Vun trồng sự vâng phục trong khi kỳ cuối cùng gần kề
Vun trồng sự vâng phục trong khi kỳ cuối cùng gần kề
“Các dân vâng-phục Đấng [Si-lô]”.—SÁNG-THẾ KÝ 49:10.
1. (a) Trong quá khứ, sự vâng phục Đức Giê-hô-va thường bao hàm điều gì? (b) Gia-cốp đã nói lời tiên tri nào liên quan đến sự vâng phục?
VÂNG PHỤC Đức Giê-hô-va thường bao hàm việc vâng phục những người đại diện của Ngài, gồm các thiên sứ, tộc trưởng, quan xét, nhà tiên tri, và các vua. Ngôi của các vua Y-sơ-ra-ên thậm chí được gọi là ngôi của Đức Giê-hô-va. (1 Sử-ký 29:23) Tuy vậy, đáng buồn là có nhiều nhà cai trị dân Y-sơ-ra-ên đã không vâng phục Đức Chúa Trời, mang lại tai họa cho chính mình và cho dân sự. Nhưng Đức Giê-hô-va không để cho những người trung thành với Ngài tuyệt vọng; Ngài an ủi họ bằng một lời hứa sẽ tấn phong một vị vua bất diệt mà những người công bình vui thích vâng phục. (Ê-sai 9:5, 6) Tộc trưởng Gia-cốp lúc hấp hối đã tiên tri về đấng cai trị tương lai này: “Cây phủ-việt chẳng hề dời khỏi Giu-đa, kẻ [“gậy”, Bản Diễn Ý] lập-pháp không dứt khỏi giữa chân nó, cho đến chừng Đấng Si-lô hiện tới, và các dân vâng-phục Đấng đó”.—Sáng-thế Ký 49:10.
2. “Si-lô” có nghĩa gì, và ngài cai trị những ai?
2 Từ Hê-bơ-rơ “Si-lô” có nghĩa là “Đấng có quyền”, hoặc “Đấng mà quyền thuộc về ngài”. Đúng vậy, Đấng Si-lô sẽ thừa hưởng trọn quyền cai trị, như được tượng trưng bởi cây phủ việt, và quyền ban lệnh, như được đại diện bởi gậy lập pháp. Ngoài ra, ngài không chỉ cai trị những con cháu Gia-cốp mà cả “các dân” nữa. Điều này phù hợp với lời Đức Giê-hô-va hứa Sáng-thế Ký 22:17, 18) Đức Giê-hô-va xác nhận rõ “dòng-dõi” này là ai vào năm 29 CN, khi Ngài xức dầu bằng thánh linh cho Chúa Giê-su người Na-xa-rét.—Lu-ca 3:21-23, 34; Ga-la-ti 3:16.
với Áp-ra-ham: “Dòng-dõi đó sẽ chiếm được cửa thành quân nghịch... Và các dân thế-gian đều sẽ nhờ dòng-dõi ngươi mà được phước”. (Nước đầu tiên của Chúa Giê-su
3. Chúa Giê-su đã nhận quyền cai trị nào khi về trời?
3 Khi về trời, Chúa Giê-su không bắt đầu cai trị mọi dân trên đất ngay. (Thi-thiên 110:1) Tuy nhiên, ngài đã nhận một “nước”, trong đó thần dân vâng phục ngài. Sứ đồ Phao-lô cho biết nước đó là gì khi viết: “[Đức Chúa Trời] đã giải-thoát chúng ta [những tín đồ Đấng Christ được xức dầu bằng thánh linh] khỏi quyền của sự tối-tăm, làm cho chúng ta dời qua nước của Con rất yêu-dấu Ngài”. (Cô-lô-se 1:13, chúng tôi viết nghiêng). Sự giải thoát này bắt đầu vào ngày Lễ Ngũ Tuần năm 33 CN, khi thánh linh được đổ trên những môn đồ trung thành của Chúa Giê-su.—Công-vụ 2:1-4; 1 Phi-e-rơ 2:9.
4. Các môn đồ ban đầu của Chúa Giê-su đã thể hiện sự vâng phục qua những cách nào, và Chúa Giê-su nhận diện họ là một nhóm như thế nào?
