Được tác động bởi “những sự cao-trọng của Đức Chúa Trời”
Được tác động bởi “những sự cao-trọng của Đức Chúa Trời”
“Chúng ta đều nghe họ lấy tiếng chúng ta mà nói những sự cao-trọng của Đức Chúa Trời”.—CÔNG-VỤ 2:11.
1, 2. Điều lạ lùng nào đã xảy ra ở Giê-ru-sa-lem vào ngày Lễ Ngũ Tuần năm 33 CN?
VÀO một buổi sáng cuối xuân năm 33 CN, một điều lạ lùng đã xảy ra cho một nhóm tín đồ Đấng Christ, gồm cả đàn ông và đàn bà, nhóm nhau lại tại một căn nhà riêng ở Giê-ru-sa-lem. “Thình-lình, có tiếng từ trời đến như tiếng gió thổi ào-ào, đầy khắp nhà môn-đồ ngồi. Các môn-đồ thấy lưỡi rời-rạc từng cái một, như lưỡi bằng lửa hiện ra... Hết thảy đều được đầy-dẫy Đức Thánh-Linh, khởi-sự nói các thứ tiếng khác”.—Công-vụ 2:2-4, 15.
2 Một đám đông người tụ họp trước căn nhà. Trong số đó có những người Do Thái sinh ở ngoại quốc, những “kẻ mộ đạo” đến Giê-ru-sa-lem để cử hành Lễ Ngũ Tuần. Họ kinh ngạc vì khi các môn đồ nói về “những sự cao-trọng của Đức Chúa Trời”, mỗi người trong họ đều nghe bằng tiếng mẹ đẻ của mình. Làm sao có thể như thế được khi những người nói đều là người Ga-li-lê?—Công-vụ 2:5-8, 11.
3. Sứ đồ Phi-e-rơ giảng thông điệp nào cho đám đông vào ngày Lễ Ngũ Tuần?
3 Một trong những người Ga-li-lê này là sứ đồ Phi-e-rơ. Ông giải thích rằng vài tuần trước đó, Chúa Giê-su Christ đã bị những người không công bình giết. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời đã làm cho Con Ngài từ kẻ chết Công-vụ 2:22-24, 32, 33, 38) Vậy những người quan sát ấy phản ứng thế nào trước “những sự cao-trọng của Đức Chúa Trời” họ nghe được? Và làm thế nào sự tường thuật này có thể giúp chúng ta lượng giá công việc phục sự Đức Giê-hô-va của chính mình?
sống lại. Sau đó, Chúa Giê-su đã hiện ra với nhiều môn đồ, trong đó có Phi-e-rơ và những người khác hiện đang có mặt. Chúa Giê-su lên trời mới mười ngày trước. Chính ngài là đấng đã đổ thánh linh xuống trên các môn đồ. Đối với những người cử hành Lễ Ngũ Tuần, điều này có ý nghĩa gì không? Chắc chắn có. Cái chết của Chúa Giê-su đặt nền tảng cho họ được tha tội và nhận được “sự ban-cho Đức Thánh-Linh” nếu họ thực hành đức tin nơi ngài. (Được thúc đẩy hành động!
4. Lời tiên tri nào của Giô-ên được ứng nghiệm vào ngày Lễ Ngũ Tuần năm 33 CN?
4 Nhận được thánh linh, các môn đồ ở Giê-ru-sa-lem bắt tay ngay vào việc rao giảng tin mừng về sự cứu rỗi cho những người khác, bắt đầu với đám đông nhóm lại vào buổi sáng đó. Việc họ rao giảng đã làm ứng nghiệm một lời tiên tri đáng lưu ý được Giô-ên, con của Phê-thu-ên, ghi lại trước đó tám thế kỷ: “Ta sẽ đổ Thần ta trên cả loài xác-thịt; con trai và con gái các ngươi sẽ nói tiên-tri; những người già-cả các ngươi sẽ thấy chiêm-bao, những kẻ trai-trẻ các ngươi sẽ xem sự hiện-thấy. Trong những ngày đó, dầu những đầy-tớ trai và đầy-tớ gái, ta cũng đổ Thần ta lên... trước khi ngày lớn và kinh-khiếp của Đức Giê-hô-va chưa đến”.—Giô-ên 1:1; 2:28, 29, 31; Công-vụ 2:17, 18, 20.
