Một dân tộc được tẩy sạch để làm việc lành
Một dân tộc được tẩy sạch để làm việc lành
“Hãy làm cho mình sạch khỏi mọi sự dơ-bẩn phần xác-thịt và phần thần-linh, lại lấy sự kính-sợ Đức Chúa Trời mà làm cho trọn việc nên thánh của chúng ta”.—2 CÔ-RINH-TÔ 7:1.
1. Đức Giê-hô-va đòi hỏi gì nơi những người thờ phượng Ngài?
“AI SẼ được lên núi Đức Giê-hô-va? Ai sẽ được đứng nổi trong nơi thánh của Ngài?” Vua Đa-vít nước Y-sơ-ra-ên xưa nêu lên câu hỏi này, gợi suy nghĩ về sự thờ phượng đẹp lòng Đức Giê-hô-va. Rồi ông trả lời: “Ấy là người có tay trong-sạch và lòng thanh-khiết, chẳng hướng linh-hồn mình về sự hư-không, cũng chẳng thề-nguyện giả-dối”. (Thi-thiên 24:3, 4) Đức Giê-hô-va là hiện thân của sự thánh khiết nên nếu muốn Ngài chấp nhận, một người phải tinh sạch và thánh khiết. Trước đó, Đức Giê-hô-va đã nhắc nhở hội chúng Y-sơ-ra-ên: “Ta là thánh, nên các ngươi phải nên thánh”.—Lê-vi Ký 11:44, 45; 19:2.
2. Phao-lô và Gia-cơ nhấn mạnh tầm quan trọng của sự tinh sạch trong việc thờ phượng thật như thế nào?
2 Nhiều thế kỷ sau, sứ đồ Phao-lô viết cho anh em tín đồ Đấng Christ ở Cô-rinh-tô, một thành bại hoại về luân lý: “Chúng ta đã có lời hứa dường ấy, thì hãy làm cho mình sạch khỏi mọi sự dơ-bẩn phần xác-thịt và phần thần-linh, lại lấy sự kính-sợ Đức Chúa Trời mà làm cho trọn việc nên thánh của chúng ta”. (2 Cô-rinh-tô 7:1) Điều này một lần nữa xác định rằng để có mối quan hệ với Đức Chúa Trời và được Ngài ban phước, một người phải tinh sạch và không ô uế, hư hỏng về thể chất lẫn thiêng liêng. Cũng vậy, khi viết về sự thờ phượng đẹp lòng Đức Chúa Trời, môn đồ Gia-cơ nói: “Sự tin đạo thanh-sạch không vết, trước mặt Đức Chúa Trời, Cha chúng ta, là: thăm-viếng kẻ mồ-côi, người góa-bụa trong cơn khốn-khó của họ, và giữ lấy mình cho khỏi sự ô-uế của thế-gian”.—Gia-cơ 1:27.
3. Muốn sự thờ phượng của chúng ta đẹp lòng Đức Chúa Trời, chúng ta phải chú trọng điều gì?
3 Vì sự tinh sạch, thánh khiết và không ô uế là những yếu tố có tầm quan trọng như vậy trong sự thờ phượng thật, nên bất cứ ai muốn được Đức Chúa Trời chấp nhận đều phải chú trọng đến việc đáp ứng những đòi hỏi này. Ngày nay, người ta có các tiêu chuẩn và khái niệm rất khác nhau về sự tinh sạch; nhưng chúng ta cần hiểu và tuân theo những gì Đức Giê-hô-va xem là tinh sạch và đáng được chấp nhận. Về phương diện này, chúng ta cần biết Đức Chúa Trời đòi hỏi gì nơi những người thờ phượng Ngài và Ngài đã làm gì để giúp họ trở nên tinh sạch, giữ được sự tinh sạch, đáng được Ngài chấp nhận.—Thi-thiên 119:9; Đa-ni-ên 12:10.
