Thêm cho nhịn nhục sự tin kính
Thêm cho nhịn nhục sự tin kính
“Thêm cho đức-tin mình... sự nhịn-nhục, thêm cho nhịn-nhục sự tin-kính”.—2 PHI-E-RƠ 1:5, 6.
1, 2. (a) Một em bé phải tăng trưởng như thế nào? (b) Sự tăng trưởng về thiêng liêng quan trọng ra sao?
ĐỐI VỚI một em bé, sự tăng trưởng là quan trọng, nhưng tăng trưởng về thể chất thôi thì chưa đủ mà cũng phải tăng trưởng về tinh thần và tình cảm nữa. Với thời gian, em sẽ bỏ đi các cách thức non dại và phát triển thành một người đàn ông hay đàn bà trưởng thành. Sứ đồ Phao-lô ám chỉ điều này khi viết: “Khi tôi còn là con trẻ, tôi nói như con trẻ, tư-tưởng như con trẻ, suy-xét như con trẻ; khi tôi đã thành-nhân, bèn bỏ những điều thuộc về con trẻ”.—1 Cô-rinh-tô 13:11.
2 Những lời của Phao-lô nêu lên một điểm quan trọng về sự tăng trưởng thiêng liêng. Tín đồ Đấng Christ cần phát triển từ non dại về thiêng liêng đến ‘thành-nhân về sự khôn-sáng’. (1 Cô-rinh-tô 14:20) Họ phải vươn tới và cố gắng đạt đến “tầm-thước vóc-giạc trọn-vẹn của Đấng Christ”. Sau đó, họ sẽ không còn là “trẻ con nữa, bị người ta lừa-đảo, bị mưu-chước dỗ-dành làm cho lầm-lạc, mà day-động và dời-đổi theo chiều gió của đạo lạc”.—Ê-phê-sô 4:13, 14.
3, 4. (a) Chúng ta phải làm gì để trưởng thành về thiêng liêng? (b) Chúng ta phải biểu lộ những đức tính tin kính nào, và những đức tính này quan trọng như thế nào?
3 Làm thế nào chúng ta có thể trở nên trưởng thành về thiêng liêng? Trong khi sự tăng trưởng về thể chất diễn tiến hầu như tự động trong những hoàn cảnh bình thường, thì sự tăng trưởng về thiêng liêng đòi hỏi cố gắng có chủ tâm. Nó khởi đầu với việc tiếp nhận sự hiểu biết chính xác về Lời Đức Chúa Trời và hành động phù hợp với những điều mình học được. (Hê-bơ-rơ 5:14; 2 Phi-e-rơ 1:3) Rồi điều này giúp chúng ta biểu lộ các đức tính tin kính. Giống như những khía cạnh khác nhau của sự tăng trưởng về thể chất, các đức tính tin kính khác nhau thường phát triển cùng một lúc. Sứ đồ Phi-e-rơ viết: “Về phần anh em, phải gắng hết sức thêm cho đức-tin mình sự nhân-đức, thêm cho nhân-đức sự học-thức, thêm cho học-thức sự tiết-độ, thêm cho tiết-độ sự nhịn-nhục, thêm cho nhịn-nhục sự tin-kính, thêm cho tin-kính tình yêu-thương anh em, thêm cho tình yêu-thương anh em lòng yêu-mến”.—2 Phi-e-rơ 1:5-7.
4 Mỗi đức tính Phi-e-rơ liệt kê ra đều quan trọng, và không thể bỏ qua bất cứ đức tính nào. Ông viết thêm: “Nếu các điều đó có đủ trong anh em và đầy-dẫy nữa, thì ắt chẳng để cho anh em ở dưng hoặc không kết quả trong sự nhận biết Đức Chúa Jêsus-Christ chúng ta đâu”. (2 Phi-e-rơ 1:8) Chúng ta hãy tập trung sự chú ý vào việc cần thêm cho nhịn nhục sự tin kính.