4 Là “khâm-sai của Đấng Christ”, các môn đồ được xức dầu bằng thánh linh đã vâng phục bằng cách bắt đầu tập họp những người sẽ cùng trở thành “người đồng-quốc” trong nước thiêng liêng đó. (2 Cô-rinh-tô 5:20; Ê-phê-sô 2:19; Công-vụ 1:8) Ngoài ra, những người này phải tiếp tục “hiệp một ý một lòng cùng nhau” để được Vua Giê-su Christ của họ chấp thuận. (1 Cô-rinh-tô 1:10) Họ là một nhóm hợp thành “đầy-tớ trung-tín và khôn-ngoan”, hay lớp quản gia trung tín.—Ma-thi-ơ 24:45; Lu-ca 12:42.
Được ban phước nhờ vâng phục “quản-gia” của Đức Chúa Trời
5. Từ thời xưa, Đức Giê-hô-va đã dạy dân Ngài như thế nào?
5 Đức Giê-hô-va luôn cung cấp những người dạy dỗ cho dân Ngài. Chẳng hạn, sau khi dân Do Thái từ Ba-by-lôn trở về, E-xơ-ra và một số người nam khác hội đủ điều kiện không chỉ đọc Luật Pháp của Đức Chúa Trời cho dân sự mà còn “giải nghĩa” luật pháp đó, ‘làm cho người ta hiểu’ Lời Đức Chúa Trời.—Nê-hê-mi 8:8.
6, 7. Lớp người đầy tớ đã cung cấp đồ ăn thiêng liêng đúng giờ qua Hội Đồng Lãnh Đạo Trung Ương như thế nào, và tại sao phục tùng lớp người đầy tớ là thích hợp?
6 Vào thế kỷ thứ nhất, khi nảy sinh vấn đề cắt bì vào năm 49 CN, hội đồng trung ương của lớp người đầy tớ vào thời ban đầu đã cầu nguyện khi xem xét vấn đề, và đã đi đến kết luận phù hợp với Kinh Thánh. Khi họ gửi thư Công-vụ 15:6-15, 22-29; 16:4, 5) Thời nay cũng vậy, đầy tớ trung tín qua Hội Đồng Lãnh Đạo Trung Ương đã làm sáng tỏ những vấn đề quan trọng như sự trung lập của tín đồ Đấng Christ, sự thánh khiết của máu, việc dùng ma túy và thuốc lá. (Ê-sai 2:4; Công-vụ 21:25; 2 Cô-rinh-tô 7:1) Đức Giê-hô-va đã ban phước cho dân Ngài và đầy tớ trung tín của Ngài vì họ vâng phục Lời Ngài.
thông báo quyết định, các hội thánh đã vâng phục sự hướng dẫn trên và được hưởng ân phước dồi dào của Đức Chúa Trời. (7 Qua việc phục tùng lớp người đầy tớ, dân Đức Chúa Trời cũng cho thấy họ phục tùng Chủ, tức Chúa Giê-su Christ. Thời nay sự phục tùng như thế càng có ý nghĩa hơn nữa vì Chúa Giê-su đã được thêm nhiều quyền hành, như Gia-cốp đã tiên tri vào lúc hấp hối trên giường bệnh.
Đấng Si-lô trở thành người cai trị chính đáng trên đất
8. Đấng Christ được thêm nhiều quyền hành khi nào và như thế nào?
8 Lời tiên tri của Gia-cốp báo trước rằng Đấng Si-lô sẽ ra lệnh cho “các dân vâng-phục”. Rõ ràng, Đấng Christ không chỉ cai trị dân Y-sơ-ra-ên thiêng liêng. Sự cai trị của ngài bao gồm những gì? Khải-huyền 11:15 trả lời: “Từ nay nước của thế-gian thuộc về Chúa chúng ta và Đấng Christ của Ngài, Ngài sẽ trị-vì đời đời”. (Chúng tôi viết nghiêng). Kinh Thánh tiết lộ rằng Chúa Giê-su đã nhận quyền đó vào cuối “bảy kỳ” theo nghĩa tiên tri—tức “các kỳ dân ngoại”—vào năm 1914. * (Đa-ni-ên 4:16, 17; Lu-ca 21:24) Vào năm đó, “sự hiện diện” vô hình của Đấng Christ với tư cách là Vua Mê-si bắt đầu, và cũng bắt đầu thời kỳ ngài “cai-trị giữa các thù-nghịch [ngài]”.—Ma-thi-ơ 24:3, NW; Thi-thiên 110:2.
9. Chúa Giê-su đã làm gì khi nhận được Nước, và điều này gây ra ảnh hưởng gián tiếp nào cho nhân loại, đặc biệt là cho môn đồ ngài?
