Tín đồ Đấng Christ thờ phượng bằng tâm thần và lẽ thật
Tín đồ Đấng Christ thờ phượng bằng tâm thần và lẽ thật
“Đức Chúa Trời là Thần, nên ai thờ-lạy Ngài thì phải lấy tâm-thần và lẽ thật mà thờ-lạy”.—GIĂNG 4:24.
1. Cách thờ phượng nào làm đẹp lòng Đức Chúa Trời?
CHÚA GIÊ-SU CHRIST, Con độc sanh của Đức Giê-hô-va, cho thấy rõ cách thờ phượng làm đẹp lòng Cha trên trời của ngài. Trong khi chân tình làm chứng cho một người đàn bà Sa-ma-ri bên giếng nước gần thành Si-kha, Chúa Giê-su nói: “Các ngươi thờ-lạy sự các ngươi không biết, chúng ta thờ-lạy sự chúng ta biết, vì sự cứu-rỗi bởi người Giu-đa mà đến. Nhưng giờ hầu đến, và đã đến rồi, khi những kẻ thờ-phượng thật lấy tâm-thần và lẽ thật mà thờ-phượng Cha: Ấy đó là những kẻ thờ-phượng mà Cha ưa-thích vậy. Đức Chúa Trời là Thần, nên ai thờ-lạy Ngài thì phải lấy tâm-thần và lẽ thật mà thờ-lạy”. (Giăng 4:22-24) Chúng ta phải hiểu những lời này như thế nào?
2. Sự thờ phượng của người Sa-ma-ri dựa trên cơ sở nào?
2 Những người Sa-ma-ri có quan điểm sai lầm về tôn giáo. Họ chỉ chấp nhận năm cuốn sách đầu của Kinh Thánh là được soi dẫn—họ còn duyệt lại những cuốn sách này và gọi là Ngũ Thư của người Sa-ma-ri. Trong khi người Sa-ma-ri không thực sự biết Đức Chúa Trời, người Giu-đa được giao phó cho sự hiểu biết về Kinh Thánh. (Rô-ma 3:1, 2) Những người Giu-đa trung thành và những người khác có thể được hưởng ân huệ của Đức Giê-hô-va. Nhưng điều này đòi hỏi gì nơi họ?
3. Để thờ phượng Đức Chúa Trời bằng “tâm-thần và lẽ thật”, đòi hỏi điều gì?
3 Để làm đẹp lòng Đức Giê-hô-va, dân Giu-đa, Sa-ma-ri và những người khác trong quá khứ đã phải làm gì? Họ phải “lấy tâm-thần và lẽ thật” mà thờ phượng Ngài. Chúng ta cũng phải làm như vậy. Mặc dù công việc phụng sự Đức Chúa Trời đòi hỏi phải nhiệt tình, hay sốt sắng, và được thúc đẩy bởi một tấm lòng tràn đầy yêu thương và đức tin, nhưng việc thờ phượng Đức Chúa Trời bằng tâm thần đặc biệt đòi hỏi chúng ta phải có thánh linh Ngài và để thánh linh dẫn dắt. Qua việc học hỏi và áp dụng Lời Đức Chúa Trời, tâm thần chúng ta, tức trạng thái tinh thần, phải hòa hợp với thánh linh Ngài. (1 Cô-rinh-tô 2:8-12) Để sự thờ phượng của chúng ta được Đức Giê-hô-va chấp nhận, chúng ta cũng phải thờ phượng Ngài bằng lẽ thật, phù hợp với những điều Lời Ngài tức Kinh Thánh tiết lộ về Ngài và các ý định của Ngài.
Có thể tìm được lẽ thật
4. Một số người xem lẽ thật như thế nào?
4 Một số nhà nghiên cứu triết học phát triển quan điểm cho rằng con người không thể nào đạt được lẽ thật tuyệt đối. Thật vậy, Alf Ahlberg, một tác giả người Thụy Điển, viết: “Nhiều câu hỏi về triết học mang bản chất không thể nào có lời giải đáp dứt khoát”. Mặc dù một số người
nói rằng chỉ có lẽ thật tương đối mà thôi, nhưng có thật như vậy không? Chúa Giê-su Christ không nghĩ như vậy.5. Tại sao Chúa Giê-su đã xuống thế gian?
