Đức Giê-hô-va chăm sóc bạn
Đức Giê-hô-va chăm sóc bạn
“Hãy trao mọi điều lo-lắng mình cho [Đức Chúa Trời], vì Ngài hay săn-sóc anh em”.—1 PHI-E-RƠ 5:7.
1. Đức Giê-hô-va và Sa-tan hoàn toàn trái ngược nhau về phương diện quan trọng nào?
ĐỨC GIÊ-HÔ-VA và Sa-tan hoàn toàn trái ngược nhau. Bất cứ ai muốn đến gần Đức Giê-hô-va chắc chắn bị Ma-quỉ thù ghét. Sự tương phản này đã được một sách tham khảo có tiếng nêu bật. Bình luận về những hoạt động của Sa-tan được ghi lại nơi sách Gióp trong Kinh Thánh, Bách khoa tự điển Anh Quốc (Anh ngữ, 1970) nói: ‘Công việc của Sa-tan là lượn khắp trái đất để tìm những việc hoặc người mà hắn có thể vu cáo; hành động của hắn vì thế trái ngược với “con mắt của Chúa”, soi xét khắp đất để giúp sức cho tất cả người tốt. (II Sử 16:9) Sa-tan nghi kỵ lòng tốt bất vị kỷ của con người và được Đức Chúa Trời cho phép thử họ trong phạm vi giới hạn và dưới sự kiểm soát của Ngài’. Quả là một sự tương phản rõ rệt!—Gióp 1:6-12; 2:1-7.
2, 3. (a) Điều đã xảy ra cho Gióp minh họa đúng ý nghĩa của từ “Ma-quỉ” ra sao? (b) Kinh Thánh cho biết Sa-tan vẫn tiếp tục vu khống các tôi tớ Đức Giê-hô-va trên đất như thế nào?
2 Từ “Ma-quỉ” trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là “kẻ cáo gian” hoặc “kẻ vu khống”. Sách Gióp cho thấy Sa-tan đã vu khống Gióp, một tôi tớ trung thành của Đức Giê-hô-va, là phụng sự Ngài vì tư lợi. Hắn nói: “Gióp há kính-sợ Đức Chúa Trời luống-công sao?” (Gióp 1:9) Theo lời tường thuật của sách Gióp, mặc dù bị thử thách và hoạn nạn, Gióp càng đến gần Đức Giê-hô-va hơn bao giờ hết. (Gióp 10:9, 12; 12:9, 10; 19:25; 27:5; 28:28) Sau cơn thử thách, ông thưa cùng Đức Chúa Trời: “Trước lỗ tai tôi có nghe đồn về Chúa, nhưng bây giờ, mắt tôi đã thấy Ngài”.—Gióp 42:5.
3 Phải chăng từ thời Gióp đến nay, Sa-tan đã ngưng vu khống các tôi tớ trung thành của Đức Chúa Trời? Không. Sách Khải-huyền cho biết trong thời kỳ cuối cùng này, Sa-tan vẫn tiếp tục vu khống những anh em xức dầu của Đấng Christ, và chắc chắn cả các bạn đồng hành của họ nữa. (2 Ti-mô-thê 3:12; Khải-huyền 12:10, 17) Vì thế, tất cả chúng ta là tín đồ thật của Đấng Christ cần cấp thiết vâng phục Đức Chúa Trời hay chăm sóc, Đức Giê-hô-va, phụng sự Ngài với lòng yêu thương sâu xa để qua đó chứng tỏ lời vu khống của Sa-tan là dối trá. Khi làm thế, chúng ta sẽ khiến Đức Giê-hô-va vui lòng.—Châm-ngôn 27:11.
Đức Giê-hô-va tìm cách giúp chúng ta
4, 5. (a) Trái với Sa-tan, Đức Giê-hô-va tìm kiếm gì trên đất? (b) Nếu muốn được hưởng ân huệ của Đức Giê-hô-va, cá nhân chúng ta cần làm gì?
4 Ma-quỉ dạo khắp nơi trên đất để tìm cách vu khống và nuốt chửng người nào đó. (Gióp 1:7, 9; 1 Phi-e-rơ 5:8) Trái lại, Đức Giê-hô-va tìm cách giúp đỡ những ai cần sự tiếp sức của Ngài. Nhà tiên tri Ha-na-ni nói với Vua A-sa: “Con mắt của Đức Giê-hô-va soi-xét khắp thế-gian, đặng giúp sức cho kẻ nào có lòng trọn thành đối với Ngài”. (2 Sử-ký 16:9) Quả là một khác biệt lớn lao giữa sự xoi mói đầy thù ghét của Sa-tan và sự chăm sóc đầy yêu thương của Đức Giê-hô-va!