9 Sau khi nhận được vương quyền, hành động đầu tiên của Chúa Giê-su là quăng chính kẻ bất tuân—tức Sa-tan—cùng các quỉ của hắn “xuống đất”. Từ đó trở đi, ngoài việc tạo ra một môi trường đầy khó khăn, cản trở sự vâng phục Đức Giê-hô-va, những ác thần này đã khiến nhân loại vô cùng khốn khổ. (Khải-huyền 12:7-12; 2 Ti-mô-thê 3:1-5) Thật vậy, mục tiêu chính của Sa-tan trong trận chiến của hắn là những người được xức dầu của Đức Giê-hô-va, tức “những kẻ vẫn giữ các điều-răn của Đức Chúa Trời và lời chứng của Đức Chúa Jêsus”, và bạn đồng hành của họ là các “chiên khác”.—Khải-huyền 12:17; Giăng 10:16.
10. Sự ứng nghiệm của những lời tiên tri nào trong Kinh Thánh bảo đảm rằng Sa-tan sẽ thất bại trong cuộc chiến chống lại tín đồ thật của Đấng Christ?
10 Tuy nhiên, Sa-tan tất phải thất bại, vì đây là “ngày của Chúa” và không điều gì có thể ngăn cản Chúa Giê-su “hoàn tất sự chinh phục của mình”. (Khải-huyền 1:10; 6:2, NW) Chẳng hạn, ngài sẽ bảo đảm sự đóng ấn cuối cùng của 144.000 người Y-sơ-ra-ên thiêng liêng. Ngài cũng sẽ bảo vệ đám đông “vô-số người, không ai đếm được, bởi mọi nước, mọi chi-phái, mọi dân-tộc, mọi tiếng mà ra”. (Khải-huyền 7:1-4, 9, 14-16) Tuy nhiên, không giống những người bạn được xức dầu của họ, đám đông này sẽ trở thành thần dân biết vâng lời sống trên đất của Chúa Giê-su. (Đa-ni-ên 7:13, 14) Chính sự hiện diện của họ trên đất ngày nay đã cung cấp bằng chứng cụ thể rằng Đấng Si-lô thật sự là Vua cai trị “nước của thế-gian”.—Khải-huyền 11:15.
Nay là lúc “vâng theo Tin Mừng”
11, 12. (a) Chỉ những ai mới sống sót qua sự kết liễu của hệ thống mọi sự hiện tại? (b) Những người tiêm nhiễm “tinh thần thế gian” phát triển những tính nết nào?
11 Tất cả những ai muốn sống đời đời phải học vâng phục, vì Kinh Thánh nói rõ rằng: “Những kẻ không chịu nhận biết Thiên Chúa và những kẻ không vâng theo Tin Mừng của Chúa chúng ta là Đức Giê-su” sẽ không sống sót qua ngày báo thù của Đức Chúa Trời. (2 Tê-sa-lô-ni-ca 1:8, Tòa Tổng Giám Mục) Tuy nhiên, môi trường gian ác hiện tại và tinh thần phản nghịch chống lại nguyên tắc và luật pháp Kinh Thánh khiến khó vâng phục tin mừng.
12 Kinh Thánh mô tả tinh thần phản nghịch lại Đức Chúa Trời là “tinh thần thế gian”. (1 Cô-rinh-tô 2:12, NW) Giải thích tác động của tinh thần này trên người ta, sứ đồ Phao-lô viết cho tín đồ Đấng Christ thế kỷ thứ nhất ở Ê-phê-sô như sau: “Anh em xưa đã học đòi, theo thói-quen đời nầy, vâng-phục vua cầm quyền chốn không-trung, tức là thần hiện đương hành-động trong các con bạn-nghịch. Chúng ta hết thảy cũng đều ở trong số ấy, trước kia sống theo tư-dục xác-thịt mình, làm trọn các sự ham-mê của xác-thịt và ý-tưởng chúng ta, tự-nhiên làm con của sự thạnh-nộ, cũng như mọi người khác”.—Ê-phê-sô 2:2, 3.
13. Làm thế nào tín đồ Đấng Christ có thể chống lại tinh thần thế gian một cách hữu hiệu, và đạt được những kết quả tốt đẹp nào?
