“Chẳng hề có người nào đã nói như người nầy!”
“Chẳng hề có người nào đã nói như người nầy!”
“Ai nấy đều làm chứng về Ngài, lấy làm lạ về các lời đầy ơn lành từ miệng Ngài ra”.—LU-CA 4:22.
1, 2. (a) Tại sao những người lính được sai đi bắt Chúa Giê-su trở về tay không? (b) Điều gì cho thấy toán lính đó không phải là những người duy nhất thán phục sự dạy dỗ của Chúa Giê-su?
NHỮNG người lính đã không hoàn thành nhiệm vụ. Họ được sai đi bắt Chúa Giê-su Christ nhưng lại trở về tay không. Các thầy tế lễ cả và người Pha-ri-si yêu cầu lời giải thích: “Sao các ngươi không điệu người đến?” Thật vậy, tại sao những người lính không bắt lấy người đàn ông sẽ không kháng cự? Toán lính trả lời: “Chẳng hề có người nào đã nói như người nầy!” Họ thán phục sự dạy dỗ của người đàn ông hiền hòa này đến nỗi không thể ra tay bắt người. *—Giăng 7:32, 45, 46.
2 Toán lính đó không phải là những người duy nhất thán phục sự dạy dỗ của Chúa Giê-su. Kinh Thánh còn nói đông đảo dân chúng kéo đến chỉ để nghe ngài nói. Những người ở quê ngài đã lấy làm lạ “về các lời đầy ơn lành từ miệng Ngài ra”. (Lu-ca 4:22) Hơn một lần ngài ngồi trên thuyền để giảng cho các đoàn dân đông tập hợp ở bờ biển Ga-li-lê. (Mác 3:9; 4:1; Lu-ca 5:1-3) Có lần “một đoàn dân đông” đã ở với ngài mấy ngày liền, thậm chí nhịn ăn.—Mác 8:1, 2.
3. Nhân tố chính giúp Chúa Giê-su trở thành thầy dạy xuất sắc là gì?
3 Điều gì đã giúp Chúa Giê-su trở thành thầy dạy xuất sắc? Tình yêu thương là nhân tố chính. * Ngài yêu lẽ thật mình truyền dạy và yêu những người mình dạy dỗ. Nhưng bên cạnh đó, Chúa Giê-su còn khéo léo sử dụng nhiều phương pháp dạy dỗ. Trong các bài học trong số Tháp Canh này, chúng ta sẽ thảo luận một số phương pháp hữu hiệu ngài đã dùng và cách chúng ta có thể noi theo.
Giản dị và rõ ràng
4, 5. (a) Tại sao Chúa Giê-su dùng ngôn ngữ bình dị khi dạy dỗ, và điều đó có gì đáng chú ý? (b) Bài Giảng trên Núi là một thí dụ điển hình thế nào về sự giản dị trong cách dạy dỗ của Chúa Giê-su?
4 Những người học cao thường hay dùng ngôn ngữ cao quá sức lĩnh hội của người nghe. Nhưng nếu người khác không hiểu những gì chúng ta nói, làm sao họ có thể được lợi ích từ kiến thức của chúng ta? Khi dạy dỗ, Chúa Giê-su không bao giờ nói những điều quá cao siêu đối với người khác. Hãy thử tưởng tượng vốn từ vựng của ngài hẳn phải phong phú biết mấy. Nhưng dù có sự hiểu biết rộng, ngài luôn nghĩ đến người nghe, chứ không phải đến bản thân mình. Ngài biết nhiều người trong số họ là “thường Công-vụ 4:13, An Sơn Vị) Để động đến lòng họ, ngài dùng ngôn ngữ mà những người như thế có thể hiểu được. Lời lẽ có thể giản dị nhưng truyền đạt những lẽ thật vô cùng sâu sắc.
dân thiếu học”. (5 Chẳng hạn hãy xem Bài Giảng trên Núi được ghi nơi Ma-thi-ơ 5:3–7:27. Có thể Chúa Giê-su chỉ trình bày bài giảng đó trong vòng 20 phút. Tuy nhiên, những dạy dỗ trong đó sâu sắc và đi vào tận gốc rễ của những vấn đề như ngoại tình, ly dị và chủ nghĩa vật chất. (Ma-thi-ơ 5:27-32; 6:19-34) Thế nhưng trong suốt bài giảng không hề có những lời phức tạp hay cao xa nào. Thậm chí không có từ nào mà trẻ con không hiểu được! Vì thế, không lạ gì khi ngài nói xong, đám đông—rất có thể gồm nhiều nông dân, người chăn chiên và dân chài—đã “kinh ngạc về cách dạy dỗ của ngài”!—Ma-thi-ơ 7:28, NW.