5 Đức Giê-hô-va không theo dõi để bắt từng lỗi lầm và thiếu sót của chúng ta. Người viết Thi-thiên nói: “Hỡi Đức Giê-hô-va, nếu Ngài cố-chấp sự gian-ác, thì, Chúa ôi! ai sẽ còn sống?” (Thi-thiên 130:3) Câu trả lời được hiểu ngầm là: không một ai. (Truyền-đạo 7:20) Nếu đến gần Đức Giê-hô-va với tấm lòng trọn vẹn, mắt Ngài sẽ dõi theo chúng ta, không phải để lên án mà để quan sát những nỗ lực của chúng ta và đáp lại khi chúng ta cầu xin sự giúp đỡ và tha thứ. Sứ đồ Phi-e-rơ viết: “Mắt của Chúa đoái-trông người công-bình, tai Ngài lắng nghe lời cầu-nguyện người, nhưng mặt Chúa sấp lại nghịch với kẻ làm ác”.—1 Phi-e-rơ 3:12.
6. Kinh nghiệm của Đa-vít vừa là nguồn an ủi vừa là lời cảnh cáo cho chúng ta ra sao?
6 Đa-vít là người bất toàn và đã phạm tội trọng. (2 Sa-mu-ên 12:7-9) Nhưng ông đã thổ lộ lòng mình với Đức Giê-hô-va và đến gần Ngài bằng sự nhiệt thành cầu nguyện. (Thi-thiên 51:1-12, lời ghi chú đầu bài) Đức Giê-hô-va đã lắng nghe lời cầu nguyện và tha thứ cho ông, tuy nhiên Đa-vít vẫn phải gánh chịu hậu quả của tội lỗi. (2 Sa-mu-ên 12:10-14) Chúng ta nên xem câu chuyện này như một nguồn an ủi và một lời cảnh báo. Thật an ủi vì biết rằng Đức Giê-hô-va sẵn lòng tha thứ tội lỗi nếu chúng ta thật sự ăn năn, nhưng điều cần suy nghĩ nghiêm túc là tội lỗi thường mang lại hậu quả tai hại. (Ga-la-ti 6:7-9) Nếu muốn đến gần Đức Giê-hô-va, chúng ta phải tránh càng xa càng tốt bất cứ điều gì làm Ngài phật lòng.—Thi-thiên 97:10.
Đức Giê-hô-va kéo dân Ngài đến với Ngài
7. Những người như thế nào mới được Đức Giê-hô-va đoái trông, và làm sao Ngài kéo họ tới gần Ngài?
7 Trong một bài Thi-thiên, Đa-vít đã viết như sau: “Dầu Đức Giê-hô-va cao-cả, thì cũng đoái đến những người hèn-hạ; còn kẻ kiêu-ngạo, Ngài nhận-biết từ xa”. (Thi-thiên 138:6) Cũng ý tưởng đó đã được diễn đạt trong một bài Thi-thiên khác: “Ai giống như Giê-hô-va Đức Chúa Trời chúng tôi? Ngôi Ngài ở trên cao; Ngài hạ mình xuống đặng xem-xét trời và đất. Ngài nâng-đỡ người khốn-cùng lên khỏi bụi-tro”. (Thi-thiên 113:5-7) Thật vậy, Đấng Tạo Hóa toàn năng của vũ trụ hạ mình xuống để xem xét khắp đất, mắt Ngài đoái trông “người hèn-hạ”, “người khốn-cùng”, những người “than-thở khóc-lóc về mọi sự gớm-ghiếc” đang xảy ra. (Ê-xê-chi-ên 9:4) Qua trung gian Con Ngài, Đức Chúa Trời kéo những người đó đến gần Ngài. Khi còn ở trên đất, Chúa Giê-su nói: “Ví bằng Cha, là Đấng sai ta, không kéo đến, thì chẳng có ai được đến cùng ta... Nếu Cha chẳng ban cho, thì chẳng ai tới cùng ta được”.—Giăng 6:44, 65.
