“Hãy chống-trả Ma-quỉ”
“Hãy chống-trả Ma-quỉ”
“Hãy chống-trả ma-quỉ, thì nó sẽ lánh xa anh em”.—GIA-CƠ 4:7.
1. Có thể nói gì về thế giới ngày nay, và tại sao những người được xức dầu cùng các bạn đồng hành của họ cần hết sức cảnh giác?
“KHÔNG còn thấy Đức Chúa Trời đâu nữa, chỉ còn toàn Ma-quỉ”. Câu nói trên của tác giả người Pháp André Malraux có thể được dùng để mô tả thế giới chúng ta đang sống. Công việc của con người dường như phản ánh mưu mô của Ma-quỉ nhiều hơn là ý Đức Chúa Trời. Sa-tan đang xui loài người vào con đường lầm lạc bằng “đủ mọi thứ phép lạ, dấu dị và việc kỳ dối-giả; dùng mọi cách phỉnh-dỗ không công-bình mà dỗ những kẻ hư-mất”. (2 Tê-sa-lô-ni-ca 2:9, 10) Tuy nhiên, trong những “ngày sau-rốt” này, hắn đang tập trung nỗ lực vào các tôi tớ đã dâng mình cho Đức Chúa Trời, tranh chiến với các tín đồ Đấng Christ được xức dầu, “là những kẻ vẫn giữ các điều-răn của Đức Chúa Trời và lời chứng của Đức Chúa Jêsus”. (2 Ti-mô-thê 3:1; Khải-huyền 12:9, 17) Vì thế, những Nhân Chứng này cùng các bạn đồng hành có hy vọng sống trên đất cần hết sức cảnh giác.
2. Sa-tan đã dụ dỗ Ê-va như thế nào, và Phao-lô bày tỏ mối lo ngại nào?
2 Sa-tan hoàn toàn là một kẻ lừa gạt. Núp đằng sau con rắn, hắn đã khiến Ê-va lầm tưởng sẽ được hạnh phúc hơn khi sống độc lập với Đức Chúa Trời. (Sáng-thế Ký 3:1-6) Khoảng bốn ngàn năm sau, sứ đồ Phao-lô bày tỏ mối lo ngại rằng các tín đồ Đấng Christ được xức dầu ở thành Cô-rinh-tô cũng có thể trở thành nạn nhân của các thủ thuật của hắn. Phao-lô viết: “Tôi ngại rằng như xưa Ê-va bị cám-dỗ bởi mưu-chước con rắn kia, thì ý-tưởng anh em cũng hư đi, mà dời-đổi lòng thật-thà tinh-sạch đối với Đấng Christ chăng”. (2 Cô-rinh-tô 11:3) Sa-tan làm hư tâm trí người ta và bóp méo suy nghĩ của họ. Như cách hắn dụ dỗ Ê-va, Sa-tan có thể khiến tín đồ Đấng Christ lý luận một cách sai lầm và tưởng rằng hạnh phúc của họ tùy nơi những điều mà Đức Giê-hô-va và Con Ngài cấm.
3. Đức Giê-hô-va cung cấp sự che chở nào để chống trả Ma-quỉ?
3 Sa-tan có thể được ví như một kẻ bắt chim chuyên giăng bẫy để bắt những con mồi thiếu cảnh giác. Muốn tránh các cạm bẫy của Sa-tan, chúng ta cần “ở nơi kín-đáo của Đấng Chí-Cao”, nơi có sự che chở theo nghĩa bóng mà Đức Giê-hô-va cung cấp cho những ai thể hiện Thi-thiên 91:1-3) Chúng ta cần tất cả sự che chở mà Đức Chúa Trời cung cấp qua Lời, thánh linh và tổ chức của Ngài hầu “đứng vững mà địch cùng mưu-kế của ma-quỉ”. (Ê-phê-sô 6:11) Từ “mưu-kế” trong tiếng Hy Lạp còn được dịch là “hành vi xảo quyệt” hoặc “thủ đoạn”. Chắc chắn Ma-quỉ dùng nhiều thủ đoạn và hành vi xảo quyệt để cố gài bẫy tôi tớ Đức Giê-hô-va.