6. Hãy cho thí dụ để cho thấy những câu nói của Chúa Giê-su tuy đơn giản nhưng đầy ý nghĩa.
6 Với câu cú thường ngắn gọn, sáng sủa, Chúa Giê-su có những lời rất đơn giản nhưng đầy ý nghĩa. Trong thời đại trước khi sách vở được in ra, ngài đã có thể in sâu thông điệp của ngài vào tâm và trí người nghe. Hãy xem vài thí dụ: “Chẳng ai được làm tôi hai chủ;... các ngươi không có thể làm tôi Đức Chúa Trời lại làm tôi Ma-môn nữa”. “Các ngươi đừng đoán-xét ai, để mình khỏi bị đoán-xét”. “Các ngươi nhờ những trái nó mà nhận-biết được”. “Chẳng phải là người khỏe-mạnh cần thầy thuốc đâu, song là người có bịnh”. “Hễ ai cầm gươm thì sẽ bị chết vì gươm”. “Vật chi của Sê-sa hãy trả lại cho Sê-sa, còn vật chi của Đức Chúa Trời hãy trả lại cho Đức Chúa Trời”. “Ban cho thì có phước hơn là nhận-lãnh”. * (Ma-thi-ơ 6:24; 7:1, 20; 9:12; 26:52; Mác 12:17; Công-vụ 20:35) Cho đến ngày nay, gần 2.000 năm sau khi Chúa Giê-su phán ra những lời đó, người ta vẫn dễ dàng nhớ đến những câu nói bất hủ ấy.
Dùng câu hỏi
7. Tại sao Chúa Giê-su đặt câu hỏi?
7 Chúa Giê-su sử dụng câu hỏi rất tài tình. Ngài thường dùng câu hỏi ngay cả khi nói thẳng vấn đề sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian hơn. Vậy, tại sao ngài lại dùng câu hỏi? Đôi khi ngài dùng những câu hỏi sắc bén Ma-thi-ơ 12:24-30; 21:23-27; 22:41-46) Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, Chúa Giê-su dành thời gian đặt câu hỏi để truyền đạt lẽ thật, để gợi cho người nghe nói lên những điều trong lòng họ, và để kích thích, hướng dẫn môn đồ suy nghĩ. Chúng ta hãy xem hai thí dụ, cả hai đều có liên quan đến sứ đồ Phi-e-rơ.
nhằm phơi bày động cơ của những kẻ chống đối, khiến họ phải im lặng. (8, 9. Chúa Giê-su đã dùng câu hỏi thế nào để giúp Phi-e-rơ đi đến kết luận đúng về vấn đề đóng thuế đền thờ?
8 Thứ nhất, hãy nhớ lại chuyện những người thâu thuế hỏi Phi-e-rơ xem Chúa Giê-su có nộp thuế đền thờ không. * Tính hay bốc đồng, Phi-e-rơ trả lời: “Có”. Nhưng một lát sau, Chúa Giê-su lý luận với ông: “Hỡi Si-môn, ngươi nghĩ sao? Các vua thế-gian thâu lương lấy thuế ai? Thâu của con trai mình hay là của người ngoài? Phi-e-rơ thưa rằng: Người ngoài. Ngài phán rằng: Vậy thì các con trai được miễn thuế!” (Ma-thi-ơ 17:24-27) Điều Chúa Giê-su muốn nói qua những câu hỏi đó hẳn rõ ràng đối với Phi-e-rơ. Tại sao vậy?