5 Chúng ta hãy tưởng tượng đang quan sát cảnh sau đây: Đó là đầu năm 33 CN, và Chúa Giê-su đang đứng trước Quan Tổng Trấn La Mã Bôn-xơ Phi-lát. Ngài nói với Phi-lát: “Vì sao ta đã giáng-thế: ấy là để làm chứng cho lẽ thật”. Phi-lát hỏi: “Lẽ thật là cái gì?” Nhưng ông không đợi Chúa Giê-su nói thêm.—Giăng 18:36-38.
6. (a) “Lẽ thật” được định nghĩa như thế nào? (b) Chúa Giê-su giao cho môn đồ ngài sứ mạng nào?
6 “Lẽ thật” được định nghĩa là toàn bộ những sự vật, sự việc và sự kiện có thật. Tuy nhiên, có phải Chúa Giê-su làm chứng cho lẽ thật tổng quát không? Không. Ngài nghĩ đến lẽ thật cụ thể. Ngài giao cho môn đồ sứ mạng công bố lẽ thật đó, vì ngài bảo họ: “Hãy đi đào tạo người từ các nước thành môn đồ, làm báp têm cho họ nhân danh Cha và Con và thánh linh, dạy họ giữ mọi điều mà ta đã truyền cho các ngươi”. (Ma-thi-ơ 28:19, 20, NW) Trước khi hệ thống này kết liễu, các môn đồ thật của Chúa Giê-su sẽ công bố “lẽ thật của Tin-lành” trên khắp đất. (Ga-la-ti 2:14) Điều này sẽ được thực hiện để làm ứng nghiệm lời của Chúa Giê-su: “Tin-lành nầy về nước Đức Chúa Trời sẽ được giảng ra khắp đất, để làm chứng cho muôn dân. Bấy giờ sự cuối-cùng sẽ đến”. (Ma-thi-ơ 24:14) Vậy điều thiết yếu là chúng ta phải nhận diện được những người đang dạy dỗ muôn dân về lẽ thật qua việc rao giảng tin mừng Nước Trời.
Chúng ta có thể học lẽ thật bằng cách nào?
7. Làm thế nào bạn có thể chứng minh rằng Đức Giê-hô-va là Nguồn của lẽ thật?
7 Đức Giê-hô-va là Nguồn lẽ thật về thiêng liêng. Thật vậy, Đa-vít người viết Thi-thiên gọi Đức Giê-hô-va là “Đức Chúa Trời chân-thật [“của lẽ thật”, NW]”. (Thi-thiên 31:5; 43:3) Chúa Giê-su công nhận lời Cha ngài là lẽ thật, và ngài cũng tuyên bố: “Các sách tiên-tri có chép rằng: Ai nấy đều sẽ được Đức Chúa Trời dạy-dỗ. Hễ ai đã nghe Cha và học theo Ngài thì đến cùng ta”. (Giăng 6:45; 17:17; Ê-sai 54:13) Vậy rõ ràng những ai tìm kiếm lẽ thật phải được Đức Giê-hô-va dạy dỗ. Ngài là Đấng Dạy Dỗ Vĩ Đại. (Ê-sai 30:20, 21, NW) Những người tìm kiếm lẽ thật cần thâu thập “điều tri-thức của Đức Chúa Trời”. (Châm-ngôn 2:5) Và Đức Giê-hô-va đã yêu thương dạy dỗ hay truyền đạt lẽ thật bằng nhiều cách.
8. Đức Chúa Trời dạy và truyền đạt lẽ thật bằng những cách nào?
8 Chẳng hạn, chính qua các thiên sứ, Đức Chúa Trời truyền Luật Pháp cho dân Y-sơ-ra-ên. (Ga-la-ti 3:19) Trong những giấc mơ, Ngài hứa ban ân phước cho tộc trưởng Áp-ra-ham và Gia-cốp. (Sáng-thế Ký 15:12-16; 28:10-19) Đức Chúa Trời ngay cả phán từ trời, như khi Chúa Giê-su làm báp têm, và những lời đầy phấn khởi này được nghe trên đất: “Nầy là Con yêu-dấu của ta, đẹp lòng ta mọi đàng”. (Ma-thi-ơ 3:17) Chúng ta cũng biết ơn vì Đức Chúa Trời đã truyền đạt lẽ thật bằng cách soi dẫn những người viết Kinh Thánh. (2 Ti-mô-thê 3:16, 17) Vậy bằng cách học Lời Đức Chúa Trời, chúng ta “tin [vào] lẽ thật”.—2 Tê-sa-lô-ni-ca 2:13.