Tinh sạch cho sự thờ phượng thật
4. Hãy giải thích ý niệm của Kinh Thánh về sự tinh sạch.
4 Đối với phần đông người ta, tinh sạch đơn thuần nghĩa là không dơ bẩn, không ô uế. Tuy nhiên, trong Kinh Thánh, ý niệm về sự tinh sạch được diễn đạt bằng một số từ Hê-bơ-rơ và Hy Lạp không chỉ miêu tả sự tinh sạch theo nghĩa thể chất mà thường về nghĩa đạo đức và thiêng liêng. Vì thế, một từ điển bách khoa Kinh Thánh nói: “Từ ‘tinh sạch’ và ‘ô uế’ ít khi chỉ liên hệ đến vấn đề vệ sinh, mà chính yếu là ý niệm tôn giáo. Như vậy, nguyên tắc về ‘sự tinh sạch’ ảnh hưởng đến hầu hết mọi khía cạnh đời sống”.
5. Luật Pháp Môi-se quy định sự tinh sạch trong đời sống người Y-sơ-ra-ên đến mức độ nào?
5 Thật vậy, Luật Pháp Môi-se bao gồm các luật lệ và quy tắc về hầu hết mọi khía cạnh đời sống của dân Y-sơ-ra-ên, ghi rõ điều gì là sạch, có thể chấp nhận được và điều gì không sạch. Thí dụ, trong sách Lê-vi Ký chương 11 đến 15, chúng ta đọc thấy những chỉ dẫn chi tiết liên quan đến sự sạch sẽ và sự ô uế. Một số thú vật không sạch, và dân Y-sơ-ra-ên không được ăn. Sự sinh đẻ khiến một phụ nữ bị ô uế trong một thời gian ấn định. Một số bệnh về da, đặc biệt bệnh phong, và sự phóng thải của cơ quan sinh dục nam nữ cũng khiến một người bị ô uế. Luật Pháp cũng định rõ điều phải làm trong trường hợp bị ô uế. Thí dụ, chúng ta đọc nơi Dân-số Ký 5:2: “Hãy biểu dân Y-sơ-ra-ên đuổi ra ngoài trại-quân hết thảy người phung, người có bịnh bạch-trược, và người vì cớ đụng đến một xác chết nào đã bị ô-uế”.
6. Những luật về sự tinh sạch được ban hành vì mục đích gì?
6 Chắc chắn, những luật này và những luật khác từ Đức Giê-hô-va phản ánh những khái niệm y học và sinh lý học trước thời các ngành này ra đời rất lâu, và người ta đã được lợi ích khi làm theo. Tuy nhiên, những luật này không đơn thuần nhằm mục đích cung cấp một bộ luật về sức khỏe hoặc các hướng dẫn y học, mà chính là một phần của sự thờ phượng thật. Sự kiện các luật này ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày của dân chúng—ăn uống, sanh đẻ, quan hệ vợ chồng, v.v...—nhấn mạnh rõ điểm này: là Đức Chúa Trời của họ, Đức Giê-hô-va có quyền quyết định cho họ điều gì là chính đáng và không chính đáng trong mọi lãnh vực đời sống mà họ đã dâng riêng cho Đức Giê-hô-va.—Phục-truyền Luật-lệ Ký 7:6; Thi-thiên 135:4.
7. Bằng cách tuân thủ Luật Pháp, dân Y-sơ-ra-ên nhận được ân phước nào?
7 Giao ước Luật Pháp cũng che chở dân Y-sơ-ra-ên khỏi những thực hành ô uế của các nước xung quanh. Bằng cách trung thành tuân thủ Luật Pháp, bao gồm tất cả những đòi hỏi về việc giữ sự tinh sạch trước mắt Đức Giê-hô-va, dân Y-sơ-ra-ên mới hội đủ tiêu chuẩn để phụng sự Đức Chúa Trời và được Ngài ban phước. Về mặt này, Đức Giê-hô-va phán với dân Y-sơ-ra-ên: “Nếu các ngươi vâng lời ta và giữ sự giao-ước ta, thì trong muôn dân, các ngươi sẽ thuộc riêng về ta, vì cả thế-gian đều thuộc về ta. Các ngươi sẽ thành một nước thầy tế-lễ, cùng một dân-tộc thánh cho ta”.—Xuất Ê-díp-tô Ký 19:5, 6; Phục-truyền Luật-lệ Ký 26:19.