8, 9. (a) Tại sao tất cả chúng ta đều cần đến với Chúa Giê-su? (b) Sự sắp đặt về giá chuộc đặc sắc như thế nào?
Giăng 3:36) Họ cần được hòa thuận lại với Ngài. (2 Cô-rinh-tô 5:20) Đức Chúa Trời đã không chờ đến khi những người tội lỗi phải van xin mới sắp đặt để giúp họ hòa thuận lại với Ngài. Sứ đồ Phao-lô viết: “Đức Chúa Trời tỏ lòng yêu-thương Ngài đối với chúng ta, khi chúng ta còn là người có tội, thì Đấng Christ vì chúng ta chịu chết... Vì nếu khi chúng ta còn là thù-nghịch cùng Đức Chúa Trời, mà đã được hòa-thuận với Ngài bởi sự chết của Con Ngài, thì huống chi nay đã hòa-thuận rồi, chúng ta sẽ nhờ sự sống của Con ấy mà được cứu là dường nào!”—Rô-ma 5:8, 10.
8 Cả nhân loại nên đến cùng Chúa Giê-su và đặt đức tin nơi giá chuộc hy sinh của ngài vì họ đều sinh ra trong tội lỗi, xa cách Đức Chúa Trời. (9 Sứ đồ Giăng xác nhận sự thật cao cả là Đức Chúa Trời đang giúp nhân loại hòa thuận lại với Ngài khi viết: “Lòng Đức Chúa Trời yêu chúng ta đã bày-tỏ ra trong điều nầy: Đức Chúa Trời đã sai Con một Ngài đến thế-gian, đặng chúng ta nhờ Con được sống. Nầy, sự yêu-thương ở tại đây: ấy chẳng phải chúng ta đã yêu Đức Chúa Trời, nhưng Ngài đã yêu chúng ta, và sai Con Ngài làm của-lễ chuộc tội chúng ta”. (1 Giăng 4:9, 10) Chính Đức Chúa Trời đã đi bước trước, chứ không phải con người. Bạn không cảm thấy muốn đến gần một Đức Chúa Trời biểu lộ lòng yêu thương đến thế với những “người có tội” và ngay cả “thù-nghịch” sao?—Giăng 3:16.
Cần tìm kiếm Đức Giê-hô-va
10, 11. (a) Chúng ta phải làm gì nếu muốn tìm kiếm Đức Giê-hô-va? (b) Chúng ta nên có thái độ nào đối với hệ thống mọi sự của Sa-tan?
10 Dĩ nhiên, Đức Giê-hô-va không ép buộc chúng ta đến với Ngài. Chúng ta phải tìm kiếm Ngài, “hết sức rờ tìm cho được, dẫu Ngài chẳng ở xa mỗi một người trong chúng ta”. (Công-vụ 17:27) Chúng ta phải nhìn nhận Đức Giê-hô-va có quyền đòi hỏi sự vâng phục. Môn đồ Gia-cơ viết: “Hãy phục Đức Chúa Trời; hãy chống-trả ma-quỉ, thì nó sẽ lánh xa anh em. Hãy đến gần Đức Chúa Trời, thì Ngài sẽ đến gần anh em. Hỡi kẻ có tội, hãy lau tay mình, có ai hai lòng, hãy làm sạch lòng đi”. (Gia-cơ 4:7, 8) Chúng ta không nên ngần ngại bày tỏ lập trường kiên định trong việc chống trả Ma-quỉ và ủng hộ Đức Giê-hô-va.
11 Điều này có nghĩa là chúng ta phải tránh xa hệ thống mọi sự gian ác của Sa-tan. Gia-cơ cũng viết: “Anh em há chẳng biết làm bạn với thế-gian tức là thù-nghịch với Đức Chúa Trời sao? Cho nên, ai muốn làm bạn với thế-gian, thì người ấy trở nên kẻ nghịch-thù cùng Đức Chúa Trời vậy”. (Gia-cơ 4:4) Ngược lại, nếu muốn làm bạn với Đức Giê-hô-va, chúng ta sẽ bị thế gian của Sa-tan thù ghét.—Giăng 15:19; 1 Giăng 3:13.
12. (a) Đa-vít đã viết những lời an ủi nào? (b) Đức Giê-hô-va cho lời cảnh cáo nào qua nhà tiên tri A-xa-ria?