9 Vào thời Chúa Giê-su, người ta đều biết gia đình hoàng tộc được miễn thuế. Vì thế, với tư cách là Con độc sanh của Vị Vua trên trời, Đấng được thờ phượng tại đền thờ, Chúa Giê-su đúng ra không buộc phải đóng thuế. Hãy lưu ý thay vì nói thẳng với Phi-e-rơ câu trả lời đúng, Chúa Giê-su đã đặt câu hỏi một cách hữu hiệu nhưng nhẹ nhàng để giúp ông đi đến kết luận đúng, và có lẽ cũng để cho ông thấy sự cần thiết phải suy nghĩ kỹ trước khi nói.
10, 11. Chúa Giê-su đã phản ứng thế nào khi Phi-e-rơ chém đứt tai một người vào đêm Lễ Vượt Qua năm 33 CN, và điều đó cho thấy ngài hiểu giá trị của các câu hỏi như thế nào?
10 Thí dụ thứ hai liên quan tới sự kiện xảy ra vào đêm Lễ Vượt Qua năm 33 CN, khi một đám đông kéo đến bắt Chúa Giê-su. Các môn đồ đều hỏi họ có nên chống trả để bảo vệ ngài không. (Lu-ca 22:49) Không đợi trả lời, Phi-e-rơ dùng gươm chém đứt tai một người (có thể ông đã định gây thương tích nặng hơn). Hành động của Phi-e-rơ đi ngược lại với ý muốn của thầy ông vì Chúa Giê-su đã sẵn sàng chịu trói. Chúa Giê-su phản ứng thế nào? Vẫn kiên nhẫn như thường lệ, ngài hỏi Phi-e-rơ ba câu: “Ta há chẳng uống chén mà Cha đã ban cho ta uống sao?” “Ngươi tưởng ta không có thể xin Cha ta lập-tức cho ta hơn mười hai đạo thiên-sứ sao? Nếu vậy, thế nào cho ứng-nghiệm lời Kinh-thánh đã chép rằng việc nầy tất phải xảy đến?”—Giăng 18:11; Ma-thi-ơ 26:52-54.
11 Hãy suy ngẫm một chút về câu chuyện đó. Chúa Giê-su, đang bị bao vây bởi một đám đông giận dữ, biết rằng cái chết của ngài đã gần kề, và đè nặng trên vai ngài là việc thanh minh cho danh Cha ngài cùng giải cứu gia đình nhân loại. Thế mà ngay lúc đó, ngài vẫn dành thời gian dùng câu hỏi để khắc ghi vào
tâm trí Phi-e-rơ những lẽ thật quan trọng. Rõ ràng ngài hiểu giá trị của các câu hỏi phải không?Phép ngoa dụ sống động
12, 13. (a) Phép ngoa dụ là gì? (b) Chúa Giê-su đã dùng phép ngoa dụ thế nào để nhấn mạnh sự thiếu khôn ngoan của việc chỉ trích những lỗi lầm nhỏ của anh em?
12 Trong thánh chức, Chúa Giê-su thường dùng một phương pháp dạy dỗ hiệu quả khác: phép ngoa dụ. Đây là cách nói cố ý phóng đại nhằm nhấn mạnh. Bằng phép ngoa dụ, Chúa Giê-su làm hiện lên trong trí người nghe những hình ảnh khó quên. Chúng ta hãy xem vài thí dụ.
13 Trong Bài Giảng trên Núi, khi muốn nhấn mạnh sự cần thiết của việc “đừng đoán-xét” người khác, Chúa Giê-su nói: “Sao ngươi dòm thấy cái rác trong mắt anh em ngươi, mà chẳng thấy cây đà trong mắt mình?” (Ma-thi-ơ 7:1-3) Bạn có hình dung được cảnh đó không? Một người có tính ưa chỉ trích đòi giúp lấy một cái rác trong “mắt” anh em mình. Ông có lẽ cho rằng anh em ông không thể thấy rõ các vấn đề để nhận định đúng đắn. Nhưng thật ra chính khả năng phán đoán của ông đang bị lệch lạc bởi một “cây đà”—tức cả một khúc gỗ lớn có thể được dùng để đỡ mái nhà. Thật là một cách nhấn mạnh không thể nào quên được về sự thiếu khôn ngoan của việc chỉ trích những lỗi lầm nhỏ của anh em, trong khi chính mình có thể mắc những lỗi lầm lớn!