Cần nhịn nhục
5. Tại sao chúng ta cần nhịn nhục?
5 Cả Phi-e-rơ lẫn Phao-lô đều liên kết sự tin kính với sự nhịn nhục. (1 Ti-mô-thê 6:11) Nhịn nhục không chỉ có nghĩa là chịu đựng khó khăn và giữ vững quyết tâm. Nó đòi hỏi kiên nhẫn, can đảm, và đứng vững, không mất niềm hy vọng khi đối diện với thử thách, trở ngại, cám dỗ, hoặc bắt bớ. Là những người sống “cách nhân-đức [“kính tin”, Trần Đức Huân] trong Đức Chúa Jêsus-Christ”, chúng ta biết sẽ bị bắt bớ. (2 Ti-mô-thê 3:12) Nếu muốn chứng tỏ lòng yêu mến Đức Giê-hô-va và muốn phát triển những đức tính cần thiết để được cứu rỗi, chúng ta phải nhịn nhục. (Rô-ma 5:3-5; 2 Ti-mô-thê 4:7, 8; Gia-cơ 1:3, 4, 12) Nếu không nhịn nhục chúng ta sẽ mất sự sống đời đời.—Rô-ma 2:6, 7; Hê-bơ-rơ 10:36.
6. Nhịn nhục cho đến cuối cùng nghĩa là làm điều gì?
Ma-thi-ơ 24:13, Bản Diễn Ý) Đúng vậy, chúng ta phải nhịn nhục cho đến cuối cùng, dù đó là sự cuối cùng của đời chúng ta hoặc sự cuối cùng của hệ thống gian ác này. Trong bất cứ trường hợp nào, chúng ta cũng phải giữ lòng trung kiên với Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, nếu không thêm cho sự nhịn nhục lòng tin kính, chúng ta không thể làm đẹp lòng Đức Giê-hô-va và sẽ không được sự sống đời đời. Nhưng tin kính nghĩa là gì?
6 Dù khởi đầu tốt thế nào thì cuối cùng điều đáng kể là chúng ta nhịn nhục. Chúa Giê-su phán: “Ai nhẫn nhục chịu đựng cho đến cuối cùng sẽ được cứu”. (Ý nghĩa của sự tin kính
7. Tin kính là gì và đức tính này thúc đẩy chúng ta làm gì?
7 Sự tin kính là thành tâm tôn kính, thờ phượng, và phụng sự Giê-hô-va Đức Chúa Trời vì muốn trung thành với quyền thống trị hoàn vũ của Ngài. Để thực hành sự tin kính đối với Đức Giê-hô-va, chúng ta cần sự hiểu biết chính xác về Ngài và đường lối Ngài. Chúng ta phải muốn biết Đức Chúa Trời cách thân thiết, sâu sắc. Điều này sẽ thúc đẩy chúng ta phát triển một sự gắn bó chân thành với Ngài, một sự gắn bó được thể hiện bằng hành động và lối sống của chúng ta. Chúng ta nên mong muốn giống Đức Giê-hô-va càng nhiều càng tốt—noi theo các đường lối Ngài và phản ánh các đức tính và cá tính Ngài. (Ê-phê-sô 5:1) Thật vậy, sự tin kính thúc đẩy chúng ta muốn làm đẹp lòng Đức Chúa Trời trong mọi việc mình làm.—1 Cô-rinh-tô 10:31.
8. Sự tin kính và sự thờ phượng chuyên độc đi đôi với nhau như thế nào?
8 Để thực hành sự tin kính thật, chúng ta phải thờ phượng chỉ một mình Đức Giê-hô-va, không để cho bất cứ điều gì chiếm chỗ của Ngài trong lòng chúng ta. Là Đấng Tạo Hóa, Ngài có quyền đòi hỏi chúng ta phụng sự Ngài cách chuyên độc. (Phục-truyền Luật-lệ Ký 4:24; Ê-sai 42:8) Tuy nhiên, Đức Giê-hô-va không hề ép chúng ta thờ phượng Ngài. Ngài muốn chúng ta sẵn lòng phụng sự Ngài. Chính lòng yêu mến Đức Chúa Trời, dựa vào sự hiểu biết chính xác về Ngài, thúc đẩy chúng ta sửa đổi đời sống và dâng mình vô điều kiện cho Ngài và rồi sống đúng với sự dâng mình đó.