12 Khi bị thế gian của Sa-tan chống đối về phương diện nào đó, chúng ta càng đặc biệt cần đến gần Đức Giê-hô-va qua lời cầu nguyện và xin Ngài trợ giúp. Đa-vít, người đã nhiều lần cảm nhận được bàn tay giải cứu của Đức Giê-hô-va, đã viết an ủi chúng ta: “Đức Giê-hô-va ở gần mọi người cầu-khẩn Ngài. Tức ở gần mọi người có lòng thành-thực cầu-khẩn Ngài. Ngài làm thỏa nguyện mọi người kính-sợ Ngài; cũng nghe tiếng kêu-cầu của họ, và giải-cứu cho. Đức Giê-hô-va bảo-hộ những kẻ yêu-mến Ngài, song Thi-thiên 145:18-20) Đoạn Thi-thiên này cho thấy khi bị thử thách, mỗi cá nhân chúng ta có thể được Đức Giê-hô-va giải cứu, và Ngài sẽ cứu toàn thể dân sự Ngài vào kỳ “cơn đại-nạn”. (Khải-huyền 7:14) Đức Giê-hô-va sẽ ở gần chúng ta nếu chúng ta ở gần Ngài. Những lời tuyên bố sau của nhà tiên tri A-xa-ria, dưới sự soi dẫn của “thần Đức Chúa Trời”, có thể được xem là một chân lý chung: “Các ngươi theo Đức Giê-hô-va chừng nào, thì Đức Giê-hô-va ở với các ngươi chừng nấy; nếu các ngươi tìm Ngài, ắt sẽ gặp Ngài được; nếu các ngươi lìa-bỏ Ngài, thì Ngài sẽ lìa-bỏ các ngươi”.—2 Sử-ký 15:1, 2.
hủy-diệt những kẻ ác”. (Đức Giê-hô-va phải có thật đối với chúng ta
13. Làm thế nào chúng ta chứng tỏ Đức Giê-hô-va có thật đối với mình?
13 Sứ đồ Phao-lô mô tả Môi-se là “người đứng vững như thấy Đấng không thấy được”. (Hê-bơ-rơ 11:27) Dĩ nhiên, Môi-se chưa bao giờ thật sự thấy Đức Giê-hô-va. (Xuất Ê-díp-tô Ký 33:20) Nhưng đối với ông, Đức Giê-hô-va có thật như thể ông đã thấy Ngài. Tương tự như thế, sau khi bị thử thách, con mắt đức tin của Gióp đã thấy rõ hơn Đức Giê-hô-va là Đấng cho phép các tôi tớ trung thành của Ngài chịu thử thách, nhưng Ngài không bao giờ từ bỏ họ. (Gióp 42:5) Hê-nóc và Nô-ê là những người được mô tả là “đồng đi cùng Đức Chúa Trời”. Họ làm điều đó bằng cách cố gắng làm vui lòng Đức Chúa Trời và vâng lời Ngài. (Sáng-thế Ký 5:22-24; 6:9, 22; Hê-bơ-rơ 11:5, 7) Nếu Đức Giê-hô-va cũng có thật đối với chúng ta như đối với Hê-nóc, Nô-ê, Gióp và Môi-se, chúng ta sẽ “nhận-biết Ngài” trong mọi hành động của mình, và Ngài sẽ “chỉ-dẫn các nẻo của [chúng ta]”.—Châm-ngôn 3:5, 6.
14. “Khắn khít” với Đức Giê-hô-va có nghĩa gì?
14 Ngay trước khi dân Y-sơ-ra-ên vào Đất Hứa, Môi-se khuyên họ: “Các ngươi phải theo Giê-hô-va Đức Chúa Trời của các ngươi, kính-sợ Phục-truyền Luật-lệ Ký 13:4 [13:5, NTT]) Họ phải theo Đức Giê-hô-va, kính sợ Ngài, vâng lời Ngài và khắn khít với Ngài. Về từ được dịch là “khắn khít” ở đây, một học giả Kinh Thánh nói rằng “từ Hê-bơ-rơ được dùng ở đây ám chỉ một mối quan hệ rất gần gũi và mật thiết”. Người viết Thi-thiên nói: “Đức Giê-hô-va kết bạn thiết cùng người kính-sợ Ngài”. (Thi-thiên 25:14) Nếu Đức Giê-hô-va có thật đối với chúng ta, và nếu chúng ta yêu mến Ngài đến độ sợ làm buồn lòng Ngài trong mọi việc, chúng ta sẽ có được mối quan hệ gần gũi quý báu với Ngài.—Thi-thiên 19:9-14.