8. Tại sao tín đồ Đấng Christ ngày nay nên chú ý đến những gì ghi trong Luật Pháp về sự tinh sạch?
Cô-lô-se 2:17; Hê-bơ-rơ 10:1) Đức Chúa Trời Giê-hô-va nói “Ta không hề thay-đổi”, và nếu Ngài xem sự tinh sạch và không ô uế là một yếu tố quan trọng như thế trong sự thờ phượng thật vào thời đó, hẳn ngày nay chúng ta phải xem trọng vấn đề tinh sạch về thể chất, đạo đức và thiêng liêng nếu muốn được Ngài chấp nhận và ban phước.—Ma-la-chi 3:6; Rô-ma 15:4; 1 Cô-rinh-tô 10:11, 31.
8 Vì Đức Giê-hô-va đã đưa ra những chi tiết như thế trong Luật Pháp để chỉ dẫn dân Y-sơ-ra-ên cách trở nên tinh sạch, thánh khiết và đẹp lòng Ngài, chẳng phải ngày nay chúng ta cũng cần cẩn thận xem xét mình đáp ứng những đòi hỏi này như thế nào sao? Mặc dù không bắt buộc tuân thủ Luật Pháp, tín đồ Đấng Christ phải ghi nhớ rằng, như Phao-lô giải thích, mọi điều ghi trong Luật Pháp “là bóng của các việc sẽ tới, còn hình thì ở trong Đấng Christ”. (Tính sạch sẽ làm cho mình đáng trọng
9, 10. (a) Tại sao sự sạch sẽ về thể chất là quan trọng đối với một tín đồ Đấng Christ? (b) Người ta thường bình luận gì về đại hội của Nhân Chứng Giê-hô-va?
9 Phải chăng sự sạch sẽ về thể chất vẫn là một phần quan trọng trong sự thờ phượng thật? Tuy tính sạch sẽ tự nó không làm cho một người thành người thờ phượng chân chính, nhưng chắc chắn một người thờ phượng chân chính nên sạch sẽ về thể chất nếu hoàn cảnh cho phép. Đặc biệt ngày nay, khi nhiều người chẳng quan tâm mấy đến việc giữ thân thể, quần áo hoặc môi trường xung quanh cho sạch sẽ, nhưng những ai để ý đến việc đó thường được người chung quanh chú ý. Điều này có thể dẫn đến kết quả tốt, như Phao-lô nói với tín đồ Đấng Christ ở thành Cô-rinh-tô: “Chúng tôi chẳng làm cho ai vấp-phạm, hầu cho chức-vụ của mình khỏi bị một tiếng chê-bai nào. Nhưng chúng tôi làm cho mình đáng trượng trong mọi sự, như kẻ hầu việc Đức Chúa Trời”.—2 Cô-rinh-tô 6:3, 4.
10 Nhiều lần Nhân Chứng Giê-hô-va được các công chức khen ngợi về hạnh kiểm và thói quen sạch sẽ, trật tự và lễ độ, đặc biệt tại các đại hội của họ. Thí dụ, tờ La Stampa bình luận về một đại hội tổ chức ở tỉnh Savona, Ý: “Khi đi trong hội trường, người ta thấy ngay sự sạch sẽ và trật tự của những người dùng phòng họp đó”. Sau một đại hội của Nhân Chứng tại sân vận động ở São Paulo, Brazil, một nhân viên vận động trường nói với giám thị nhóm quét dọn: “Từ nay trở đi chúng tôi muốn vận động trường được quét dọn sạch như Nhân Chứng Giê-hô-va làm”. Một nhân viên khác ở đó nói: “Khi Nhân Chứng Giê-hô-va muốn mướn sân vận động, chúng tôi chỉ quan tâm về ngày giờ, chứ không lo về điều gì khác nữa”.
11, 12. (a) Chúng ta nên ghi nhớ nguyên tắc Kinh Thánh nào liên quan đến sự sạch sẽ cá nhân? (b) Có thể đặt những câu hỏi nào về thói quen và lối sống của chúng ta?