13 Hạnh phúc thay, tín đồ Đấng Christ ở thành Ê-phê-sô không còn làm nô lệ cho tinh thần bất tuân đó nữa. Thay vì thế, họ trở thành con cái biết vâng lời của Đức Chúa Trời bằng cách phục tùng thánh linh Ngài và gặt hái dư dật bông trái tốt lành của thánh linh. (Ga-la-ti 5:22, 23) Ngày nay cũng vậy, thánh linh của Đức Chúa Trời—tức lực mạnh mẽ nhất trong vũ trụ—đang giúp hàng triệu người trở thành người vâng phục Đức Giê-hô-va, nhờ đó họ có thể có “lòng đầy-dẫy sự trông-cậy cho đến cuối-cùng”.—Hê-bơ-rơ 6:11; Xa-cha-ri 4:6.
14. Bằng cách nào Chúa Giê-su đã cảnh giác mọi tín đồ Đấng Christ sống vào kỳ cuối cùng về những điều cụ thể mà sự vâng phục của họ sẽ bị thử thách?
14 Cũng hãy nhớ rằng chúng ta có sự hỗ trợ mạnh mẽ của Đấng Si-lô, đấng cùng với Cha ngài sẽ không để bất cứ kẻ thù nào—ma quỉ hoặc loài người—thử thách sự vâng phục vượt quá sức chịu đựng của chúng ta. (1 Cô-rinh-tô 10:13) Thật vậy, để giúp đỡ chúng ta trong trận chiến thiêng liêng, Chúa Giê-su mô tả một số vấn đề cụ thể mà chúng ta phải đối phó trong những ngày cuối cùng này. Ngài cho thấy điều đó qua bảy lá thư ban cho sứ đồ Giăng trong sự hiện thấy. (Khải-huyền 1:10, 11) Chắc chắn, các lá thư đó chứa đựng những lời khuyên cần yếu cho tín đồ Đấng Christ vào thời đó, nhưng sự áp dụng chính là cho “ngày của Chúa” từ năm 1914. Do đó, chú ý đến những thông điệp này là điều thích hợp biết bao! *
Hãy tránh sự thờ ơ, vô luân, chủ nghĩa vật chất
15. Tại sao chúng ta phải đề phòng vấn đề đã ảnh hưởng đến hội thánh ở Ê-phê-sô, và làm thế nào chúng ta có thể làm được? (2 Phi-e-rơ 1:5-8)
15 Lá thư đầu tiên Chúa Giê-su gửi cho hội thánh Ê-phê-sô. Sau khi khen ngợi hội thánh về sự nhịn nhục, Chúa Giê-su nói: “Nhưng điều ta trách ngươi, là ngươi đã bỏ lòng kính-mến ban đầu”. (Khải-huyền 2:1-4) Ngày nay cũng thế, một số tín đồ Đấng Christ từng sốt sắng đã đánh mất đi lòng yêu thương nồng nhiệt từng có đối với Đức Chúa Trời. Sự mất mát đó có thể làm yếu đi mối liên lạc của một người với Đức Chúa Trời và cần được cấp thiết lưu ý đến. Làm thế nào có thể phục hồi lòng yêu thương này? Bằng cách đều đặn học hỏi Kinh Thánh, tham dự nhóm họp, cầu nguyện, và suy ngẫm. (1 Giăng ) Đành rằng điều này cần phải “gắng hết sức”, nhưng chắc chắn không uổng công. ( 5:32 Phi-e-rơ 1:5-8) Nếu sau khi thành thật tự kiểm điểm, thấy lòng yêu thương của mình đã nguội đi, chúng ta hãy mau chóng chỉnh đốn lại tình trạng đó theo đúng lời khuyên của Chúa Giê-su: “Hãy nhớ lại ngươi đã sa-sút từ đâu, hãy ăn-năn và làm lại những công-việc ban đầu của mình”.—Khải-huyền 2:5.
16. Trong hội thánh Bẹt-găm và Thi-a-ti-rơ, đã có những ảnh hưởng nguy hại nào về thiêng liêng, và tại sao những lời của Chúa Giê-su nói với các hội thánh đó thích hợp cho ngày nay?