Ngài, gìn-giữ các điều-răn Ngài, vâng nghe tiếng phán Ngài, phục-sự Ngài và tríu-mến [“khắn khít với”, Nguyễn Thế Thuấn] Ngài”. (Bạn có nhận thấy sự chăm sóc của Đức Giê-hô-va không?
15, 16. (a) Thi-thiên 34 cho thấy Đức Giê-hô-va chăm sóc chúng ta như thế nào? (b) Chúng ta nên làm gì nếu không nhớ được một hành động tốt nào của Đức Giê-hô-va đối với mình?
15 Một trong những thủ đoạn xảo quyệt của Sa-tan là cố khiến chúng ta quên rằng Giê-hô-va Đức Chúa Trời luôn chăm sóc các tôi tớ trung thành của Ngài. Vua Đa-vít của Y-sơ-ra-ên nhận thức rất rõ sự che chở của Đức Giê-hô-va ngay cả trong lúc nguy hiểm nhất. Khi buộc phải giả điên trước mặt Vua A-kích ở Gát, ông đã sáng tác một bài hát, một bài Thi-thiên tuyệt vời, với những lời bày tỏ đức tin như sau: “Hãy cùng tôi tôn-trọng Đức Giê-hô-va, chúng ta hãy cùng nhau tôn-cao danh của Ngài. Tôi đã tìm-cầu Đức Giê-hô-va, Ngài đáp lại tôi, giải-cứu tôi khỏi các điều sợ-hãi. Thiên-sứ Đức Giê-hô-va đóng lại chung-quanh những kẻ kính-sợ Ngài, và giải-cứu họ. Khá nếm thử xem Đức Giê-hô-va tốt-lành dường bao! Phước cho người nào nương-náu mình nơi Ngài! Đức Giê-hô-va ở gần những người có lòng đau-thương, và cứu kẻ nào có tâm-hồn thống-hối. Người công-bình bị nhiều tai-họa, nhưng Đức Giê-hô-va cứu người khỏi hết”.—Thi-thiên 34:3, 4, 7, 8, 18, 19; 1 Sa-mu-ên 21:10-15.
16 Bạn có tin vào quyền năng giải cứu của Đức Giê-hô-va không? Bạn có thấy được các thiên sứ Ngài bảo vệ không? Cá nhân bạn đã nếm thử và nhìn thấy Đức Giê-hô-va tốt lành là 2 Cô-rinh-tô 4:7) Mặt khác, bạn có thể thấy khó nhớ được một điều tốt cụ thể nào Đức Giê-hô-va đã làm cho mình. Có thể bạn phải hồi tưởng lại cả tuần, cả tháng, cả năm hoặc thậm chí lâu hơn nữa. Nếu đúng là vậy, sao không cố gắng đến gần Đức Giê-hô-va hơn và thử xem Ngài hướng dẫn bạn thế nào? Sứ đồ Phi-e-rơ khuyên tín đồ Đấng Christ: “Hãy hạ mình xuống dưới tay quyền-phép của Đức Chúa Trời,... lại hãy trao mọi điều lo-lắng mình cho Ngài, vì Ngài hay săn-sóc anh em”. (1 Phi-e-rơ 5:6, 7) Quả thật, bạn sẽ ngạc nhiên trước sự chăm sóc tận tình của Ngài!—Thi-thiên 73:28.
dường bao chưa? Lần cuối cùng bạn đặc biệt nhận thấy Đức Giê-hô-va tốt với bạn là khi nào? Hãy thử nhớ lại. Phải chăng đó là tại căn nhà cuối cùng bạn đến rao giảng, với tâm trạng không muốn đi rao giảng nữa? Có lẽ lúc đó bạn đã có được một cuộc trò chuyện thú vị với chủ nhà. Bạn có nhớ cảm tạ Đức Giê-hô-va vì đã tiếp sức và ban phước cho bạn không? (Hãy tiếp tục tìm kiếm Đức Giê-hô-va