Xây đắp mối quan hệ với Đức Chúa Trời
9, 10. Làm sao chúng ta có thể phát triển và giữ được mối quan hệ mật thiết với Đức Chúa Trời?
9 Sau khi biểu trưng sự dâng mình cho Đức Chúa Trời bằng cách làm báp têm, chúng ta vẫn cần xây đắp mối quan hệ cá nhân mật thiết với Ngài hơn bao giờ hết. Do đó, lòng ao ước làm điều này cũng như trung thành phụng sự Đức Giê-hô-va thúc đẩy chúng ta tiếp tục học và suy ngẫm Lời Ngài. Khi để cho thánh linh Đức Giê-hô-va tác động đến lòng và trí, tình yêu thương của chúng ta đối với Ngài sâu đậm thêm. Mối quan hệ của chúng ta với Ngài tiếp tục là điều quan trọng nhất trong đời sống. Chúng ta xem Đức Giê-hô-va như Bạn thân nhất và muốn lúc nào cũng làm đẹp lòng Ngài. (1 Giăng 5:3) Niềm vui thích trong mối quan hệ tốt đẹp với Đức Chúa Trời gia tăng, và chúng ta biết ơn là Ngài yêu thương dạy dỗ chúng ta và sửa sai những khía cạnh chúng ta cần sửa.—Phục-truyền Luật-lệ Ký 8:5.
10 Chúng ta phải cố gắng không ngừng để củng cố mối quan hệ quý báu với Đức Giê-hô-va, nếu không, mối quan hệ ấy có thể suy yếu đi. Nếu điều đó xảy ra thì không phải lỗi tại Đức Chúa Trời, vì “Ngài chẳng ở xa mỗi một người trong chúng ta”. (Công-vụ 17:27) Chúng ta sung sướng biết bao khi Đức Giê-hô-va không làm cho việc đến với Ngài ra khó khăn! (1 Giăng 5:14, 15) Dĩ nhiên, chúng ta phải nỗ lực duy trì mối quan hệ cá nhân mật thiết với Đức Giê-hô-va. Tuy nhiên, Ngài giúp chúng ta đến gần Ngài bằng cách ban cho chúng ta mọi giúp đỡ cần thiết để phát triển và duy trì lòng tin kính. (Gia-cơ 4:8) Làm sao chúng ta có thể tận dụng tất cả những sự cung cấp đầy yêu thương này?
Tiếp tục mạnh mẽ về thiêng liêng
11. Những điều nào thể hiện lòng tin kính của chúng ta?
11 Tình yêu thương tận đáy lòng đối với Đức Giê-hô-va sẽ thúc đẩy chúng ta biểu lộ mức độ sâu xa của lòng tin kính phù hợp với lời khuyên của sứ đồ Phao-lô: “Hãy chuyên tâm 2 Ti-mô-thê 2:15) Để làm điều này, cần phải duy trì một thói quen tốt là đều đặn trong việc học hỏi Kinh Thánh, dự nhóm họp và tham gia thánh chức rao giảng. Chúng ta cũng có thể ở gần Đức Giê-hô-va bằng cách “cầu-nguyện không thôi”. (1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:17) Những điều này thể hiện rõ lòng tin kính của chúng ta. Bỏ bê bất cứ điều nào trong số này đều có thể gây đau ốm về thiêng liêng và khiến chúng ta dễ rơi vào mưu kế của Sa-tan.—1 Phi-e-rơ 5:8.
cho được đẹp lòng Đức Chúa Trời như người làm công không chỗ trách được, lấy lòng ngay-thẳng giảng-dạy lời của lẽ thật”. (12. Làm thế nào chúng ta có thể thành công trong việc đương đầu với những thử thách?