11 Nếu tính sạch sẽ và trật tự tại nơi chúng ta thờ phượng có thể mang lại sự ngợi khen cho Đức Chúa Trời, chắc chắn thể hiện những đặc tính này trong đời sống cá nhân cũng quan trọng. Tuy nhiên, khi ở nhà, chúng ta có thể cảm thấy mình có quyền nới lỏng và muốn làm gì thì làm. Và nói về cách ăn mặc chải chuốt, chắc chắn chúng ta được tự do chọn cái nào mình cảm thấy thoải mái và đẹp mắt! Song, ở một mức độ rộng lớn, tất cả sự tự do này chỉ tương đối mà thôi. Hãy nhớ lại rằng khi bàn luận về quyền của một người được quyết định ăn hay không ăn những món nào đó, Phao-lô cảnh giác anh em tín đồ Đấng Christ: “Hãy giữ lấy, kẻo sự tự-do mình làm dịp cho kẻ yếu-đuối vấp-phạm”. Rồi ông nói lên một nguyên tắc hữu ích: “Mọi sự đều có phép làm, nhưng chẳng phải mọi sự đều có ích; mọi sự đều có phép làm, nhưng chẳng phải mọi sự đều làm gương tốt”. (1 Cô-rinh-tô 8:9; 10:23) Lời khuyên của Phao-lô áp dụng cho chúng ta trong vấn đề sạch sẽ như thế nào?
12 Nếu người ta nghĩ một người hầu việc Đức Chúa Trời phải sạch sẽ và ngăn nắp thì 2 Phi-e-rơ 3:13) Cũng vậy, ngoại diện của chúng ta—dù lúc nhàn rỗi hoặc khi đi rao giảng—có thể làm tăng hoặc giảm giá trị của thông điệp chúng ta rao truyền. Thí dụ, hãy lưu ý lời bình luận sau đây của một phóng viên báo chí ở Mexico: “Thật vậy, có rất nhiều thanh thiếu niên Nhân Chứng Giê-hô-va, và điều nổi bật là kiểu tóc, sự sạch sẽ và quần áo thích hợp của họ”. Có được những người trẻ như thế ở giữa chúng ta quả là một niềm vui lớn!
điều đó cũng hợp lý. Vậy chúng ta nên lo sao cho nhà cửa và môi trường xung quanh không làm giảm giá trị vai trò chúng ta đảm nhận, ấy là người rao truyền Lời Đức Chúa Trời. Nhà cửa chúng ta nói lên điều gì về chúng ta và niềm tin của chúng ta? Nó có cho thấy chúng ta thật sự mong mỏi sống trong một thế giới mới công bình, sạch sẽ và trật tự như chúng ta nhiệt tình đề cao với người khác không? (13. Chúng ta có thể làm gì để bảo đảm cho mọi khía cạnh của đời sống hàng ngày đều sạch sẽ và ngăn nắp?
13 Dĩ nhiên, giữ cho thân thể, đồ đạc và nhà cửa luôn luôn sạch sẽ, ngăn nắp là việc nói dễ hơn làm. Điều cần thiết không phải là nhiều dụng cụ hoặc đồ dùng tinh vi đắt tiền, mà là kế hoạch tốt và luôn cố gắng. Phải dành ra thì giờ để tắm rửa, giặt giũ, dọn dẹp lau chùi nhà cửa, xe cộ, v.v... Chúng ta không thể dựa vào lý do vì bận rộn với thánh chức, đi nhóm họp và học hỏi cá nhân, cùng các trách nhiệm khác trong đời sống hàng ngày mà không có thì giờ để giữ sạch sẽ và tươm tất trước mắt Đức Chúa Trời và người ta. Nguyên tắc quen thuộc ‘mọi việc đều có kỳ định’ cũng áp dụng cho phần này của đời sống chúng ta.—Truyền-đạo 3:1.