16 Các tín đồ Đấng Christ ở thành Bẹt-găm và Thi-a-ti-rơ được khen ngợi về lòng trung thành, nhịn nhục, và sốt sắng. (Khải-huyền 2:12, 13, 18, 19) Tuy nhiên, họ đã bị ảnh hưởng bởi một số người thể hiện tinh thần ác độc của Ba-la-am và Giê-sa-bên, tức những kẻ dùng tình dục vô luân và thờ thần Ba-anh để gây ảnh hưởng đồi bại trên dân Y-sơ-ra-ên xưa. (Dân-số Ký 31:16; 1 Các Vua 16:30, 31; Khải-huyền 2:14, 16, 20-23) Còn thời kỳ chúng ta—“ngày của Chúa”—thì sao? Chúng ta có thấy rõ những ảnh hưởng xấu xa y như thế không? Có, vì trong vòng dân Đức Chúa Trời, sự vô luân chắc chắn là nguyên nhân chính yếu trong việc khai trừ. Vì thế, thật quan trọng biết bao để chúng ta tránh kết hợp với những người—trong và ngoài hội thánh—có ảnh hưởng đồi bại về mặt đạo đức! (1 Cô-rinh-tô 5:9-11; 15:33) Những ai muốn trở thành thần dân biết vâng phục của Đấng Si-lô cũng phải tránh sự giải trí, sách báo cũng như những hình ảnh khiêu dâm trên Internet không phù hợp với tiêu chuẩn đạo đức cao.—A-mốt 5:15; Ma-thi-ơ 5:28, 29.
17. Quan điểm và thái độ của hội thánh Sạt-đe và Lao-đi-xê so với quan điểm của Chúa Giê-su về tình trạng thiêng liêng của họ như thế nào?
17 Trừ ra một số ít cá nhân, hội thánh Sạt-đe không nhận được một lời khen nào. Hội thánh này “có tiếng”, hay bề ngoài, là sống, nhưng sự thờ ơ về thiêng liêng đã trầm trọng đến độ Chúa Giê-su xem như hội thánh đã “chết”. Sự vâng phục tin mừng chỉ có lệ. Đây đúng là một bản cáo trạng! (Khải-huyền 3:1-3) Hội thánh ở Lao-đi-xê cũng ở trong tình trạng tương tự. Kiêu hãnh về sự giàu có vật chất, hội thánh nói rằng: “Ta giàu”, nhưng đối với Đấng Christ thì hội thánh này “khổ-sở, khốn-khó, nghèo-ngặt, đui-mù, và lõa-lồ”.—Khải-huyền 3:14-17.
18. Làm thế nào một người có thể tránh trở nên hâm hẩm về thiêng liêng dưới mắt Đức Chúa Trời?
18 Ngày nay, một số tín đồ Đấng Christ từng trung thành cũng rơi vào cùng con đường bất tuân như thế. Có lẽ họ đã để tinh thần thế gian làm mất đi ý thức về sự khẩn cấp, do đó họ có 2 Phi-e-rơ 3:3, 4, 11, 12) Việc những người này vâng phục Đấng Christ bằng cách đầu tư vào sự giàu có về thiêng liêng thật quan trọng biết bao—phải, “hãy mua vàng thử lửa của [Đấng Christ]”. (Khải-huyền 3:18) Sự giàu có thật như vậy bao gồm ‘làm nhiều việc phước-đức, ban-phát và phân-chia của mình có’. Qua việc đầu tư vào tài sản thật sự quý giá này, chúng ta “dồn-chứa về ngày sau một cái nền tốt và bền-vững cho mình, để được cầm lấy sự sống thật”.—1 Ti-mô-thê 6:17-19.
thái độ hâm hẩm đối với việc học hỏi Kinh Thánh, cầu nguyện, nhóm họp, và rao giảng. (Được khen ngợi vì vâng phục
19. Chúa Giê-su đã cho các tín đồ Đấng Christ ở Si-miệc-nơ và Phi-la-đen-phi lời khen ngợi và khuyên nhủ nào?
19 Hội thánh Si-miệc-nơ và Phi-la-đen-phi là những gương nổi bật về sự vâng phục, vì lá thư Chúa Giê-su gửi cho họ không có lời khiển trách nào. Ngài nói với những người ở Si-miệc-nơ: “Ta biết sự khốn-khó nghèo-khổ của ngươi—dầu ngươi giàu-có mặc lòng”. (Khải-huyền 2:9) Thật là một sự tương phản với những người ở hội thánh Lao-đi-xê tuy kiêu hãnh về sự giàu có vật chất nhưng thực sự lại nghèo túng! Dĩ nhiên, Ma-quỉ không hài lòng khi thấy bất cứ ai biểu lộ lòng trung thành và vâng lời đối với Đấng Christ. Vì vậy, Chúa Giê-su cảnh báo: “Ngươi chớ ngại điều mình sẽ chịu khổ. Này, ma-quỉ sẽ quăng nhiều kẻ trong các ngươi vào ngục, hầu cho các ngươi bị thử-thách; các ngươi sẽ bị hoạn-nạn trong mười ngày. Khá giữ trung-tín cho đến chết, rồi ta sẽ ban cho ngươi mũ triều-thiên của sự sống”. (Khải-huyền 2:10) Tương tự, Chúa Giê-su cũng khen ngợi những người ở Phi-la-đen-phi: “Ngươi... đã giữ đạo ta [tức vâng lời ta], và chẳng chối danh ta. Ta đến mau-kíp; hãy giữ lấy điều ngươi có, hầu cho không ai cất lấy mão triều-thiên của ngươi”.—Khải-huyền 3:8, 11.