Lẽ thật và Con Đức Chúa Trời
9. Đức Chúa Trời đã dùng Con Ngài để tiết lộ lẽ thật như thế nào?
9 Đức Chúa Trời đặc biệt dùng Con Ngài là Chúa Giê-su Christ để tiết lộ lẽ thật cho nhân loại. (Hê-bơ-rơ 1:1-3) Thật vậy, từ xưa đến nay, không có người nào nói lẽ thật như Chúa Giê-su. (Giăng 7:46) Ngay cả sau khi lên trời, ngài cũng vẫn tiếp tục tiết lộ lẽ thật từ Cha ngài. Chẳng hạn, sứ đồ Giăng nhận được “sự mặc-thị của Đức Chúa Jêsus-Christ mà Đức Chúa Trời đã ban cho Ngài đặng đem tỏ ra cùng tôi-tớ Ngài những điều kíp phải xảy đến”.—Khải-huyền 1:1-3.
10, 11. (a) Lẽ thật mà Chúa Giê-su làm chứng có liên quan đến điều gì? (b) Chúa Giê-su đã làm cho lẽ thật trở thành hiện thực như thế nào?
10 Chúa Giê-su nói với Bôn-xơ Phi-lát rằng ngài xuống đất để làm chứng cho lẽ thật. Trong thời gian làm thánh chức, Chúa Giê-su tiết lộ là lẽ thật đó liên quan đến việc biện minh cho quyền thống trị của Đức Giê-hô-va qua Nước Trời do Đấng Christ làm Vua. Nhưng để làm chứng cho lẽ thật, đòi hỏi Chúa Giê-su không chỉ rao giảng và dạy dỗ, mà còn phải làm cho lẽ thật trở thành hiện thực bằng cách thực hiện lẽ thật đó. Vì vậy, sứ đồ Phao-lô viết: “Chớ có ai đoán-xét anh em về của ăn uống, hoặc ngày lễ, hoặc ngày mặt trăng mới, hoặc ngày Sa-bát, ấy đều chỉ là bóng của các việc sẽ tới, còn hình thì ở trong Đấng Christ”.—Cô-lô-se 2:16, 17.
11 Một cách lẽ thật trở thành hiện thực là việc Chúa Giê-su sinh ra tại Bết-lê-hem như đã được tiên tri. (Mi-chê 5:1; Lu-ca 2:4-11) Lẽ thật cũng trở thành hiện thực khi lời tiên tri của Đa-ni-ên về sự xuất hiện của Đấng Mê-si vào cuối 69 ‘tuần-lễ năm’ được ứng nghiệm. Điều đó xảy ra khi Chúa Giê-su trình diện với Đức Chúa Trời lúc làm báp têm và được xức dầu bằng thánh linh, vào đúng thời điểm, tức năm 29 CN. (Đa-ni-ên 9:25; Lu-ca 3:1, 21, 22) Lẽ thật cũng trở thành hiện thực khi Chúa Giê-su thi hành thánh chức dạy dỗ với tư cách người công bố Nước Trời. (Ê-sai 9:1, 2, 6, 78:23–9:1, 5, 6; 61:1, 2; Ma-thi-ơ 4:13-17; Lu-ca 4:18-21) Lẽ thật cũng trở thành hiện thực bởi sự chết và sống lại của ngài.—Thi-thiên 16:8-11; Ê-sai 53:5, 8, 11, 12; Ma-thi-ơ 20:28; Giăng 1:29; Công-vụ 2:25-31.