Một tấm lòng không bị ô uế
14. Tại sao có thể nói rằng sự thanh sạch về đạo đức và thiêng liêng còn quan trọng hơn sự sạch sẽ về thể chất?
14 Chú ý đến sự sạch sẽ về thể chất là quan trọng, nhưng quan trọng hơn nữa là quan tâm đến sự thanh sạch về đạo đức và thiêng liêng. Chúng ta đi đến kết luận này khi nhớ lại rằng dân Y-sơ-ra-ên bị Đức Giê-hô-va từ bỏ, không phải vì họ ô uế về thể chất, mà vì họ tha hóa về đạo đức và thiêng liêng. Qua nhà tiên tri Ê-sai, Đức Giê-hô-va phán rằng vì họ là “nước mắc Ê-sai 1:4, 11-16.
tội, dân mang lỗi nặng-nề”, nên việc họ dâng của-lễ, làm lễ ngày trăng mới và ngày sa-bát, thậm chí cả lời cầu nguyện của họ đã trở nên nặng nề cho Ngài. Họ phải làm gì để được lại ân huệ của Đức Chúa Trời? Đức Giê-hô-va nói: “Hãy rửa đi, hãy làm cho sạch! Hãy tránh những việc ác khỏi trước mắt ta. Đừng làm dữ nữa”.—15, 16. Chúa Giê-su nói cái gì là điều làm cho người ta ô uế, và chúng ta có thể nhận được lợi ích từ lời ngài như thế nào?
15 Để hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của sự thanh sạch về đạo đức và thiêng liêng, hãy xem xét những gì Chúa Giê-su nói khi người Pha-ri-si và các thầy thông giáo cho rằng môn đồ ngài ô uế vì không rửa tay trước khi ăn. Chúa Giê-su sửa họ khi nói: “Chẳng phải điều chi vào miệng làm dơ-dáy người; nhưng điều chi ở miệng ra, ấy mới là điều làm dơ-dáy người vậy!” Rồi ngài giải thích: “Những điều bởi miệng mà ra là từ trong lòng, thì những điều đó làm dơ-dáy người. Vì từ nơi lòng mà ra những ác-tưởng, những tội giết người, tà-dâm, dâm-dục, trộm-cướp, làm chứng dối, và lộng-ngôn. Ấy đó là những điều làm dơ-dáy người; song sự ăn mà không rửa tay chẳng làm dơ-dáy người đâu”.—Ma-thi-ơ 15:11, 18-20.
16 Chúng ta có thể học được gì từ lời của Chúa Giê-su? Ngài cho thấy rằng những hành động gian ác, vô luân và ô uế xuất phát từ khuynh hướng không trong sạch trong lòng. Như môn đồ Gia-cơ nói, “mỗi người bị cám-dỗ khi mắc tư-dục xui-giục mình”. (Gia-cơ 1:14, 15) Do đó, nếu không muốn phạm những trọng tội mà Chúa Giê-su miêu tả, chúng ta phải trừ tận gốc và không để cho lòng có bất cứ khuynh hướng nào về những điều đó. Tức là chúng ta phải cẩn thận về những gì mình đọc, xem và nghe. Ngày nay, nhân danh tự do ngôn luận và sự phóng túng trong nghệ thuật, công nghiệp văn nghệ và quảng cáo đưa ra dồn dập hàng loạt các âm thanh và hình ảnh phục vụ sự thèm muốn của xác thịt tội lỗi. Chúng ta phải quyết tâm không để cho bất cứ ý tưởng nào như thế bắt rễ trong lòng mình. Điểm chính là muốn được Đức Chúa Trời hài lòng và chấp nhận, chúng ta phải luôn luôn cảnh giác đề phòng để giữ một tấm lòng trong sạch không ô uế.—Châm-ngôn 4:23.