12 Tiếp tục tích cực và mạnh mẽ về thiêng liêng cũng giúp đương đầu với nhiều thử thách đến với chúng ta. Thử thách có thể đến từ những nguồn khiến việc đương đầu càng thêm gay go. Sự lãnh đạm, chống đối và bắt bớ có thể khó chịu đựng khi đến từ những người trong gia đình, họ hàng, hoặc láng giềng. Nơi sở làm hoặc tại trường học, chúng ta có thể gặp phải những áp lực tinh vi khiến thỏa hiệp các nguyên tắc đạo Đấng Christ. Sự chán nản, bệnh tật và chứng trầm cảm có thể làm chúng ta suy yếu về thể chất và làm cho việc đương đầu với thử thách về đức tin thêm khó khăn. Nhưng chúng ta có thể thành công trong việc đương đầu với mọi thử thách nếu chúng ta kiên trì “nên thánh và tin-kính trong mọi sự ăn-ở của mình là dường nào, trong khi chờ-đợi trông-mong cho ngày Đức Chúa Trời mau đến”. (2 Phi-e-rơ 3:11, 12) Và chúng ta có thể giữ được niềm vui khi làm thế, tin rằng Đức Chúa Trời sẽ ban phước.—Châm-ngôn 10:22.
13. Chúng ta phải làm gì nếu muốn tiếp tục thực hành sự tin kính?
13 Mặc dù Sa-tan nhắm vào những người thực hành sự tin kính nhưng chúng ta không phải sợ hãi. Tại sao vậy? Vì “Chúa biết cứu-chữa những người tin-kính khỏi cơn cám-dỗ”. (2 Phi-e-rơ 2:9) Để chịu đựng được thử thách và nghiệm được sự giải cứu, chúng ta phải “chừa-bỏ sự không tin-kính và tình-dục thế-gian, phải sống ở đời nầy theo tiết-độ, công-bình, nhân-đức”. (Tít 2:12) Là tín đồ Đấng Christ, chúng ta phải canh chừng để không một yếu kém nào liên hệ đến những ham muốn và hoạt động của xác thịt lấn át và hủy phá lòng tin kính của chúng ta. Bây giờ chúng ta cùng nhau xem xét một số mối đe dọa này.
Hãy coi chừng những mối đe dọa cho sự tin kính
14. Chúng ta phải nhớ điều gì nếu bị bẫy vật chất cám dỗ?
14 Chủ nghĩa vật chất là bẫy cho nhiều người. Chúng ta có thể thậm chí lừa dối chính mình, “coi sự tin-kính như là nguồn lợi [về vật chất] vậy”. Do đó, chúng ta có thể không ngần ngại lợi dụng sự tin cậy của các anh em đồng đạo. (1 Ti-mô-thê 6:5) Chúng ta có thể thậm chí kết luận sai lầm rằng ép một anh em tín đồ Đấng Christ khá giả cho mượn một món nợ mà chúng ta chắc không có khả năng hoàn trả là không sao. (Thi-thiên 37:21) Nhưng không phải việc đạt được của cải vật chất mà chính là sự tin kính mới “có lời hứa về đời nầy và về đời sau”. (1 Ti-mô-thê 4:8) Vì “chúng ta ra đời chẳng hề đem gì theo, chúng ta qua đời cũng chẳng đem gì đi được”, nên chúng ta hãy quyết tâm hơn trong việc theo đuổi “sự tin-kính cùng sự thỏa lòng”, và tập ‘bằng lòng với việc đủ ăn đủ mặc’.—1 Ti-mô-thê 6:6-11.
15. Chúng ta có thể làm gì nếu sự theo đuổi thú vui đe dọa choán chỗ của sự tin kính?
1 Giăng 2:25) Ngày nay nhiều người “ưa-thích sự vui chơi hơn là yêu-mến Đức Chúa Trời, bề ngoài giữ điều nhân-đức, nhưng chối-bỏ quyền-phép của nhân-đức đó”. Chúng ta cần lánh xa những người như thế. (2 Ti-mô-thê 3:4, 5) Những ai chuyên tâm về sự tin kính là “dồn-chứa về ngày sau một cái nền tốt và bền-vững cho mình, để được cầm lấy sự sống thật”.—1 Ti-mô-thê 6:19.