12. Tại sao Chúa Giê-su có thể nói: ‘Ta là lẽ thật’?
12 Vì lẽ thật đặt trọng tâm nơi Chúa Giê-su nên ngài có thể nói: “Ta là đường đi, lẽ thật, và sự sống; chẳng bởi ta thì không ai được đến cùng Cha”. (Giăng 14:6) Người ta được giải thoát về phương diện thiêng liêng khi họ “thuộc về lẽ thật” bằng cách chấp nhận vai trò Chúa Giê-su trong ý định của Đức Chúa Trời. (Giăng 8:32-36; 18:37) Vì chấp nhận lẽ thật và trung thành theo Chúa Giê-su, những người giống như chiên sẽ nhận được sự sống đời đời.—Giăng 10:24-28.
13. Chúng ta sẽ khảo sát lẽ thật của Kinh Thánh trong ba lãnh vực nào?
13 Toàn bộ lẽ thật do Chúa Giê-su và các môn đồ được soi dẫn của ngài dạy hợp thành đức tin thật của đạo Đấng Christ. Những người “vâng-theo đạo”, do đó “đi trong sự thật”. (Công-vụ 6:7; 3 Giăng 3, 4, Nguyễn Thế Thuấn) Vậy ngày nay ai đi trong lẽ thật? Ai thật sự đang dạy lẽ thật cho muôn dân? Khi thảo luận về những câu hỏi này, chúng ta sẽ chú trọng đến những tín đồ Đấng Christ thời ban đầu và sẽ khảo sát lẽ thật của Kinh Thánh liên quan đến (1) niềm tin, (2) cách thờ phượng, và (3) hạnh kiểm cá nhân.
Lẽ thật và niềm tin
14, 15. Bạn có thể nói gì về thái độ của tín đồ Đấng Christ thời ban đầu và Nhân Chứng Giê-hô-va đối với Kinh Thánh?
14 Tín đồ Đấng Christ thời ban đầu rất kính trọng Lời của Đức Giê-hô-va. (Giăng 17:17) Đó là tiêu chuẩn cho niềm tin và những thực hành của họ. Clement ở Alexandria vào thế kỷ thứ hai và thứ ba phát biểu: “Họ là những người theo đuổi phẩm chất cao, sẽ không ngừng tìm kiếm lẽ thật, cho đến khi chính họ nắm được bằng chứng trong Kinh Thánh về những điều họ tin”.
15 Giống như tín đồ Đấng Christ thời ban đầu, Nhân Chứng Giê-hô-va rất kính trọng Kinh Thánh. Họ tin rằng “cả Kinh-thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi-dẫn, có ích cho sự dạy-dỗ”. (2 Ti-mô-thê 3:16) Vậy chúng ta hãy xem xét một vài niềm tin của tín đồ Đấng Christ thời ban đầu chiếu theo những gì tôi tớ Đức Giê-hô-va thời nay đã học được vì họ dùng Kinh Thánh làm sách giáo khoa chính.
Lẽ thật về linh hồn
16. Lẽ thật về linh hồn là gì?
16 Vì tin những gì nói trong Kinh Thánh, tín đồ Đấng Christ thời ban đầu dạy lẽ thật về linh hồn. Họ biết rằng “người trở nên một linh hồn sống” khi được Đức Chúa Trời dựng nên. (Sáng-thế Ký 2:7, NW) Hơn nữa, họ công nhận rằng linh hồn con người chết. (Ê-xê-chi-ên 18:4; Gia-cơ 5:20) Họ cũng biết rằng “kẻ chết chẳng biết chi hết”.—Truyền-đạo 9:5, 10.
17. Bạn sẽ giải thích thế nào về hy vọng cho người chết?
17 Tuy nhiên, các môn đồ của Chúa Giê-su thời ban đầu hy vọng chắc chắn là những người chết nào được Đức Chúa Trời ghi nhớ, sẽ sống lại. Niềm tin ấy được Phao-lô diễn tả rõ ràng: “Tôi có sự trông-cậy nầy nơi Đức Chúa Trời,... tức là sẽ có sự sống lại của người công-bình và không công-bình”. (Công-vụ 24:15) Ngay cả sau này, Minucius Felix, một người tự nhận là tín đồ Đấng Christ, đã viết: “Có ai quá ngu muội hoặc dại dột dám quả quyết rằng Đức Chúa Trời lúc ban đầu vốn dựng nên loài người lại không thể tái tạo họ không?” Giống như tín đồ Đấng Christ thời ban đầu, Nhân Chứng Giê-hô-va giữ vững lẽ thật của Kinh Thánh về linh hồn con người, sự chết và sự sống lại. Bây giờ chúng ta hãy xem xét bản thể của Đức Chúa Trời và của Đấng Christ.