20. Ngày nay hàng triệu người giữ lời Chúa Giê-su như thế nào, và trong những hoàn cảnh nào?
20 Trong “ngày của Chúa”, bắt đầu từ năm 1914, những người trung thành sót lại và bạn đồng hành của họ thuộc lớp chiên khác, nay đã lên tới hàng triệu người, cũng giữ lời của Chúa Giê-su bằng cách sốt sắng rao giảng và giữ vững lòng trung kiên của mình. Giống như các anh em mình vào thế kỷ thứ nhất, một số đã chịu khổ sở vì vâng phục Đấng Christ, thậm chí bị bỏ tù và nhốt trong trại tập trung. Những người khác vâng phục Đấng Christ bằng cách giữ “con mắt đơn giản”, dù đang bị bủa vây bởi sự giàu có và tham lam. (Ma-thi-ơ 6:22, 23, NW) Đúng vậy, trong mọi môi trường và hoàn cảnh, tín đồ thật của Đấng Christ tiếp tục làm vui lòng Đức Giê-hô-va qua sự vâng phục của họ.—Châm-ngôn 27:11.
21. (a) Lớp người đầy tớ sẽ tiếp tục làm trọn nghĩa vụ thiêng liêng nào? (b) Làm thế nào chúng ta có thể cho thấy mình thật sự muốn vâng phục Đấng Si-lô?
21 Trong khi ngày hoạn nạn lớn đến gần, “đầy-tớ trung-tín và khôn-ngoan” tiếp tục cương quyết giữ trọn lòng vâng phục Chủ, tức Đấng Christ. Điều này bao gồm việc chuẩn bị đồ ăn thiêng liêng đúng giờ cho nhà Đức Chúa Trời. Vậy chúng ta hãy tiếp tục biết ơn tổ chức thần quyền tuyệt diệu của Đức Giê-hô-va và những gì tổ chức này cung cấp. Bằng cách này, chúng ta thể hiện sự vâng phục Đấng Si-lô, đấng sẽ thưởng sự sống đời đời cho mọi thần dân vâng phục của ngài.—Ma-thi-ơ 24:45-47; 25:40; Giăng 5:22-24.
[Chú thích]
^ đ. 8 Muốn biết “bảy kỳ” được giải thích ra sao, xin xem chương 10 sách Sự hiểu biết dẫn đến sự sống đời đời, do Nhân Chứng Giê-hô-va xuất bản.
^ đ. 14 Để biết thêm chi tiết về bảy lá thư, xin xem sách Revelation—Its Grand Climax At Hand! (Khải-huyền gần đến cực điểm vinh quang), do Nhân Chứng Giê-hô-va xuất bản, bắt đầu từ trang 33.
Bạn còn nhớ không?
• Chúa Giê-su đóng vai trò nào như được báo trước trong lời tiên tri của Gia-cốp lúc hấp hối trên giường bệnh?
• Làm thế nào chúng ta công nhận Chúa Giê-su là Đấng Si-lô, và chúng ta phải tránh tinh thần nào?
• Những lá thư viết cho bảy hội thánh nơi sách Khải-huyền chứa đựng lời khuyên thích hợp nào cho thời kỳ chúng ta?
• Bằng cách nào chúng ta có thể bắt chước những người ở hội thánh Si-miệc-nơ và Phi-la-đen-phi xưa?
[Câu hỏi thảo luận]
[Các hình nơi trang 18]
Đức Giê-hô-va ban phước cho dân Ngài vì vâng phục “quản-gia” trung tín
[Hình nơi trang 19]
Ảnh hưởng của Sa-tan khiến cho sự vâng phục Đức Chúa Trời trở nên khó khăn
[Các hình nơi trang 21]
Một mối quan hệ chặt chẽ với Đức Giê-hô-va giúp chúng ta vâng phục Ngài