17. Muốn tiếp tục tìm kiếm Đức Giê-hô-va, chúng ta cần làm gì?
17 Duy trì mối quan hệ với Đức Giê-hô-va là điều phải thực hiện liên tục. Khi cầu nguyện với Cha ngài, Chúa Giê-su nói: “Vả, sự sống đời đời là nhìn biết Cha [“tiếp thu sự hiểu biết về Cha”, NW], tức là Đức Chúa Trời có một và thật, cùng Jêsus-Christ, là Đấng Cha đã sai đến”. (Giăng 17:3) Việc tiếp thu sự hiểu biết về Đức Giê-hô-va và Con Ngài đòi hỏi phải nỗ lực không ngừng. Chúng ta cần có sự trợ giúp của lời cầu nguyện và thánh linh để hiểu “sự sâu-nhiệm của Đức Chúa Trời”. (1 Cô-rinh-tô 2:10; Lu-ca 11:13) Đồng thời, chúng ta cũng cần sự hướng dẫn của “đầy-tớ trung-tín và khôn-ngoan” để nuôi dưỡng tâm trí mình bằng thức ăn thiêng liêng “đúng giờ”. (Ma-thi-ơ 24:45) Qua lớp người này, Đức Giê-hô-va khuyên chúng ta đọc Lời Ngài mỗi ngày, tham dự đều đặn các buổi họp đạo Đấng Christ, và sốt sắng tham gia rao giảng ‘tin mừng về nước Đức Chúa Trời’. (Ma-thi-ơ 24:14) Bằng cách đó, chúng ta sẽ tiếp tục tìm kiếm Đức Chúa Trời hay chăm sóc, Đức Giê-hô-va.
18, 19. (a) Chúng ta nên quyết tâm làm gì? (b) Nếu cương quyết chống trả Ma-quỉ và tiếp tục tìm kiếm Đức Giê-hô-va, chúng ta sẽ được ban phước ra sao?
18 Sa-tan đang làm mọi cách để gây bắt bớ, chống đối và áp lực tứ phía trên dân sự Đức Giê-hô-va. Hắn cố phá đi sự bình an và hủy hoại vị thế tốt của chúng ta trước mắt Đức Chúa Trời. Hắn không muốn chúng ta tiếp tục trong công việc tìm kiếm những người có lòng thành thật, và giúp họ đứng về phía Đức Giê-hô-va trong cuộc tranh chấp quyền thống trị hoàn vũ. Nhưng chúng ta phải kiên quyết giữ lòng trung thành với Đức Giê-hô-va, tin chắc Ngài sẽ giải thoát chúng ta khỏi kẻ ác. Bằng cách để Lời Đức Chúa Trời hướng dẫn và tiếp tục tích cực kết hợp với tổ chức hữu hình của Ngài, chúng ta có thể tin chắc rằng Ngài sẽ luôn hỗ trợ chúng ta.—Ê-sai 41:8-13.
19 Vì vậy, mong sao tất cả chúng ta đều cương quyết chống trả Ma-quỉ cùng các thủ đoạn xảo quyệt của hắn, đồng thời luôn tìm kiếm Đức Chúa Trời yêu dấu, Đức Giê-hô-va, Đấng chắc chắn sẽ ‘làm cho chúng ta trọn-vẹn, vững-vàng, và thêm sức cho’. (1 Phi-e-rơ 5:8-11) Như vậy chúng ta sẽ “giữ mình trong sự yêu-mến Đức Chúa Trời, và trông-đợi sự thương-xót của Đức Chúa Jêsus-Christ chúng ta cho được sự sống đời đời”.—Giu-đe 21.
Bạn trả lời thế nào?
• Từ “Ma-quỉ” có nghĩa gì, và định nghĩa này xứng hợp với hắn ra sao?
• Đức Giê-hô-va khác với Ma-quỉ như thế nào trong cách Ngài quan sát dân cư trên đất?
• Tại sao khi đến gần Đức Giê-hô-va, một người phải chấp nhận giá chuộc?
• “Khắn khít” với Đức Giê-hô-va có nghĩa gì, và làm thế nào chúng ta tiếp tục tìm kiếm Ngài?
[Câu hỏi thảo luận]
[Hình nơi trang 15]
Bất chấp thử thách, Gióp vẫn nhận biết sự chăm sóc của Đức Giê-hô-va
[Các hình nơi trang 16, 17]
Đọc Kinh Thánh hàng ngày, tham dự đều đặn các buổi họp đạo Đấng Christ, và sốt sắng tham gia công việc rao giảng nhắc chúng ta nhớ Đức Giê-hô-va luôn chăm sóc chúng ta