Lẽ thật và Chúa Ba Ngôi
18, 19. Tại sao có thể nói rằng sự dạy dỗ về Chúa Ba Ngôi không có trong Kinh Thánh?
18 Tín đồ Đấng Christ thời ban đầu không hề xem Đức Chúa Trời, Đấng Christ và thánh linh là một Chúa Ba Ngôi. Cuốn The Encyclopædia Britannica (Bách khoa tự điển Anh Quốc) nói: “Không có từ Chúa Ba Ngôi và cũng không có thuyết đó trong Tân Ước, Chúa Giê-su và môn đồ ngài cũng không có ý định mâu thuẫn với Shema [một lời cầu nguyện của người Do Thái] trong Cựu Ước, nơi đó nói: ‘Hỡi Y-sơ-ra-ên! hãy nghe: Giê-hô-va Đức Chúa Trời chúng ta là Giê-hô-va có một không hai’ (Phục-truyền Luật-lệ Ký 6:4)”. Tín đồ Đấng Christ không thờ phượng thần bộ ba của La Mã hoặc các thần khác. Họ chấp nhận lời Chúa Giê-su nói chỉ thờ phượng một mình Đức Giê-hô-va mà thôi. (Ma-thi-ơ 4:10) Hơn nữa, họ tin lời Đấng Christ khi ngài nói: “Cha tôn-trọng hơn ta”. (Giăng 14:28) Ngày nay Nhân Chứng Giê-hô-va có cùng quan điểm như vậy.
19 Môn đồ của Chúa Giê-su thời ban đầu phân biệt rõ ràng giữa Đức Chúa Trời, Đấng Christ, Ma-thi-ơ 28:19.
và thánh linh. Thật vậy, họ làm báp têm cho các môn đồ (1) nhân danh Cha, (2) nhân danh Con, và (3) nhân danh thánh linh, chứ không nhân danh một Chúa Ba Ngôi. Tương tự, Nhân Chứng Giê-hô-va dạy lẽ thật của Kinh Thánh và do đó phân biệt giữa Đức Chúa Trời, Con Ngài, và thánh linh.—Lẽ thật và phép báp têm
20. Các ứng viên báp têm cần có sự hiểu biết nào?
20 Chúa Giê-su giao cho môn đồ ngài sứ mạng đào tạo môn đồ qua việc dạy lẽ thật cho muôn dân. Để hội đủ điều kiện làm báp têm, một người cần phải có sự hiểu biết căn bản về Kinh Thánh. Chẳng hạn, phải nhìn nhận địa vị và thẩm quyền của Cha và của Chúa Giê-su Christ, Con Ngài. (Giăng 3:16) Các ứng viên báp têm cũng cần hiểu rằng thánh linh không phải là một nhân vật nhưng là sinh hoạt lực của Đức Chúa Trời.—Sáng-thế Ký 1:2, cước chú NW.
21, 22. Tại sao bạn có thể nói rằng phép báp têm chỉ dành cho những người tin đạo?
21 Tín đồ Đấng Christ thời ban đầu chỉ làm báp têm cho những người có sự hiểu biết, đã ăn năn và dâng mình vô điều kiện cho Đức Chúa Trời để làm theo ý muốn Ngài. Những người Do Thái và những người cải sang đạo Do Thái nhóm lại ở Giê-ru-sa-lem vào ngày Lễ Ngũ Tuần năm 33 CN đã có sự hiểu biết phần Kinh Thánh tiếng Hê-bơ-rơ rồi. Khi được nghe sứ đồ Phi-e-rơ nói về Chúa Giê-su, Đấng Mê-si, thì khoảng 3.000 người đã “nhận lời đó” và “chịu phép báp-têm”.—Công-vụ 2:41; 3:19–4:4; 10:34-38.