qua hành động là họ nhìn nhận quyền thống trị hoàn vũ của Ngài. (Những cạm bẫy Sa-tan đặt ra cho tín đồ thời ban đầu
4. Tín đồ Đấng Christ thời ban đầu sống trong loại thế giới nào?
4 Tín đồ Đấng Christ vào thế kỷ thứ nhất và thứ hai CN sống vào thời kỳ đỉnh cao quyền lực của Đế Quốc La Mã. Chính sách Pax Romana (Hòa Bình La Mã) đã tạo điều kiện cho thương mại phát triển. Sự thịnh vượng đó mang lại sự an nhàn cho giai cấp cai trị, và họ chủ trương tạo nhiều thú vui để dân chúng không nghĩ đến việc làm loạn. Có những thời kỳ số ngày lễ được tăng lên bằng với cả số ngày làm việc. Các nhà cai trị dùng ngân quỹ để cung cấp thực phẩm và thú tiêu khiển cho dân chúng, nhằm lấp đầy bao tử và tâm trí họ.
5, 6. (a) Tại sao việc lui tới các nhà hát và đấu trường La Mã không thích hợp cho tín đồ Đấng Christ? (b) Sa-tan đã dùng thủ đoạn nào, và bằng cách nào tín đồ Đấng Christ có thể tránh được thủ đoạn đó?
5 Tình trạng đó có nguy hiểm cho các tín đồ thời ban đầu không? Theo cảnh báo của các nhà văn sống ngay sau thời các sứ đồ, như Tertullian chẳng hạn, hầu hết các hoạt động giải trí thời bấy giờ đều dễ gây nguy hiểm về thiêng liêng và đạo đức cho tín đồ thật của Đấng Christ. Một lý do là vì hầu hết các ngày lễ và các cuộc vui đều được tổ chức nhằm tôn vinh các thần ngoại giáo. (2 Cô-rinh-tô 6:14-18) Ở các nhà hát, ngay cả nhiều vở kịch cổ điển cũng mang đậm tính vô luân hoặc bạo lực đẫm máu. Dần dần kịch cổ điển không còn được ưa thích nữa, và được thay thế bằng các thể loại nhạc kịch khiêu dâm. Trong cuốn sách của ông nhan đề Đời sống thường ngày của La Mã cổ đại (Anh ngữ), sử gia Jérôme Carcopino nói: “Trong các vở kịch này, nữ nghệ sĩ được phép thoát y hoàn toàn... Máu đổ vô tội vạ... [Thể loại hài kịch] khai thác tối đa sự đồi trụy ngự trị trên dân chúng thủ đô. Họ không còn thấy ghê tởm trước các màn trình diễn đó vì từ lâu các cảnh bạo lực, giết chóc khủng khiếp ở đấu trường đã làm chai lì cảm xúc và băng hoại bản năng của họ”.—Ma-thi-ơ 5:27, 28.
6 Tại các đấu trường, các võ sĩ giác đấu phải đánh nhau đến chết, hay chiến đấu với dã thú; họ hoặc phải giết chúng hoặc bị chúng giết. Tử tù và sau đó là nhiều tín đồ Đấng Christ bị ném cho thú dữ. Ngay từ thời xa xưa đó, Sa-tan đã dùng thủ đoạn mài mòn sự ghê tởm của người ta đối với sự vô luân và bạo lực cho đến khi những điều đó trở nên bình thường và được dân chúng ưa chuộng. Cách duy nhất để tránh cạm bẫy đó là lánh xa các nhà hát và đấu trường.—1 Cô-rinh-tô 15:32, 33.
7, 8. (a) Tại sao một tín đồ Đấng Christ đi xem đua xe ngựa là thiếu khôn ngoan? (b) Sa-tan đã có thể dùng các nhà tắm La Mã để gài bẫy tín đồ Đấng Christ như thế nào?