5. Tín đồ Đấng Christ vào thế kỷ thứ nhất đã tiên tri theo nghĩa nào? (Xem cước chú).
5 Có phải điều này nghĩa là Đức Chúa Trời sắp dấy lên cả một thế hệ tiên tri, nam lẫn nữ, tương tự như Đa-vít, Giô-ên và Đê-bô-ra, rồi dùng họ để báo trước các biến cố trong tương lai không? Không. Các ‘con trai và con gái, đầy-tớ trai và đầy-tớ gái’ tín đồ Đấng Christ sẽ nói tiên tri theo nghĩa họ sẽ được thánh linh của Đức Giê-hô-va thúc đẩy để công bố “những sự cao-trọng” Đức Giê-hô-va đã làm và còn làm. Do đó, họ sẽ phụng sự với tư cách phát ngôn viên cho Đấng Tối Cao. * Tuy nhiên, đám đông đã phản ứng ra sao?—Hê-bơ-rơ 1:1, 2.
6. Khi nghe bài giảng của Phi-e-rơ, nhiều người trong đám đông được thúc đẩy làm gì?
6 Sau khi nghe Phi-e-rơ giải thích, nhiều người trong đám đông được thúc đẩy hành động. Họ nồng nhiệt “nhận lời đó” và “chịu phép báp-têm; và trong ngày ấy, có độ ba ngàn người thêm vào Hội-thánh”. (Công-vụ 2:41) Là những người gốc Do Thái và những người cải sang đạo Do Thái, họ đã có sự hiểu biết cơ bản về Kinh Thánh rồi. Sự hiểu biết đó cộng với đức tin nơi những gì Phi-e-rơ giảng đã cung cấp căn bản để họ được báp têm “nhân danh Đức Cha, Đức Con, và Đức Thánh-Linh”. (Ma-thi-ơ 28:19) Sau khi làm báp têm, “những người ấy bền lòng giữ lời dạy của các sứ-đồ”. Đồng thời họ bắt đầu chia sẻ đức tin mới với người khác. Thật thế, “ngày nào cũng vậy, [họ] cứ chăm-chỉ đến đền-thờ... ngợi-khen Đức Chúa Trời và được đẹp lòng cả dân-chúng”. Hoạt động rao giảng này đã đem lại kết quả là Đức Giê-hô-va ‘mỗi ngày lấy những kẻ được cứu thêm vào Hội-thánh’. (Công-vụ 2:42, 46, 47) Các hội thánh đạo Đấng Christ mọc lên mau chóng tại nhiều nước, nơi những tân tín đồ này sinh sống. Rõ ràng sự gia tăng này là nhờ ít nhất một phần nơi các cố gắng nhiệt thành rao giảng “tin-lành” khi họ trở về nhà.—Cô-lô-se 1:23.
Lời Đức Chúa Trời có quyền lực
7. (a) Ngày nay điều gì lôi cuốn người từ mọi nước đến với tổ chức Đức Giê-hô-va? (b) Bạn thấy tiềm năng gia tăng nào trên cánh đồng thế giới và địa phương? (Xem cước chú).
7 Còn những người ngày nay muốn trở thành tôi tớ của Đức Chúa Trời thì sao? Họ cũng cần cẩn thận học hỏi Lời Đức Chúa Trời. Khi làm vậy, họ sẽ biết Đức Giê-hô-va là Đức Chúa Trời “nhân-từ, thương-xót, chậm giận, đầy-dẫy ân-huệ và thành-thực”. (Xuất Ê-díp-tô Ký 34:6; Công-vụ 13:48) Họ học về giá chuộc mà Đức Giê-hô-va nhân từ cung cấp qua Chúa Giê-su Christ, và huyết Chúa Giê-su đổ ra có thể rửa sạch mọi tội lỗi của họ. (1 Giăng 1:7) Họ cũng biết ơn về ý định của Đức Chúa Trời là sẽ có “sự sống lại của người công-bình và không công-bình”. (Công-vụ 24:15) Lòng yêu thương đối với Đấng là Nguồn của “những sự cao-trọng” này trào dâng trong lòng họ, và họ được thúc đẩy để rao giảng những lẽ thật quý giá đó. Rồi họ trở thành những tôi tớ dâng mình và báp têm của Đức Chúa Trời và tiếp tục “thêm lên trong sự hiểu-biết Đức Chúa Trời”. *—Cô-lô-se 1:10; 2 Cô-rinh-tô 5:14.
