Bạn xem sự chết như thế nào?
Bạn xem sự chết như thế nào?
BÓNG sự chết chập chờn đe dọa chúng ta trong cuộc sống hàng ngày, bất luận chúng ta khỏe mạnh hoặc giàu sang đến đâu đi nữa. Cái chết có thể đến thình lình với chúng ta khi chúng ta băng qua đường hoặc nằm trên giường. Những thảm họa như cuộc tấn công khủng bố vào ngày 11-9-2001 ở Thành Phố New York và Washington, D.C. khiến chúng ta đối diện với sự thật là ‘kẻ thù sau-cùng’, tức sự chết, vẫn còn quật ngã những nạn nhân thuộc mọi tầng lớp xã hội, mọi lứa tuổi, và đôi khi cướp đi sinh mạng của hàng ngàn người chỉ trong vài phút đồng hồ.—1 Cô-rinh-tô 15:26.
Dù vậy, sự chết dường như kích thích tính hiếu kỳ của nhiều người. Hình như không có tin tức nào khiến cho báo chí bán chạy hơn, hoặc được nhiều người theo dõi hơn trên màn ảnh truyền hình bằng những bài tường thuật về cảnh chết chóc, đặc biệt cái chết của hàng loạt người trong những hoàn cảnh thê thảm. Người ta có vẻ không chán nghe tin chết chóc vì chiến tranh, thiên tai, tội ác hoặc bệnh tật. Việc người ta bận tâm quá đáng về sự chết được bày tỏ một cách khó hiểu qua cảm xúc mãnh liệt trước cái chết của những nhân vật nổi tiếng.
Đó là sự thật không thể chối cãi được. Cái chết vẫn còn thu hút sự chú ý của người đời—đặc biệt là cái chết của người khác. Tuy nhiên, khi đối mặt với cái chết của chính mình, họ lại tránh né. Phần đông chúng ta không muốn nghĩ đến cái chết của chính mình.
Hoang mang trước cái chết chăng?
Chúng ta thường cảm thấy ghê sợ khi nghĩ đến cái chết của chính mình, và đó là phản ứng thường tình của con người. Tại sao thế? Vì Đức Chúa Trời đã đặt vào lòng chúng ta ước muốn sống đời đời. Truyền-đạo 3:11 nói: “Ngài khiến cho sự đời đời ở nơi lòng loài người”. Do đó, việc không thể tránh được cái chết là một sự kiện đã tạo ra cảm giác mâu thuẫn trong lòng loài người, thậm chí một sự bất ổn triền miên. Để dung hòa sự xung đột nội tâm này và thỏa mãn khát vọng tự nhiên muốn được sống mãi, con người đã nghĩ ra đủ loại tín lý, từ giáo lý linh hồn bất tử đến thuyết đầu thai.
Dù sao chăng nữa, sự chết là một biến cố gây lo lắng, đáng khiếp, và là một nỗi lo sợ chung. Do đó, chúng ta không nên ngạc nhiên khi xã hội loài người nói chung thấy sự chết là một viễn cảnh gay go. Một điều người ta thấy được là sự chết phơi bày sự vô ích tột cùng của một đời sống quần quật theo đuổi giàu có và thế lực.
Bị cô lập lúc gần chết chăng?
Trong quá khứ, một người bị thương nặng hoặc bị bệnh nan y vô phương cứu chữa Sáng-thế Ký 49:1, 2, 33) Trong những trường hợp như thế, cả gia đình quây quần lại với nhau, kể cả trẻ con cũng được tham gia vào các cuộc nói chuyện. Điều này làm cho mỗi thành viên trong gia đình cảm thấy nỗi buồn không chỉ riêng mình, nhưng được an ủi qua việc cùng chia sẻ trách nhiệm và sự đau buồn trong lúc tang chế.
thường được chết trong ngôi nhà quen thuộc yêu dấu của mình. Đó là tình trạng thông thường vào thời Kinh Thánh được viết ra và vẫn còn trong một số nền văn hóa ngày nay. (Điều này tương phản rõ rệt với những phản ứng trong một xã hội mà người ta xem việc bàn luận về sự chết là tối kỵ, một chuyện không lành mạnh trẻ con cần tránh xa e rằng chúng không “chịu nổi”. Cách chết thời nay không giống như thời trước, và người ta thường chết trong cô đơn. Dù đa số muốn được chết ở nhà một cách êm ái và được gia đình yêu thương chăm sóc, nhưng thực tế tàn nhẫn là nhiều người phải chết ở bệnh viện, thường bị cô lập và trong đau đớn, giữa các dụng cụ y khoa tân tiến chằng chịt trông khiếp sợ. Mặt khác, hàng triệu người chết một cách âm thầm, không ai biết đến—nạn nhân của những cuộc diệt chủng, đói kém, bệnh AIDS, nội chiến hoặc sự nghèo khổ cùng cực.
Một đề tài cần phải suy ngẫm
Kinh Thánh không khuyên chúng ta tránh nghĩ đến sự chết. Thực thế, Truyền-đạo 7:2 nói: “Đi đến nhà tang-chế hơn là đến nhà yến-tiệc; vì tại đó thấy sự cuối-cùng của mọi người”. Đứng trước hiện thực của sự chết, chúng ta có thể tạm quên đi những lo lắng hoặc hoạt động hàng ngày và ngẫm nghĩ về sự ngắn ngủi của cuộc đời. Điều này có thể giúp chúng ta sống một cuộc đời có ý nghĩa hơn thay vì sống lây lất vô mục đích hoặc phung phí đời sống.
Bạn có quan niệm nào về sự chết? Bạn có xem xét những cảm nghĩ, niềm tin, hy vọng và sợ sệt của bạn về sự cuối cùng của đời mình chưa?
Giống như bản chất của sự sống, bản chất của sự chết ở ngoài khả năng giải thích và thấu triệt của con người. Chỉ có Đấng Tạo Hóa của chúng ta mới có thẩm quyền giải thích sự việc một cách đáng tin cậy. Ngài là “Nguồn sự sống”, và nhờ Ngài “mà loài người được tránh-khỏi sự chết”. (Thi-thiên 36:9; 68:20) Dù có vẻ làm chúng ta ngạc nhiên, việc đối chiếu một số niềm tin phổ thông về sự chết với Lời Đức Chúa Trời sẽ mang đến niềm an ủi và khích lệ. Điều này sẽ cho thấy sự chết không nhất thiết kết thúc mọi sự việc.
[Câu nổi bật nơi trang 4]
Ý tưởng sự chết có thể xảy ra giúp chúng ta sống một cuộc đời có ý nghĩa hơn