15 Theo đuổi thú vui có thể choán chỗ của sự tin kính. Có thể chúng ta cần điều chỉnh ngay lập tức về lãnh vực này không? Đành rằng giải trí và thể dục có thể đem lại lợi ích, nhưng những lợi ích ấy rất nhỏ nhoi so với sự sống đời đời. (16. Những ham muốn tội lỗi nào đã cản trở một số người sống đúng với đòi hỏi công bình của Đức Chúa Trời, và làm thế nào chúng ta có thể khắc phục được những ham muốn này?
16 Rượu chè, lạm dụng ma túy, vô luân và ham muốn tội lỗi có thể hủy hoại sự tin kính. Chiều theo những thói xấu này có thể cản trở chúng ta sống đúng với đòi hỏi công bình của Đức Chúa Trời. (1 Cô-rinh-tô 6:9, 10; 2 Cô-rinh-tô 7:1) Ngay cả Phao-lô cũng phải chịu đựng một sự xung đột liên miên với xác thịt tội lỗi. (Rô-ma 7:21-25) Cần có những biện pháp mạnh để trừ bỏ tận gốc những ham muốn sai lầm. Một lý do là chúng ta phải cương quyết giữ thanh sạch về đạo đức. Phao-lô bảo chúng ta: “Hãy làm chết các chi-thể của anh em ở nơi hạ-giới, tức là tà-dâm, ô-uế, tình-dục, ham-muốn xấu-xa, tham-lam, tham-lam chẳng khác gì thờ hình-tượng”. (Cô-lô-se 3:5) Làm chết các chi thể liên quan đến những điều tội lỗi ấy đòi hỏi chúng ta phải quyết tâm loại bỏ và trừ tiệt chúng. Khi tha thiết cầu xin sự giúp đỡ của Đức Chúa Trời, chúng ta có thể từ bỏ những ham muốn sai lầm và theo đuổi sự công bình và sự tin kính giữa hệ thống gian ác này.
17. Chúng ta phải xem sự sửa trị như thế nào?
17 Sự nản lòng có thể làm suy yếu sự nhịn nhục và gây ảnh hưởng tai hại cho sự tin kính của chúng ta. Nhiều tôi tớ Đức Giê-hô-va đã có lúc nản lòng. (Dân-số Ký 11:11-15; E-xơ-ra 4:4; Giô-na 4:3) Sự nản lòng đặc biệt có thể gây hậu quả tàn hại nếu kèm theo sự giận hờn vì cảm thấy bị xúc phạm hoặc bị sửa trị hay răn phạt nghiêm trọng. Tuy nhiên, sự khiển trách và sửa trị là bằng chứng sự quan tâm và chú ý đầy yêu thương của Đức Chúa Trời. (Hê-bơ-rơ 12:5-7, 10, 11) Chúng ta không coi sự sửa trị chỉ là hình phạt nhưng là một phương tiện rèn luyện trong con đường công bình. Nếu khiêm nhường, chúng ta sẽ xem trọng và chấp nhận lời khuyên, ý thức rằng “sự quở-trách khuyên-dạy là con đường sự sống”. (Châm-ngôn 6:23) Điều này có thể giúp chúng ta tiến bộ tốt về thiêng liêng trong việc theo đuổi sự tin kính.