8-10. (a) Kinh nghiệm của một chị Nhân Chứng chứng minh Lời Đức Chúa Trời “có quyền lực” như thế nào? (b) Kinh nghiệm này dạy bạn điều gì về Đức Giê-hô-va và cách Ngài xử sự với tôi tớ Ngài? (Xuất Ê-díp-tô Ký 4:12)
8 Sự hiểu biết mà các tôi tớ Đức Chúa Trời thâu thập được nhờ học Kinh Thánh không phải chỉ hời hợt bề ngoài. Sự hiểu biết ấy tác động đến tấm lòng, làm thay đổi lối suy nghĩ và trở nên một phần trong đời sống họ. (Hê-bơ-rơ 4:12, NW) Chẳng hạn, một phụ nữ tên là Camille làm công việc chăm sóc người già. Một trong những người cô chăm sóc là chị Martha, một Nhân Chứng Giê-hô-va. Vì bị chứng mất trí trầm trọng, chị Martha cần được coi sóc thường xuyên. Phải nhắc chị ăn—ngay cả nuốt thức ăn. Tuy nhiên, có một điều đã được khắc ghi không thể xóa nhòa nơi tâm trí của chị như chúng ta sẽ thấy.
9 Một ngày nọ, chị Martha thấy Camille khóc vì buồn phiền về một số vấn đề riêng. Chị quàng tay ôm Camille và mời cô học Kinh Thánh với chị. Nhưng một người trong hoàn cảnh như chị Martha lại có thể hướng dẫn một học hỏi Kinh Thánh được sao? Vâng, có thể được! Dù mất nhiều trí nhớ, chị Martha vẫn không quên Đức Chúa Trời cao trọng của chị cũng như những lẽ thật quý giá học được từ Kinh Thánh. Trong cuộc học hỏi, chị Martha bảo Camille đọc từng đoạn, tra các câu Kinh Thánh dẫn chiếu, đọc câu hỏi ở cuối trang rồi trả lời. Học như vậy được một thời gian, và bất kể khả năng giới hạn của chị Martha, Camille tiến bộ trong sự hiểu biết về Kinh Thánh. Chị Martha ý thức rằng Camille cần kết hợp với những người chú ý đến việc phụng sự Đức Chúa Trời. Nghĩ đến điều đó nên chị tặng Camille một bộ quần áo và một đôi giày để học viên của mình ăn mặc thích hợp khi dự buổi họp đầu tiên tại Phòng Nước Trời.
10 Camille xúc động về sự quan tâm đầy yêu thương, gương tốt và niềm tin quyết của chị Martha. Cô kết luận là những gì chị Martha cố dạy cô từ Kinh Thánh là tối quan trọng, vì
chị Martha hầu như quên hết mọi sự ngoại trừ những gì học được từ Kinh Thánh. Sau đó, Camille được thuyên chuyển qua viện dưỡng lão khác, cô ý thức rằng đã đến lúc để mình hành động. Vừa khi có dịp tiện, cô mặc bộ quần áo, đi đôi giày mà chị Martha tặng, bước vào Phòng Nước Trời và xin học Kinh Thánh. Camille tiến bộ nhanh chóng và làm báp têm.Được tác động để suy ngẫm về tiêu chuẩn của Đức Giê-hô-va