22 Phép báp têm đạo Đấng Christ chỉ dành cho những người tin đạo. Những người ở Sa-ma-ri chấp nhận lẽ thật, và “khi chúng đã tin Phi-líp, là người rao-giảng Tin-lành của nước Đức Chúa Trời và danh Đức Chúa Jêsus-Christ cho mình, thì cả đàn-ông đàn-bà đều chịu phép báp-têm”. (Công-vụ 8:12) Là một người cải đạo sốt sắng, có sự hiểu biết về Đức Giê-hô-va, hoạn quan người Ê-thi-ô-bi trước nhất chấp nhận lời của Phi-líp về sự ứng nghiệm những lời tiên tri về Đấng Mê-si và rồi làm báp têm. (Công-vụ 8:34-36) Sau này, Phi-e-rơ nói với Cọt-nây và những người ngoại khác rằng “ai kính-sợ [Đức Chúa Trời] và làm sự công-bình, thì nấy được đẹp lòng Chúa” và bất cứ ai đặt đức tin nơi Chúa Giê-su Christ đều được tha tội. (Công-vụ 10:29-35, 43; 11:18) Tất cả những điều này hòa hợp với mệnh lệnh của Chúa Giê-su ‘hãy đào tạo môn đồ, dạy họ giữ mọi điều mà ta đã truyền cho các ngươi’. (Ma-thi-ơ 28:19, 20, NW; Công-vụ 1:8) Nhân Chứng Giê-hô-va cũng tuân thủ tiêu chuẩn ấy, chỉ chấp nhận làm báp têm cho những ai có sự hiểu biết căn bản về Kinh Thánh và đã dâng mình cho Đức Chúa Trời.
23, 24. Hình thức thích hợp của phép báp têm đạo Đấng Christ là gì?
23 Trầm người trọn vẹn trong nước là hình thức báp têm thích hợp cho người tin đạo. Sau khi Chúa Giê-su làm báp têm ở Sông Giô-đanh, ngài “lên khỏi nước”. (Mác 1:10) Hoạn quan người Ê-thi-ô-bi được báp têm ở “chỗ có nước”. Ông và Phi-líp “đều xuống nước” và rồi “ở dưới nước lên”. (Công-vụ 8:36-40) Sự kiện Kinh Thánh liên kết phép báp têm với việc chôn tượng trưng cũng cho thấy việc trầm người trọn vẹn trong nước khi làm báp têm.—Rô-ma 6:4-6; Cô-lô-se 2:12.
24 Cuốn The Oxford Companion to the Bible nói: “Sự mô tả rõ ràng trong Tân Ước về phép báp têm cho thấy người chịu báp têm được nhận chìm dưới nước”. Theo một tác phẩm bằng tiếng Pháp Larousse du XXe Siècle (Paris, 1928), “các tín đồ Đấng Christ đầu tiên được báp têm bằng cách trầm người trong nước tại bất cứ nơi nào có nước”. Và sách After Jesus—The Triumph of Christianity ghi nhận: “Bằng
hình thức cơ bản nhất, [phép báp têm] đòi hỏi ứng viên tuyên xưng đức tin và tiếp đó là trầm người trọn vẹn trong nước nhân danh Chúa Giê-su”.25. Bài kế tiếp sẽ thảo luận điều gì?
25 Những điểm nêu trên về niềm tin và những thực hành dựa vào Kinh Thánh của tín đồ Đấng Christ thời ban đầu chỉ là điển hình. Chúng ta có thể kể ra những điểm tương đồng khác giữa niềm tin của họ và của Nhân Chứng Giê-hô-va. Trong bài kế tiếp, chúng ta sẽ thảo luận những cách khác giúp nhận diện những người đang dạy muôn dân về lẽ thật.
Bạn trả lời thế nào?
• Đức Chúa Trời đòi hỏi cách thờ phượng nào?
• Lẽ thật trở thành hiện thực qua Chúa Giê-su Christ như thế nào?
• Lẽ thật về linh hồn và sự chết là gì?
• Phép báp têm đạo Đấng Christ được thực hiện như thế nào, và các ứng viên báp têm phải hội đủ những điều kiện gì?
[Câu hỏi thảo luận]
[Hình nơi trang 16]
Chúa Giê-su nói với Phi-lát: ‘Ta đến để làm chứng cho lẽ thật’
[Hình nơi trang 17]
Bạn có thể giải thích tại sao Chúa Giê-su nói: ‘Ta là lẽ thật’ không?
[Hình nơi trang 18]
Đâu là lẽ thật về phép báp têm của đạo Đấng Christ?