14. Tại sao hình ảnh ngoa dụ lọc con ruồi nhỏ mà nuốt con lạc đà của Chúa Giê-su có tác động đặc biệt mạnh mẽ?
14 Vào một dịp khác, Chúa Giê-su lên án người Pha-ri-si là những ‘kẻ mù dẫn đường, lọc con ruồi nhỏ mà nuốt con lạc-đà!’ (Ma-thi-ơ 23:24) Cách dùng hình ảnh ngoa dụ này có tác động đặc biệt mạnh mẽ. Tại sao? Vì sự tương phản quá lớn giữa con ruồi nhỏ và con lạc đà, một trong những động vật lớn nhất mà những người nghe Chúa Giê-su từng biết. Người ta ước tính phải 70 triệu con ruồi mới cân nặng bằng một con lạc đà trung bình! Ngoài ra, Chúa Giê-su biết rằng người Pha-ri-si thường lọc rượu bằng vải lọc. Những kẻ khắt khe về luật lệ này làm thế để tránh nuốt phải ruồi và trở nên ô uế theo nghi thức. Thế nhưng, theo nghĩa bóng họ lại nuốt cả một con lạc đà, cũng là vật ô uế. (Lê-vi Ký 11:4, 21-24) Ý Chúa Giê-su rất rõ ràng. Người Pha-ri-si chi li giữ những điều nhỏ nhất trong Luật Pháp, nhưng lại bỏ qua những điều hệ trọng hơn—“sự công-bình, thương-xót và trung-tín”. (Ma-thi-ơ 23:23) Chúa Giê-su đã lột trần bộ mặt thật của họ rõ ràng làm sao!
15. Qua cách dùng phép ngoa dụ, Chúa Giê-su đã dạy những bài học nào?
15 Trong suốt thánh chức, Chúa Giê-su thường dùng phép ngoa dụ. Hãy xem vài thí dụ. “Đức-tin bằng một hột cải [nhỏ xíu]” có thể dời núi được—Chúa Giê-su khó có thể dùng cách nào hữu hiệu hơn để nhấn mạnh ý tưởng chỉ một chút đức tin cũng có thể thực hiện được nhiều việc. (Ma-thi-ơ 17:20) Một con lạc đà khổng lồ gắng chui qua lỗ kim—thật là một minh họa thích hợp cho thấy sự khó khăn mà những người giàu gặp phải khi vừa cố phụng sự Đức Chúa Trời, vừa đeo đuổi lối sống vật chất! (Ma-thi-ơ 19:24) Bạn không thán phục sao trước nghệ thuật dùng tu từ và lối nói súc tích của Chúa Giê-su?
Lập luận hợp lý vững chắc
16. Chúa Giê-su luôn vận dụng óc suy luận nhạy bén của ngài theo cách nào?
16 Là người có trí óc hoàn toàn, Chúa Giê-su là bậc thầy về khả năng lý luận hợp lý với người khác. Tuy nhiên, ngài không bao giờ lạm dụng khả năng này. Khi dạy dỗ, ngài luôn vận dụng óc suy luận nhạy bén để đẩy mạnh lẽ thật. Có khi ngài dùng lập luận mạnh mẽ để bẻ bác lời vu khống của những kẻ chống đối về tôn giáo. Những lúc khác ngài dùng lý luận hợp lý để dạy các môn đồ những bài học quan trọng. Chúng ta hãy xem khả năng lý luận bậc thầy của Chúa Giê-su.
17, 18. Chúa Giê-su đã dùng lập luận đanh thép nào để bẻ bác lời vu khống của người Pha-ri-si?
Ma-thi-ơ 12:22-26) Thật ra thì ngài nói: ‘Nếu ta là người của Sa-tan mà phá việc của Sa-tan, vậy hóa ra Sa-tan tự phá quyền lợi của chính mình để sụp đổ sớm’. Quả là lập luận đanh thép phải không?