11. Ngoài việc sốt sắng rao giảng, làm sao chúng ta có thể cho thấy mình được tác động bởi thông điệp Nước Trời?
11 Ngày nay, có hơn sáu triệu Nhân Chứng Giê-hô-va, những người giống như Martha và như Camille bây giờ, đang giảng “tin-lành về Nước Đức Chúa Trời” trên khắp thế giới. (Ma-thi-ơ 24:14; 28:19, 20) Giống như tín đồ Đấng Christ vào thế kỷ thứ nhất, họ cảm động sâu xa về “những sự cao-trọng của Đức Chúa Trời”. Họ biết ơn về đặc ân được mang danh Đức Giê-hô-va và được Ngài đổ thánh linh xuống cho. Do đó, họ hết sức cố gắng “ăn-ở cách xứng-đáng với Chúa, đặng đẹp lòng Ngài mọi đường”, áp dụng tiêu chuẩn của Ngài trong mọi khía cạnh của đời sống, trong đó có việc tôn trọng tiêu chuẩn của Ngài về cách ăn mặc và chải chuốt.—Cô-lô-se 1:10a; Tít 2:10.
12. Về cách ăn mặc chải chuốt, chúng ta tìm thấy lời khuyên rõ ràng nào nơi 1 Ti-mô-thê 2:9, 10?
12 Đúng vậy, Đức Giê-hô-va đã ấn định tiêu chuẩn liên quan đến phục sức cá nhân. Sứ đồ Phao-lô cho thấy một số đòi hỏi của Đức Chúa Trời về vấn đề này. “Ta cũng muốn rằng những người đàn-bà ăn-mặc một cách gọn-ghẽ, lấy nết-na và đức-hạnh giồi mình [“khiêm tốn và biết suy xét”, NW], không dùng những tóc-gióc, vàng, châu-ngọc và áo-quần quí-giá, nhưng dùng việc lành, theo lẽ đương-nhiên của người đàn-bà tin-kính Chúa”. * Chúng ta học được gì từ những lời này?—1 Ti-mô-thê 2:9, 10.
13. (a) “Ăn-mặc một cách gọn-ghẽ” có nghĩa gì? (b) Tại sao chúng ta có thể nói tiêu chuẩn của Đức Giê-hô-va là hợp lý?
13 Những lời của Phao-lô cho thấy tín đồ Đấng Christ phải “ăn-mặc một cách gọn-ghẽ”. Họ không được ăn mặc luộm thuộm, lếch thếch, hoặc cẩu thả. Hầu như mọi người, ngay cả những người không khá giả, đều có thể đáp ứng tiêu chuẩn hợp lý như thế bằng cách lo sao cho quần áo gọn gàng, sạch sẽ, và tươm tất. Chẳng hạn, mỗi năm Nhân Chứng tại một nước ở Nam Mỹ đi bộ nhiều cây số, băng qua rừng và rồi đi xuồng nhiều giờ để dự đại hội địa hạt. Thường xảy ra việc một anh chị nào đó té xuống sông hoặc quần áo bị bụi cây cào rách trong cuộc hành trình. Vì thế khi tới địa điểm đại hội, ngoại diện của họ thường lôi thôi. Do đó, họ dành thời giờ để khâu lại cúc áo, sửa lại dây kéo, giặt và ủi quần áo mà họ sẽ mặc dự đại hội. Họ yêu quý lời mời dự tiệc nơi bàn của Đức Giê-hô-va và họ muốn ăn mặc thích hợp.
14. (a) Ăn mặc “khiêm tốn và biết suy xét” có nghĩa gì? (b) Ăn mặc ‘như những người cho là tin-kính Chúa’ bao hàm điều gì?
14 Phao-lô còn cho thấy chúng ta nên ăn mặc “khiêm tốn và biết suy xét”. Điều này có nghĩa là ngoại diện của chúng ta không được lòe loẹt phô trương, lập dị, khêu gợi, hở hang, hoặc theo mốt nhất thời. Ngoài ra, chúng ta nên ăn mặc cách nào để phản ánh ‘sự tin-kính Chúa’. Đó là điều chúng ta nên suy nghĩ phải không? Vấn đề không phải là chỉ ăn mặc thích hợp khi dự các buổi họp của hội thánh, và rồi không thận trọng vào những lúc khác. Ngoại diện của chúng ta phải luôn luôn phản ánh thái độ cung kính, đáng trọng vì là tín đồ Đấng Christ và người truyền giáo 24 giờ một ngày. Dĩ nhiên là quần áo mặc đi làm hoặc đi học sẽ thích hợp với bản chất của công việc. Tuy thế, chúng ta phải ăn mặc khiêm tốn và đường hoàng. Nếu quần áo chúng ta mặc luôn luôn phản ánh đức tin nơi Đức Chúa Trời, chúng ta sẽ không bao giờ cảm thấy ngại làm chứng bán chính thức vì tự thẹn về ngoại diện của mình.—1 Phi-e-rơ 3:15.