18. Chúng ta có trách nhiệm gì trong việc giải quyết những va chạm cá nhân?
18 Hiểu lầm và va chạm cá nhân có thể gây ra sự thử thách cho lòng tin kính. Những điều này có thể gây lo lắng hoặc khiến một số người Châm-ngôn 18:1) Nhưng chúng ta nên nhớ rằng tiếp tục cưu mang hờn giận hoặc có ác cảm với người khác có thể làm tổn hại mối quan hệ của chúng ta với Đức Giê-hô-va. (Lê-vi Ký 19:18) Thật vậy, “kẻ nào chẳng yêu anh em mình thấy, thì không thể yêu Đức Chúa Trời mình chẳng thấy được”. (1 Giăng 4:20) Trong Bài Giảng trên Núi, Chúa Giê-su nhấn mạnh việc phải hành động ngay lập tức để giải quyết những mối bất hòa cá nhân. Ngài nói với thính giả của ngài: “Ấy vậy, nếu khi nào ngươi đem dâng của-lễ nơi bàn-thờ, mà nhớ lại anh em có điều gì nghịch cùng mình, thì hãy để của-lễ trước bàn-thờ, trở về giảng-hòa với anh em trước đã; rồi hãy đến dâng của-lễ”. (Ma-thi-ơ 5:23, 24) Một lời xin lỗi có thể giúp hàn gắn vết thương do lời nói hoặc hành động thiếu tử tế gây ra. Mối bất hòa có thể được giải quyết và mối giao hảo bình an được tái lập nếu chúng ta xin lỗi và nhận rằng mình đã xử lý sự việc không đúng đắn. Chúa Giê-su cũng cho lời khuyên khác về việc giải quyết những mối bất hòa. (Ma-thi-ơ 18:15-17) Chúng ta sung sướng biết bao khi các cố gắng để giải quyết vấn đề được thành công!—Rô-ma 12:18; Ê-phê-sô 4:26, 27.
hành động thiếu khôn ngoan bằng cách tự cô lập mình khỏi các anh chị em thiêng liêng. (Noi gương Chúa Giê-su
19. Tại sao việc noi gương Chúa Giê-su là điều tối quan trọng?
19 Các thử thách chắc chắn sẽ đến với chúng ta, nhưng không nhất thiết làm cho chúng ta sao lãng cuộc đua đạt sự sống đời đời. Hãy nhớ rằng Đức Giê-hô-va có thể giải cứu chúng ta khỏi thử thách. Trong khi “quăng hết gánh nặng” và “lấy lòng nhịn-nhục theo-đòi cuộc chạy đua đã bày ra cho ta”, chúng ta hãy “nhìn xem Đức Chúa Jêsus, là cội-rễ và cuối-cùng của đức-tin”. (Hê-bơ-rơ 12:1-3) Cẩn thận xem xét gương của Chúa Giê-su và cố gắng noi gương ngài trong lời nói và hành động sẽ giúp chúng ta vun trồng lòng tin kính và thể hiện đức tính này sâu sắc hơn.
20. Việc theo đuổi sự nhịn nhục và tin kính đem lại phần thưởng nào?
20 Nhịn nhục và tin kính liên hệ mật thiết với nhau trong việc giúp cho sự cứu rỗi được chắc chắn hơn. Bằng cách thể hiện những đức tính quý giá này, chúng ta có thể trung thành thi hành thánh chức phụng sự Đức Chúa Trời. Ngay cả khi gặp thử thách, chúng ta vẫn được hạnh phúc vì nghiệm được tình yêu thương nồng ấm và ân phước của Đức Giê-hô-va do chúng ta nhịn nhục và thực hành sự tin kính. (Gia-cơ 5:11) Hơn nữa, chính Chúa Giê-su bảo đảm với chúng ta rằng: “Nhờ sự nhịn-nhục của các ngươi mà giữ được linh-hồn mình”.—Lu-ca 21:19.
Bạn trả lời thế nào?
• Tại sao nhịn nhục là quan trọng?
• Tin kính là gì, và được thể hiện thế nào?
• Làm sao chúng ta có thể xây dựng và duy trì mối quan hệ mật thiết với Đức Chúa Trời?
• Đâu là một số mối đe dọa cho sự tin kính, và làm sao chúng ta có thể tránh được?
[Câu hỏi thảo luận]
[Các hình nơi trang 12, 13]
Sự tin kính được thể hiện bằng nhiều cách
[Các hình nơi trang 14]
Hãy coi chừng những mối đe dọa cho sự tin kính của bạn