17 Hãy xem trường hợp Chúa Giê-su chữa lành cho một người mù và câm do bị quỉ ám. Khi nghe việc đó, người Pha-ri-si nói: “Người nầy chỉ nhờ Bê-ên-xê-bun [Sa-tan] là chúa quỉ mà trừ quỉ đó thôi”. Hãy lưu ý là người Pha-ri-si cũng thừa nhận phải có quyền lực siêu phàm mới đuổi được quỉ sứ của Sa-tan. Tuy nhiên, để ngăn người ta tin theo Chúa Giê-su, họ nói rằng ngài đã lấy quyền lực đó từ Sa-tan. Cho thấy lập luận của họ bất hợp lý, Chúa Giê-su đáp: “Một nước mà chia-xé nhau thì bị phá-hoang; một thành hay là một nhà mà chia-xé nhau thì không còn được. Nếu quỉ Sa-tan trừ quỉ Sa-tan, ấy là tự nó chia-xé nhau; thì nước nó làm sao còn được ư?” (18 Sau đó, Chúa Giê-su còn lý luận thêm về vấn đề này. Ngài biết một số người trong hàng ngũ người Pha-ri-si từng trừ quỉ. Vì thế, ngài nêu một câu hỏi đơn giản nhưng gây choáng váng: “Nếu ta nhờ Bê-ên-xê-bun mà trừ quỉ, thì con [hay môn đồ] các ngươi nhờ ai mà trừ quỉ ư?” (Ma-thi-ơ 12:27) Theo một nghĩa nào đó, lập luận của Chúa Giê-su là thế này: ‘Nếu quả ta đã dùng quyền lực của Sa-tan để đuổi quỉ, thì môn đồ của các người hẳn cũng dùng quyền lực đó’. Người Pha-ri-si có thể nói gì đây? Họ sẽ không bao giờ thừa nhận các môn đồ của họ dùng quyền lực của Sa-tan. Với lập luận hợp lý vững chắc, Chúa Giê-su đã biến lời cáo buộc của họ trở thành phi lý.
19, 20. (a) Chúa Giê-su dùng lý luận theo cách tích cực nào? (b) Chúa Giê-su đã dùng lập luận “huống chi” như thế nào để đáp lại lời yêu cầu dạy cách cầu nguyện của các môn đồ?
19 Ngoài việc dùng lý luận để buộc những kẻ chống đối phải im lặng, Chúa Giê-su còn dùng những lý lẽ hợp lý, thuyết phục để dạy những lẽ thật đầy khích lệ và ấm lòng về Đức Giê-hô-va. Nhiều lần ngài vận dụng cái có thể gọi là lập luận “huống chi” để giúp người nghe gia thêm niềm tin chắc từ một lẽ thật vốn quen thuộc. Chúng ta hãy xem hai thí dụ.
20 Khi các môn đồ yêu cầu ngài dạy họ cầu nguyện, Chúa Giê-su đáp lại bằng cách kể một minh họa về một người đàn ông nhờ “kiên nhẫn” cuối cùng đã thuyết phục được người bạn thiếu thiện chí giúp đỡ. Chúa Giê-su cũng miêu tả cha mẹ luôn sẵn lòng “cho con mình vật tốt”. Sau đó ngài kết luận: “Các con vốn là người xấu xa còn biết cho con mình vật tốt, huống chi Cha các con ở trên trời chẳng ban Thánh Linh cho người cầu xin Ngài sao?” (Lu-ca 11:1-13, Bản Diễn Ý, chúng tôi viết nghiêng). Chúa Giê-su nêu bật ý ngài bằng sự tương phản, chứ không phải so sánh. Nếu một người bạn thiếu thiện chí cuối cùng cũng bị thuyết phục phải đáp ứng nhu cầu của người láng giềng, và nếu cha mẹ loài người bất toàn còn biết chăm sóc cho nhu cầu con cái mình, huống chi Cha đầy yêu thương của chúng ta ở trên trời, chắc chắn Ngài sẽ ban thánh linh cho những tôi tớ trung thành khiêm nhường cầu xin Ngài!