7 Các cuộc đua xe ngựa được tổ chức trong các vận động trường lớn, được gọi là hí trường, chắc chắn rất sôi động nhưng không phù hợp với tín đồ Đấng Christ vì đám đông ngồi xem thường trở nên bạo động. Một nhà văn vào thế kỷ thứ ba tường thuật rằng một số khán giả bị kích động đến độ ẩu đả, còn ông Carcopino nói: “Các nhà chiêm tinh và gái mại dâm có đất làm ăn” ngay dưới vòm hí trường. Rõ ràng, hí trường La Mã không phải là nơi dành cho tín đồ Đấng Christ.—8 Còn về các nhà tắm nổi tiếng của La Mã thì sao? Dĩ nhiên, không có gì sai trong việc tắm rửa sạch sẽ. Tuy nhiên, nhiều nhà tắm La Mã được xây trong những tòa nhà lớn có cả phòng xoa bóp, phòng tập thể dục, phòng chơi bài và chỗ ăn uống. Mặc dù trên lý thuyết, nam nữ có giờ tắm khác nhau nhưng việc tắm chung thường vẫn được chấp nhận. Ông Clement ở Alexandria viết: “Nhà tắm mở cửa lộn xộn cho cả nam lẫn nữ; và ở đó người ta thoát y để làm chuyện bậy bạ”. Như vậy, một nơi đứng đắn cũng có thể dễ dàng bị Sa-tan lợi dụng để gài bẫy tín đồ Đấng Christ. Những người khôn ngoan nên tránh xa.
9. Các tín đồ Đấng Christ thời ban đầu phải tránh những cạm bẫy nào?
9 Cờ bạc là một trò tiêu khiển được ưa chuộng vào thời kỳ vàng son của Đế Quốc La Mã. Tín đồ Đấng Christ thời ban đầu có thể tránh các trò cá cuộc trong các cuộc đua xe ngựa bằng cách lánh xa các hí trường. Các sòng bài nhỏ cũng được tổ chức trái phép phía sau các nhà trọ và quán nhậu. Người chơi đặt tiền trên số viên sỏi hoặc số đốt xương chẵn hay lẻ trong tay người làm cái. Cờ bạc khiến đời sống người ta thêm hương vị với hy vọng kiếm tiền dễ dàng. (Ê-phê-sô 5:5) Ngoài ra, nữ tiếp viên tại các quán nhậu như thế thường là kỹ nữ, gây thêm mối nguy hiểm khác là sự vô luân. Đó là một số cạm bẫy Sa-tan đã dùng với các tín đồ Đấng Christ sống trong các thành phố của Đế Quốc La Mã. Ngày nay có gì khác không?
Những cạm bẫy ngày nay của Sa-tan
10. Tình trạng ngày nay tương tự với tình trạng phổ biến ở Đế Quốc La Mã như thế nào?
10 Nói chung, trải qua nhiều thế kỷ các thủ đoạn của Sa-tan vẫn không có gì thay đổi. Sứ 2 Cô-rinh-tô 2:11) Nhiều nước phát triển ngày nay cũng có tình trạng tương tự như Đế Quốc La Mã vào thời kỳ vàng son. Nhiều người nhàn rỗi chưa từng thấy. Các công ty xổ số nhà nước khiến ngay cả người nghèo cũng nuôi hy vọng. Vô số trò giải trí rẻ mạt choán hết tâm trí người ta. Các sân vận động chật cứng người, người ta đánh cuộc, đám đông đôi khi trở nên bạo động, và các vận động viên thường cũng thế. Nhạc đồi trụy rót đầy tai người ta, các màn tục tĩu chế ngự các sân khấu, rạp hát và màn ảnh truyền hình. Ở một số nước, việc nam nữ tắm chung tại các phòng tắm hơi và suối nước nóng rất phổ biến, đó là chưa nói đến việc tắm trần tại một số bãi biển. Như vào những thế kỷ đầu của đạo Đấng Christ, Sa-tan tìm cách cám dỗ tôi tớ Đức Chúa Trời bằng những sinh hoạt giải trí của thế gian.
đồ Phao-lô đã cho tín đồ Đấng Christ sống ở thành Cô-rinh-tô đồi bại những lời khuyên mạnh mẽ để họ không bị ‘thắng bởi Sa-tan’. Ông nói: “Chúng ta chẳng phải là không biết mưu-chước của [Sa-tan]”. (11. Những cạm bẫy nào được gài trong ước muốn nghỉ ngơi, giải trí của người ta?