Được tẩy sạch để làm việc lành
17. Tại sao Đức Giê-hô-va đã đưa dân Ngài đến tình trạng tinh sạch?
17 Với sự giúp đỡ của Đức Giê-hô-va, chúng ta có thể hưởng một vị thế tinh sạch trước mắt Ngài; đây quả thật là một ân phước và sự che chở. (2 Cô-rinh-tô 6:14-18) Nhưng chúng ta cũng hiểu rằng Đức Giê-hô-va đưa dân Ngài đến tình trạng tinh sạch vì một mục đích đặc biệt. Phao-lô nói với Tít rằng Chúa Giê-su Christ “là Đấng liều mình vì chúng ta, để chuộc chúng ta khỏi mọi tội và làm cho sạch, đặng lấy chúng ta làm một dân thuộc riêng về Ngài, là dân có lòng sốt-sắng về các việc lành”. (Tít 2:14) Là một dân đã được tẩy sạch, chúng ta nên sốt sắng về việc gì?
18. Chúng ta có thể cho thấy mình sốt sắng về việc lành như thế nào?
18 Việc chính yếu là chúng ta phải nỗ lực công bố tin mừng về Nước Đức Chúa Trời. (Ma-thi-ơ 24:14) Khi làm thế, chúng ta cho người ta ở khắp nơi biết về hy vọng sống vĩnh viễn trên một trái đất sẽ không còn bị bất cứ sự ô uế nào. (2 Phi-e-rơ 3:13) Việc lành của chúng ta cũng bao gồm việc thể hiện bông trái của thánh linh Đức Chúa Trời trong đời sống hàng ngày, như thế làm vinh hiển Cha trên trời. (Ga-la-ti 5:22, 23; 1 Phi-e-rơ 2:12) Và chúng ta không quên những người không ở trong lẽ thật có thể đã gặp thiên tai hoặc tai biến. Chúng ta ghi nhớ lời khuyên của Phao-lô: “Vậy, đương lúc có dịp-tiện, hãy làm điều thiện cho mọi người, nhứt là cho anh em chúng ta trong đức-tin”. (Ga-la-ti 6:10) Khi thực hiện tất cả việc lành đó với một tấm lòng tinh sạch và mục tiêu trong sáng, chúng ta làm đẹp lòng Đức Chúa Trời.—1 Ti-mô-thê 1:5.
19. Những ân phước nào đang chờ đợi chúng ta nếu chúng ta tiếp tục giữ tiêu chuẩn cao về sự tinh sạch về thể chất, đạo đức và thiêng liêng?
19 Là người hầu việc Đấng Tối Cao, chúng ta làm theo lời của Phao-lô: “Hỡi anh em, tôi lấy sự thương-xót của Đức Chúa Trời khuyên anh em dâng thân-thể mình làm của-lễ sống và thánh, đẹp lòng Đức Chúa Trời, ấy là sự thờ-phượng phải lẽ của anh em”. (Rô-ma 12:1) Mong sao chúng ta tiếp tục quý trọng đặc ân được Đức Giê-hô-va tẩy sạch và cố gắng hết sức giữ tiêu chuẩn cao về sự tinh sạch về thể chất, đạo đức và thiêng liêng. Làm thế không những sẽ mang lại cho chúng ta lòng tự trọng và thỏa nguyện ngay bây giờ mà còn cho chúng ta triển vọng thấy “những sự thứ nhất”, tức hệ thống gian ác, ô uế hiện tại, qua đi khi Đức Chúa Trời “làm mới lại hết thảy muôn vật”.—Khải-huyền 21:4, 5.
Bạn có nhớ không?
• Tại sao dân Y-sơ-ra-ên đã được ban cho nhiều luật về sự tinh sạch?
• Sự sạch sẽ về thể chất làm tăng giá trị thông điệp chúng ta rao giảng như thế nào?
• Tại sao sự thanh sạch về đạo đức và thiêng liêng còn quan trọng hơn sự sạch sẽ về thể chất?
• Làm thế nào chúng ta có thể cho thấy mình là một dân “sốt-sắng về việc lành”?
[Câu hỏi thảo luận]
[Các hình nơi trang 21]
Sự sạch sẽ về thể chất làm tăng giá trị thông điệp chúng ta rao giảng
[Hình nơi trang 22]
Chúa Giê-su cảnh báo rằng ý tưởng gian ác dẫn đến hành động gian ác
[Các hình nơi trang 23]
Là dân đã được tẩy sạch, Nhân Chứng Giê-hô-va sốt sắng về việc lành