‘Đừng yêu thế-gian’
15, 16. (a) Về vấn đề ăn mặc chải chuốt, tại sao tránh theo đòi thế gian là điều quan trọng? (1 Giăng 5:19) (b) Chúng ta tránh ăn mặc chải chuốt theo mốt nhất thời vì lý do thực tế nào?
15 Lời khuyên nơi 1 Giăng 2:15, 16 cũng hướng dẫn chúng ta trong việc lựa chọn cách ăn mặc chải chuốt. Chúng ta đọc: “Chớ yêu thế-gian, cũng đừng yêu các vật ở thế-gian nữa; nếu ai yêu thế-gian, thì sự kính-mến Đức Chúa Cha chẳng ở trong người ấy. Vì mọi sự trong thế-gian, như sự mê-tham của xác-thịt, mê-tham của mắt, và sự kiêu-ngạo của đời, đều chẳng từ Cha mà đến, nhưng từ thế-gian mà ra”.
16 Lời khuyên đó thật đúng lúc thay! Vào một thời đại mà áp lực bạn bè mạnh mẽ hơn bao giờ hết, chúng ta không được để cho thế gian ảnh hưởng cách ăn mặc của mình. Kiểu ăn mặc chải chuốt đã suy đồi trong những năm gần đây. Ngay cả cách ăn mặc của giới giao dịch và chuyên nghiệp không phải lúc nào cũng là tiêu chuẩn đáng tin cậy và thích hợp cho tín đồ Đấng Christ. Đây là lý do khác cho thấy tại sao chúng ta nên luôn luôn cần ý thức về việc “đừng làm theo đời nầy” nếu muốn sống theo tiêu chuẩn Đức Chúa Trời và do đó “làm cho tôn-quí đạo Đức Chúa Trời, là Cứu-Chúa chúng ta, trong mọi đường”.—17. (a) Chúng ta có thể xem xét những câu hỏi nào khi mua sắm quần áo hoặc chọn kiểu? (b) Tại sao trưởng gia đình nên lưu ý đến ngoại diện của mọi người trong nhà?
17 Trước khi quyết định mua quần áo nào đó, nên khôn ngoan tự hỏi: ‘Tại sao tôi thích kiểu này? Phải chăng nó giống với một ca kịch sĩ nổi tiếng mà tôi hâm mộ? Có phải những người trong băng đảng hoặc một nhóm khởi xướng tinh thần độc lập và nổi loạn đã chọn nó không?’ Chúng ta cũng nên thận trọng xem xét áo quần. Nếu là áo đầm hay váy, thì dài ngắn thế nào? Kiểu may ra sao? Bộ áo quần đó có khiêm tốn, thích đáng, và đường hoàng không, hay là quá bó, khêu gợi hoặc luộm thuộm? Hãy tự hỏi: ‘Tôi mặc áo này có làm cho người khác vấp phạm không?’ (2 Cô-rinh-tô 6:3, 4) Tại sao chúng ta phải quan tâm đến vấn đề này? Vì Kinh Thánh nói: “Đấng Christ cũng không làm cho đẹp lòng mình”. (Rô-ma 15:3) Trưởng gia đình tín đồ Đấng Christ phải lưu ý đến ngoại diện của mọi người trong nhà mình. Vì tôn kính Đức Chúa Trời vinh hiển, Đấng mình thờ phượng, các trưởng gia đình không nên do dự cho lời khuyên yêu thương nhưng cương quyết khi cần.—Gia-cơ 3:13.
18. Điều gì thúc đẩy bạn cẩn thận lưu ý đến cách ăn mặc chải chuốt?
