-ba-bên], Khu Đền Thờ có kích thước không giới hạn”. Do đó, vua Hê-rốt mở rộng khuôn viên đền thờ bằng cách thêm vào cái mà thời nay người ta gọi là Sân trong dành cho Dân Ngoại. Tại sao một công trình kiến trúc với một lịch sử như thế lại có một hình bóng tượng trưng trong sự sắp đặt đền thờ thiêng liêng của Đức Giê-hô-va?

Thứ tư, hầu như bất cứ ai—người mù, người tàn tật, và những người Dân Ngoại không cắt bì—cũng có thể vào Sân dành cho Dân Ngoại. (Ma-thi-ơ 21:14, 15) Thật vậy, khu của sân này được dùng vào một mục đích dành cho nhiều người Dân Ngoại không cắt bì muốn dâng của-lễ cho Đức Chúa Trời. Và chính tại nơi đó Chúa Giê-su đôi khi giảng cho đám đông và đã hai lần đuổi hết những người đổi tiền và con buôn, phán rằng họ làm ô nhục nhà của Cha ngài. (Ma-thi-ơ 21:12, 13; Giăng 2:14-16) Tuy nhiên, cuốn The Jewish Encyclopedia (Bách khoa tự điển Do Thái) nói: “Nói đúng ra, sân ngoại vi không thuộc về Đền Thờ. Đất khu vực này không thánh, và có lẽ là bất cứ ai cũng có thể vào”.

Thứ năm, theo cuốn A Handbook on the Gospel of Matthew của Barclay M. Newman và Philip C. Stine thì từ Hy Lạp (hi·e·ron’) được dịch là “đền thờ” được dùng khi nói đến Sân dành cho Dân Ngoại “ám chỉ toàn bộ công trình xây dựng, thay vì nói riêng về tòa nhà dùng làm Đền Thờ”. Trái lại, từ Hy Lạp (na·os’) được dịch là ‘đền thờ’ trong sự hiện thấy của Giăng về đám đông lại rõ rệt hơn. Trong bối cảnh đền thờ Giê-ru-sa-lem, “đền thờ” thường ám chỉ nơi Chí Thánh, tòa nhà dùng làm đền thờ, hoặc khuôn viên đền thờ. Đôi khi từ này được dịch là “nơi thánh”.—Ma-thi-ơ 27:5, 51; Lu-ca 1:9, 21; Giăng 2:20.

Những thành viên của đám đông thực hành đức tin nơi sự hy sinh làm giá chuộc của Chúa Giê-su. Về mặt thiêng liêng, họ được sạch, đã “giặt và phiếu trắng áo mình trong huyết Chiên Con”. Do đó, họ được xưng công bình với triển vọng trở nên bạn của Đức Chúa Trời và sống sót qua cơn đại nạn. (Gia-cơ 2:23, 25) Theo nhiều cách, họ giống như những người nhập đạo Do Thái trong Y-sơ-ra-ên chịu phục giao ước Luật Pháp và cùng thờ phượng với người Y-sơ-ra-ên.

Dĩ nhiên, những người nhập đạo này không hầu việc ở sân trong, nơi các thầy tế lễ thi hành phận sự. Và những thành viên của đám đông không ở sân trong của đền thờ thiêng liêng vĩ đại của Đức Giê-hô-va, nơi mà sân tượng trưng cho tình trạng của những người con hoàn toàn, công bình, thuộc thành viên “chức tế-lễ thánh” của Đức Giê-hô-va khi họ còn ở trên đất. (1 Phi-e-rơ 2:5) Nhưng như trưởng lão trên trời nói với Giăng, thật ra đám đông ở trong đền thờ, chứ không ở ngoài phạm vi đền thờ nơi được xem là Sân dành cho Dân Ngoại theo nghĩa thiêng liêng. Thật là một đặc ân cao quý! Và điều đó nhấn mạnh việc mỗi người cần phải luôn luôn duy trì sự tinh sạch về đạo đức và thiêng liêng!

[Biểu đồ/​Hình nơi trang 31]

(Để có thông tin đầy đủ, xin xem ấn phẩm)

Đền thờ của Sa-lô-môn

1. Đền thờ chính

2. Sân trong

3. Sân ngoài

4. Cầu thang dẫn đến Sân Đền Thờ