11 Trong một thế giới có quá nhiều căng thẳng, mong muốn được nghỉ ngơi thư giãn hay thoát khỏi công việc là điều bình thường. Tuy nhiên, giống như các nhà tắm La Mã với những dịch vụ có thể gây nguy hiểm cho tín đồ Đấng Christ thời ban đầu, một số khu du lịch và nơi nghỉ mát cũng đã được Sa-tan dùng làm cạm bẫy đưa tín đồ Đấng Christ thời nay đến chỗ vô luân hoặc say sưa. Phao-lô viết cho tín đồ Đấng Christ thành Cô-rinh-tô: “Anh em chớ mắc lừa: bạn-bè xấu làm hư thói-nết tốt. Hãy tỉnh-biết, theo cách công-bình, và chớ phạm tội; vì có người không biết Đức Chúa Trời chút nào”.—1 Cô-rinh-tô 15:33, 34.
12. Một số thủ đoạn mà Sa-tan dùng để gài bẫy tôi tớ Đức Giê-hô-va ngày nay là gì?
12 Trong trường hợp của Ê-va, chúng ta đã thấy cách Sa-tan dùng mưu chước để tác động đến suy nghĩ của bà. (2 Cô-rinh-tô 11:3) Ngày nay, một trong những cạm bẫy của Sa-tan là khiến cho tín đồ Đấng Christ nghĩ rằng nếu cố gắng hòa nhập với thế gian đến mức độ nào đó để chứng tỏ Nhân Chứng Giê-hô-va cũng giống như mọi người khác, họ sẽ kéo được vài người đến với lẽ thật. Tuy nhiên, đôi khi họ đi quá xa và kết quả lại trái ngược. (A-ghê 2:12-14) Một thủ đoạn khác của Sa-tan là xui những tín đồ đã dâng mình, cả thiếu niên lẫn người lớn, sống hai mặt và ‘làm buồn Thánh-Linh của Đức Chúa Trời’. (Ê-phê-sô 4:30) Một số người đã rơi vào cạm bẫy này do lạm dụng Internet.
13. Mưu kế của Sa-tan khéo che giấu cạm bẫy nào, và lời khuyên nào trong Châm-ngôn thích hợp ở đây?
13 Một bẫy khác của Sa-tan là thuật huyền bí được ngụy trang khéo léo. Chắc chắn không một tín đồ thật nào của Đấng Christ lại cố ý dính vào việc thờ Ma-quỉ hay ma thuật. Tuy nhiên, một số người đã vô tình mất cảnh giác đối với những phim, chương trình truyền hình, trò chơi điện tử, và thậm chí sách cũng như truyện tranh của trẻ em có nội dung cổ xúy bạo lực hoặc những thực hành huyền bí. Bất cứ điều gì mang dấu vết thuật huyền bí đều phải tránh xa. Một câu châm ngôn khôn ngoan nói: “Trong đường kẻ gian-tà có gai-chông và cái bẫy; ai gìn-giữ linh-hồn mình sẽ cách xa nó”. (Châm-ngôn 22:5) Vì Sa-tan là “chúa đời nầy”, nên bất cứ điều gì phổ biến nhiều cũng có thể che giấu cạm bẫy của hắn.—2 Cô-rinh-tô 4:4; 1 Giăng 2:15, 16.
Chúa Giê-su đã chống trả Ma-quỉ
14. Chúa Giê-su đã cưỡng lại cám dỗ thứ nhất của Ma-quỉ như thế nào?
14 Chúa Giê-su là một gương mẫu xuất sắc trong việc chống trả Ma-quỉ và khiến hắn phải bỏ đi. Sau khi làm báp têm và kiêng ăn 40 ngày, ngài bị Sa-tan cám dỗ. (Ma-thi-ơ 4:1-11) Hắn đã lợi dụng cơn đói của ngài sau những ngày kiêng ăn để đưa ra lời cám dỗ đầu tiên. Sa-tan dụ dỗ ngài thực hiện phép lạ đầu tiên để thỏa mãn nhu cầu thể chất. Trích dẫn Phục-truyền Luật-lệ Ký 8:3, Chúa Giê-su từ chối dùng quyền lực vì tư lợi và xem trọng đồ ăn thiêng liêng hơn đồ ăn vật chất.