21, 22. (a) Chúa Giê-su dùng lý luận nào để cho lời khuyên về cách đối phó với sự lo lắng về vật chất? (b) Chúng ta có thể kết luận gì sau khi xem lại vài phương pháp dạy dỗ của Chúa Giê-su?
21 Chúa Giê-su cũng dùng lý luận tương tự để cho lời khuyên về cách đối phó với sự lo lắng về vật chất. Ngài nói: “Hãy xem con quạ: Lu-ca 12:24, 27, 28, chúng tôi viết nghiêng). Đúng vậy, Đức Giê-hô-va đã chăm sóc các loài chim muông, hoa cỏ, huống chi là các tôi tớ của Ngài, chắc chắn Ngài còn chăm sóc họ hơn thế nữa! Lập luận nhẹ nhàng nhưng đanh thép đó chắc chắn động đến lòng những người lắng nghe Chúa Giê-su.
nó không gieo, không gặt, cũng không có hầm-vựa kho-tàng chi, mà Đức Chúa Trời còn nuôi nó; huống chi các ngươi quí hơn chim-chóc là dường nào! Hãy xem hoa huệ mọc lên thể nào: nó chẳng làm khó-nhọc, cũng không kéo chỉ... Hỡi kẻ ít đức-tin, nếu loài cỏ ngoài đồng là loài nay sống mai bỏ vào lò, mà Đức Chúa Trời còn cho mặc thể ấy, huống chi là các ngươi!” (22 Sau khi xem lại vài phương pháp dạy dỗ của Chúa Giê-su, chúng ta có thể dễ dàng kết luận rằng những người lính không bắt Chúa Giê-su hoàn toàn không phóng đại khi nói: “Chẳng hề có người nào đã nói như người nầy!” Nhưng Chúa Giê-su có lẽ nổi tiếng nhất là về phương pháp dùng minh họa, hay dụ ngôn. Tại sao ngài dùng phương pháp này? Và điều gì khiến cho những minh họa của ngài trở nên hữu hiệu đến thế? Những câu hỏi này sẽ được thảo luận trong bài tới.
[Chú thích]
^ đ. 1 Những người lính này có thể là lính của Tòa Công Luận và nằm dưới quyền các thầy tế lễ cả.
^ đ. 3 Xem các bài “Ta đã làm gương cho các ngươi” và “Hãy theo ta luôn luôn”, trong Tháp Canh, 15-8-2002.
^ đ. 6 Mặc dù chỉ một mình sứ đồ Phao-lô trích dẫn câu nói này nơi Công-vụ 20:35, nhưng ý tưởng của câu này cũng được tìm thấy trong các sách Phúc Âm. Phao-lô có thể đã nghe nói lại câu này (từ một môn đồ đã nghe Chúa Giê-su nói hoặc từ chính Chúa Giê-su sau khi ngài sống lại), hoặc được Đức Chúa Trời mặc khải.—Công-vụ 22:6-15; 1 Cô-rinh-tô 15:6, 8.
^ đ. 8 Người Do Thái phải đóng thuế đền thờ mỗi năm hai đồng bạc (khoảng hai ngày lương). Tiền thuế được dùng để tu sửa đền thờ, trang trải chi phí cho các buổi lễ và dâng tế lễ hàng ngày cho cả dân sự.
Bạn còn nhớ không?
• Những thí dụ nào cho thấy sự dạy dỗ của Chúa Giê-su giản dị và rõ ràng?
• Tại sao Chúa Giê-su đặt câu hỏi khi dạy dỗ?
• Phép ngoa dụ là gì, và Chúa Giê-su dùng phương pháp dạy dỗ này thế nào?
• Chúa Giê-su dùng lý luận hợp lý như thế nào để dạy các môn đồ những lẽ thật ấm lòng về Đức Giê-hô-va?
[Câu hỏi thảo luận]
[Hình nơi trang 9]
Chúa Giê-su dùng ngôn ngữ bình dị để người thường có thể hiểu được
[Hình nơi trang 10]
Người Pha-ri-si ‘lọc con ruồi nhỏ mà nuốt con lạc-đà’