18 Thông điệp chúng ta mang đến người ta bắt nguồn từ Đức Giê-hô-va, hiện thân của sự trang nghiêm và thánh thiện. (Ê-sai 6:3) Kinh Thánh thúc giục chúng ta noi gương Ngài “như con-cái rất yêu-dấu của Ngài”. (Ê-phê-sô 5:1) Cách ăn mặc chải chuốt có thể gây tiếng tốt hoặc xấu cho Cha trên trời của chúng ta. Chắc chắn chúng ta muốn làm vui lòng Ngài!—Châm-ngôn 27:11.
19. Công bố “những sự cao-trọng của Đức Chúa Trời” cho người khác biết mang lại những lợi ích nào?
19 Bạn cảm thấy thế nào về “những sự cao-trọng của Đức Chúa Trời” bạn đã học được? Thật là một đặc ân cho chúng ta được học lẽ thật! Vì thực hành đức tin nơi huyết Chúa Giê-su Christ đã đổ ra, tội lỗi chúng ta được tha. (Công-vụ 2:38) Nhờ đó chúng ta được nói năng dạn dĩ trước mặt Đức Chúa Trời. Chúng ta không sợ chết như những người không có hy vọng. Thay vì thế, chúng ta được Chúa Giê-su bảo đảm rằng một ngày kia “mọi người ở trong mồ-mả nghe tiếng Ngài và ra khỏi”. (Giăng 5:28, 29) Đức Giê-hô-va thật nhân hậu khi tiết lộ tất cả những điều này cho chúng ta. Ngoài ra Ngài còn đổ thánh linh Ngài trên chúng ta nữa. Do đó, lòng biết ơn về tất cả những món quà tốt lành này nên thúc đẩy chúng ta tôn trọng các tiêu chuẩn cao cả của Ngài và nhiệt thành khen ngợi Ngài, công bố “những sự cao-trọng” này cho người khác.
[Chú thích]
^ đ. 5 Khi bổ nhiệm Môi-se và A-rôn thay mặt dân Ngài để nói với Pha-ra-ôn, Đức Giê-hô-va bảo Môi-se: “Ta lập ngươi như là Đức Chúa Trời cho Pha-ra-ôn, còn A-rôn, anh ngươi, sẽ làm kẻ tiên-tri của ngươi”. (Xuất Ê-díp-tô Ký 7:1, chúng tôi viết nghiêng). A-rôn phụng sự với tư cách một tiên tri, không phải theo nghĩa là báo trước các biến cố trong tương lai, nhưng trở thành phát ngôn viên của Môi-se.
^ đ. 7 Trong số đám đông lớn có mặt tại buổi lễ hàng năm Bữa Tiệc Thánh của Chúa vào ngày 28-3-2002, hàng triệu người chưa tích cực phụng sự Đức Giê-hô-va. Chúng tôi cầu xin rằng chẳng bao lâu nữa lòng của nhiều người chú ý này sẽ được thúc đẩy vươn tới đặc ân được làm người công bố tin mừng.
^ đ. 12 Mặc dù Phao-lô nói những lời này cho nữ tín đồ Đấng Christ, nhưng nguyên tắc này cũng áp dụng cho nam tín đồ và những người trẻ.
Bạn trả lời thế nào?
• Trong ngày Lễ Ngũ Tuần năm 33 CN, người ta nghe được “những sự cao-trọng” nào, và họ phản ứng ra sao?
• Làm thế nào để một người trở thành môn đồ của Chúa Giê-su Christ, và tư cách môn đồ bao hàm những gì?
• Tại sao việc chúng ta lưu ý đến cách ăn mặc và chải chuốt là quan trọng?
• Khi quyết định xem quần áo hoặc kiểu nào đó thích hợp hay không, chúng ta nên xem xét những yếu tố nào?
[Câu hỏi thảo luận]
[Hình nơi trang 15]
Phi-e-rơ công bố là Chúa Giê-su đã từ kẻ chết sống lại
[Các hình nơi trang 17]
Ngoại diện của bạn có đem tiếng tốt cho Đức Chúa Trời mà bạn thờ phượng không?
[Hình nơi trang 18]
Cha mẹ tín đồ Đấng Christ phải lưu ý đến ngoại diện của mọi người trong gia đình