15. (a) Sa-tan đã lợi dụng ước muốn bình thường nào để cám dỗ Chúa Giê-su? (b) Một trong những thủ đoạn chính mà Ma-quỉ dùng để chống lại tôi tớ Đức Chúa Trời ngày nay là gì, nhưng chúng ta có thể chống trả hắn bằng cách nào?
Sáng-thế Ký 39:9 và 1 Cô-rinh-tô 6:18.
15 Điều đáng lưu ý trong cám dỗ này là Ma-quỉ đã không tìm cách xui Chúa Giê-su phạm tội vô luân. Sự thèm ăn do đói dường như là ham muốn mạnh mẽ nhất mà Sa-tan có thể lợi dụng để cám dỗ Chúa Giê-su vào lúc đó. Ngày nay, Ma-quỉ dùng những cám dỗ nào để lôi kéo dân Đức Chúa Trời? Thủ đoạn của hắn rất phong phú và đa dạng, nhưng một trong những thủ đoạn chính mà hắn dùng nhằm phá đổ lòng trung kiên của dân Đức Giê-hô-va là tình dục. Bằng cách noi theo Chúa Giê-su, chúng ta có thể chống trả Ma-quỉ và cưỡng lại các cám dỗ của hắn. Như Chúa Giê-su đã đánh bại những tấn công của Sa-tan bằng cách nhắc lại những câu Kinh Thánh thích hợp, khi bị cám dỗ, chúng ta có thể nhớ đến những câu như16. (a) Sa-tan đã cám dỗ Chúa Giê-su lần thứ hai như thế nào? (b) Sa-tan có thể tìm cách xui chúng ta thử Đức Giê-hô-va qua những cách nào?
16 Kế đến, Ma-quỉ thách Chúa Giê-su nhảy từ trên tường đền thờ xuống để thử xem Đức Chúa Trời có khả năng bảo vệ ngài bằng các thiên sứ không. Trích dẫn Phục-truyền Luật-lệ Ký 6:16, Chúa Giê-su từ chối thử Cha ngài. Sa-tan có thể không cám dỗ chúng ta nhảy từ nóc đền thờ xuống, nhưng có thể xui chúng ta thử Đức Giê-hô-va. Chúng ta có bị cám dỗ muốn thử xem mình có thể bắt chước cách ăn mặc chải chuốt theo mốt nhất thời của thế gian đến đâu mà không bị khiển trách không? Chúng ta có bị cám dỗ trong lĩnh vực các trò giải trí đáng ngờ không? Nếu thế, chúng ta có thể đang thử Đức Giê-hô-va. Nếu chúng ta có khuynh hướng đó, Sa-tan sẽ không bỏ đi mà cứ lẩn quẩn bên chúng ta, và không ngừng tìm cách dụ dỗ chúng ta đứng về phía hắn.
17. (a) Ma-quỉ cám dỗ Chúa Giê-su như thế nào trong lần thứ ba? (b) Gia-cơ 4:7 có thể ứng nghiệm với chúng ta như thế nào?
17 Khi Sa-tan đề cung với Chúa Giê-su tất cả các nước thế gian để chỉ đổi lấy một hành động thờ phượng, một lần nữa Chúa Giê-su đã chống trả hắn bằng cách trích dẫn lời Kinh Thánh, cương quyết dành sự thờ phượng chuyên độc cho Cha ngài. (Phục-truyền Luật-lệ Ký 5:9; 6:13; 10:20) Sa-tan có thể không đề cung các nước thế gian với chúng ta, nhưng hắn liên tục cám dỗ chúng ta bằng sự hào nhoáng của vật chất, thậm chí bằng cả viễn ảnh tương lai về một vương quốc nhỏ bé riêng cho mình. Chúng ta có đáp lại như Chúa Giê-su đã làm, dành sự thờ phượng chuyên độc cho Đức Giê-hô-va không? Nếu có, chúng ta cũng sẽ đạt được kết quả như Chúa Giê-su. Lời tường thuật của Ma-thi-ơ ghi: “Ma-quỉ bèn bỏ đi”. (Ma-thi-ơ 4:11) Sa-tan sẽ bỏ đi nếu chúng ta cương quyết chống lại hắn bằng cách nhớ và áp dụng những nguyên tắc Kinh Thánh thích hợp. Môn đồ Gia-cơ viết: “Hãy chống-trả ma-quỉ, thì nó sẽ lánh xa anh em”. (Gia-cơ 4:7) Một tín đồ Đấng Christ đã viết cho văn phòng chi nhánh của Nhân Chứng Giê-hô-va ở Pháp: “Sa-tan thật sự xảo quyệt. Dù rất thành tâm, tôi vẫn thấy khó có thể làm chủ cảm xúc và những ham muốn của mình. Tuy nhiên, với sự can đảm, nhẫn nại và trên hết, với sự giúp đỡ của Đức Giê-hô-va, tôi đã có thể giữ vững lòng trung thành và bám chặt lẽ thật”.
Được trang bị đầy đủ để chống trả Ma-quỉ
18. Chúng ta được trang bị bộ khí giới thiêng liêng nào để chống trả Ma-quỉ?
18 Đức Giê-hô-va đã cung cấp một bộ khí giới thiêng liêng đầy đủ hầu giúp chúng ta “đứng vững mà địch cùng mưu-kế của ma-quỉ”. Ê-phê-sô 6:11-18) Lòng yêu mến lẽ thật sẽ nịt lưng, hay chuẩn bị, cho chúng ta tham gia hoạt động của tín đồ Đấng Christ. Quyết tâm giữ các tiêu chuẩn công bình của Đức Giê-hô-va sẽ giống như áo giáp bảo vệ tim chúng ta. Nếu chân chúng ta được trang bị bằng tin mừng bình an, chúng sẽ đưa chúng ta đều đặn đi rao giảng, và điều đó sẽ làm chúng ta vững mạnh và được che chở về thiêng liêng. Đức tin mạnh mẽ của chúng ta sẽ như một cái khiên lớn, bảo vệ chúng ta khỏi “các tên lửa của kẻ dữ”, tức những tấn công và cám dỗ xảo quyệt của Sa-tan. Niềm hy vọng chắc chắn vào sự ứng nghiệm của những lời hứa của Đức Giê-hô-va sẽ như mão trụ bảo vệ suy nghĩ của chúng ta và giúp chúng ta có sự bình an tâm trí. (Phi-líp 4:7) Nếu biết sử dụng khéo léo, Lời Đức Chúa Trời sẽ như thanh gươm mà chúng ta có thể dùng để giúp giải thoát người khác khỏi sự cầm tù về thiêng liêng của Sa-tan, đồng thời bảo vệ chính mình, như Chúa Giê-su đã làm khi bị cám dỗ.
(19. Ngoài việc “chống-trả ma-quỉ”, chúng ta còn cần phải làm gì?
19 Bằng cách luôn mang “mọi khí-giới của Đức Chúa Trời” và không ngừng cầu nguyện, chúng ta có thể tin chắc vào sự che chở của Đức Giê-hô-va mỗi khi bị Sa-tan tấn công. (Giăng 17:15; 1 Cô-rinh-tô 10:13) Nhưng Gia-cơ cho thấy chỉ “chống-trả ma-quỉ” thôi chưa đủ. Trên hết mọi sự, chúng ta còn phải “phục Đức Chúa Trời”, Đấng chăm sóc chúng ta. (Gia-cơ 4:7, 8) Làm thế nào chúng ta làm được điều đó, đấy chính là đề tài sẽ được xem xét trong bài tiếp theo.
Bạn trả lời thế nào?
• Tín đồ Đấng Christ thời ban đầu phải tránh những cạm bẫy nào của Sa-tan?
• Ngày nay Sa-tan dùng những thủ đoạn nào để tìm cách gài bẫy tôi tớ Đức Giê-hô-va?
• Chúa Giê-su đã chống lại những cám dỗ của Ma-quỉ như thế nào?
• Bộ khí giới thiêng liêng nào giúp chúng ta chống trả Ma-quỉ?
[Câu hỏi thảo luận]
[Hình nơi trang 8, 9]
Chúa Giê-su đã kiên quyết chống trả Ma-quỉ
[Các hình nơi trang 10]
Tín đồ Đấng Christ vào thế kỷ thứ nhất đã khước từ các trò giải trí bạo động và vô luân
[Nguồn tư liệu]
The Complete Encyclopedia of Illustration/J. G. Heck